Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De cuong chi tiet Kĩ thuật mạch điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.41 KB, 4 trang )

2.10 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: KỸ THUẬT MẠCH ĐIỆN TỬ 1
1. Tên học phần: Kỹ thuật mạch ĐT 1 (Elecctronic Circuit Engineering 1)
1. Mã học phần:
1060742
Số tín chỉ: 03
2. Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Điện Tử Viễn Thông / Bộ môn: KT Điện
Tử
3. Trình độ: cho sinh viên năm thứ 2
4. Điều kiện của học phần:
- Các học phần tiên quyết: không
- Các học phần học trước: Lý thuyết Mạch ĐT 1, Cấu kiện Điện tử
- Các học phần song hành: Lý thuyết mạch ĐT 2
- Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có)…
5. Phân bổ thời gian đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết: 40 tiết
+ Bài tập: 5 tiết
+ Thực hành, thí nghiệm:
+ Thảo luận:
+ Tự học, tự nghiên cứu:
6. Mục tiêu của học phần
7.1. Mục tiêu chung:
Sau khi học xong học phần sinh viên có thể:
+ Xây dựng sơ đồ mạch tương đương của mạch khuếch đại sử dụng Transistor lưỡng
cực và Transistor trường với tín hiệu nhỏ.
+ Tính toán các tham số của mạch khuếch đại đơn, vi sai, mạch khuếch đại có hồi tiếp
+ Thiết kế và xây dựng các mạch khuếch đại đơn và các mạch khuếch đại nhiều tầng
+ Tính toán và thiết kế mạch khuếch đại tín hiệu hoàn chỉnh trong đồ án môn học kỹ
thuật mạch điện tử.
7.2. Mục tiêu cụ thể:
* Kiến thức: Sinh viên biết phân tích sơ đồ tương phân tích, tính toán và
thiết kế mạch khuếch đại


* Kỹ năng: Sinh viên có khả năng làm việc nhóm, phân tích, tính toán và
thiết kế các mạch khuếch đại
* Thái độ: nghiêm túc trong học tập, có ý thức tự giác thực hiện công việc
được giao, ý thức làm việc nhóm
7.3. Kết quả đầu ra
7. Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức về đặc tính, ứng dụng, phân tích và thiết kế các mạch
điện tử sử dụng Transistor lưỡng cực và Transistor trường với trường hợp tín hiệu nhỏ.
Đồng thời, cung cấp cho sinh viên kiến thức sơ đồ mạch tương đương để phân tích,
tính toán và thiết kế mạch khuếch đại, tiến hành các thí nghiệm tương ứng tại phòng
thí nghiệm.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Đến lớp học tập, làm bài tập
- Nộp báo cáo (bài tập….) theo mẫu quy định của học phần
- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ và thi kết thức học phần.


9. Tài liệu học tập:
[1] Richard C. Jaeger. Microelectronic Circuit Design, McGraw-Hill Companies, Inc.
(giáo trình chính)
[2] Phạm minh Hà, Kỹ thuật mạch điện tử, Nhà xuất bản KHKT năm 1997.
[1] Lê tiến Thường, Mạch điện tử 1,2, Xuất bản tại trường Đại học Bách khoa TP
HCM năm 1997.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Bài tập, tiểu luận, chuyên cần:
trọng số: 0,2
- Kiểm tra giữa học kỳ: trọng số: 0,2 Hình thức: trắc nghiệm tự luận
- Thi kết thúc học phần:trọng số: 0,6 Hình thức:trắc nghiệm và/hoặc tự luận
11. Thang điểm:
12. Thông tin về đội ngũ giảng viên

Họ và tên: Nguyễn Quang Như Quỳnh Điện thoại:
Địa chỉ hộp thư:
Họ và tên: Nguyễn Văn Phòng
Điện thoại:
Địa chỉ hộp thư:
Họ và tên: Nguyễn Văn Tuấn
Điện thoại:
Địa chỉ hộp thư:
13. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: MÔ HÌNH TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA BJT VÀ MOSFET KHI TÍN HIỆU
NHỎ (6 tiết)
1.1. Các tham số, chế độ hoạt động ở tín hiệu nhỏ của Diode
1.2. Cấu trúc của BJT, mô hình vận chuyển trong BJT npn
1.3. Biểu thức chung cho các chế độ phân cực của BJT npn
1.4. Cấu trúc của BJT pnp, biểu thức chung cho các chế độ phân cực của BJT pnp
1.5. Phân cực, mạch khuếch đại dùng BJT, tham số khuếch đại của BJT
1.6. Mô hình tương đương tín hiệu nhỏ của BJT
1.7. Chế độ hoạt động tín hiệu nhỏ của BJT
1.8. Mạch tương đương AC và DC của khuếch đại dùng MOSFET
1.9. Mô hình tín hiệu nhỏ của MOSFET
1.10. Chế độ hoạt động tín hiệu nhỏ của MOSFET
1.11. Mô hình tín hiệu nhỏ của JFET
1.12. Hiệu ứng thân trong MOSFET bốn cực
Chương 2: CÁC MẠCH KHUẾCH ĐẠI TÍN HIỆU NHỎ (9 tiết)
2.1. Mô hình tín hiệu nhỏ của mạch khuếch đại E chung:
Mạch tương đương tín hiệu nhỏ, hệ số khuếch đại điện áp, trở kháng vào và trở kháng
ra.
2.2. Mô hình tín hiệu nhỏ của mạch khuếch đại S chung:
Mạch tương đương tín hiệu nhỏ, hệ số khuếch đại điện áp, trở kháng vào và trở kháng
ra.

