Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty thức ăn chăn nuôi VIFOCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 29 trang )

Lời mở đầu:

Việt nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển với tiềm năng về trồng trọt và
chăn nuôi, mà ngành chăn nuôi chỉ có thể phát triển khi nó đạt được hiệu quả kinh tế nhất
định. Điều đó rõ ràng năng suất chăn nuôi trước hết phụ thuộc vào việc cung cấp thức ăn
cho vật nuôi. Hiện nay việc chăn nuôi kiểu chăn thả tự nhiên (nuôi quảng canh) đang có xu
hướng thu hẹp, do khả năng khống chế dịch bệnh và các chi phí chăn nuôi cao, mà hình
thức chăn nuôi này không mang lại hiệu quả kinh tế cao….Nhiều nơi, nhiều hộ gia đình đã
chuyển sang hướng nuôi công nghiệp, chăn nuôi theo các quy mô vừa và lớn dưới dạng
trang trại hay xí nghiệp.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có dạng thức ăn hỗn hợp. Nguồn nguyên liệu để
cung cấp cho việc chế biến thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có rẻ
tiền, bảo đảm chất lượng vệ sinh nhất là nấm mốc phải được loại bỏ, vì thú nuôi rất nhạy
cảm với thức ăn nhiều nấm mốc, nấm mốc sinh sản ra độc tố aflatoxin có thể gây chết
hàng loạt .Trong thức ăn chăn nuôi chứa đầy đủ các thành phần như: Protein, năng lượng,
vitamin, chất khoáng, enzim….Nhằm đáp ứng cho quá trình duy trì tăng trưởng, đẻ trứng
……
Để đáp ứng cho quá trình đó thì phải có các nhà máy sản xuất có trang thiết bị hiện
đại để có thể chế biến ra những loại thức ăn dạng viên. Với sự hướng dẫn của thầy chúng
em đã được tiếp xúc trực tiếp các dây truyền sản xuất hiện đại của công ty san xuất thức
ăn chăn nuôi Thiên Lí. Sau những buổi báo cáo này chúng đã tiếp thu rất nhiều kiến thực
về thực tế và làm chúng sáng rõ hơn rất nhiều ngành nghề chúng em đang học.
Sau những ngày tiếp xúc với công nghệ hiện đại chúng em viết lên bài báo cáo thực
tập này để chúng em hiểu sâu hơn về các vấn đề thực tế chúng em tìm hiểu. Bài báo cáo
của chúng em không tránh được những sai sót mong thầy góp ý để chúng em hoàn thiện
hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.

Page 1


Phần 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THỰC ĂN CHĂN NUÔI


1.1. Sơ lược về tình hình sản xuất thức ăn viên ở nước ta.
Từ sau năm 1975 thức ăn chăn nuôi dạng viên ở nước ta vắng mặt trên thị trường cũng như
ngành chăn nuôi Việt Nam chỉ có thức ăn dạng bột mà thôi. Vào đầu năm 1993 thức ăn chăn nuôi
dạng viên thực sự trở lại với thị trường Việt Nam, nó được xem là sự hiện diện mới nhất và mang
lại cho nghành chăn nuôi nhiều lợi ích.
Hiện nay, thức ăn dạng viên đã tìm được vị trí vững chắc trong nghành chăn nuôi ở nước ta.
Đầu tiên xí nghiệp thức ăn gia súc VIFOCO đã đưa thức ăn dạng viên vào quy trình sản xuất
của xí nghiệp vào tháng 2 năm 1993, với nhiều thiết bị nhập từ Mỹ. Sau đó xí nghiệp đã nhập bộ
khuôn mới vào từ đó và từ đó xí nghiệp đã bắt đầu đi vào ổn định với năng suất cả nhà máy có thể
đạt từ 4-6 (tấn/h). Nhưng sản phẩm xí nghiệp lúc này vẫn chưa được tiêu thụ mạnh do người nông
dân chưa quen loại thức ăn này vào trong chăn nuôi đồng thời giá thành còn cao, chất lượng còn
thấp do hệ thống quá cũ.
Tiếp theo sau đó vào tháng 9 năm 1993 xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Việt Thái đã phục
hồi dây chuyền sản xuất tương tự như dây truyền sản xuất của xí nghiệp VIFOCO, năng suất có thể
đạt từ 4-6 (tấn/h) nhưng vấn đề về chất lượng thời gian đầu vẫn chưa được thỏa mãn, xong xí
nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định.
Tháng 7 năm 1994 xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc PROCONO bắt đầu đi vào hoạt động
với dây truyền sản xuất thức ăn viên của Pháp, năng suất 6 tấn/h.
Tháng 1/1995 nhà máy chế biến thức ăn An Phú đã tiến hành lắp ráp dây chuyền ép viên và đi
vào hoạt động tháng 3/1995 với dây chuyền máy Pellet.
Cho đến hiện nay, thức ăn chăn nuôi dạng viên đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Nhiều nhà
máy thức ăn chăn nuôi đã trang bị hệ thống sản xuất thức ăn dạng viên, như vào tháng 5/2005 nhà
máy thức ăn gia súc Bình Minh đã lắp đặt hệ thống thức ăn chăn nuôi dạng viên của Buhler (Thụy
Sĩ).
Thức ăn gia súc dạng viên chỉ thực sự đến với ngành chăn nuôi vào đầu năm 1993. Thời kỳ
đầu đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ. Do đa số thiết bị là phục hồi
lại nên sản phẩm chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thị trường chưa quen sử dụng thức ăn dạng viên
vào chăn nuôi, giá thành còn cao. Nhưng hiện nay với trang thiết bị mới, hiện đại, chất lượng và
năng suất sản phẩm được cải thiện đáng kể và ổn định được giá thành nên thức ăn dạng viên chiếm
Page 2



