Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất vùng đồng bằng sông hồng và đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 94 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

DƯƠNG THỊ NGA

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

DƯƠNG THỊ NGA

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LƯU THẾ ANH
2. PGS.TS. HOÀNG ANH HUY



HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Lưu Thế Anh
PGS.TS. Hoàng Anh Huy

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Việt Anh

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Hoàng Ngọc Khắc

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 21 tháng 5 năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi
thực hiện, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu
và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa
học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của

luận văn.

Tác giả

Dương Thị Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này và đạt được kết quả như ngày hôm
nay, Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Thế Anh, Viện
Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; PGS.TS. Hoàng Anh
Huy, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tâm hướng
dẫn và truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình Học viên học tập, làm
việc và thực hiện các nội dung nghiên cứu của Luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Môi
trường, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, chỉ bảo và giúp đỡ Học viên trong thời gian học tập Chương trình Thạc sĩ.
Học viên xin cảm ơn đề tài độc lập cấp Quốc gia“Nghiên cứu, đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất vùng đồng bằng sông Hồng
và đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó”, mã số ĐTĐL.CN.48/16 đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả sử dụng số liệu, kết quả nghiên cứu
của Đề tài trong quá trình thực hiện luận văn.
Học viên trân trọng cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình trong quá trình tác giả học tập và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo, Luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, Học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp tích cực của
Quý Thầy, Quý Cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018

Học viên

Dương Thị Nga


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến TDBTT của BĐKH .. 4
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................... 4
1.1.2. Trong nước ....................................................................................... 6
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................... 8
1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 8
1.2.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 11
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................... 24
1.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 29
1.2.5. Phát triển kinh tế ven biển Thái Bình ............................................ 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 34

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................... 34

2.2. Một số khái niệm liên quan đến BĐKH .................................................... 34
2.3. Cách tiếp cận và khung phân tích trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do
BĐKH............................................................................................................... 37
2.3.1. Cách tiếp cận ................................................................................. 37
2.3.2. Khung phân tích ............................................................................ 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 41
2.4.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp ................................................. 41
2.4.2. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 41


iv

2.4.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương theo chỉ số............... 42
2.4.4. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính toán trọng số của các
chỉ thị tổn thương ..................................................................................... 44
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG CỦA HỆ SINH THÁI
RỪNG NGẬP MẶN TỈNH THÁI BÌNH DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .............. 49
3.1. Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình ....... 49
3.1.1. Xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu .......................................... 49
3.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình ...................................... 51
3.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Thái Bình ................................ 54
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ............... 56
3.3. Tính toán giá trị của các biến thành phần ................................................. 57
3.3.1. Lựa chọn và tính toán trọng số của các chỉ thị tổn thương ............ 57
3.3.2.Tính toán trọng số của các chỉ thị ................................................... 59
3.3.3. Tính toán chỉ số của các biến tổn thương ...................................... 67
3.4. Đánh giá mức độ tổn thương của hệ sinh thái rừng ngập mặn ................. 69
3.4.1. Đánh giá mức độ tổn thương của các biến thành phần .................. 69
3.4.2. Mức độ tổn thương tổng hợp ......................................................... 70
3.5. Đề xuất các giải pháp thích ứng ................................................................ 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80


v

THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Dương Thị Nga
Lớp: CH1MT

Khóa: Cao học 1

Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS. TS. Lưu Thế Anh
2. PGS.TS. Hoàng Anh Huy
Tên đề tài: Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tới hệ
sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp thích ứng
Tóm tắt luận văn:
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, là khu vực dễ bị tổn thương do
biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng cao. Trong đó, hệ thực vật hệ
sinh thái (HST) của rừng ngập mặn(RNM) đang chịu nhiều ảnh hưởng của các
yếu tố thời tiết bất lợi. Nghiên cứu đã chỉ ra diện tích RNM khu vực ven biển
Thái Bình có xu hướng giảm rõ rệt giai đoạn 2011 - 2015, giảm từ 7.210 ha
(năm 2011) xuống còn 3.709,1 ha (năm 2015). Mức độ dễ bị tổn thương của
HST RNM ven biển Thái Bình phụ thuộc và 3 chỉ số: Mức độ phơi nhiễm (E),
mức độ nhạy cảm (S), và năng lực thích ứng (AC). Nghiên cứu đã xây dựng
được bộ chỉ số để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH tới HST RNM
bao gồm: Sự thay đổi nhiệt độ không khí tối cao; sự thay đổi nhiệt độ không
khí tối thấp; nhiệt độ trung bình năm; lượng mưa trung bình năm; số ngày mưa
lớn; số cơn bão; nước biển dâng; triều cường tác động đến chỉ số mức độ phơi

nhiễm (diện tích rừng, chiều cao cây, đường kính cây, mật độ cây). Từ đó áp
dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để xác định trọng số của từng chỉ
thị làm cơ sở đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của HST RNM do BĐKH.
Dưới những diễn biến của BĐKH ngày càng gia tăng, khu vực nghiên cứu
được đánh giá là khu vực có tính dễ bị tổn thương cao.
Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, hệ sinh thái, rừng ngập mặn


