LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập tại Khoa Nông – Lâm Trường Đại Học Tây Bắc,
giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và gắn công tác nghiên cứu
khoa học với đời sống sản xuất, được sự ủng hộ của Khoa Nông – Lâm, cùng với sự
hướng dẫn của thầy giáo Trần Quang Khải, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) tại xã Co Mạ, thuộc khu rừng
đặc dụng côpia Huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La”.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học,
thầy giáo Trần Quang Khải đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nội dung
của đề tài. Xin cảm ơn nhà Trường , Khoa Nông Lâm và các thầy, cô giáo trong Bộ môn
Lâm Học và Bộ môn Quản Lý Môi Trường, cùng tập thể cán bộ làm việc tại UBND xã
Co Mạ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và những khó khăn khách quan khác
nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ các thầy, cô giáo và bạn đọc để được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sơn La, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện:
Lò Văn Khƣơng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Otc: Ô tiêu chuẩn
ODB: Ô dạng bản
SC : Sinh cảnh
SC1: Sinh cảnh ruộng lúa nương
SC2: Sinh cảnh vườn cây ăn quả (Sơn Tra)
SC3: Sinh cảnh nương củ rong riềng
SC4: Sinh cảnh rừng phòng hộ
SC5: Sinh cảnh rừng trồng thông
SC6: Sinh cảnh vườn nhà
SC7: Sinh cảnh nương ngô
SC8: Sinh cảnh rừng tái sinh
SC9: Sinh cảnh nương sắn
SC10: Sinh cảnh suối
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................................. 3
1.1.1. Những nghiên cứu về côn trùng ............................................................................ 3
1.1.2. Côn trùng bộ cánh cứng......................................................................................... 4
1.2. Ở Việt Nam............................................................................................................... 5
1.2.1. Nghiên cứu chung về côn trùng............................................................................. 5
1.2.2. Côn trùng bộ cánh cứng......................................................................................... 6
PHẦN 2: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 8
2.1.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 8
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 8
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 8
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 8
2.4.1 Nghiên cứu thành phần loài côn trùng cánh cứng tại xã Co Mạ – Huyện Thuận
Châu – Tỉnh Sơn La......................................................................................................... 8
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của Côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.
......................................................................................................................................... 8
2.4.3. Đánh giá giá trị và tình trạng của các loài Côn trùng canh cứng tại khu vực
nghiên cứu. ...................................................................................................................... 8
2.4.4. Đề xuất một số phương pháp, biện pháp quản lí, sử dụng và bảo tồn của các loài
Côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu .................................................................. 8
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8
2.5.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................................. 9
2.5.2. Công tác ngoại nghiệp ........................................................................................... 9
2.5.2.1.Điều tra sơ bộ ......................................................................................................9
2.5.3. Công tác nội nghiệp ............................................................................................. 18
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................... 21
3.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 21
3.1.1 Vị trí địa lí............................................................................................................. 21
3.1.2. Khí tượng, thủy văn ............................................................................................. 21
3.1.3 Địa hình ................................................................................................................ 22
3.1.4 Tài nguyên đất ...................................................................................................... 22
3.1.5 Tài nguyên rừng.................................................................................................... 23
3.1.6. Đánh giá sơ bộ về điều kiện tự nhiên ...............................................................23
3.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội ........................................................................ 23
3.2.1 Đặc điểm dân cư .................................................................................................. 23
3.2.2. Tập quán canh tác .............................................................................................. 24
3.2.3 Hiện trạng kinh tế, xã hội ................................................................................... 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 29
4.1. Thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại xã khu vực nghiên cứu ..................... 29
4.1.1. Thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ...................... 29
4.1.2. Mức độ bắt gặp côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực nghiên cứu ................... 31
4.1.3 Thành phần phân loại học của côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ...... 32
4.1.3.1. Thành phân phân loại học loài theo giống tại khu vực nghiên cứu.................. 32
4.1.3.2. Thành phần phân loại học cánh cứng theo họ tại khu vực nghiên cứu ............ 33
4.1.3.3. Thành phần phân loại học giống trong họ côn trùng cánh cứng tại khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................................... 35
4.1.4. Tính các chỉ số đa dạng ....................................................................................... 36
4.1.5. Phân tích, đánh giá tính đa dạng của loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................................. 37
4.1.6. Tính đa dạng về hình thái .................................................................................... 40
4.2. Đặc điểm phân bố côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ................ 44
4.2.1. Phân bố côn trùng cánh cứng theo trạng thái sinh cảnh tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................................. 44
4.2.2. Phân bố côn trùng cánh cứng theo độ cao địa hình ............................................. 47
4.2.3. Phân bố côn trùng cánh cứng theo mùa trong năm ............................................. 48
4.2.4. Phân bố của côn trùng bộ cánh cứng theo hướng dốc địa hình ...........................49
4.2.5. Phân bố các loài côn trùng bộ cánh cứng theo vị trí địa hình ............................. 50
4.3. Đánh giá giá trị và tình trạng của các loài Côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................................... 51
4.3.1. Giá trị của loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ......................... 51
4.3.2. Trao đổi mua bán .................................................................................................52
4.3.3. Ý nghĩa côn trùng bộ cánh cứng trong hệ sinh thái ............................................. 52
4.4. Đề xuất một số phương pháp, biện pháp quản lí, sử dụng và bảo tồn của các loài
côn trùng tại khu vực nghiên cứu .................................................................................. 52