một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi ở nước ta, đặc biệt là ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thủy cầm.
1.2. Các nguồn nguyên liệu thường dùng làm thức ăn cho gia cầm và thuỷ cầm.
Nguyên liệu thức ăn là sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật, vi sinh vật, chất khoáng và
những chất tổng hợp hóa học khác. Những nguyên liệu thức ăn này vừa bảo đảm cung cấp chất dinh
dưỡng cho nhu cầu sinh lý sinh trưởng phát triển sinh sản của gia cầm; vừa mang tính chất kích
thích tăng trưởng, tăng sức khỏe chống lại bệnh và vừa dễ hấp thu.
Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu và hàm lượng của chúng, các nguyên
liệu chính thường dùng làm thức ăn cho gia cầm và thuỷ cầm gồm các nhóm:
+ Thức ăn tinh bột.
+ Thức ăn giàu Protein.
+ Thức ăn giàu khoáng.
+ Thức ăn giàu Vitamin.
1.2.1. Nhóm thức ăn tinh bột.
Đây là nhóm thức ăn được gọi là “thức ăn năng lượng”, “thức ăn cơ sở”, thường chiếm 60 70%. Khẩu phần bao gồm các loại bột ngũ cốc (hòa thảo) và phụ phẩm của chúng.
Nhóm này có tỷ lệ Protein dưới 20%, chất sơ dưới 18%, mỡ từ 2-5%, cũng có loại chứa tới
12-13% dầu. Dầu mỡ có trong ngũ cốc phần lớn được tạo thành từ các acid béo không no. Chất
lượng Protein của nhóm thức ăn này không cao và thiếu lyzin. Việc thay đổi loại thức ăn cơ sở này
bằng thức ăn cơ sở khác không làm tăng hoặc giảm đáng kể chất lượng protein của khẩu phần. thức
ăn ngũ cốc có nguồn khoáng cao cho gia cầm giàu phospho, nhưng nghèo can xi, thức năng lượng
gồm khối lượng là cacbohydrate, khả năng tiêu hóa đến 95%.
Một số loại nguyên liệu thức ăn năng lượng thường sử dụng:
- Ngô: là thức ăn cơ sở của gia cầm, và thuỷ cầm với tỷ lệ thường chiếm 45-70%. Ngô là thức
ăn được gia cầm thích ăn, có vị thơm ngon, chứa năng lượng cao nhất so với thức ăn ngũ cốc khác,
là nguyên liệu dùng để điều chỉnh mức năng lượng trong khi xây dựng thực đơn thức ăn hỗn hợp,
protein thô từ 8-10%, mỡ thô 4,5%. Ngoài ra ngô chứa hàm lượng đáng kể caroten (tiền vitamin A),
gia cầm ăn ngô đỏ da và lòng đỏ trứng vàng, làm tăng giá trị của thịt trứng. Ngô là loại thức ăn dễ
tiêu hóa, tống số vật chất tiêu hóa 85-90%.

Page 3


Vì ngô chứa hàm lượng lượng bột đường cao, mỡ cao, nên ngô dễ bị nhiễm nấm mốc khi độ
ẩm trên 15%, làm giảm chất lượng ngô, chứa độc tố aflatoxin. Vì vậy cần phải qua chế biến để khắc
phục những nhược điểm trên.
- Thóc: là nguồn thức ăn chính trong chăn nuôi vịt, ngan truyền thống ở các vùng và trong
chăn nuôi thâm canh nuôi nhốt bán hoặc chăn thả đều dùng. Thóc là một loại thức ăn năng lượng
chính, một lý do nữa là thóc ít bị mốc và nhiễm độc tố.
Hàm lượng chất dinh dưỡng của thóc: protein thô 6,5%, gluxit 59,3%, mỡ thô 2,2%. Tổng vật
chất tiêu hóa của thóc là trên 65-70%. Thóc tuy có giá trị dinh dưỡng thấp hơn ngô, nhưng là thức
ăn được thủy cầm thích ăn, là nguyên liệu dùng để cân đối năng lượng thấp trong khẩu phần thức
ăn.
- Cám gạo: ở nước ta nguồn cám gạo rất nhiều, vì tống sán lượng thóc khoảng trên 20 triệu
tấn, lượng cám thu được qua xay xát thóc tới trên dưới 5 triệu tấn. Cám gạo thông thường có màu
nâu sang, chứa mỡ, hơi “ nhớt”, nên ít bay bụi. Cám lụa màu trắng. Theo định nghĩa của FAO (Tổ
chức nông nghiêp và thực phẩm Liên hiệp quốc), cám gạo là sản phẩm phụ của quá trình xay xát
thóc gạo, được cấu tạo từ lớp ngoài của hạt gạo với toàn bộ lớp phôi nhũ, mầm. Còn cám lụa là sản
phẩm phụ của quá trình sát gạo, được tạo thành từ lớp trong của hạt và phần nhỏ nhân tinh bột của
hạt gạo. Cám lụa có giá trị dinh dưỡng cao.
Rõ ràng cám có lượng vật chất khô tiêu hóa, protein tiêu hóa không kém ngô, riêng protein
tiêu hóa cao hơn ngô, chỉ kém mỳ. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định trong protein của cám chứa
nhiều chất có hoạt tính sinh học. Hàm lượng lyzin, albumin của cám gạo cao hơn gạo. Cám sau khi
ép lấy dầu (gọi là cám ép), có mầu nâu xẫm, chứa hàm lượng protein cao khoảng trên 15%, có mùi
thơm, nên sử dụng làm nguyên liệu thức ăn cho gà. Nhưng vì năng lượng thấp, xơ cao nên không
nên chiếm tỷ lệ quá 15-20% cho các loại gà.Cám có thể sử dụng trong thức ăn cho ngan, vịt rất tốt.
Kê: Kê là thức ăn hạt, sản lượng không nhiều, chủ yếu được trồng ở vùng đất tận dụng vùng
trung du và vùng núi.Giá trị dinh dưỡng sau ngô:Lượng protein thô 10-11%, mỡ 2,5-3%, xơ biến
động 2,2 (bỏ vỏ) 13,4% (ngiền cả vỏ). Năng lượng trao đổi 2.670-3.100 Kcal/kg. Trong thức ăn hỗn
hợp thường chiếm tỷ lệ 35-40%. Kê có vị thơm ngon. Cám kê được sử dụng làm thức ăn cho gà,