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AHP

: Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)

AC

: Năng lực thích ứng

ATNĐ

: Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CI

: Chỉ số nhất quán


CR

: Tỉ số nhất quán

E

: Chỉ thị phơi nhiễm

HST

: Hệ sinh thái

IPCC

: Ủy

ban

liên

chính

phủ

về

thay

đổi


khí

hậu

(Intergovernmental Panel on Climate Change)
KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NBD

: Nước biển dâng

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)

RI

: Chỉ số ngẫu nhiên

RNM

:


S

: Chỉ thị nhạy cảm

TBDTT

: Tính dễ bị tổn thương

Rừng ngập mặn

TN &MT : Tài nguyên và môi trường
UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization)
UNFCCC : Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
(United Nations Framework Convention on Climate Change)
XTNĐ

: Xoáy thuận nhiệt đới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) ..................................... 13

Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C) .......................... 14
Bảng1.3: Một số đặc trưng của yếu mưa tỉnh Thái Bình ................................. 14
Bảng 1.4: Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) .............................. 15
Bảng 1.5: Đặc trưng hoạt động của bão theo thời gian thời kỳ 1960-2013 ..... 15
Bảng 1.6: Phân loại đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy .................................... 20
Bảng 1.7: Diễn biến diện tích RNM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 .... 24
Bảng 1.8: Dân số, mật độ và cơ cấu dân số vùng ven biển tỉnh Thái Bình ..... 29
Bảng 2.1: Mức độ quan trọng trong so sánh cặp theo AHP............................. 45
Bảng 2.2: Tra giá trị RI theo số lượng tiêu chí khác nhau ............................... 48
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình năm trong các thập kỷ gần đây................... 50
Bảng 3.2: Số lượng các cơn bão trong các thập kỷ .......................................... 50
Bảng 3.3: Biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình năm (°C) của tỉnh Thái
Bình so với thời kỳ cơ sở 1986 - 2005 ............................................................. 52
Bảng 3.4: Biến đổi của lượng mưa (%) của tỉnh Thái Bình so với thời kỳ cơ sở
1986-2005......................................................................................................... 53
Bảng 3.5: Nguy cơ ngập do nước biển dâng tỉnh Thái Bình ........................... 54
Bảng 3.6: Tình hình bão lụt và thiệt hại do bão lụt tại tỉnh Thái Bình giai đoạn
2011 - 2014 ...................................................................................................... 54
Bảng 3.7: Bộ chỉ thị đánh giá tổn thương của HST RNM do BĐKH ............. 58
Bảng 3.8: Xác định mức độ ưu tiên của các chỉ thị theo các phương án ......... 62
Bảng 3.9: So sánh cặp các tiêu chí ................................................................... 62
Bảng 3.10: Mức độ ưu tiên và tỷ số nhất quán của các tiêu chí ...................... 62
Bảng 3.11: Trọng số các chỉ thị của biến phơi nhiễm...................................... 63
Bảng 3.12: Xác định mức độ ưu tiên của các tiêu chí...................................... 64
Bảng 3.13: Trọng số các chỉ thị của biến nhạy cảm ....................................... 66
Bảng 3.14: So sánh cặp các chỉ thị năng lực thích ứng.................................... 67
Bảng 3.15: Trọng số các chỉ thị năng lực thích ứng ........................................ 67
Bảng 3.16: Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến phơi nhiễm và giá trị chỉ số
phơi nhiễm (E) ................................................................................................. 68



viii

Bảng 3.17: Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến mức độ nhạy cảm và giá trị
mức độ nhạy cảm (S) ....................................................................................... 68
Bảng 3.18: Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến năng lực thích ứng và giá trị
năng lực thích ứng (AC)................................................................................... 69
Bảng 3.19: Đánh giá mức độ tổn thương tổng hợp của HST RNM ................ 70


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy ..................... 10
Hình 1.2. Sơ đồ phân bố số bão đổ xuất hiện trong các tháng ......................... 16
Hình 1.3. Bản đồ đất 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ........... 23
Hình 1.4. Diện tích RNM ở Tiền Hải và Thái Thụy giai đoạn 2011-2015 ...... 24
Hình 1.5. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình ............. 28
Hình 2.1. Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên để đánh giá TDBTT và
thích ứng với BĐKH ........................................................................................ 38
Hình 2.2. Khung phân tích đánh giá tính dễ bị tổn thương .............................. 40
Hình 2.3. Sơ đồ phương pháp phân tích thứ bậc AHP..................................... 45
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm trạm Thái Bình giai đoạn 1980 2014 .................................................................................................................. 49
Hình 3.2. Diễn biến tổng lượng mưa trung bình năm Trạm Thái Bình giai đoạn
1980 - 2014 ...................................................................................................... 50
Hình 3.3. Số cơn bão và xu thế tuyến tính của bão đổ bộ vào vùng ven biển
tỉnh Thái Bình thời kỳ 1960-2013 .................................................................... 51
Hình 3.4. Sơ đồ xác định trọng số của các chỉ thị mức độ phơi nhiễm ........... 59
Hình 3.5. Sơ đồ xác định trọng số của các chỉ thị mức độ nhạy cảm .............. 64
Hình 3.6. Sơ đồ xác định trọng số của các chỉ thị năng lực thích ứng............. 66