4.4.1. Kết qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức .......................... 52
Biểu 4.17. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ................... 52
4.4.2. Các giải pháp chung ............................................................................................ 53
4.4.3. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................ 55
4.4.3.1. Công tác điều tra giám sát ................................................................................ 55
4.4.3.2. Thu thập thông tin về điều kiện sinh vật học, sinh thái học của loài. .............. 55
4.4.3.3. Các biện pháp kĩ thuật ...................................................................................... 56
PHẦN V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 57
5.1. Kết luận................................................................................................................... 57
5.1.1. Danh lục các loài côn trùng bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ....................... 57
5.1.2. Độ bắt gặp ............................................................................................................ 57
5.1.3. Thành phần phân loại học côn trùng cánh cứng loài theo giống ......................... 58
5.1.4. Thành phần phân loại học côn trùng cánh cứng loài theo họ .............................. 58
5.1.5. Thành phần phân loại học côn trùng cánh cứng giống theo họ ........................... 58
5.1.6. Tính đa dạng về hình thái côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. ........... 59
5.1.7. Phân bố côn trùng cánh cứng theo sinh cảnh ...................................................... 59
5.1.8. Phân bố côn trùng cánh cứng theo độ cao ........................................................... 59
5.1.9. Phân bố côn trùng cánh cứng theo vị trí .............................................................. 60
5.1.10. Giá Trị................................................................................................................ 60
5.1.11. Phân bố côn trùng cánh cứng theo kích thước .................................................. 61
5.1.12. Phân bố côn trùng cánh cứng theo mùa............................................................. 61
5.1.13. Phân bố côn trùng cánh cứng theo hướng dốc .................................................. 61
5.1.14. Đề xuất một số phương pháp, biện pháp quản lý sử dụng và bảo tồn các loại
côn trùng cánh cứng trong khu vực nghiên cứu. ........................................................... 62
5.2. Tồn tại ..................................................................................................................... 62
5.3. Kiến nghị ................................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 64
Phụ Lục
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Biểu 4.1. Danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu... 29
Biểu 4.2. Mức độ bắt gặp côn trùng cánh cứng trong khu vực nghiên cứu .................. 31
Biểu 4.3. Thành phần phân loại học loài theo giống tại khu vực nghiên cứu ............... 32
Biểu 4.4. Sự đa dạng về loài cánh cứng theo họ tại khu vực xã Co Mạ........................ 34
Biểu 4.5. Sự đa dạng về giống theo họ tại khu vực xã CoMạ ....................................... 35
Biểu 4.6. Sự phong phú của các loài trong khu vực nghiên cứu ................................... 36
Biểu 4.7: Chỉ số đa dạng về thành phần loài bướm ngày tại các sinh cảnh trong khu
vực nghiên cứu .............................................................................................................. 38
Biểu 4.8. Tỷ lệ % mức độ đa dạng về kích thước của các loài côn trùng bộ cánh cứng
....................................................................................................................................... 40
Biểu 4.9. Mức độ đa dạng về màu sắc của côn trùng cánh cứng tại khu vực ............... 41
Biểu 4.10. Mức độ đa dạng về hình dạng côn trùng cánh cứng tại khu vực ................. 42
Biểu 4.11. Phân bố côn trùng cánh cứng theo các dạng sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
....................................................................................................................................... 45
Biểu 4.12. Các loài côn trùng bộ cánh cứng bắt gặp ở nhiều dạng sinh cảnh. ............ 46
Biểu 4.13. Đa dạng côn trùng cánh cứng theo độ cao của khu vực nghiên cứu ........... 47
Biểu 4.14. Sự phân bố của các loài bộ cánh cứng theo mùa ......................................... 48
Biểu 4.15. Sự phân bố của côn trùng bộ cánh cứng theo hướng dốc ............................ 49
Biểu 4.16. Sự phân bố các loài bộ cánh cứng theo vị trí ............................................... 50
Biểu 4.17. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ................... 52
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ về tỷ lệ % sự đa dạng số loài cánh cứng theo giống tại khu vực ..... 33
Hình 4.2. Biểu đồ về tỷ lệ % sự đa dạng côn trùng cánh cứng về loài theo họ ............. 34
Hình 4.3. Biểu đồ về tỷ lệ % sự đa dạng côn trùng cánh cứng về giống theo họ ......... 35
Hình 4.4. Thể hiện sự phong phú của các loài trong khu vực nghiên cứu .................... 37
Hình 4.5. Chỉ số đa dạng (H) của loài ở mỗi sinh cảnh được tính theo Shannon –
Weiner ........................................................................................................................... 39
Hình 4.6. Chỉ số ưu thế trên các sinh cảnh nghiên cứu ................................................. 39
Hình 4.7. Biểu đồ đa dạng về kích thước của các loài côn trùng cánh cứng ở khu vực
....................................................................................................................................... 40
Hình 4.8. Biểu đồ mức độ đa dạng về màu sắc của côn trùng cánh cứng tại khu vực .. 41
Hình 4.9. Biểu đồ về đa dạng côn trùng cánh cứng theo trạng thái sinh cảnh .............. 45
Hình 4.10. Biểu đồ về sự đa dạng côn trùng cánh cứng theo độ cao ............................ 47
Hình 4.11. Biểu đồ biến động của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo mùa ............. 48
Hình 4.12. Sự phân bố của côn trùng bộ cánh cứng theo hướng dốc............................ 49
Hình 4.13. Biểu đồ biến động của loài côn trùng bộ cánh cứng theo vị trí ................... 50
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, rừng không những là cơ sở để
phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng
tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu trình chuyển hóa oxy và các
nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất, hạn chế
các thiên tai, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước
và làm giảm mức ô nhiễm môi trường. Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để đạt được thành công của
nhiệm vụ này cần có cơ chế thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào công tác
bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Cụ thể, tại khu vực nghiên cứu xã Co Mạ, Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La với
diện tích 14715 km², dân số là 6554 người,[1] mật độ dân số đạt 10 người/km². Là xã
vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế nên nhận thức của người dân về rừng thấp,
nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại. Làm cho hệ sinh thái và môi
trường rừng bị suy giảm, thiên tai ngày càng gia tăng như: lũ lụt, lũ ống , lũ quét,...
Mất cân bằng sinh thái, các loài động thực vật bản địa ngày càng dần biến mất nguy cơ
tuyệt chủng đạt tới mức báo động nhất là các loài côn trùng. Tuy nhiên, do có sự quan
tâm của nhà nước diện tích rừng đang ngày càng tăng lên, nâng cao về chất lượng,
tăng về độ che phủ, rừng và đất rừng được giao cho người dân quản lí, phát triển.