ngan.
Mỳ: Mỳ cũng là loại nguyên liệu thức ăn cơ bản của gia cầm. Ở nước ngoài sử dụng mỳ với tỷ
lệ cao trong thức ăn hỗn hợp: 30-45%. Ở nước ta thường chỉ dùng cho người, vì hầu như không
phát triển nghề trồng mỳ, mạch vì nước ta là nước nhiệt đới, năng suất thấp. Những năm gần đây
nước ta hàng năm thỉnh thoảng có nhập cám mỳ, mạch nhưng với số lượng chỉ vài trăm tấn/năm,
Page 4


dùng trong thức ăn hỗn hợp của gà dò, gà đẻ. Giá trị dinh dưỡng của mỳ cao hơn ngô, đặc biệt hàm
lượng lizin, tryptophan. Tổng vật chất dinh dưỡng tiêu háo 85%; protein thô 12,5%; mỡ thô 1,5-2%;
xơ 2,5; canxi 0,1; photpho tổng số 3,5%; lyzin 0,38; metionin 0,18%; ME 3100 Kcal/kg.
1.2.2. Nguồn protein thực vật.
Bao gồm các loại cây họ đậu là đỗ tương, lạc, đậu mè, đậu xanh …và phụ phẩm khô dầu đỗ
tương, khô dầu lạc khô dầu dừa…Trong các loại đậu, lạc có tỷ lệ protein và các axit amin cao.
Protein trong đậu đỏ 72-75%, cao hơn các hạt hòa thảo, dễ hòa tan trong nước và giàu lyzin nên dễ
tiêu hóa hấp thụ, hàm lượng canxi, kẽm, mangan, đồng trong đậu đỏ cao hơn hạt hòa thảo nhưng
nghèo photpho hơn.
- Đỗ tương: là thức ăn thực vật giầu protein với giá trị sinh học tương đương protein của các
loại thức ăn động vật. Trong đỗ tương có những tác nhân kháng dinh dưỡng, khi chưa được xử lý có
thể tác động mạnh vào đường ruột đoongj vật gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và Sử dụng
chất dinh dưỡng, vì vậy phải qua chế biến.
-Lạc: nước ta có nhiều vùng trồng lạc tốt, tỷ lệ dầu trong lạc cao 48-50%.
Với độ ẩm trên 15% khô dầu lạc dễ bị mốc, giảm chất lượng, có nhiều độc tố nhất là aflattoxin
rất độc cho thủy cầm. Khô lạc, khô vừng là nguồn thức ăn protein từ thực vật có giá trị dinh dưỡng
cao, nó chiếm phần thức ăn chủ yếu cho gà và tỷ lệ khoảng 25-35%; và cũng chiếm khoảng trên
dưới 50% tổng số lượng protein thô trong khẩu phần, khi không có khô dầu đậu tượng.
Khô dầu lạc là thức ăn có giá trị , giá hạ, là nguyên liệu dùng để cân đối tốt lượng protein
trong khẩu phần. Tuy vậy có nhược điểm hay bị lên men mốc và sảm sinh độc tố aflatoxin, hay bị
“ôi” do mỡ còn lại (do không ép kỹ) dễ bị oxy hóa. Vì vậy hạt lạc trước khi đưa vào ép lấy dầu, cần
phơi cho độ ẩm còn 9-10%; để khô dầu cũng chứa độ ẩm như vậy cần bảo quản khô dầu lạc trong

kho khô ráo, mát, tránh bị nấm mốc.
1.2.3. Nguồn protein động vật:
Bao gồm các loại bột cá, bột thịt xương, bột máu protein động vật có đủ các acid amin không
thay thế, khá đầy đủ khoáng chất và nhiều loại vitamin.
Bột cá: là nguồn protein động vật hang đầu có đủ các acid amin cần thiết nhất là lyzin và
methionin cho gia cầm bột cá chế biến từ cá thì giá trị dinh dưỡng cao, chế biến từ phụ phẩm của
nghề cá thì thấp hơn.
Bột cá đắt tiền, cần tính toán câu đối hợp lý pha trôn thức ăn để có giá thành không cao.
Page 5


Bột đầu tôm: là nguồn thức ăn có giá trị tốt cho chăn nuôi ngan vịt, từ phụ phẩm chế biến tôm
xuất khẩu như đầu, càng, xơ, tôm chọn loai.
1.2.4. Thức ăn khoáng và vitamin.
Trong khẩu phần thức ăn nuôi ngan, vịt, ngỗng thì khoáng và vitamin có tỷ lệ ít nhưng rất
quan trong cho sinh trưởng và sinh sản, thừa hoặc thiếu điều bị ảnh hưởng, chậm lớn còi xương
giảm đẻ…
- Nguồn bổ xung khoáng cho gia cầm là các phức hợp chứa canxi photpho, muối amoni Nacl,
muối của khoáng vi lượng
-Thức ăn bổ xung vitamin gồm premix vitamin (hổn hợp nhiều loại vitamin) cho các loại, tuổi
và tính năng sản xuất của gia cầm. Vitamin bao gồm các loại vitamin A, D, E, B1, B2, B12 …
kháng sinh phòng bệnh chống oxy hóa.
-Thuốc bổ sung vào thức ăn: hiện nay trong thức ăn hổn hợp cho gia cầm, ngoài việc cần băng
tốt các vật chất dinh dưỡng: còn bổ sung một số thuốc làm tăng giá trị thức ăn phòng bệnh, kháng
nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh, kích thích sinh trưởng. Những hoạt chất sinh học đó là antibiotit,
antihemi… các anzin, các hoocmon… để chông lại sự phát triển sinh sản của vi trùng gây bệnh. Các
bệnh như bệnh đường ruột…Các anzin làm tăng sự tiêu hóa thức ăn kể cả các vật chất khó tiêu như
chất xơ.
3.3. Công nghệ sản xuất thức ăn cho gia cầm, thuỷ cầm
Thức ăn cho gia cầm, thuỷ cầm nuôi công nghiệp là loại thức ăn được hổn hợp từ các nguồn

