Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn quản trị tài chính phân tích đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần nhựa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.79 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------

BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ
TÀI CHÍNH

Đề tài: “ Phân tích đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần Nhựa
Việt Nam “

Giảng viên
Lớp

: TS.Lê Đức Hoàng

: CH26P_ Cuối Tuần

Sinh viên thực hiện

:
12345-

Nguyễn Thị Hải Yến
Cao Quý Dương
Nguyễn Thị Minh Tú
Nguyễn Thành Nam
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hà Nội, tháng 06 năm 2018



MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 3
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM.................3
1.Đặc điểm về ngành.......................................................................................................3
2.Giới thiệu về công ty....................................................................................................4
a.Lịch sử hình thành........................................................................................................4
a.Ngành nghề kinh doanh chính......................................................................................5
3.Vị thế của công ty trong ngành.....................................................................................6
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁC BÁO CÁO TÀI
CHÍNH................................................................................................................................ 7
1. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán.......................7
2. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh................................................................................................................................. 10
3. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua báo lưu chuyển tiền tệ..................12
III. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2017.................................................13
1. Các hệ số thanh toán......................................................................................................13
2. Các hệ số về khả năng hoạt động...................................................................................13
3. Các hệ số về cơ cấu tài chính.........................................................................................14
4. Các hệ số về doanh lợi...................................................................................................15
5. Các hệ số về giá thị trường............................................................................................15
IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XU HƯỚNG HỆ SỐ TÀI CHÍNH VÀ ĐƯA RA DỰ BÁO
5 NĂM.............................................................................................................................. 15
1. Nhận xét chung.............................................................................................................. 15
2.Nhiệm vụ và giải pháp hoàn thành kế hoạch..................................................................16
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................................18

2



LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như vũ bão hiện nay, sự gia tăng
không ngừng của năng lực sản xuất và quá trình hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu hoá
đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho những doanh nghiệp tham gia
trên thị trường. Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế đó, các doanh nghiệp
cần phải nỗ lực không ngừng, phát huy nội lực, đồng thời có những giải pháp và hướng đi
đúng đắn. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xử lý hàng loạt các vấn đề
tài chính như: huy động vốn bằng cách nào, sử dụng vốn ra sao hay phân phối doanh thu
lợi nhuận như thế nào…Do đó, việc tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài
chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính là hết sức cần thiết để có thể đánh
giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản
xuất kinh doanh, xác định được xu hướng phát triển của doing nghiệp, tìm ra những bước
đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Phân tích tài chính là một công cụ quan
trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung. Để hiểu rõ hơn về vai trò của phân tích tài chính, nhóm chúng tôi thực
hiện tiểu luận: “Phân tích - đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần Nhựa
Việt Nam”.
I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT
NAM

1. Đặc điểm về ngành.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành
vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế
được là gỗ, kim loại, silicat v.v. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò
quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia.
Ngành nhựa phụ thuộc gián tiếp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế
Đặc thù các sản phẩm ngành nhựa phục vụ cho các ngành xây dựng, công nghiệp, nông

nghiệp, bưu chính viễn thông...Theo đó, sự tăng trưởng phát triển của ngành Nhựa gắn
liền với tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ
xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình dân cư có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tiêu thụ các sản phẩm nhựa.
Sản lượng ngành Nhựa có mức tăng trưởng cao qua các năm