Côn trùng là lớp động vật bậc thấp, không xương sống có tên khoa học là lớp
Insecta (lớp Côn trùng), Côn trùng là sinh vật chỉ thị cho tình trạng của hệ sinh thái, có
ý nghĩa lớn mang lại kinh tế trực tiếp và gián tiếp cho con người có ảnh hưởng tích cực
tới môi trường và xã hội. Ngoài ra chúng còn tham gia vào quá trình thụ phấn làm tăng
năng suất cây trồng, làm cho đất tơi xốp, cung cấp thực phẩm, dược phẩm, đồ trang
sức,…các loài như bọ Rùa, bọ cánh Cam…còn là thiên địch có ý nghĩa rất lớn trong
nông lâm nghiệp và cân bằng hệ sinh thái. Bên cạch đó côn trùng gây ra nhiều tác hại
như làm giảm năng suất cây trồng thông qua việc ăn lá cây, ăn hoa, quả, đục thân, rễ
cây, hút nhựa… như loài bọ Dừa, Xén tóc, Vòi voi….
1
Chúng ta đã biết số lượng loài côn trùng bộ cánh cứng khá đa dạng về số lượng
thành phần loài cũng như nơi cư trú, côn trùng là nhưng sinh vật chỉ thị cho tình trạng
của hệ sinh thái, khi các nhân tố như các yếu tố địa lý, thức ăn… thay đổi ảnh hưởng
tới hình dạng, kích thước, màu sắc, sinh sản, tập tính và sự phân bố của các loài Côn
trùng chính vì vậy khi ta nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái học của Côn trùng
có thể biết được sự thay đổi của hệ sinh thái.
Do đó khi nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái học của Côn trùng bộ cánh
cứng cần quan tâm như đa dạng sinh học, phân bố, giá trị (sinh khối), số lượng
(quần thể) của côn trùng thuộc bộ cánh cứng, cũng như những tác động qua lại giữa
chúng với môi trường, ảnh hưởng tích cực và là loài chỉ thị cho các hệ sinh thái tại
xã Co Mạ – Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La, thì việc thực hiện một đề tài nghiên
cứu là rất cần thiết. tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ
cánh cứng (Coleoptera) tại xã Co Mạ Huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La”.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về côn trùng
Ngay từ khi con người mới xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con người biết trồng trọt,
chăn nuôi con người đã chịu ảnh hưởng bởi sự phá hoại về nhiều mặt của côn trùng.
Do đó con người bắt đầu vào nghiên cứu và tìm hiểu về côn trùng. Những tài liệu
nghiên cứu về côn trùng rất phong phú, các công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn
về hệ sinh thái mà còn tập trung nhiều vào các vấn đề sinh học và bảo tồn.[1]
Trong tác phẩm nghiên cứu của mình Aristoteles (384-322) TCN đã hệ thống hóa
được hơn 60 loài côn trùng ông đã gọi những loài côn trùng đó là chân đốt. Nhà triết
học vĩ đại Thụy Điển Carlvonlinné được coi là người đầu tiên đưa ra đơn vị phân loại
và đã tập hợp xây dựng một bảng phân loại về động vật và thực vật trong đó có côn
trùng, sách phân loại thiên nhiên của ông đã được xuất bản đến 10 lần. Đến thế kỷ XX,
XXI có các tác giả như Lamarck, Handlirich, Krepton 1904,Weber 1938 tiếp tục cho
ra những bảng phân loại côn trùng của họ. Hội côn trùng học đầu tiên được thành lập ở
nước Anh 1754 [2]
Năm 1920 đến năm 1940 các nhà thu thập mẫu côn trùng nghiệp dư đã xuất bản
tài liệu phân loại bướm ở Niederland gồm 33 tập. Năm 1950, Viện hàn lâm khoa học
Liên Xô đã xuất bản tập “Phân loại côn trùng ở các dải rừng phòng hộ” của tập thể các
tác giả L.V.Apnolgi, G.A. Bây-biên-cô.[3]
Ở Trung Quốc môn “Côn trùng Lâm nghiệp” đã chính thức được giảng dạy
trong trường đại học Lâm nghiệp từ năm 1952 từ đó việc nghiên cứu về côn trùng
được đẩy mạnh. Ở Rumani năm 1962 M.A Ionescu đã xuất bản cuốn “Côn trùng học”
trong đó đề cập phân loại họ bọ lá, tác giả cho biết trên thế giới đã phát hiên được
24.000 loài bọ lá và tác giả mô tả cụ thể được 14 loài.[4]
Đến nửa thế kỷ XX các nhà nghiên cứu mới quan tâm nhiều và đưa đến một số
kết quả như công trình nghiên cứu của Manfred-Koch (1955), A.I.Linski (1962),
M.A.Ioneson (1962), Brues A.L.Metander (1965), Donaldi-Borror và Richard E.White
(1970÷1978) cũng đề cập đến phân loại và nhận biết côn trùng.[5]
3
Các nghiên cứu sinh thái bướm trên quy mô lớn như theo dõi tập tính di cư tránh
đông của nhóm Danaid tại Taiwan (Wang và Emmel1990), Hongkong (Wong và 14
cs. 2004) được thực hiện, thì Holland và cs. (2006) tìm hiểu nguyên nhân và cách thức
côn trùng di trú, trong đó có loài bướm Monarch (Danaus plexippus) là loài di cư nổi
tiếng do màu sắc đẹp và số lượng cá thể đông đúc.[6]
1.1.2. Côn trùng bộ cánh cứng
Côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) là nhóm côn trùng được rất nhiều người
quan tâm. Với điều kiện phát triển về khoa học, một số nước trên thế giới đã nhận thức
sớm hơn các nước khác về tầm quan trọng của côn trùng bộ cánh cứng. Côn trùng bộ
cánh cứng là loài động vật đa dạng và phong phú bắt gặp hầu hết các hệ sinh thái,
chúng có kích thước và hình dạng rất phong phú và đa dạng, chúng có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới con người và hệ sinh thái chính vì vậy mà ngành côn trùng được nghiên
cứu rất sớm trong một cuốn sách cổ của Xêri viết vào năm 3000 TCN đã nói tới những
cuộc bay khổng lồ và sự tàn phá khủng khiếp của những đàn Châu Chấu bay. [7]
Hội côn trùng ở Nga được thành lập năm 1859 nhà côn trùng Nga keppen (1882 1883) đã xuất bản cuốn sách gồm 3 tập về côn trùng Lâm nghiệp trong đó có đề cập
đến côn trùng bộ cánh cứng. Ở nước Nga trước cách mạng tháng 10 đã xuất hiện nhiều
nhà côn trùng học nổi tiếng, họ đã xuất bản những tác phẩm có giá trị về những loài
sâu róm thông, sâu đo ăn lá, ong ăn lá, các loài côn trùng ăn lá thuộc họ
chrysomelidae, Mọt, Vòi voi, Xén tóc, Sâu đục thân.[8]
Về phân loại năm 1910 - 1940 volka và sonklinh đã xuất bản một tài liệu về côn
trùng bộ cánh cứng gồm 240.000 loài, in trong 31 tập trong đó đề cập đến hàng nghìn
loài côn trùng bộ cánh cứng thuộc bọ lá chrysomelidae, năm 1948 A.I Ilinski đã xuất
bản cuốn “Phân loại côn trùng bằng trứng sâu non và nhộng của các loài sâu hại
rừng” trong đó đề cập đến phân loại một số loài họ bọ lá.[9]
Ở Rumani năm 1962 M.A. Ionescu đã xuất bản cuốn “ côn trùng học” trong đó
có đề cập đến phân loại Họ Bọ Lá chrysomelidae. Tác giả cho biết trên thế giới đã phát
hiện được 24.000 loài bọ lá và tác giả đã ô tả cụ thể được 14 loài.