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn (RNM) có vai trò to lớn đối với môi
trường và con người. RNM không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp
nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần
thể sinh vật vùng cửa sông, ven biển; đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học.
Tầm quan trọng của RNM đối với môi trường sinh thái đã được các nhà
khoa học khẳng định từ lâu. Đặc biệt, trong tương lai, RNM còn là cứu cánh
của con người trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu (BĐKH), khi mực
nước biển dâng (NBD) cao, RNM giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là
tấm chắn chống lại gió, bão, thủy triều cũng như các tai biến thiên nhiên. So
với các tỉnh khu vực Nam Bộ, diện tích RNM của Thái Bình không nhiều,
nhưng nó có một vai trò quan trọng đối việc bảo vệ môi trường ven biển và
cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng ven biển.
Vùng ven biển tỉnh Thái Bình thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ
đồng bằng sông Hồng, được đánh giá là một trong những khu vực có tính đa
dạng sinh học và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH, diện tích RNM của
tỉnh Thái Bình tính đến ngày 31/12/2015 là 3.709,1 ha, được phân bố chủ yếu
ở 2 huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải.
Trước các tác động tiêu cực của BĐKH như nhiệt độ tăng cao, NBD,
gia tăng bão, lũ,… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế và cuộc sống của
người dân tại khu vực ven biển tỉnh Thái Bình. Các vùng đất trũng thấp màu
mỡ với các HST ven biển khác nhau sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn. Các vùng
nuôi trồng thủy sản phải di chuyển tới những nơi khác. Nghề cá nhỏ ven bờ bị
ảnh hưởng nặng nề. Các vùng cửa sông có thể bị thay đổi do thay đổi chế độ
triều và dòng chảy. Đa dạng sinh học vùng ven biển có thể bị suy giảm mạnh,

các nơi sinh cư của động vật biển có thế bị biến mất. Khu vực có rừng ngập
mặn càng bị suy giảm thì càng bị ảnh hưởng mạnh bởi xâm nhập mặn và xói
lở bờ biển và càng tăng mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai, như nước dâng
trong bão. Nguồn nước ngọt có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, cộng
đồng dân cư sinh sống ven biển dễ bị tổn thương do ngập lụt có thể bị di dời.


2

Điều này gián tiếp làm gia tăng áp lực khai thác các hệ sinh thái ven biển, đặc
biệt gia tăng nạn phá RNM để chuyển đổi mục đích sử dụng. Kết quả là đa
dạng sinh học sẽ bị suy giảm, xói lở bờ biển gia tăng và ngập lụt vùng ven
biển trở nên nghiêm trọng hơn. Thái Bình đang đứng trước các thách thức do
BĐKH diễn ra ngày càng rõ ràng, do đó nhiệm vụ nghiên cứu về mức độ dễ bị
tổn thương của BĐKH tới HST RNM, tới cuộc sống dân cư và từ đó đưa ra
các giải pháp thích ứng với BĐKH là rất cần thiết.
Vì vậy, đề tài luận văn “Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do tác động
của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình và đề xuất
giải pháp thích ứng” đã được lựa chọn thực hiện là cần thiết.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
- Làm rõ đặc trưng và hiện trạng HST rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá được mức độ tổn thương của HST rừng ngập mặn ven biển
Thái Bình trước tác động của BĐKH.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đạt ra, Luận văn đã tập trung giải quyết các
nhiệm vụ gồm:
- Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh
giá tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, trong đó tập trung đến đối
tượng chịu tác động là HST RNM;
- Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