3


Trong hơn mười năm qua, ngành Nhựa Việt Nam được phát triển với tốc độ khá nhanh
với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15 – 30%. Đây có thể nói là một mức phát triển khá
ấn tượng đối với một ngành công nghiệp vẫn còn non trẻ.
Trong đó, 2 nhóm ngành đem lại giá trị kinh tế cao gồm nhóm sản phẩm vật liệu xây
dựng và nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật cao đều có mức tăng khá ở mức 125% và 128%
tương ứng trong giai đoạn 2005-2010. Qua đó, cho thấy tiềm năng phát triển ngành Nhựa
ở Việt Nam như hiện nay là rất lớn.
Giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt trên 3 tỷ USD
Theo thông tin từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), trong năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu
ngành nhựa Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2016.
Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu nhựa được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 1215% trong năm 2018. thị trường xuất khẩu chính của ngành nhựa Việt Nam trong năm
2018 vẫn là Nhật Bản và Mỹ. Bên cạnh đó, các thị trường khác như Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Myanmar… cũng là những thị trường xuất khẩu mới của ngành nhựa trong
thời gian tới.
Biến động giá dầu thế giới và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí NVL đầu vào
Rủi ro hoạt động cao do 80%-90% nhu cầu nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập
khẩu, giá nguyên liệu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu thô trên thế giới và tỷ giá hối
đoái. Nếu tỷ giá tăng thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo , nếu tình
hình này kéo dài lâu và doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục thì phải chịu những
ảnh hưởng lớn đến giá nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm và làm giảm hiệu quả hoạt
động và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp trong nước không cao
Mức độ cạnh tranh khác nhau ở những khu vực khác nhau do sự phân bổ không đồng đều
của các doanh nghiệp trong cả nước. Khoảng 76% các doanh nghiệp trong ngành tập
trung ở khu vực phía Nam, nên khu vực này có mức độ cạnh tranh cao hơn hẳn so với
khu vực miền Bắc và miền Trung. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa đều có
những sản phẩm đa dạng và ở những phân khúc thị trường khác nhau và những khách
hàng truyền thống riêng nên sự cạnh tranh trực tiếp là rất thấp.
Qua đó ta thấy ngành nhựa có tiềm năng tăng trưởng tốt, hiệu quả hoạt động cao, rủi ro
tài chính thấp nhưng rủi ro hoạt động cao.
4


1. Giới thiệu về Công ty.
a. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Nhựa Việt Nam (tiền thân của Công ty CP Nhựa Việt Nam) là đơn vị trực thuộc
Bộ Công nghiệp được thành lập từ những năm 70, quá trình hình thành và phát triển của
Công ty như sau:
Tháng 3/1976 Công ty tạp phẩm (tiền thân của Công ty Nhựa Việt Nam) được thành lập
với các sản phẩm chủ yếu bao gồm sản phẩm nhựa, da giầy, chất tẩy rửa, kim khí tiêu
dùng, văn phòng phẩm…
Để đáp ứng nhu cầu phát triển phù hợp với tình hình đổi mới của nền kinh tế, năm
1987, Công ty tạp phẩm đã được Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 421/CNn-TCCB
ngày 01/12/1987 đổi tên thành Liên hiệp các xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm. Sản phẩm
chính của Liên hiệp là sản phẩm nhựa, kim khí tiêu dùng, văn phòng phẩm.
Năm 1989, Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 437/CNn-TCLĐ ngày 11/11/1989
đổi tên Liên hiệp các Xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm thành Liên hiệp Sản xuất – Xuất nhập
khẩu nhựa và lấy tên giao dịch là VINAPLAST.
Năm 1995, Liên hiệp Sản xuất – Xuất nhập khẩu nhựa được đổi tên thành Công ty
Nhựa Việt Nam.
Năm 1996, Đảng và Nhà nước thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống quản lý kinh tế

và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước để hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, Tổng
Công ty Nhựa Việt Nam được hình thành tại Quyết định số 1189/QĐ-TCCB ngày
07/5/1996 bao gồm các doanh nghiệp Nhựa Nhà nước trực thuộc Trung ương với tên giao
dịch vẫn được giữ nguyên là VINAPLAST, trong đó Công ty Nhựa Việt Nam là đơn vị
nòng cốt để hình thành nên Tổng Công ty và thay thế Bộ Công nghiệp thực hiện vai trò
quản lý ngành.
Năm 2003, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiến hành cổ phần hoá
các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phù hợp với
tình hình mới của nền kinh tế, Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 72/2003/QĐ-BCN
ngày 06 tháng 5 năm 2003 thành lập Công ty Nhựa Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Văn
phòng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (cũ), được kế
thừa các nghĩa vụ, quyền lợi của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.
Ngày 23/09/2008 VINAPLAST chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần với vốn
điều lệ là 198.000.000.000 đồng. Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số

5


0300381966 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 23/09/2008 và
đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 09/07/2016.
b. Ngành nghề kinh doanh chính.
Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam hoạt động chủ yếu Sản xuất các sản phẩm bao bì, phụ
tùng, linh kiện nhựa phục vụ cho các ngành công – nông – ngư nghiệp, giao thông vận
tải, xây dựng, bưu chính viễn thông và dân dụng như:
– Bao bì màng phức hợp, màng co, màng căng, màng kéo… bằng nguyên liệu nhựa
LDPE, HDPE, BOPP PVC, PP,…có in, không in, cắt định hình, dạng cuộn hay tờ rơi,
một lớp hoặc ghép nhiều lớp, in 1 đến 8 màu.
– Màng BOPP
– Màng nhôm cho nước ngọt, rượu bia, bánh kẹo
– Tấm Polycarbonate dùng trong xây dựng (tấm lấy sáng PC), tấm PE, PP và dây đai PET

