Ứng dụng liên kết ngân hàng-bảo hiểm: Xu thế mới!
Theo xu hướng chung trên thế giới, hệ thống ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam cũng
đang "xích lại gần nhau" bằng sự liên kết trong các hoạt động kinh quanh, dịch vụ,
theo hướng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Các ngân hàng và các hãng bảo hiểm cũng được đánh giá là thu được nhiều lợi ích từ việc
này khi kênh phân phối được mở rộng, thế mạnh của mỗi đơn vị được "kết nối" và tận
dụng.
o
t Nam) - cũng là một trong 7 CIO xuất sắc vừa được bình
Xu hướng này được thiết lập dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, hoạt động có phần phức tạp hơn s
với sự liên kết các ngân hàng trong việc cung cấp một số dịch vụ tiện ích. VietNamNet đã có cuộc trò
chuyện với ông Douglas A. Jaffe, phó giám đốc dịch vụ tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương của
Financial Insights (một thành viên của IDC) và TS. Đinh Quang Nương, phó tổng giám đốc điều hành Giao
dịch Bảo hiểm và CNTT (công ty Prudential Việ
chọn - để hiểu thêm về xu hướng liên kết này.
"Liên kết ngân hàng - bảo hiểm sẽ là xu hướng phổ biến!"
g liên
kết dịch vụ giữa bảo hiểm và ngân hàng tại Việt Nam?
T
Ông đã có nghiên cứu và nhận định thế nào về xu hướn
- Ông Douglas A. Jaffe: Trong báo cáo của tôi tại Vietnam
IC
in Finance 2006 (tổ chức tại Hà Nội từ 29 đến 31/8/2006 -
NV), tôi tập trung vào chủ đề này. Đối với thị trường Việt
Nam, chúng tôi đã trao đổi với các ngân hàng, các nhà hoạ
động chính sách và thấy đây là mô
t
hình mới, có khả năng
phát triển tại thị trường Việt Nam.
ứng dụng tốt thì rất cần đến môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho mô hình này phát triển.
goài để học hỏi, xây dựng các dịch vụ theo mô
hình liên kết này. Trung Quốc cũng như vậy.
ự cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho sự liên kết dịch vụ giữa ngân hàng và bảo
hiểm tốt hơn.
Có thể hình dung như thế nào về sự liên kết này? Khách hàng sẽ được hưởng lợi gì?
n
ô
nhất cho Việt Nam là khi nhà cung cấp có thể phát triển tốt nhất cùng khách hàng của mình.
ấy sự thuận tiện, tiết kiệm được thời gian qua sự liên kết này khi thực
hiện các giao dịch.
"Khó khăn không nằm ở kỹ thuật..."
Tuy nhiên, triển khai thế nào là một vấn đề khác, vì khách hàng sẽ là người quyết định có
dùng các dịch vụ do ngân hàng và bảo hiểm liên kết hay không. Để nó được triển khai và
Các ngân hàng, hãng bảo hiểm ở Việt Nam có ưu thế là nắm vững khách hàng của mình. Tuy
nhiên, họ cũng cần dựa vào các đối tác nước n
Tới đây, khi Việt Nam gia nhập WTO thì nhiều người nghĩ sẽ có nhiều trở ngại trong việc liên
kết, nhưng tôi lại thấy đó là cơ hội để tạo nên sự năng động hơn trong hệ thống ngân hàng
và bảo hiểm. S
- Mô hình liên kết này giống sự kết hợp của một ngân hàng và một nhà bảo hiểm, một ngâ
hàng với nhiều nhà bảo hiệm hay một ngân hàng kết hợp với một nhà bảo hiểm để lập ra
một công ty liên doanh. Mỗi nơi chọn cho mình hình thức liên kết phù hợp, không thể nói m
hình nào là tốt nhất. Chính khách hàng, người sử dụng sẽ đánh giá nó. Điều quan trọng ở
đây là mô hình nào tạo môi trường thuận lợi để có thể cạnh tranh với nhau. Và mô hình tốt
Tại Việt Nam, hiện nay một số mô hình liên kết đang được triển khai, như Bảo Việt,
Prudential với các ngân hàng. Hay một hãng bảo hiểm của Pháp liên kết với bưu điện...
Khách hàng sẽ tìm th
Ông Douglas A. Jaffe. Ảnh: B.D
Về phía công ty bảo hiểm, hiện Prudential đang triển khai hoạt động liên kết với ngân hàng
như thế nào, thưa ông Đinh Quang Nương?
- TS. Đinh Quang Nương: Prudential có một số liên kết đối với các ngân hàng như ACB,
Vietcombank để các ngân hàng đó bán bảo hiểm cho Prudential. Liên kết với Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) để triển khai một số dự án, ví dụ, Agribank
thu phí hợp đồng bảo hiểm với khách hàng của Prudential, vì Agribank có mạng lưới chi
nhánh rất rộng, có thể hỗ trợ khách hàng dễ dàng trong việc đóng phí bảo hiểm.