Năm 1965 Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại côn trùng
phần thuộc châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân loại bộ cánh cứng
(coleoptera) trong tập này đã xây dựng tra bảng 1350 giống thuộc họ bọ lá
4
chrysomelidae. Năm 1965 và năm 1975 N.N padi và A.N Boronxop đã viết giáo trình
“côn trùng rừng” trong tác phẩm này đã đề cập đến nhiều loài côn trùng bộ cánh
cứng như Mọt, Xén tóc, sâu Đinh và Bọ lá.
Năm 1966 Bey Bienko đã phát hiện và mô tả được 300.000 loài côn trùng bộ
cánh cứng.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu chung về côn trùng
Năm 1897 đoàn nghiên cứu người Pháp “Mission parie” đã điều tra côn trùng
Đông Dương, đến năm 1904 công bố kết quả đã được phát hiện 1020 loài côn trùng
trong đó có 541 loài bộ cánh cứng, 168 loài bộ cánh vẩy, 139 loài chuồn chuồn, 59
loài muỗi, 55 loài cánh màng, 9 loài bộ hai cánh và 49 loài thuộc bộ khác. Từ năm
1904 đến 1942 có rất nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng ra đời như công
trình nghiên cứu của Bou tan (1904), Bee nier (1906), Braemer (1910), Nguyễn
Công Tiễu (1922-1935). Về cây lâm nghiệp chỉ có công trình nghiên cứu của Bou
rer (1902), Phạm Tư Thiên (1922) và Vieil (1912) nghiên cứu côn trùng trên cây bồ
đề, sồi, giẻ… [10]
Từ năm 1945 sau cách mạng tháng 8 thành công, xuất phát từ nhu cầu xã hội đặc
biệt trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thì công tác điều tra nghiên cứu mới được chú ý,
từ đó một số công trình nghiên cứu được tiếp tục bổ sung, từ năm 1961 tới năm 1965
và từ năm 1967 tới 1968 Bộ nông nghiệp đã tổ chức điều tra và xác định được 2962
loài côn trùng thuộc 223 họ, 20 bộ khác nhau. [11]
Theo báo cáo kết quả của điều tra côn trùng và bệnh côn trùng ở các tỉnh miền
nam giai đoạn 1977 – 1978 của Viện Bảo vệ thực vật, đã xác định được 1096 loài côn
trùng trong đó: Bộ chuồn chuồn có 4 loài, Bộ Gián có 2 loài, Bộ bọ ngựa có 2 loài, Bộ
cánh bằng 1 loài, Bộ bọ que 1 loài, Bộ cánh thẳng 72 loài, Bộ cánh da 1 loài, Bộ cánh
Giống 121 loài, Bộ cánh nửa 100 loài, Bọ cánh cứng 232 loài, Bộ cánh phấn 474 loài,
Bộ cánh màng 19 loài, Bộ hai cánh 57 loài.
Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ăn quả ở Việt Nam giai đoạn 1977 – 1978
của Viện Bảo vệ thực vật đã điều tra được 421 loài côn trùng trên các cây ăn quả ở
Việt Nam, trong đó Bộ chuồn chuồn co 1 loài, Bộ cánh thẳng 19 loài, Bộ bọ ngựa 19
loài, Bộ cánh da 3 loài, Bộ cánh tơ 4 loài, Bộ cánh nửa 56 loài, Bộ cánh đều 29 loài....
5
Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã trình bày cách chế
biến, sử dụng loài Dế cơm và Ong đen trong điều trị bệnh.
Nhìn chung việc nghiên cứu về đa dạng thành phần loài côn trùng và các biện
pháp bảo tồn ở nước ta còn ít, mang tính cục bộ ở một số địa phương, khu Bảo tồn. Lê
Xuân Hệ trong Báo cáo kết quả nghiên cứu đè tài “Điều tra cơ bản ĐDSH, chim Vườn
quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An” đã đưa ra các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý một
số loài côn trùng có ích: Ong ruồi và Ong khói và đề xuất nhân nuôi một số loài côn
trùng cánh cứng, các loài bướm đẹp. Đặng Thị Đáp (2008) đã đè xuất đưa ra các mô
hình nhân nuôi một số loài bướm Tam Đảo. Đây là một công trình rất công phu tuy
nhiên mới chỉ tập trung vào một số loài có giá trị thẩm mỹ cao.