(KT-XH) các huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình;
- Thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng RNM và điều tra bổ sung,
đánh giá hiện trạng RNM tỉnh Thái Bình;
- Xây dựng bộ chỉ thị để đánh giá và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương
của HST RNM tỉnh Thái Bình trước tác động của BĐKH;
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng để bảo vệ và phát triển RNM ven
biển tỉnh Thái Bình trước tác động của BĐKH.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến TDBTT của BĐKH
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, tính dễ bị tổn thương đã được nghiên cứu ở rất nhiều quy mô
khác nhau như đối với một vùng lãnh thổ/khu vực (đới ven biển, hệ thống đảo,...),
một HST, một hệ thống tự nhiên hay một cộng đồng người,... trên nhiều lĩnh vực
như kinh tế, xã hội, môi trường, thiên tai và đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực BĐKH.
Tính dễ bị tổn thương trong các nghiên cứu cụ thể được xem xét trong những hoàn
cảnh và nguyên nhân rất đa dạng, như BĐKH toàn cầu, sự biến động giá cả hàng
hóa trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, chiến
tranh, khủng bố, những tai biến thiên nhiên, suy thoái môi trường,…
Theo IPCC (2001), nguy cơ tổn thương trước BĐKH được xác định là “mức
độ mà một hệ thống nhạy cảm hoặc là không thể đương đầu với những tác động của
biến đổi khí hậu, bao gồm những thay đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu”.
IPCC đã xác định 3 biến số cần thiết để đánh giá nguy cơ tổn thương là: Tai biến
khí hậu (đe dọa); tính nhạy cảm với tai biến; khả năng thích ứng và đương đầu với
các tác động tiềm năng [23].
Trong công trình ”Xây dựng khả năng phục hồi do BĐKH tại 3 nước Việt

Nam, Campuchia và Thái Lan”, Mark R. Bezuien cho rằng [29], nguy cơ tổn
thương là hàm số của đặc điểm, mức độ và tỷ lệ của những thay đổi về khí hậu mà
theo đó, một hệ thống bị đặt vào tình trạng đe dọa, mức độ nhạy cảm và khả năng
thích ứng của nó.
Theo IPCC, đánh giá nguy cơ tổn thương do BĐKH là sự định lượng hóa 3
biến số đặc trưng cho các các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội. Các nhà khoa học
đã cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội nhằm tạo
ra một phương pháp chung để giải quyết nhu cầu có tính thách thức này [17]. Đến
nay, một phương pháp chung để đánh giá nguy cơ tổn thương là đánh giá định
lượng giá trị của các chỉ thị tổn thương (Indicator) của các hợp phần tự nhiên, kinh
tế và xã hội theo 3 biến số: (i) Mức độ hứng chịu/phơi nhiễm (Exposure), (ii) mức
độ nhạy cảm (Sensitivity) và (iii) năng lực thích ứng (Adaptive capacity); cuối cùng


5

tổng hợp lại bằng chỉ số tổn thương (Vulnerability Index).
Phương pháp tiếp cận đánh giá tổn thương dựa vào các chỉ thị đã được nhiều
nhà nghiên cứu áp dụng để đánh giá tổn thương và lập bản đồ mức độ tổn thương
cho các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt các nước tiếp giáp với biển có
nguy cơ rủi ro cao với BĐKH như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ.
Các nhà khoa học Ấn Độ, Divya Mohan và Shirish Sinha đã thực hiện
nghiên cứu “Đánh giá mức độ tổn thương đối với sinh kế của người dân và các hệ
sinh thái ở lưu vực sông Ganga” [21].
Brunckhorst và các nhà nghiên cứu khác đã đánh giá tổn thương do tác động
của BĐKH ở bang New Walls, Australia trên cơ sở sử dụng một số chỉ thị tổn thương
xã hội (chỉ thị bất lợi KT-XH, chỉ thị nguồn lực kinh tế và chỉ thị giáo dục và nghề
nghiệp) để xây dựng chỉ số tổn thương tổng hợp của cộng đồng và khả năng thích
ứng của họ. Tổn thương được phân tích theo tổn thương ngắn hạn (bão, ngập lụt) và
tổn thương dài hạn (bất lợi KT-XH, tính ổn định dân cư) [20].

Công trình “Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở
vùng Đông Nam Á”, tập thể tác giả thuộc Chương trình môi trường và kinh tế cho
Đông Nam Á thực hiện năm 2009 [19]. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị về
phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương tổng hợp gồm cả 3 thành phần tự
nhiên, kinh tế, xã hội bằng tiếp cận đánh giá theo chỉ thị và chỉ số tổn thương tổng
hợp. Nghiên cứu đã thực hiện tính toán một chỉ số tổn thương chung cho 530 khu
vực của các quốc gia vùng Đông Nam Á: Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia,
Philippin, Thái Lan và Việt Nam. Chỉ số tổn thương do BĐKH đã được xác định
thông qua các bước sau: (1) Đánh giá mức độ tiếp xúc bằng các thông tin và các chỉ
thị liên quan đến khí hậu (bão, lũ lụt, lở đất, hạn hán và NBD), (2) Đánh giá mức độ
nhạy cảm về khía cạnh con người bằng chỉ thị mật độ dân số và khía cạnh sinh thái
bằng các chỉ thị đa dạng sinh học và (3) Chỉ số năng lực thích ứng như là một hàm
số của các chỉ thị KT-XH, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Dựa vào kết quả đánh giá 3
thành phần trên, đã xây dựng chỉ số tổn thương chung cho từng khu vực và thành
lập các bản đồ thành phần: Bản đồ tai biến khí hậu, bản đồ mức độ nhạy cảm của
con người và sinh thái; bản đồ năng lực thích ứng.
Ngoài những công trình nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác


6

động của BĐKH nêu trên, còn có một số công trình nghiên cứu khác về rừng ngập
mặn trước các tác động của BĐKH.
Năm 1995, Samuel C. Snedaker đã thực hiện nghiên cứu "Kịch bản và giả
thuyết: RNM với BĐKH ở Florida và khu vực Caribê", trong đó đưa ra các kịch
bản và 7 giả thuyết khái quát về phản ứng của RNM với BĐKH mà trong đó có tác
động của mực NBD [31].
Năm 2006, công trình "Đánh giá phản ứng của RNM với mực NBD và xây
dựng lại lịch sử vị trí đường bờ biển" của Eric Gilman, Joanna Ellison và Richard
Coleman đã phân tích các ảnh viễn thám với hệ thống thông tin địa lý (GIS), đo dữ

liệu thuỷ triều và dự đoán sự thay đổi của mực nước biển đối với bề mặt RNM. Từ
đó, dự đoán chính xác sự thay đổi ranh giới HST ven biển, bao gồm cả phản ứng
của RNM với mực NBD bằng các mô hình khác nhau, cho phép nâng cao quy
hoạch để giảm thiểu và bù đắp những tổn thất và thiệt hại theo dự đoán [26].
Năm 2007, tập thể tác giả Eric L. Gilman, Joanna Ellison, Norman C. Duke
và Colin Field đã nghiên cứu về "Mối đe doạ đến RNM từ BĐKH và các giải pháp
thích ứng" cho thấy, HST RNM đang bị đe doạ bởi BĐKH, NBD có thể là mối đe
doạ lớn nhất đối với RNM [25].
Nghiên cứu "Mô hình hình số độ cao kiểm tra ảnh hưởng của mực NBD đến
RNM ở giai đoạn đầu" năm 2008 của D. Di Nitto, F. Dahdouh Guebas, J.G. Kairo,
H. Decleir, N. Koedam [22] đã phân tích các động thái cấu trúc thảm thực vật của
RNM để khái quát về điều kiện hình thành RNM ở giai đoạn đầu khi được tách từ
cây bố mẹ dưới tác động của mực NBD dựa trên mô hình số độ cao và GIS.
Nghiên cứu "Mô hình khái niệm cho các phản ứng RNM với mực NBD"
năm 2009 của MLG Soares thấy rằng trong bối cảnh NBD, phản ứng của RNM sẽ
phụ thuộc vào một vài đặc điểm chính như tốc độ của mực NBD, trầm tích đầu vào,
sự thay đổi độ cao chất nền RNM, đặc điểm khu vực nghiên cứu cũng như địa mạo
và địa hình của vùng ven biển khu vực đó [28].
1.1.2. Trong nước
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90
của thế kỷ trước bởi các nhà khoa học đầu ngành như GS. Nguyễn Đức Ngữ, GS.
Nguyễn Trọng Hiệu. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ thực sự được quan tâm chú ý từ sau
những năm 2000, đặc biệt từ năm 2008 trở lại đây.


7

Từ những năm 1994 - 1996, lần đầu tiên G. Tom và cộng sự đã nghiên cứu
về TDBTT của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển và BĐKH, nghiên
cứu này đã chỉ ra được khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu người dân ở các

đồng bằng ven biển [14].
Báo cáo Khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật của Phạm Hồng Tính
và cộng sự [9] nghiên cứu về “Tính dễ bị tổn thương đối với BĐKH của RNM ven
biển miền Bắc Việt Nam (Vulnerability of mangroves to climate change in the
northern coast of Viet Nam). Báo cáo này tạo cơ sở khoa học cho việc nâng cao khả
năng thích ứng của HST RNM với BĐKH và NBD. Nghiên cứu tập trung phân tích
tổng hợp các nhân tố khí hậu tác động tới RNM, sự bồi tụ trầm tích, biến động diện
tích rừng, sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
và phát triển RNM.
Năm 2007, nghiên cứu "BĐKH và vai trò của RNM trong việc ứng phó" của
Phan Nguyên Hồng và cộng sự đã đưa ra kết quả về tác động của BĐKH đối với
HST RNM Việt Nam và nêu ra vai trò của RNM trong việc ứng phó với BĐKH và
NBD.
Năm 2007, Phan Nguyên Hồng và cộng sự đã tổng hợp và biên soạn về tác
dụng của RNM trong việc hạn chế tác hại của sóng thần. Bùi Xuân Thông có công
trình "NBD vào kỳ triều cường tại các vùng ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ
trong tổ hợp tác động BĐKH.
Năm 2008, Luận án tiến sĩ của Vũ Đoàn Thái đã nghiên cứu về tác dụng của
RNM đối với sóng trong bão ở vùng ven biển TP. Hải Phòng. Nghiên cứu cho rằng,
RNM đã che chắn phía ngoài bờ và đê biển có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao
sóng khi truyền qua, khả năng cản sóng của RNM tùy thuộc vào chiều rộng, cấu
trúc của rừng; khi có bão lớn, RNM có ỹ nghĩa quan trong việc làm giảm thiểu tác
động phá hủy của sóng trong bão đối với bờ biển.
Năm 2009, nghiên cứu "Đánh giá tính dễ bị tổn thương của vùng đất ngập
nước ven biển Việt Nam cho sử dụng bền vững (trường hợp nghiên cứu tại Xuân
Thuỷ, Việt Nam)" của Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã đề xuất một số giải pháp
nhằm sử dụng thích hợp các tài nguyên đất ngập nước phục vụ phát triển bền vững
vùng ven biển căn cứ vào mức độ dễ bị tổn thương.