nguyên liệu khác nhau, thông qua các công nghệ nghiền, trộn, gọi là thức ăn hỗn hợp dưới dạng bột
hoặc viên. Thức ăn hổn hợp chứa đầy đủ các vật chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh lý phát triển và
sinh sản của gia cầm đem lại hiệu quả cao như: protein, năng lượng, vitamin và chất khoáng. Ngoài
ra còn được bổ sung các chất kích thích sinh trưởng như các enzim, các kháng sinh…
Thành phần các nguyên liệu dùng để phối trộn và nhu cầu thành phần dinh dưỡng cũng không
khác gì so với các loại thức ăn bột, sợi. Về mặt cơ cấu nguyên liệu dùng để sản xuất thường là: bột
cá, bột ngũ cốc, các loại đậu. Về thành phần dinh dưỡng chúng cũng cần chủ yếu là protein, gluxit,

Page 6


lipit,

vitamin,

Tiếp nhận, bảo
quản nguyên liệu

các

khoáng

Làm sạch
nguyên liệu

Trộn sơ
bộ

Đóng gói,


Làm
nguội

bảo quản

Nghiền

Sấy

chất,…

Trộn
đều

Ép viên

Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất thức ăn viên.
3.4. Đặc điểm và yêu cầu kích thước của viên thức ăn chăn nuôi.
Các viên thức ăn chăn nuôi tạo ra có thể có dạng hình trụ, lăng trụ hoặc viên định hình.
Độ dài của viên dược xác định phụ thuộc vào đường kính của viên, thường tỷ lệ giữa độ dài
của viên và đường kính của viên là: (1,3-1,4):1
Bảng 1 trình bày số liệu của công ty Stolz (Pháp) về đường kính của viên đối với một số vật
nuôi.
Bảng 1. Số liệu về đường kính của viên đối với một số vật nuôi.

Loại vật nuôi

Đường kính viên (mm)

Trâu, bò


8

Heo

6

Gà, vịt

4

Tôm, cá

2,5

- độ cứng của viên: độ cứng của viên có vai trò quan trọng, nếu viên quá cứng sẽ tốn công
nhai và đôi khi không tận dụng được nguồn dinh dưỡng mà chúng ta cung cấp cho chúng. Nếu
không đủ độ cứng sẽ dễ bị bể vỡ trong quá trình vận chuyển. Độ cứng còn phụ thuộc vào áp suất ép,
Page 7


đường kính lỗ, chiều dài lỗ khuôn, tính chất của nguyên liệu chế ra nó. Tùy theo đường kính của
viên mà có độ cứng được đánh giá qua lực phá vỡ của viên như sau:
+ Đường kính của viên đến 4 mm chịu lực phá vỡ 50 N.
+ Đường kính của viên đến 8 mm chịu lực phá vỡ 60 N.
+ Đường kính của viên trên 8 mm chịu lực phá vỡ 80 N.
Viên phải có độ bền, chịu được sự rung động, viên đưa vào đóng bao phải có độ ẩm ở chế
độ bảo quản (dưới 14%), và nhiệt độ bền bằng nhiệt độ môi trường. Viên cần có độ đồng đều cao.
Năng suất cảu máy phải cao, chi phí năng lượng riêng phải thấp khoảng 50 kWh/tấn cho viên có
đường kính d = 2,5 mm; 15-20 kWh/tấn cho viên có đường kính d=(6-8) mm.


Page 8


Phần 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1. Chọn dây chuyền công nghệ:

Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm được sử dụng trên thế giới và
ở nước ta nói chung tương tự nhau. Các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ
thường giống nhau về mặt nguyên tắc hoạt động. Tuy vậy thiết bị và dây chuyền sản
xuất của từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riêng và có những đặc tính
kĩ thuật khác nhau.
2.1.1. Đặc điểm công nghệ:

- Công nghệ lựa chọn xếp theo chiều đứng để lợi dụng tính tự chảy của nguyên liệu.
- Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều chuyền khác nhau bao gồm:
♦ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô.
♦ Dây chuyền tiếp nhện và xử lí nguyên liệu mịn.
♦ Dây chuyền định lượng và phối trộn.
♦ Dây chuyền tạo viên và xử lí viên.
♦ Dây chuyền cân và đống bao thành phẩm.
- Toàn bộ dây chuyền thiết bị được điều khiển tự động từ một máy tính trung tâm.
2.1.2. Sơ đồ công nghệ:

Page 9


Nguyên liệu thô

Nguyên liệu mịn


Thùng tiếp liệu

Thùng tiếp liệu

Đĩa nam châm

Đĩa nam châm

Sàng tạp chất

Sàng tạp chất

Thùng chứa

Thùng chứa

Đĩa nam châm

Máy nghiền búa

Thùng tiếp nhận

Cân định lượng

Thùng chứa

Thành phần vi lượng

Máy trộn


Rỉ đường

Page 10


Thùng chứa

Vựa chứa sản phẩm bột

Ép viên

Làm nguội và bẻ vụn

Sàng viên

Vựa chứa sản phẩm viên

Cân và đóng bao

Thành phẩm

Page 11


2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nguyên liệu mà nhà máy sử dụng trong thức ăn hỗn hợp gồm:
- Nguyên liệu thô: ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành.
- Nguyên liệu mịn: cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi lượng khác.
- Nguyên liệu lỏng: rỉ đường.