1.2.2. Côn trùng bộ cánh cứng
Trong cuốn “Sâu hại rừng và phòng trừ” của tác giả Vũ Đức Cẩn 1973 đã giới
thiệu một số loài sâu họ bọ hung hại lá Bạch đàn là: bọ Hung nâu lớn (Holotrichia
sauteri Mauser), Bọ hung nâu xám bụng dẹt (Adoretus compressus), bọ Hung nâu nhỏ
(Baladera – sp) sâu trưởng thành của nhóm nay thường sống trong tất cả các giống
Bạch đàn.
Các nghiên cứu về sâu ăn lá keo tai tượng và keo lá tram gần đây nhất được
thực hiện trong các năm 1999- 2001 (Nguyễn Thế Nhã, 2000), (Đào Xuân Trường,
2001), về keo tai tượng có công trình nghiên cứu khá tổng quát được thực hiện ở
khu vực phía bắc Việt Nam trong đó có 30 loài sâu ăn lá đã được mô tả và được
đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng, trong 30 loài này có một loài được mô tả
thuộc họ Bọ lá là loài Bọ lá 4 chấm (Ambrostoma quadriimpressum motschulsky),
đây là loài cũng đã thấy có mặt trong tài liệu Trung Quốc tuy nhiên các nghiên cứu
về loài sâu hại này còn hạn chế.
Tiếp đến là trong cuốn “Giáo trình côn trùng Nông - Lâm Nghiệp” của tác giả
Th.s Trần Kim Tuyến, Ts. Nguyễn Đức Thanh, Th.s Đàm Văn Vinh 2008, đã giới
thiệu về một số loài côn trùng bộ cánh cứng như sâu non của giống Calosoma thuộc
Họ Hành Trùng (Carabidae). Họ Hổ Trùng (Cicindelidae) loài này 1 năm có một vòng
đời, Hổ trùng trưởng thành hoạt động mạnh vào những ngày nắng ấm chúng săn mồi
cả ngày lẫn đêm và xuất hiện nhiều vào thàng 10, tháng 11 và sau đó qua đông. Họ Bọ
Rùa (Coccinellidae) phần lớn các loài thuộc họ này đều là các loài bắt mồi ăn thịt, Bọ
6
Rùa non và Bọ rùa trưởng thành ăn thịt các loài Rệp, Nhện đỏ, Rận cây và các loài côn
trùng khác. Tác giả đã xếp chúng vào một trong số những loài thiên địch phòng trừ sâu
hại chủ yếu của phương pháp phòng trừ sâu hại bằng thiên địch. Việt Nam là một nước
nhiệt đới nên có khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng trong đó đặc biệt phải kể
đến các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu rừng đặc dụng…đó là nơi lưu
giữ bảo tồn và phát triển các loài động thực vật chủ yếu.
Xã Co Mạ có nhiều dạng sinh cảnh, nguồn thức ăn dồi dào cho các loài côn trùng
cánh cứng, cũng chính vì thế mà các loài động vật nói chung và côn trùng cánh cứng
nói riêng cũng rất phong phú đa dạng. Hiện nay các nghiên cứu về côn trùng trong khu
vực vẫn còn ít, chưa làm rõ được tính đa dạng và vai trò của các loài côn trùng bộ cánh
cứng. Việc điều tra, nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của các loài côn trùng
cánh cứng trong khu vực sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp quản
lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, gắn kết công tác bảo tồn với việc phát triển kinh tế
thông qua việc nhân nuôi, buôn bán các loài côn trùng cánh cứng có giá trị kinh tế mà
không làm nguy hại đến sự đa dạng hay tuyệt chủng của chúng ngoài tự nhiên.
7
PHẦN 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
- Góp phần quản lý, bảo tồn và sử dụng Côn trùng cánh cứng tại xã Co Mạ Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La theo hướng phát triển bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được danh lục thành phần loài Côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng các loài Côn trùng cánh
cứng theo hướng phát triển bền vững.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các loài Côn trùng cánh cứng (Coleoptera) trưởng
thành tại xã Co Mạ – Huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn La.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Các loài Côn trùng cánh cứng trưởng thành tại xã Co Mạ , Huyện Thuận Châu,
Tỉnh Sơn La.
- Đề tài tiến hành nghiên cưu tại xã Co Mạ - Huyện Thuận Châu –Tỉnh Sơn La
- Thời gian: 15 tháng 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2017.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu thành phần loài côn trùng cánh cứng tại xã Co Mạ – Huyện
Thuận Châu – Tỉnh Sơn La
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của Côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên
cứu.
2.4.3. Đánh giá giá trị và tình trạng của các loài Côn trùng canh cứng tại khu vực
nghiên cứu.
2.4.4. Đề xuất một số phương pháp, biện pháp quản lí, sử dụng và bảo tồn của các
loài Côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
8
2.5.1. Công tác chuẩn bị
- Thu thập các tài liệu có liên quan như bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa hình.
- Dụng cụ và nguyên liệu: dao, quốc, dây, giấy, bút, các bảng biểu, chậu nhựa
loại to có đường kính 40-60cm, khúc gỗ hình trụ, mồi bẫy, nước, vợt bắt côn trùng,
cồn, lọ bảo quản mẫu vật, các dụng cụ và phương tiện điều tra.
- Tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu: xác định các dạng sinh cảnh có trong
khu vực nghiên cứu, lập tuyến khảo sát trên thực tế và mô tả tuyến, lập tuyến khảo sát
trên bản đồ.
- Các dạng sinh cảnh, mô tả sinh cảnh.
2.5.2. Công tác ngoại nghiệp
2.5.2.1.Điều tra sơ bộ
- Tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu: lập tuyến khảo sát xác định các dạng
sinh cảnh có trong khu vực nghiên cứu.