8

Kết quả nghiên cứu về tác động của BĐKH đối với HST RNM Việt Nam cho
thấy, có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến HST nhạy cảm này: (i) nhiệt độ không
khí; (ii) lượng mưa; (iii) gió mùa Đông Bắc; (iv) bão; (v) triều cường và (vi) hoạt
động của con người (Phan Nguyên Hồng, 1993).
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá TDBTT của một hệ thống kinh
tế - xã hội - môi trường do tác động của BĐKH và khả năng chống chịu, thích ứng
của nó được áp dụng vào Việt Nam. Dù với những cách tiếp cận khác nhau nhưng
cũng đều xem xét tới cả những yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống trong việc
đánh giá TDBTT do BĐKH. Nhìn chung hiện nay, Việt Nam đã có khá nhiều
nghiên cứu về đánh giá TDBTT do BĐKH nhưng lại có rất ít các nghiên cứu đánh
giá về TDBTT của HST RNM.
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Vùng ven biển của tỉnh Thái Bình gồm hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
Vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp biển Đông;
+ Phía Tây giáp các huyện Kiến Xương, Đông Hưng và Quỳnh Phụ (tỉnh
Thái Bình);
+ Phía Nam giáp huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) ranh giới là sông Hồng;
+ Phía Bắc giáp huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (TP. Hải Phòng) ranh giới là
sông Hóa và cửa Thái Bình.
Trên chiều dài 54 km đường bờ biển của huyện Thái Thụy và Tiền Hải, có 5
cửa sông đổ ra biển: Cửa Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân và Ba Lạt. Hàng năm,
khu vực cửa sông ven biển của tỉnh Thái Bình tiếp nhận một lượng phù sa rất lớn
của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra, do đó đã hình thành các HST bãi
bồi cửa sông và đất ngập nước ven biển có diện tích lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho
các quần xã thực vật ngập mặn phát triển và hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Huyện Thái Thụy và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên

khoảng 482,8 km2, nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được
UNESCO công nhận vào tháng 12/2004 (tỉnh Thái Bình có 2 huyện: Thái Thụy và
Tiền Hải; tỉnh Nam Định có 2 huyện: Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng; tỉnh Ninh Bình có


9

huyện Kim Sơn). Hiện nay, tỉnh Thái Bình đang quy hoạch Khu kinh tế biển trên
địa bàn huyện Tiền Hải và Thái Thụy, đây là thách thức lớn đối Khu dự trữ sinh
quyển châu thổ đồng bằng sông Hồng trong bảo vệ giá trị của các HST đất ngập
nước và đa dạng sinh học.


10

Hình 1.1. Bản đồ hành chính hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy


11

1.2.2. Điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện địa hình
Huyện Thái Thụy và Tiền Hải là một vùng đất tương đối bằng phẳng, độ chia
cắt sâu không đáng kể. Tuy nhiên, dựa vào sự phân hóa theo không gian lãnh thổ,
có thể phân chia các dạng địa hình của khu vực như sau:
 Địa hình lòng sông và bãi bồi hiện đại: Là những thành tạo thường bị
ngập nước dọc theo các sông chính (sông Thái Bình, Hóa, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân và
sông Hồng) ở hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải. Tại các đoạn bờ lồi của các sông
phát triển các bãi bồi thấp mà nguyên là lòng sông vào mùa mưa lũ. Chúng được
cấu tạo bởi sét bột, bột sét pha cát mịn màu xám nâu tuổi Holocen muộn. Dạng địa