2.3. Mạch khuếch đại E chung có Re và S chung có Rs:
Mạch tương đương tín hiệu nhỏ, hệ số khuếch đại điện áp, trở kháng vào và trở kháng
ra.


2.4. Mạch khuếch đại C chung và D chung:
Mạch tương đương tín hiệu nhỏ, hệ số khuếch đại điện áp, trở kháng vào và trở kháng
ra, hệ số khuếch đại dòng điện.
2.5. Mạch khuếch đại B chung và G chung:
Mạch tương đương tín hiệu nhỏ, hệ số khuếch đại điện áp, trở kháng vào và trở kháng
ra, hệ số khuếch đại dòng điện.
Chương 3: MẠCH KHUẾCH ĐẠI NHIỀU TẦNG (6 tiết)
3.1. Sơ đồ, chức năng, đặc điểm của các tầng
3.2. Sơ đồ tương đương một chiều của mạch khuếch đại nhiều tầng
3.3. Sơ đồ tương đương xoay chiều của mạch khuếch đại nhiều tầng
3.4 Tính toán hệ số khuếch đại điện áp toàn mạch
3.5.Tính toán hệ số khuếch đại dòng điện và công suất toàn mạch
3.6. Tính trở kháng ra của toàn mạch
3.7. Tính toán điều kiện khuếch đại tuyến tính của toàn mạch
3.8. Các phương pháp làm tăng hệ số KĐ điện áp
3.9. Khuếch đại nhiều tầng các BJT E chung
3.10. Mạch khuếch đại nối trực tiếp: Sơ đồ mạch
3.11. Mạch khuếch đại nối trực tiếp: Phân tích AC
3.12. Mạch khuếch đại nối trực tiếp: Mạch Darlington
3.13.Nguyên tắc tính toán tụ liên lạc và tụ thoát tín hiệu xoay chiều
3.14.Tính toán tụ trong mạch khuếch đại E chung và S chung
3.15.Tính toán tụ trong mạch khuếch đại C chung và D chung
3.16.Tính toán tụ trong mạch khuếch đại B chung và G chung
Chương 4: KHUẾCH ĐẠI VI SAI (6 tiết)
4.1. Sơ đồ, phân tích mạch một chiều và xoay chiều

4.2. Hệ số khuếch đại vi sai và trở kháng vào, ra
4.3. Hệ số khuếch đại đồng pha và trở kháng vào, ra
4.4. Hệ số nén tín hiệu đồng pha (CMRR)
4.5. Phân tích mạch khuếch đại vi sai sử dụng mô hình nửa mạch
4.6. Phân cực KĐ vi sai sử dụng nguồn dòng
4.7. Mạch khuếch đại vi sai dùng MOSFET: Phân tích mạch một chiều
4.8. Đặc tính truyền dẫn tín hiệu nhỏ
4.9. Thiết kế mạch khuếch đại vi sai
4.10. Mạch khuếch đại hai tầng
Chương 5: TẦNG KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT (6 tiết)
5.1. Đặc điểm tầng khuếch đại công suất
5.2. Mạch khuếch đại chế độ A
5.3. Hiệu suất mạch khuếch đại chế độ A
5.4. Mạch khuếch đại chế độ B
5.5. Hiệu suất mạch khuếch đại chế độ B
5.6. Mạch khuếch đại chế độ AB
5.7. Mạch chống ngắn mạch tải
5.8. Nguồn dòng


5.9.Thiết kế nguồn dòng sử dụng transistor lưỡng cực
5.10. Mạch khuếch đại công suất âm tần OTL
5.10. Mạch khuếch đại công suất âm tần OCL
Chương 6: ĐÁP ỨNG TẦN SỐ CỦA MẠCH KHUẾCH ĐẠI (6 tiết)
6.1. Các điện dung bên trong diode và BIT
6.2. Mạch tương đương của BJT ở tần số cao, tín hiệu nhỏ
6.3. Hệ số khuếch đại dòng điện khi ngắn mạch đầu ra
6.4. Đáp ứng tần số của mạch E chung khi ngắn mạch đầu ra
6.5. Định lý MILLER
6.6. Tính toán đáp ứng tần số của mạch sử dụng MOSFET

6.7. Tính toán đáp ứng tần số của mạch sử dụng BJT
Chương 7: MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÓ HỒI TIẾP (6 tiết)
7.1. Sơ đồ khối mạch khuếch đại có hồi tiếp
7.2. Phân loại các mạch khuếch đại hồi tiếp
7.3. Đặc điểm mạch khuếch đại có hồi tiếp âm
7.3. Các thông số của mạch khuếch đại có hồi tiếp
7.4. Mạch khuếch đại nhiều tầng có hồi tiếp
7.5. Bài tập



×