Ở những nước khác, vấn đề bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng chiếm một tỉ trọng rất
cao. Singapore, Hong Kong có khoảng 20 - 30% số ngân hàng và bảo hiểm thực hiện liên
kết và hình thức này được gọi là Bancassurance, tức là hệ thống ngân hàng bán bảo hiểm.
Trong tương tai sự khác biệt giữa ngân hàng và bảo hiểm, tôi nghĩ là dần dần sẽ khó phân
biệt. Ví dụ, bảo hiểm thì có những dịch vụ tài chính, còn ngân hàng thì có những lựa chọn về
sản phẩm bảo hiểm bán ra. Còn ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có bán sản phẩm bảo
hiểm thì tỷ trọng còn nhỏ, chỉ chưa đến một phần trăm.
Vậy ở Việt Nam, sự liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm "kẹt" ở những khâu nào khiến các
hình thức liên kết ngân hàng - bảo hiểm chưa được như nước ngoài?
- Tôi nghĩ đây không phải yếu kém mà là do quá trình phát triển sự phát triển của ta còn có
bề dày như các nước khác, nhiều nước cũng đi sớm hơn ta trong sự liên kết này. Thêm nữa,
các ngân hàng và các hãng bảo hiểm cũng phải thấy được họ sẽ có nguồn thu như thế nào
khi thực hiện việc này để phát triển nó.
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật có phải là khó khăn ở Việt Nam không, thưa ông? Là một
CIO, ông đã tiến hành việc liên kết này như thế nào?
- Tôi đã làm việc với các đối tác ngân hàng để thống nhất các giải pháp kỹ thuật, thống nhất
về quy trình làm việc. Công việc không chỉ tiến hành với các CIO khác của ngân hàng mà còn
với những người quản lý. Các giải pháp, công nghệ được lựa chọn dựa chọn không phải cố
định với nhà cung cấp nào mà tùy theo yêu cầu thực tế.
Giải pháp kỹ thuật cũng không phải là khó khăn, phức tạp..., cái khó thuộc về quy định
nhiều hơn là kỹ thuật. Trước đây nghe nói các giải pháp luân chuyển gặp khó khăn, nhưng
tôi nghĩ đây không phải vấn đề lớn. Vấn đề ở đây là sự thay đổi của mình với người khác có
thích ứng, khả thi và chấp nhận được hay không.
Việc thực hiện các giao dịch bảo hiểm qua ngân hàng có thể được hình dung như thế nào,
thưa ông?
- Ví dụ, Prudential có 70 chi nhánh, còn Agribank với 2000 chi nhánh thì rõ ràng số 70 của
chúng tôi còn nhỏ. Như vậy tưởng tượng những khách hàng của Prudential có thể giao dịch ở
quận, làng, xã qua những chi nhánh của Agribank. Chỉ cần nói tên của mình, nhân viên của
Agribank có thể vào hệ thống khách hàng của Prudential để kiểm tra, thực hiện giao dich, ví
dụ, đóng phí bao nhiêu, xem hạn nộp phí, nộp tiền mà không mất chi phí... Phí tổn là do
Prudential trả cho Agribank. Như vậy, thay vì khách hàng phải đi đến trụ sở của Prudential
thì chỉ cần tới văn phòng cấp 1, 2, 3 của ngân hàng là có thể thực hiện giao dịch được. Khách
hàng cũng thấy yên tâm hơn.
Nhưng ông có nghĩ sẽ là một khó khăn lớn cho vấn đề kỹ thuật khi triển khai đến các tỉnh lẻ?
- Hiện nay, bên cạnh Bảo Việt, Prudential là công ty đứng thứ hai có mạng lưới chi nhánh
trên các tỉnh thành. Khi trải dàn hệ thống đến những nơi vùng xa, bên cạnh yếu tố kỹ thuật
còn có yếu tố cơ sở. Đó là một khó khăn. Rất may chúng tôi làm việc với Agribank, một ngân
hàng có mạng lưới phủ sóng rộng khắp, tới huyện, xã... Các ngân hàng cấp huyện cũng đã
được nối kết.
Ông đánh giá thế nào về xu hướng liên kết này tại Việt Nam?
- Bán bảo hiểm qua ngân hàng, có công ty khác họ cũng làm, ví dụ như Bảo Việt hợp tác với
Agribank. Hay bạn có thể mua sản phẩm của AIA qua ngân hàng Hong Kong Bank ở TP. HCM
hoặc Hà Nội. Các hãng bảo cũng có thể tìm đến các ngân hàng, bưu điện làm kênh phân
phối, hay tương lai có thể bán bảo hiểm qua một công ty điện lực hay một công ty mobile
phone... Tôi cho rằng đây sẽ là một xu hướng mới tại Việt Nam. Nếu nó phát triển tốt thì
chắc chắn sự liên kết này sẽ nhộn nhịp hơn, có thể tăng đến 5% vào 3 năm tới.
B.D (thực hiện)
(Nguồn: Vietnamnet [ IIC cập nhật ngày 08/9/2006)