– Túi siêu thị, túi đựng rác,…
– Chai PET, can, bình, két đựng bia nước ngọt các loại.
– Phụ tùng, chi tiết nhựa phục vụ cho ngành lắp ráp xe hơi, xe máy, thiết bị điện – điện
tử.
– Các sản phẩm nhựa gia dụng
– Chế tạo khuôn mẫu, trục in và phụ tùng ngành nhựa.
2. Vị thế của Công ty trong ngành.
Tuy không phải tên tuổi lớn trong ngành nhựa, nhưng với những sản phẩm chính là
những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống, VNP vẫn làm ăn có lãi và có chỗ đứng trong
ngành. Với việc chọn sản phẩm chính không phải ống nhựa, VNP đã tránh được sự cạnh
tranh của hai ông lớn ngành nhựa đó là Bình Minh và Tiền Phong. Với chiến lược kinh
doanh như hiện tại, cùng với tiềm năng phát triển tốt của ngành nhựa, VNP sẽ có cơ hội
đầy hứa hẹn để phát triển thị trường trong nước và nước ngoài.

6


II.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁC BÁO
CÁO TÀI CHÍNH

1. Bảng cân đối kế toán
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
Tổng cộng tài sản
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
Lợi ích của cổ đông thiểu số

Năm 2014
249,0
22
18,8
24
41,7
00
103,6
93
72,3
65
12,4

40
335,8
73
110,5
57

Năm 2015
207,1
85
8,0
70
39,0
00
90,4
37
62,6
87
6,9
91
242,4
05
73,1
96

Năm 2016
186,4
52
10,4
24
41,1

50
72,7
18
55,5
00
6,6
59
257,6
87
62,9
75

Năm 2017
236,4
09
54,3
04
40,9
00
87,7
35
50,6
31
2,8
38
218,6
40
28,8
69


162,1
74
584,8
95
551,1
15
391,3
50
159,7
66
26,1
93
194,2
89

145,0
97
449,5
90
406,5
93
327,5
40
79,0
54
42,9
97
194,2
89


170,7
33
444,1
38
375,4
91
317,4
93
57,9
97
68,6
48
194,2
89

158,9
65
455,0
50
326,6
61
277,8
04
48,8
57
128,3
88
194,2
89


(170,0
39)
7,5
86

(152,0
88)

(125,9
60)

(66,21
5)

7


Tổng cộng nguồn vốn

584,8
95

449,5
90

444,1
38

455,0
50


a. Cơ cấu tài sản:

H1: Biểu đồ cơ cấu tổng tài sản của VNP từ năm 2014 - 2017
Từ năm 2014 đến năm 2016, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng tài
sản, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn
giảm nhẹ từ 249,022 vào năm 2014 xuống còn 186,452 năm 2016 và năm 2017 tăng lên
236,409 triệu đồng. Năm 2017 chứng kiến sự thay đổi tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng
cao hơn tài sản dài hạn. Ta thấy tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn có xu hướng giảm
dần qua các năm. Năm 2017 tài sản dài hạn 218,640 trong khi đó con số này vào năm
2014 là 335,873. Thêm vào đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạn luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn so với tài sản cố định. Nhìn chung tổng tài sản có xu hướng giảm từ 2014 đến
2015 và hầu như giữ nguyên 3 năm sau đó.

8


H2: Biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn của VNP từ năm 2014 - 2017
b. Cơ cấu nguồn vốn:

H3: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của VNP từ năm 2014 - 2017
Từ năm 2014 đến 2017, nợ phải trả và nợ ngắn hạn có xu hướng giảm trong khi vốn chủ
sở hữu tăng. Do đó, tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng như tổng nợ trên tổng tài
sản nhỏ. Điều này cho thấy công ty có tỷ lệ nợ dài hạn rất thấp, tình hình tài chính lành

9


mạnh, rủi ro do mất khả năng thanh toán là rất khó xảy ra. Điều này cho thấy công ty sử
dụng đòn bẩy tài chính hợp lý và an toàn.


BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH
DOANH

Năm 2014

Năm
2015

Năm 2016

Năm 2017

Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

696,765

447,786

236,034

213,901

Giá vốn hàng bán

661,574

418,195


228,625

204,062

35,191

29,591

7,409

9,839

6,775

23,563

8,987

3,098

Chi phí tài chính

33,432

23,328

15,773

22,170


Chi phí bán hàng

9,972

6,534

5,598

4,175

31,591

18,890

671

36,682

(33,028)

19,398

29,897

(5,267)

1,298

1,292


(791)

82,653

Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính

Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận khác
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên
kết liên doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế

(30,716)

2,069

29,106

77,385

Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp

(31,407)


20,211

20,211

60,271

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông
Công ty mẹ

(31,796)

20,202

28,884

60,265

(1,617)

1,040

1,487

3,102

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ)

1,015

2. Báo cáo kết quả kinh doanh


10


H4: Biểu đồ kết quả kinh doanh của VNP từ 2014-2017
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
mạnh từ 696,765 triệu đồng vào năm 2014 xuống 213,901 triệu đồng vào năm 2017.
Cùng với đó, giá vốn hàng bán cũng nằm cùng xu hướng giảm. Do đó, lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm mạnh gần 4 lần trong 4 năm từ hơn 35 tỷ xuống
chỉ còn hơn 9 tỷ năm 2017. Doanh thu hoạt động tài chính Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp lại có dấu hiệu tích cực, từ việc lỗ gần 31 tỷ đồng vào năm 2014;
2015 VNP đã có lãi hơn 20 tỷ và con số này tăng gấp đôi vào năm 2017.
Lý do cho việc lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước không phải đến từ kinh doanh
các sản phẩm nhựa mà là do doanh thu hoạt động tài chính tăng cao so với cùng kỳ năm
trước. Chủ yếu là do khoản cổ tức nhận được từ các công ty con, công ty liên doanh liên
kết. Bên cạnh đó, trong năm công ty có thu nhập từ việc chuyển nhượng tòa nhà cũng góp
phần làm cho lợi nhuận tăng.

11


3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Doanh thu
thuần về
BH &
Lưu chuyển tiền tệ CCDV
Năm 2014

696,765


Năm 2015

447,786

Năm 2016

236,034

Năm 2017

213,901

Giá vốn
hàng bán
661,57
4
418,19
5
228,62
5
204,06
2

Lợi nhuận
gộp về BH &
CCDV
35,191
29,591
7,409
9,839


Lợi nhuận
Doanh thu
(lỗ) sau
hoạt động tài
thuế
chính
TNDN
6,77
(31,
5
407)
23,56
20,
3
211
8,98
20,
7
211
3,09
60,
8
271

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh có dòng lưu chuyển biến động thất thường qua
các năm. Từ -916 triệu đồng vào năm 2014, giảm mạnh xuống -41,198 vào năm 2015,
nhưng lại tăng đột biến đến 80,271 năm 2016 sau đó quay trở lại giảm vào năm 2017 còn
-18,785 triệu đồng.
12



Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư có xu hướng dương với chỉ 1,782 triệu đồng năm
2014, tăng hơn 40 lần vào năm 2015 (46,192 triệu đồng), sau đó năm 2016 giảm 1 nửa
còn 19,654 triệu đồng. Năm 2017 công ty có dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
tăng gần gấp 4 lần so với năm 2016 lên tới 82,960 triệu đồng.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính có xu hướng âm qua các năm vì công ty phải chi
tar nợ gốc vay. Năm 2014 là -20,518 triệu đồng, năm 2015 là -15,741 triệu đồng, năm
2016 là -97,580 triệu đồng và năm 2017 là -20,318 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến
động trong tiền thu từ đi vay giảm dần qua các năm.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2014 và 2015
lưu chuyển tiền thuần mang dấu âm nhưng đến 2017 và 2017 đã có sự tăng trưởng mạnh
mẽ.
Tiền và tương đương tiền đầu kì đều dương nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ. So với năm
2014, số liệu chỉ ra là 38,497 triệu đồng thì đến năm 2017 con số này là 10,424 triệu
đồng.
Trong các dòng tiền vào, dòng tiền chiếm tỉ trọng cao nhất là Tiền thu từ thanh lý,
nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác và tiền thu từ đi vay. Đối với các dòng tiền
ra, dòng tiền để chi trả nợ gốc vay có tỉ lệ cao nhất.
III.