2.2.1. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu:
2.2.1.1. Mục đích:

- Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất.
- Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho máy.
Sau đó tiến hành xử lí sơ bộ và làm sạch để đưa vào các công đoạn tiếp theo.
2.2.1.2. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô:

a/ Tiếp nhận nguyên liệu:
Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các thiết bị vận
chuyển (gàu tải) đi vào các vựa chứa. Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn năng suất
của gàu cho phù hợp.
b/ Xử lí nguyên liệu:
 Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có lẫn
các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại các tạp chất để không ảnh
hưởng đến công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Sử dụng
nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch.
 Nghiền nguyên liệu:
♦ Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn
đồng đều giữa các cấu tử làm các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều và tăng khả
năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên
làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết hơn giữa các cấu tử thành phần.
♦Thiết bị nghiền: Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ.
♦ Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má nghiền, phá
vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu.
Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng
lớn dến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.
Page 12



2.2.1.3. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu mịn:

a/ Tiếp nhận nguyên liệu: Cũng tương tự như tiềp nhận nguyên liệu thô. Mỗi nguyên
liệu được vận chuyển đến vựa chứa khác nhau.
b/ Làm sạch: Sử dụng nam châm và sàng để tách kim loại và các tạp chất tương tự như
làm sạch nguyên liệu thô.
2.2.2. Dây chuyền định lượng và phối trộn:

- Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho
từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính
xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ nhỏ đồi hỏi
độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ
thể vật nuôi.
- Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối lượng.
- Máy trộn thức thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định
mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành phần
đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều bổ sung chất lượng và mùi vị cho
nhau giữa các thành phần tạo điều kiện súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ
đó tăngn sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn trong mỗi kg thịt tăng trọng.
Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hoá học, sinh học khi
chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh, nhiệm
vụ hoà tan các chất ( hoà tan muối, đường với các chất khác). Quá trình trộn bổ sung rỉ
đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm
tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia
cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường,
tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ
bền của máy.

Page 13



- Thiết bị: dùng máy trộn có bộ phận trộn
quay, thùng chứa cố định. Bộ phận khuấy
trộn của máy là một vít đứng quay trong
thùng chứa.
2.2.3. Dây chuyền tạo viên:

Hình 2.3. Thiết bị tạo viên

2.2.3.1. Mục đích:

- Định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt các hỗn
hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất
lượng dinh dưỡng.
- Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn,
giảm được chí phí bảo quản và vận chuyển.
- Ngoài ra, đối với chăn nuôi gia cầm, cá, tôm việc phân phát và ăn thức ăn viên thuận
lợi hơn về chất lượng và đồng đều, tạo điều kiện cơ giới hoá phân phát thức ăn…
2.2.3.2. Nguyên lí:

Page 14


Hình 5.4. Thiết bị làm lạnh

Bột sau đảo trộn, nạp vào bộ phận tiếp liệu của máy ép viên, được bổ sung một
lượng hơi nước cần thiết tạo cho sản phẩm đạt đến độ ẩm phù hợp với yêu cầu công
nghệ. Sau khi trrộn và làm nóng, bột được đưa vào bộ phận tạo hạt. Thông thường độ
ẩm sẽ tăng từ 13 lên 18%. Hạt ra khỏi khuôn ép có nhiệt độ 50 – 800C, sau đó hạt đưa
xuống làm lạnh và khô bằng không khí ở máy làm nguội lúc đó độ ẩm sẽ giảm từ 18%

xuống còn 14%. Tiếp theo hạt được cắt thành những viên có kích thước phù hợp nhờ
máy bẻ vụn viên, sau đó hạt sẽ đén máy sàng viên. Những viên có kích thước quá nhỏ
đưa trở lại máy ép viên, những viên có kích thước quá lớn đưa trở lại máy bẻ vụn viên,
những viên có kích thước đạt yêu cầu đưa xuống xilo chứa sản phẩm.
2.2.4. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm:

Page 15


Hình 2.5. Cân và đóng bao

Sản phẩm của nhà máy có 2 dạng:
+ Dạng bột.
+ Dạng viên.
Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu
đưa qua công đoạn tạo viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 30 –
50 kg nhờ cân và đóng bao tự động.

Hình 5.6. Viên thành phẩm

Page 16


Phần 3: DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY
THIÊN LÝ HƯNG YÊN
3.1. Sơ đồ tổng quát:
Bản cab
Chú thích:
1. máy bẻ sắn( máy bẻ các nguyên liệu có kích thước lớn)
2. máy hút không khí( 2,2 KW)

3. phễu đổ liệu( nguyên liệu thô)
4. xích tải
5. gầu tải
6. bin
7. vít tải
8. cân điện tử
9. sàng thô
10. bao đựng nguyên liệu thô
11. máy nghiền búa
12. máy nén khí
13. hệ thống bin
14. cân điện tử
15. bể chứa( 5 m3)
16. máy trộn
17. bao thành phẩm
18. hấp ép
19. làm lạnh
20. máy ép viên
21. sàng rung
22. đường chỉ đường đi của nguyên liệu( xi lanh, con vít…)
3.2. Thuyết minh quy trình:
3.2.1. Con đường một: bắt đầu từ nguyên liệu thô
Nguyên liệu đầu thô được cho vào phễu, đối với nguyên liệu có kích thước lớn ví dụ sắn ta đổ
nguyên liệu vào máy bẻ sắn, xung quang phễu đổ liệu có không có bụi và lần nguyên liệu nên ta cần
dùng máy hút. Sau đó nguyên liệu được băng tải xích dịch chuyển đến gầu tải và được đưa lên
thùng chứa nguyên liệu vịt tải đẩy nguyên liệu lên cân điện tử( tại đây nguyên liệu được cân có định
lượng) sau đó nó được xả thẳng xuống bin chứa. Tại đây có hai đường hướng ứng với hai năng
suất khác nhau:



Đường hướng 1: với năng suất 25 tấn lớn nhất:
Vít tải đưa nguyên liệu sau khi được cân định lượng xuống sàng thô nếu nguyên liệu có lẫn
tạp chất, tại đây nguyên liệu được phân loại với những nguyên liệu thô sẽ được chứa vào túi
đựng riêng, nguyên liệu có kích thước đạt yêu cầu sẽ được đưa xuống các bin. Nếu nguyên
Page 17




liệu sạch thì không cần đi qua các phễu mà rơi thẳng xuống các bin luôn. Bêm cạnh các bin
và thùng chứa luôn có hệ thống sàng rung hoạt động theo cơ cấu gõ làm cho nguyên liệu
không dính lại trên máy.
Trước khi nguyên liệu được chuyển vào máy nghiền nó sẽ có hệ thống nam châm hút các
mạt sắt để tránh làm hỏng máy nghiền. bền cạch máy nghiền có máy hút để hút không khí ở
trong máy nghiền. Nguyên liệu sau khi nghiền được vít tải đưa đến đầu kia và được gầu tải
đưa đến hệ thống các bin chứa.
Đường hướng 2: với năng suất 40 tấn lớn nhất
Con đường nguyên liệu đi theo đường hướng 2 tương tự con đường đi theo đường hướng

Nguyên liệu được đưa về các bin chứa, để đảm bảo mọi hoạt động ổn đinh trên các bin có lắp các
hệ thống đèn, đèn báo khi nguyên liệu trên các bin cạn và khi nguyên liệu trên các bin đầy. Theo
yêu cầu mà nguyên liệu trên các bin lấy theo một hàm lượng nhất định nhờ hệ thống cân, cân có hai
chế độ cân nhanh và cân chậm để đảm bảo lượng cân được chính xác nhất. Sau khi cân một loạt các
nguyên liệu cần thiết nhờ hệ thống xilanh tự động nguyên liệu được xả thẳng xuống thùng chứa có
thể tích 5m3. Để đảm bảo cho quá trình vẫn chuyển nguyên liệu xuống ổn định ta luôn có hệ thống
thông gió giữa các khâu và sàng rung đảm bảo nguyên liệu không bị dích trên máy. Cơ cấu xích tải
và gầu tải đưa nguyên liệu về các bin chứa. Theo nhu cầu của khách hàng mà nhà máy sẽ bổ sung
các phụ gia để trộn với nguyên liệu theo tỉ lệ thích hợp của nhà máy. Nếu mật, mỡ thường được đặt
bên dưới mặt đất, nó qua quá trình lọc và sấy rồi được đưa lên cao nhờ các bơm tạo ra sự chênh lệch
áp suất, cho các dòng chảy tự nhiên. Thuốc và nước ta cũng bơm lên cao. Với hàm lượng nguyên

liệu phải bổ sung nhiều ta sẽ đưa nó vào qua các phễu chứa bên ngoài, còn nguyên liệu phụ chỉ cần
bố sung tầm 3 – 5 tạ ta chỉ cần bổ sung trực tiếp vào thùng chứa gần trên máy trộn. Nguyên liệu và
phụ gia được đảo trộn thành một hỗn hợp đống nhờ hệ thống cánh gạt từ trái sang phải, cái suôi
chiều cái ngược chiều. Sau quá trình làm đồng đều nguyên liệu và phụ gia thì hệ thống vít tải và gầu
tại sẽ đưa nguyên liệu theo các con đường hướng khác nhau:





Đường hướng 1: sau khi qua máy ngiền nguyên liệu đảm bảo thì sẽ được gói thu sản phẩm
luôn.
Đường hướng 2: nguyên liệu sẽ đi vào hệ thống máy 1 hoạt động, hệ thống máy 2 sẽ được
nghỉ
Theo các xích tải nguyên liệu được đưa về các bin sau đó được làm chín nhờ hơi bão hòa(
lượng hơi này được tách ẩm hoàn toàn để tránh hiện tượng nguyên liệu bị ẩm ). Sau đó
nguyên liệu được ép thành hình có kích thước xác định. Và được làm lạnh bằng khí tự
nhiên thường là 37oC ± 2oC. Với các vật nuôi nhỏ như gà con… ta sử dụng máy be mảnh.
Sau đó các nguyên liệu qua sàng rung, tại đây nguyên liệu được phân chia thành ba ngả:
nguyên liệu thô kích thước thước lớn cho vào túi chưa riêng, nguyên liệu min được đưa về
hệ thống trước lò hơi, nguyên thành phầm được đem đi đóng gói.
Đường hướng 3: nguyên liệu sẽ đi vào hệ thống máy 2, hệ thống máy 1 không hoạt động.
Mọi đường đi đều giống tương tự hệ thống máy 1.

3.2.2. Con đường hai: nguyên liệu tinh
Nguyên liệu khởi đầu là nguyên liệu tinh có hai đường hướng


Đường hướng 1: với năng suất 300- 700cân
Page 18





Nguyên liệu tinh được đưa về hệ thống bin và hoạt động tương tự như trên
Đường hướng 2: với năng suất 300-400 cân
Nguyên liệu được đưa về sàng tinh, nguyên liệu đạt yêu cầu cho vào hệ thống bin nhỏ, hệ
thống bin này có bổ sung bột đá phù với thức ăn cho gà, ngan, … nó cần bột đá để tiêu hóa
thức ăn..sau đó được cân và đưa đến hệ thống máy trộn và các khâu tiếp theo thì theo con
đường trên.