2.5.2.2. xác định hệ thống tuyến điều tra
Các loại Côn trùng thuộc bộ cánh cứng có nhiều kiểu miệng khác nhau như gặm
nhai, miệng hút, miêng gặm hút…nên thức ăn của chúng khá phong phú như hút
nhựa cây, ăn hoa, lá, hút mật, bắt mồi… vì vậy chúng thường tập ở nhưng nơi có
nguồn thức ăn dồi dào, nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển như
các khu rừng tự nhiên, rừng trồng các đám cây bụi có nhiều hoa, các loài cây có
nhựa và chứa tinh dầu…và dựa vào tính xu quang, xu hoá… của các loài côn trùng
nên đã áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến kết phương pháp bẫy đèn, phương
pháp mồi bẫy, điều tra Ôtc.
+ Các tuyến điều tra cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh, địa hình khác nhau.
- Tuyến điều tra phải đảm bảo tính đại diện cao.
- Tuyến điều tra kéo dài từ 500m - 2000m.
- Thuận lợi cho việc điều tra.
- Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã xác định được 10 tuyến điều tra. Đặc điểm của
các tuyến như sau:
9
Các dạng sinh cảnh được lựa chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh cảnh
đặc trưng trong khu vực. Trong khu vực nghiêm cứu tôi đã xác định được một số dạng
sinh cảnh sau:
1. Sinh cảnh ruộng lúa nương
2. Sinh cảnh vườn cây ăn quả (sơn tra)
3. Sinh cảnh nương củ rong riềng
4. Sinh cảnh rừng rừng phòng hộ
5. Sinh cảnh rừng thông trồng
6. Sinh cảnh vườn nhà
7. Sinh cảnh nương ngô
8. Sinh cảnh rừng tái sinh
9. Sinh cảnh nương sắn
10. Sinh cảnh suối
Kí
hiệu
SC 1
Đặc điểm
Là khu vực trên những mỏm đồi dốc, hơi khó đi lại, có những nơi tạo
thành thung lũng sâu .
SC 2
Là khu vực trồng cây ăn quả, địa hình khá dốc, đi lại khó khăn, nhiều nơi
tạo thành hủm, khe suối phức tạp
SC 3
Là khu vực củ rong riềng, địa hình có độ dốc nhẹ, phân bố ở nhiều nơi trên
diện tích của xã
SC 4
Đây là khu vực rừng phòng hộ, địa hình phức tạp độ dốc lớn thực vật dầy
đặc khó đi lại .
SC 5
Đây là khu vực rừng trồng thông địa hình khá khó khăn độ dốc lớn, thảm
thực bì dầy đặc khó đi
SC 6
Là khu vực trồng rau màu của người dân, phân bố nhiều nơi trên diện tích
xã, địa hình tương đối bằng phẳng
SC 7
Là khu vực có độ dốc khá cao đi lại khó khăn, phức tạp
SC 8
Là khu vực rừng tái sinh độ dốc lớn, thảm thực vật dầy đặc
SC 9
Là khu vực nườn sắn tạo thành nhiều mỏm đồi nhỏ, đi khại khá thuận lợi
SC10
Sinh cảnh suối địa hình tương đối băng phẳng, đi lại thuận lợi 2 bên bờ.
10
Căn cứ kết quả điều tra sơ bộ, bản đồ phân bố trạng thái rừng và những tiêu chí
trên đã xác định được 10 tuyến điều tra, do địa hình xã khá phức tạp và trải rộng cho
nên các tuyến điều tra phân bố ngẫu nhiên rải rác trên địa hình xã.
Đặc điểm của các tuyến điều tra như sau:
+ Tuyến 1: chiều dài 1.2 km
Xuất phát từ bản Pha Khuông đến cuối bản pha Khuông có tọa độ điểm đầu ( B:
21035’50’’; Đ: 103052’73’’), độ cao: 1250 m và tọa độ điểm cuối (B: 21035’30’’; Đ:
103053’14’’), độ cao: 1270m trong tuyến băng qua ruộng lúa nương (đi gần như song
song với trục đường chính, địa hình đi lại khó khăn, độ cao tăng dần về cuối tuyến, đi
qua các sinh cảnh 1,2,3,4,7. Tôi tiến hành lập 5 điểm điều tra.
+ Tuyến 2: với chiều dài 1.5 km
Xuất phát từ đầu bản Co Mạ đến cuối bản Co Mạ có tọa độ điểm đầu (B:
21035’58’’; Đ: 103052’60’’), độ cao1251m và tọa độ điểm cuối (B: 21035’76’’; Đ:
103051’69’’), độ cao: 1219 m. Trong tuyến đi qua vườn cây ăn quả đi lại phức tạp độ
cao giảm dần về cuối tuyến . Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 3,5,9. Trên tuyến này
tôi lập 3 điểm điều tra.
+ Tuyến 3: với chiều dài 2 km
Xuất phát từ bản Láu Hạ đến bản Sênh Tha
có tọa độ điểm đầu (B:
21037’42’’; Đ: 103047’96’’), độ cao: 1279 m và tọa độ điểm cuối (B: 21 037’42’’;
Đ: 103047’00’’), độ cao: 1277m. Địa hình khá dốc, đường đi khá thuận tiện cho
việc qua sát và thu thập số liệu. Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 3,6,8,11,5. Trên
tuyến này tôi lập 5 điểm điều tra.
+ Tuyến 4: với chiều dài 1.5 km
Xuất phát từ bản Noong Vai đến cuối bản Noong Vai có tọa độ điểm đầu (B:
21032’06’’; Đ: 103057’46’’), độ cao: 1536 m và tọa độ điểm cuối (B: 21032’13’’; Đ:
103057’05’’), độ cao: 1409 m. Địa hình đi lại khá khó khăn , gần như độ dốc về cuối
tuyến giảm sâu . Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 1,2,6,9. Trên tuyến này tôi lập 4
điểm điều tra.
+ Tuyến 5: với chiều dài 2 km
Xuất phát từ cuối bản Noong Vai đến đầu bản Pha Khuôn có tọa độ điểm đầu (B:
21033’53’’; Đ: 103055’84’’), độ cao: 1432m và tọa độ điểm cuối (B: 21035’02’’; Đ:
11
103054’24’’), độ cao: 1320 m. Địa hình có độ cao giảm dần từ đầu tuyến xuống cuối
tuyến, đường đi khá thuận lợi. Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 2,5,6,7,9. Trên tuyến
này tôi lập 5 điểm điều tra.