hình này tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lòng sông, độ cao từ 0 - 3 m,
thường xuyên được bồi đắp vào mùa lũ. Hiện nay, do bị khống chế bởi hệ thống đê
biển, bãi bồi ven sông và giữa lòng liên tục thay đổi hình dạng qua các mùa mưa lũ.
 Địa hình đồng bằng châu thổ (Delta): Đây là dạng địa hình chiếm phần
lớn diện tích huyện Thái Thụy và Tiền Hải, được hình thành trong quá trình tương
tác các yếu tố biển và sông. Thành phần vật liệu chủ yếu gồm bột -cát, bột - sét và
sét - bột đặc trưng cho tướng bãi triều hình thành trong quá khứ. Bề mặt địa hình
bằng phẳng, nghiêng dần về phía biển và có nhiều dấu tích các lạch triều, lòng dẫn
chết sót lại.
 Hệ thống địa hình cồn cát cổ được nâng lên: Đây là địa hình có nguồn
gốc biển, có hướng kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam hoặc phát triển
không đồng đều, có dạng rẻ quạt rất điển hình ở phía Bắc cửa Trà Lý, cửa Ba Lạt.
Điều đó đã xác nhận chế độ hình thành các val bờ của một vùng biển mà nguồn
cung cấp vật liệu chủ yếu được đưa từ phía Bắc xuống. Bề mặt địa hình có độ cao 1
- 2 m với loại vật liệu thành tạo chủ yếu là cát nhỏ, cát bột có độ chọn lọc tốt và
nghèo chất hữu cơ.
 Bãi triều cao bị biến đổi bởi các hoạt động nhân tác: Thực chất đây là
các vùng đất khai hoang trong khoảng thời gian từ những năm 1955, chiếm diện
tích không nhiều.
 Bãi triều cao: Đây là khu vực có rừng ngập mặn phát triển, bề mặt địa
hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía biển, độ cao thay đổi trung bình 0 -


12

1,5 m. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi sự phong phú vật liệu lơ lửng
được sông vận chuyển ra và chịu ảnh hưởng của thủy triều trong điều kiện thực vật
ngập mặn phát triển. Vật liệu thành tạo trên mặt của địa hình chủ yếu là các hạt mịn
gồm bột sét và sét bột màu nâu, xám lẫn nhiều tàn tích thực vật mặn. Theo chiều
sâu trầm tích lắng đọng thành từng lớp không đều, đánh dấu những giai đoạn phát

triển khác nhau của lòng dẫn cửa sông trong quá khứ.
 Bãi triều thấp: Dạng địa hình này có diện tích tương đối lớn, mở rộng
dần về hai phía của các cửa sông. Đây là khu vực có điều kiện tương đối giống bãi
triều cao nhưng còn chịu nhiều ảnh hưởng của biển, vật liệu cung cấp từ sông ra
không lớn, lại bị ngập nước sâu nên thực vật ngập mặn kém phát triển.
 Cồn chắn ngoài (bar) cửa sông: Các cồn chắn ngoài cửa sông là các
thành tạo rất đặc trưng cho kiểu cửa sông châu thổ tiến ra biển theo cơ chế lấp đầy.
Về mặt hình thái và cấu tạo trầm tích trên mặt, hệ thống các cồn chắn ngoài cửa
sông của huyện Thái Thụy và Tiền Hải có cấu tạo 3 đới: Đới cát ở phía biển; đới
chuyển tiếp vào phía lục địa là vật liệu mịn hơn có các loại cỏ biển phát triển; đới
bùn sét chuyển tiếp sang bãi tích tụ sông - biển phát triển các loại thực vật ngập
mặn. Hiện nay, các cồn chắn ngoài cửa sông Thái Bình và Trà Lý bị xói lở phía
biển. Vật liệu xói lở được các dòng sóng dọc bờ di chuyển về phía Bắc (ở phía Bắc
cửa Trà Lý) và tương tự về phía Nam (ở phía Nam cửa Trà Lý) kéo dài thành dải cát
về hai phía cửa sông.
b. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong miền khí hậu miền Bắc, toàn tỉnh Thái Bình có khí hậu nhiệt đới
gió mùa có mùa đông lạnh. Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của chế độ bức
xạ mặt trời nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc
và vùng biển nhiệt đới nằm kề bên.
- Chế độ bức xạ: Thái Bình có lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm đạt
khoảng 110 - 114 Kcal/cm2/năm. Trong các tháng Hè (từ tháng 5 - 6) lượng bức xạ
tổng cộng trung bình tháng thường lớn hơn 10 Kcal/cm2/tháng. Trong các tháng đầu
năm (từ tháng 1 - 3), do ảnh hưởng của thời tiết mưa phùn ẩm ướt của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, lượng bức xạ tổng cộng nhỏ nhất trong năm, chỉ đạt 4,5 - 5,6
Kcal/cm2/tháng.