3. 3. Các máy sử dụng trong dây truyền sản xuất
3.3.1. Phễu đổ liệu
Miêng phễu to, có các tấm gạt làm giảm hiện tượng nguyên liệu bị rơi ra bên ngoài.
3.3.2. Máy hút không khí năng suất 2,2KW
Hút không khí nhiễm bụi xung quanh phễu đổ liệu làm giảm hao phí và tổn thất do mất mát nguyên
liệu.



Cấu tạo: máy nén khí, quạt thổi, tấm lưới
Nguyên lí hoạt động:
Quát hút sẽ hút không khí có nhiễm bụi xung quanh phễu vào thiết bị lên phía trên và đẩy
không khí đi ra ngoài, phía trên của máy có tấm lưới ngăn cho các hạt có kích không thể
thoát ra ngoài không khí. Sau đó dưới tác dụng của máy nén khí tạo ra một áp lực làm cho
các hạt bủi rơi xuống các xích tải, xích tải chuyển nguyên liệu đến khâu khác.

3.3.3. Máy bẻ sắn( dùng với nguyên liệu có kích thước to)
Dùng làm nhỏ các nguyên liệu có kích thước to như sắn… thuận tiên cho các khâu chế biến tiếp
theo




Cấu tạo:
Có hệ thông hai trục, chuyển động ngược chiều nhau, quay với vận tốc khác nhau
Nguyên lí:
khi thiết bị hoạt động, nguyễn liệu rơi vào khoảng không gian giữa hai trục, hệ thống hai
trục này quay ngược chiều nhau, hai lô này có vận tốc khác nhau, tạo ra áp lực ép lên
nguyên liệu làm cho nguyên liệu bị ép nhỏ lại. Làm giảm kích thước của nguyên liệu.

3.3.4. Sàng lọc thô
Phân loại nguyên liệu theo kích thước yêu cầu của nhà máy
3.3.5. Máy nghiền
Làm nhỏ nguyên liệu hơn so với ban đầu và tạo điều kiện cho các khâu chế biến tiếp theo
3.3.5. Máy hút không khí (năng suất 18KW và 22KW)
1. Cơ bản là máy hút với năng xuất 2.2 KW, chỉ khác là nó hút không khí từ máy nghiền. Nó
hỗ trợ nhiên liệu nhanh ra hơn, hút bụi tránh gây tổn thất nguyên liệu ảnh hưởng đến nhà
máy và có chức năng làm mát máy.
Page 19


3.3.6. Hệ thống Bin
Là nơi chứa các nguyên sau khí nghiền, tại đây có thể điều chính tỉ lệ lấy các nguyên để phối trộn
sao cho phù hợp với cầu của khách hàng mong muốn. Trong hệ thống này có các con vít và đèn báo
để bảo hiện khí Bin đầy hoặc khi Bin đã cạn kiệt
3.3.7. Búa rung
Hoạt động như cốc gõ, búa rung lắp vào Bin, nghiền,.. Làm cho nguyên liệu rơi xuống không bám
dinh trên thiết bị.
3.3.8. Máy trộn
Hay gọi là máy xoắn có các tâm gạt đảo ngược chiều, xuôi chiều, đảo sang trái, sang phải, quay với

tốc độ 26 vòng/phút, năng suất 30KW
3.3.9. Lò hơi
Hoạt động năng suất 15 tấn/h, tạo ra hơi bão hòa. Thổi trực tiếp vào, đảm bảo sự đồng đều. Đồng
thời nước không còn trong đó. Lượng hơi thổi phụ thuộc vào lượng nguyên liệu( nhiệt độ từ 6895oC)
3.3.10. Máy làm lạnh
Làm lạnh bằng khí tự nhiên cho tới khi nhiệt độ đạt 37oC thông qua thiết bị xiclon
3.4.11. Máy bẻ mảnh
Làm nhỏ kích thước sao cho phù hợp với kích thước của vật nuôi như gà con, ngan con,…
3.3.12. Sàng rung
Phân loại nguyên liệu theo bôn con đường, với các nguyên liệu bột thì nó sẽ đi theo đường ống hồi
lưu lại máy, nguyên liệu thô với kích thước lớn thì cho ra các bao đựng, các nguyên liệu đạt yêu cầu
thì nó sẽ đi theo con đường đến hệ thống bao gói.
3.3.13. Cơ cấu vít tải, xích tải, gầu tải
Giúp vận chuyển nguyên liệu đến vị trí thích hợp, đưa nguyên liệu từ vị trí thấp đến vị trí cao. Thiết
bị được gắn với một động cơ tạo ra lực để thiết bị vận chuyển hoạt động.
3.3.15. Thiết bị đóng gói
Định lượng một lượng sản phẩm nhất định vào bao bì. Nó được điều khiển bằng cơ cấu xilanh, thực
hiện quá trình đóng xả, cho nguyên liệu rơi tự do

Page 20


Phần 4: GIỚI THIẾU MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY
THỨC ĂN CHĂN NUÔI THIÊN LÝ HƯNG YÊN
4.1. Máy nghiền
4.1.1. Mục đích
Làm thay đổi kích thước hình dạng của nguyên liệu, làm cho kích thước của nguyên liệu nhỏ hơn
ban đầu. Tạo điều kiện cho quá trình khác
4.1.2. Cấu tạo
Sơ chế nguyên liệu có dầu dùng để trích ly cần đạt các yêu cầu sau đây: nguyên liệu được phá vỡ

cấu trúc tế bào đến mức tối đa (giải phóng các ống dẫn dầu), bột không ở dạng dính, vón, dễ dàng
tách ra khỏi dung môi, hấp phụ dung môi với lượng không đáng kể, nhưng dễ dàng và nhanh chóng
thấm ướt dung môi, dung môi thẩm thấu tự do vào nội tâm các hạt xốp. Để có được những tính chất
như vậy, bột đem trích ly phải được xử lý theo đúng quy trình.Để xử lý khô dầu ép sơ bộ trước khi
đem trích ly chủ yếu là nghiền
4.1.3. Nguyên lí hoạt động