+ Tuyến 6: với chiều dài 2 km
Xuất phát từ bản Co Mạ đến đỉnh đồi của bản Co Mạ có tọa độ điểm đầu (B:
21036’77’’; Đ: 103050’36’’), độ cao: 1336 m và tọa độ điểm cuối (B: 21036’71’’; Đ:
103049’51’’), độ cao: 1421 m. Trong tuyến đi qua các đồi núi thấp và suối địa hình đi
lại phức tạp, tuyến đi cắt ngang qua trục đường chính. Tuyến đi qua các dạng sinh
cảnh 1,6,8. Trên tuyến này tôi lập 3 điểm điều tra.
+ Tuyến 7: với chiều dài 1.5 km
Xuất phát từ khu vực bản Pó Chả đến khu vực cuối bản Pó Chả có tọa độ điểm
đầu (B: 21037’08’’; Đ: 103046’13’’), độ cao1198m và tọa độ điểm cuối (B:
21037’13’’; Đ: 103045’71’’), độ cao: 1157 m. Địa hình có độ dốc nhỏ, đi gần với trục
đường chính. Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 2,6,8,9. Trên tuyến này tôi lập 4 điểm
điều tra.
+ Tuyến 8: với chiều dài 2 km
Xuất phát từ bản Huổi Dên đến cuối bản Huổi Dên có tọa độ điểm đầu (B:
21037’43’’; Đ: 103045’10’’), độ cao: 1091 m và tọa độ điểm cuối (B: 21037’32’’; Đ:
103044’11’’), độ cao: 951 m. Địa hình khá dốc độ cao giảm dần theo tuyến, đi lại khó
khăn. Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 6,7,8. Trên tuyến này tôi lập 3 điểm điều tra.
+ Tuyến 9: với chiều dài 1.8 km
Xuất phát từ bản Pó Pháy đến Khu vực cuối bản Pó Pháy có tọa độ điểm đầu
(B: 21037’79’’; Đ: 103043’24’’), độ cao: 844m và tọa độ điểm cuối (B: 21037’44’’; Đ:
103042’52’’), độ cao: 700 m. Địa hình đi lại khó khăn độ dốc giảm dần đến cuối tuyến
. Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 5,6,8,10. Trên tuyến này tôi lập 4 điểm điều tra
+ Tuyến 10 với chiều dài 2. km
Xuất phát từ bản Pó Mậu đến Khu vực suối Năm Mụa có tọa độ điểm đầu (B:
21038’20’’; Đ: 103041’13’’), độ cao: 486m và tọa độ điểm cuối (B: 21038’57’’; Đ:
103040’83’’), độ cao: 992 m. Địa hình đi lại khó khăn độ dốc giảm dần đến cuối tuyến
. Tuyến đi qua các dạng sinh cảnh 5,6,8,10. Trên tuyến này tôi lập 4 điểm điều tra.
12
13
2.5.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến.
*Trên các tuyến, tiến hành điều tra theo các phương pháp:
-Điều tra trong Ôtc: + Điều tra sâu dưới đất
+ Điều tra sâu trên cành
- Điều tra bằng mồi bẫy.
- Bẫy đèn.
* Phương pháp điều tra trên tuyến.
Sau khi đã xác định được tuyến điều tra tiến hành lập các ôtc , cứ 1 điểm điều
tra lập 1 Ôtc có diện tích >= 500 m2 và tiến hành điều tra các chỉ tiêu theo Ôtc đó.
Xác định toạ độ điểm đầu và điểm cuối của mỗi cung đoạn đó.
- Điều tra sâu dưới đất (Côn trùng): Trong Ôtc tiến hành lập 5 Ô dạng bản
(ODB), đối với Ôtc hình vuông lập 5 ODB, với diện tích mỗi ÔDB là 4m2, 1 Ô ở giữa
và 4 ô ở 4 góc Ôtc, sau đó tiến hành xác định trạng thái rừng, lâm phần, độ tàn che, độ
che phủ, độ dốc, toạ độ của Ôtc.
Trên mỗi ODB tiến hành đào phẫu diện sâu theo từng lớp để điều tra loài sâu
(Côn trùng), số lượng, pha biến thái từng loài.
Điều tra theo từng lớp:
Lớp đất 1: lớp thảm khô, thảm mục.
Lớp đất 2: 10cm đầu tiên.
Lớp đất 3: 10 – 20cm.
Lớp đất 4: 10 – 30cm.
Lớp đất 5: 30 – 50cm.
Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.1: Điều tra sâu dƣới đất.
Ngày điều tra:……………..Người điều tra:……………Vị trí: ………..
Số Ôtc:…………………..Hướng dốc:………………..Độ dốc:……..
STT
ÔDB
Độ sâu lớp
đất
Tên loài sâu
Sâu trưởng
thành
1
2
...
14
ĐV khác
Ghi chú
+ Điều tra cây tiêu chuẩn trong Ôtc
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống:
K hàng điều tra 1 hàng, k phải lẻ 3 ≤ k ≤ 5, trong hàng m cây điều tra 1 cây,
3≤
m≤5
Sao cho tổng số Ôtc 30 ≤ n ≤ 100.
Hoặc có thể sử dụng phương pháp ngẫu nhiên: Kiểm tra trong Ôtc có bao nhiêu
cây và đánh số thứ tự các cây đó rồi sử dụng phương pháp bốc thăm không hoàn lại để
kiểm tra. Sau đó:
Điều tra trên cây tiêu chuẩn: Số lượng cây tiêu chuẩn phải ≥ 10% tổng số cây có
trong Ôtc hoặc tối thiểu là 30 cây trở lên.
Đối với những cây có chiều cao < 2.5m thì tiến hành điều tra toàn bộ cây.
Đối với những cây có chiều cao > 2.5m thì phải tiến hành điều tra theo cành
tiêu chuẩn, mỗi cây điều tra từ 5 – 6 cành và các cành được phân bố đều trên tán
cây gồm 2 cành ở trên 2 cành giữa và 2 cành ở dưới theo hướng đông tây ( ĐT),
nam bắc (NB).
Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.2: Điều tra số lƣợng sâu trên thân cành.
Tuyến điều tra……..
Ngày điều tra:……………..Người điều tra:……………Vị trí: ………..
Số Ôtc:…………………..Hướng dốc:………………..Độ dốc:……..
STT
cây
đ.tra
Kí hiệu
cành đ.tra
Tên loài sâu
Sâu trưởng
thành
Mật độ
Ghi chú
1
2
3
…
+ Điều tra bằng mồi bẫy.
Tận dụng thức ăn có trong khu vực nghiên cứu làm mồi bẫy như cây sinh trưởng
yếu kém, các loài cây có tinh dầu thơm, nhiều nhựa, lá non. Trong một Ôtc đặt 9 mồi bẫy
15
trở lên, chia Ôtc làm 3 hàng cách đều nhau trên mỗi hàng chia làm 3 điểm cách đều nhau
mỗi điểm đạt một mồi bẫy, ngoài ra nên đặt thêm mồi bẫy ở gần gốc chặt của nhưng cây
chọn làm mồi bẫy.
Đối với mồi bẫy là gỗ, chặt thành từng khúc dài khoảng 30cm đến 50cm và đặt
trên mặt đất mỗi điểm đặt 2 khúc, cách 2 đến 3 ngày đến kiểm tra mồi bẫy một lần.
Đối với mồi bẫy bằng lá cây hoặc hoa trên điểm bẫy tận dụng các cành cây làm
thành các giá thể cao 1m đến 1,2m, buộc lá cây hoặc hoa thành từng bó đặt trên các giá
một ngày kiểm tra 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Khi hoa hoặc lá hỏng thi phải tiến
hành thay ngay.
Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.3: Điều tra số lƣợng sâu bằng phƣơng pháp bẫy mồi
Tuyến điều tra……..
Ngày điều tra:……………..Người điều tra:……………Vị trí: ………..
Số Ôtc:…………………..Hướng dốc:………………..Độ dốc:……..
Stt
Tên loài
Số lượng
Thời gian
Loại mồi
bắt
bẫy
1
2
…
Mô hình bố trí mồi bẫy
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí bẫy mồi.
16
Thời tiết
sinh cảnh
+ Điều tra bằng phương pháp bẫy đèn.
Dựa vào tính xu quang của các loài Côn trùng nên có thể áp dụng phương pháp
bẫy đèn vào ban đêm, trên các tuyến, cứ 1 tuyến đặt một đèn bẫy tại giữa tuyến,
tuyến dài 1km đạt 1 đèn bẫy, tại địa điểm 500m tiến hành phát quang khu vực rộng
khoảng 10m2 xác định toạ độ, độ dốc , sau đó xác định địa điểm bằng phẳng trên
mặt đất rồi đặt 1 cái chậu đổ nước chiếm 1/3 thể tích của chậu, đặt giữa chậu là 1
giá thể, là 1 khúc gỗ hình trụ có 2 đầu bằng phẳng trên giá thể đặt 1 cái đèn (loại
đèn dân dụng), sau đó bật đèn lên, thấy loài nào tiến hành bắt và cho vào lọ đựng
mẫu có chứa cồn bảo quản mẫu, ghi rõ thời gian bắt nếu biết tên loài hay họ, bộ thì
ghi ngay vào phiếu điều tra.
Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau
Mẫu biểu 2.4: Điều tra sâu bằng phƣơng pháp bẫy đèn
Tuyến điều tra……..
Người điều tra……..
Ngày điều tra………….
Toạ độ giữa tuyến:…………………..Hướng dốc:………………..
Độ dốc:……..
Stt
Tên loài
Số lượng
Sinh cảnh
Thời gian bắt
1
2
…
Hình minh hoạ đèn bẫy
Hình 2.2. Bố trí bẫy đèn
17
Thời tiết
Cách thức điều tra và thu thập.
- Với các loài côn trùng đã rõ tên khoa học tiến hành ghi vào sổ tay điều tra.
- Với những loài chưa rõ tên tiến hành bắt rồi cho lọ giữ mẫu ghi kí hiệu mẫu
theo thứ tự.
+ Tuyến điều tra.
+ Độ cao.
+ Đợt điều tra.
+ Vị trí.
+ Điểm điều tra.
+ Hướng dốc.
+ Tên loài.
+ Độ dốc.
- Mỗi tuyến điều tra sử dụng một lọ đựng mẫu riêng.
- Mỗi 1 sinh cảnh sử dụng một lọ đựng mẫu riêng.
Sau khi bắt được mẫu phải cho vào lọ có cồn ngay để bảo đảm không hỏng mẫu.
2.5.3. Công tác nội nghiệp
Công tác nội nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra số liệu về các cung đoạn, sắp xếp số liệu quan sát theo thứ tự thời
gian, theo tuyến điều tra.
+ Xử lí số liệu thu thập được trong phương pháp điều tra sâu dưới đất:
Kiểm tra số liệu các loài sâu điều tra được trong từng lớp đất sắp xếp theo thời
gian, tuyến, Ôtc và theo độ sâu lớp đất.
+ Xử lí số liệu thu thập được trong phương pháp điều tra cây tiêu chuẩn trong Ôtc.
Kiểm tra số liệu các loài sâu điều tra được trên Ôtc sắp xếp theo thời gian,
tuyến, số Ôtc.
+ Xử lí số liệu thu thập được trong phương pháp mồi bẫy.
Kiểm tra số liệu các loài sâu điều tra được sắp xếp theo thời gian, theo tuyến, số Ôtc.
+ Xử lí số liệu thu thập được trong phương pháp bẫy đèn.
Kiểm tra số liệu các loài sâu điều tra được sắp xếp theo thời gian, theo tuyến.
- Quan sát, đo đếm, giám định tên mẫu vật.
- tính các đặc trưng thống kê.
- vẽ các biểu đồ minh họa kết quả nghiên cứu.
- Lập bảng danh mục các loài côn trùng thuộc bộ cách cứng trong khu vực
nghiên cứu, sau khi lập danh mục các loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng cần tiến hành
tính toán các chỉ tiêu.
18