13


- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng ở Thái Bình vào khoảng 1.500 - 1.600
giờ/năm. Nhìn chung, trong suốt mùa hè từ tháng 5 và kéo dài đến đầu mùa đông
(tháng 10) đều có nhiều nắng, mỗi tháng có trên 150 giờ nắng. Hai tháng nhiều nắng
nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, mỗi tháng có xấp xỉ 200 giờ nắng (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)
SốT
T

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X


XI

XII

Năm

1

Thái Bình

63,3

37,2 38,8 88,2 186,9 181,9 196,3 170,9 169,5 153,3 133,5 110,4 1.530,1

2

Văn Lý

77,1

43,7 42,8 95,9 204,3 196,0 215,2 177,6 174,6 172,2 145,2 118,8 1.663,2

Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]

- Chế độ gió: Trong mùa Hè từ tháng 4 đến tháng 7 là thời kỳ thống trị của
hướng gió Đông Nam và gió Nam thổi từ biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm,
tần suất tổng cộng của hai hướng này lên đến 50 - 60%; trong đó gió Nam chiếm ưu
thế. Vào mùa Đông, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1
năm sau; trong đó hướng Đông Bắc và Bắc chiếm ưu thế. Các tháng đầu mùa, gió
mùa Đông Bắc thường mang đến thời tiết lạnh khô.

- Chế độ nhiệt: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chế độ nhiệt
của khu vực ven Thái Bình đạt tiêu chuẩn nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình năm
23,4C. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình tháng lớn hơn 25C, kéo dài 5 tháng (từ
tháng 5 đến tháng 11). Tháng 6 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng đạt
29,2oC. Thời kỳ mùa lạnh có nhiệt độ trung bình tháng thấp dưới 20C, kéo dài 3
tháng (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau).
Nhiệt độ không khí tối cao trung bình vào khoảng 26,5 - 27°C. Nhiệt độ
không khí cao nhất trung bình trong các tháng 6 - 8, thường cao hơn 31C, cao nhất
vào tháng 7 (32,5C).
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể đạt 38 - 39°C, xảy ra trong tháng 6, 7. Trong
những tháng cuối mùa Đông (tháng 2, 3), nhiệt độ không khí cũng có thể lên đến 34
- 35°C.
Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình vào khoảng 21°C. Nhiệt độ tối thấp
trung bình trong các tháng mùa Đông (từ tháng 12 đến 2 năm sau) thường thấp từ


14

15,7C trở xuống, tháng thấp nhất là tháng 1 (14,2C). Những giá trị thấp nhất của
nhiệt độ thường xảy ra trong các tháng mùa Đông, trong các đợt gió mùa Đông Bắc
mạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°C (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C)
Số
TT
1

2

3


4

5

Yếu tố

I

Nhiệt độ không khí tối

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


XII Năm

19,3 19,8 22,1 26,4 30,3 32,7 32,5

31,7 30,5 28,6 25.5 21,6

26,8

Nhiệt độ không khí tối
14,2 15,7 17,9 21,5 24,4 26,2 26,8
thấp trung bình (°C)

26,0 24,5 21,9 18.7 14,9

21,1

16,3 17,4 19,6 23,5 26,8 28,9 29,3

28,4 27,0 24,6 21.6 17,7

23,4

31,7 34,6 35,9 37,0 38,2 39,0 38,2

36,7 35,8 33,7 32.5 29,6

39,0

cao trung bình (°C)


Nhiệt độ không khí
trung bình (°C)
Nhiệt độ không khí tối
cao tuyệt đối (°C)
Nhiệt độ không khí tối
thấp tuyệt đối (°C)

4,8

5,5

6,7 12,8 16,9 21,1 21,9

21,6 16,5 13,7

9.1

4,4

4,4

Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]
- Chế độ mưa: Mùa mưa ở Thái Bình từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
phân bố không đều trong năm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 85%
tổng lượng mưa cả năm; các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9; tháng có
lượng mưa mưa thấp nhất là tháng 1 và 12 (Bảng 1.3).
Bảng1.3: Một số đặc trưng của yếu mưa tỉnh Thái Bình
Số

Yếu tố


TT

1

2

3

Lượng mưa TB
năm
Lượng mưa ngày
TB lớn nhất
Số ngày mưa TB

I

II

III

22,8 25,0 47,1

IV

V

VI

VII


VIII

IX

X

66,4 168,4 150,2 222,0 269.4 311,4 199,2

XI

XII

Năm

56,6 23,9 1.562

62,0 25,8 62,7 114,4 192,2 144,4 185,5 188.5 512,3 308,2 289,7 50,0 512,3

9,9 14,1 17.0

12,8

13,6

12,0

13,7

15.9


14,8

12,3

7,8

6,4 150,3

Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]
Trong mùa mưa, trung bình có trên 10 ngày mưa/tháng. Trong 3 tháng giữa
mùa, trung bình có trên 14 ngày/tháng. Tuy nhiên, số trường hợp mưa lớn gặp
không nhiều. Hàng năm, trung bình quan sát được từ 7 - 9 ngày mưa trên 50 mm và


×