Trục tiếp liệu (1) cuộn các mảnh khô dầu và khe trục và tấm chặn (2) rơi xuống sán nam châm
điện (3) để tách các tạp chất sắt. Khô dầu xuống nam châm điện được chia làm 2 phần: phần lọt
sàng coi như đã nhỏ, được lấy ra khỏi máy, phần không lọt sáng rơi xuống bộ cánh búa (4) của máy
nghiền để đập nhỏ cho đến khi đủ mức lọt qua sàng (5).
Nguyên liệu được đưa đến cửa vào phía trên của thiết bị nghiền. Nhờ động cơ có cánh nghiền.
Nguyên liệu được băm và ép vào má nghiền. Qua các lỗ nhỏ trên má nghiền, nguyên liệu ra ngoài
theo cửa ra ở phía dưới vào phễu . Được một trục vít vận chuyển từ đầu sang cuối trục vít
4.2. Máy ép viên

 Cấu tạo
Cụm máy ép tạo viên gồm có: Bộ phận cấp cấp liệu (dạng trục vít), bộ phận trộn ẩm, hệ
thống truyền động, động cơ điện, thiết bị bảo hiểm điện, thiết bị bôi trơn, nam châm, đồng hồ đo
Page 21


nhiệt độ ở bộ phận trộn ẩm, bộ phận điều tiết độ ẩm, hệ thống nồi hơi cùng với ống dẫn và van
các loại hợp thành

Sơ đồ cấu tạo của cụm máy ép
1,3. Móc cáp; 2. Bệ máy;4. Nam châm; 5. Máng
xuống liệu;6. Buồng tạo viên; 7. Nắp; 8. Hộp
truyền động chính; 9. Động cơ điều tốc; 10.
Hộp giảm tốc; 11. Phiễu;12. Cửa xuống liệu; 13.

Vít cấp liệu; 14. Máy trộn; 15. Hộp giảm tốc;
16. Động cơ điện; 17. Công tắc hành trình; 18.
Khớp nối; 19. Động cơ chính; 20. Công tắc
hành trình; 21. Hệ thống bôi trơn.

Page 22


 Bộ phận cấp liệu:
Có chức năng đưa liên tục hỗn hợp bột khô xuông máy trộn ẩm. Máy cấp liệu có trục vít tải,
khớp nối và động cơ điện điều tiết tốc độ bằng biến tần động cơ này có thể điều chỉnh vòng quay
trục vít từ 30v/p đến 130v/p cấu tạo trục, cánh vít và vỏ vít đều làm bằng thép không rỉ. Máy cấp
liệu có tác dụng điều phối hỗn hợp bột giữa thùng chứa với máy trộn ẩm, nó có ảnh hưởng đến
năng suất trộn và năng suất ra viên theo yêu cầu. Khi nguyên liệu bị ngăt thì vít cấp liệu có chức
năng cản trở dòng hơi nước xoay từ máy trộn ngược đến thùng chứa liệu.
Căn cứ vào yêu cầu của sản suất mà đường kính trục vít thường trong khoảng 150 – 460 mm
động cơ lắp khoảng 1,1 - 40 kW

Cấu tạo của vít cấp liệu
 Bộ phận trộn ẩm
Gồm có trục, cánh trộn, ổ đỡ và bộ phận truyển động đai hình thang. Nhiệm vụ của máy trộn là
từ bột khô được bổ sung hơi nước vào rồi đảo và làm mềm, khiến cho nguyên liệu hấp thụ đầy
đủ lượng nhiệt, nước và dịch thể đạt được yêu cầu tạo viên rồi vận chuyển tới máy ép tạo viên.
Máy trộn kiểu cánh có loại 1 cấp , 2 cấp và nhiều cấp. Nhưng máy trộn kiểu cánh 1 cấp là loại
máy trộn hiện tại được sử dụng rỗng rãi nhất. Vòng quanh trục chính của máy trộn nói chung
chia làm 2 cấp 125 vòng/phút gọi là tốc độ thấp, từ 125÷500vòng/phút gọi là tốc độ cao. Thông
thường máy trộn 1 cấp có vòng quay 300÷375vòng/phút và thời gian trộn 10 ÷ 15 giây. Còn với
máy trộn nhiều cấp thì thời gia trộn dài hơn. Trục cánh trộn và vỏ máy đều chế tạo bằng thép
không rỉ.


23


Cấu tạo của bộ phận trộn.
Ổ đỡ; 2. Bích; 3. Buồng trộn; 4. Trục trộn; 5. Nắp đậy; 6. Trục ra của máy giảm tốc; 7. Động
cơ điện với hộp giảm tốc.

 Buồng ép viên:
Máy ép tạo viên gồm có trục đặc trong, trục rỗng bao ở ngoài, nghĩa là 2 trục lồng vào nhau.
Trục rỗng có 2 ổ bi, vòng ngoài của ổ bi lắp vào 2 thân ổ lắp chặt vào thành máy. Một đầu trục
có mặt bích để lắp khuôn ép. Khi trục rỗng quay thì khuôn ép quay theo, tốc độ quay của khuôn
phải căn cứ vào đặc tính của nguyên liệu và căn cứ vào đường kính của viên để chọn cho phù
hợp.

24


Sơ đồ nguyên lý làm việc của buồng ép.
1. Khuôn ép; 2,16. Bulông kẹp chặt; 3,15. Quả lô ép; 4,7,10,13. Đai ốc chống nới lỏng;
5,8,11,12. Bulông điều chỉnh; 6,14. Bánh răng điều tiết; 9. Dao gạt liệu vào; 7. Dao cắt viên;
18: Viên; 19: Khu vực vật liệu để tạo viên.
4.3. Cyclon

25


×