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2017

1.Phân tích đánh giá khả năng thanh toán: (tỷ số thanh toán)
Khả năng thanh toán
Chỉ số thanh toán ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán lãi vay

0.85

0.66
8.47

Nhận xét: Khả năng thanh toán ngắn hạn ở dưới mức an toàn (<1). Doanh nghiệp
đang sử dụng nhiều khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Tỷ lệ nợ dài
hạn rất cao trên bảng cân đối kế toán cũng phản ánh vấn đề này.
Tuy nhiên trong trường hợp cần chuyển đổi tài sản để thanh toán nhanh các khoản nợ
ngắn hạn thì doanh nghiệp vẫn có khả năng đáp ứng do tỷ lệ tiền và các tài sản có khả
năng chuyển đổi nhanh trong ngắn hạn ở mức độ an toàn (>0.5)
Với chỉ số thanh toán lãi vay rất cao (8.47), doanh nghiệp luôn đảm bảo mức độ lợi
nhuận và khả năng trả lãi vay hàng năm
13


1. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân
183.56
Vòng quay hàng tồn kho
4.06
Vòng quay tổng tài sản
0.47
Vòng quay tài sản cố định
6.02
Vòng quay vốn
0.91
Nhận xét: Thời gian thu tiền bình quân ngắn giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng
thanh toán bằng tiền mặt trong ngắn hạn.
Vòng quay hàng tồn kho ngắn cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn
kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên trong điều kiền nhu cầu thị trường tăng đột

biến, doạnh nghiệp có khả năng gặp tình trạng không có đủ hàng hóa do hàng tồn kho
không nhiều.
Với mỗi đồng đầu tư vào tổng tài sản, doanh nghiệp chỉ tạo ra đc 0.47 đồng doanh
thu. Nhiều khả năng doanh nghiệp đang bị thâm dụng vốn.
Tỷ lệ tạo doanh thu trên tài sản cố định của doanh nghiệp rất cao, tuy nhiên đây là do
tài sản cố định của doanh nghiệp rất thấp, phần lớn tài sản của doanh nghiệp nằm
trong nợ phải thu và đầu tư tài chính.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tương đối tốt khi hầu như vốn
đầu tư vào tài sản cố định có thể tạo ra doanh thu.
2. Tỷ số cơ cấu tài chính:
Cơ cấu tài chính
Hệ số nợ
Hệ số tự tài trợ
Hệ số tài sản cố định
Hệ số đòn bẩy tài chính

0.72
0.28
0.28
3.52

Nhận xét: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp ở trong vùng chấp nhận được,
doanh nghiệp biết cách khai thác đòn bẩy tài chính thông qua vay vốn, nhưng vẫn có
khả năng tự chủ tài chính ở mức tương đối.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm khoảng 28% tổng tài sản. Trong trường hợp
gặp tổn thất trong kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có khả năng tự chủ tài chính và bù
đắp tổn thất bằng cách dùng vốn chủ sở hữu.
14



Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm các
khoản vay sẽ có ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ ROE do chi phí lãi vay sẽ chiếm tỷ trọng
cao
3. Tỷ số doanh lợi: (ROS, ROA, ROE)
Tỷ số sinh lời
ROS
28.51%
ROA
13.43%
ROE
47.22%
Nhận xét: Tỷ lệ lợi nhuận biên của doanh nghiệp tuy cao, nhưng thực tế phần lớn lợi
nhuận biên đến từ các hoạt động tài chính và thu nhập khác. Lợi nhuận ròng của
doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh chính rất thấp do giá vốn hàng bán quá cao.
Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp chưa tốt.
Do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao (hệ số nợ cao), vì vậy khả năng sinh
lời trên vốn chủ sở hữu cũng cao, tuy nhiên tỷ lệ sinh lời này sẽ giảm nhiều khi doanh
nghiệp gia tăng các khoản vốn vay.
4. Tỷ số giá thị trường: (EPS, P/E)
Tỷ số giá thị trường
EPS
P/E

3.1
2.29

Nhận xét: Với mỗi đồng vốn đầu tư vào cổ phần của doanh nghiệp sẽ tạo ra hơn 3
đồng thu nhập. Tuy nhiên cổ phiếu của doanh nghiệp đang được đánh giá cao hơn khả
năng sinh lời của cổ phiếu. Điều này khiến cho việc đầu tư vào cổ phiếu của doanh
nghiệp phải đi kèm với kỳ vọng cao và rủi ro cao. Nhà đầu tư cần cân nhắc khi đầu tư

vào doanh nghiệp.
V.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XU HƯỚNG HỆ SỐ TÀI CHÍNH VÀ ĐƯA RA DỰ
BÁO 5 NĂM
1. Nhận xét chung.
Nhìn chung, xu hướng của các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và về khả năng sinh
lời đều tăng so với năm 2016.

15


-

-

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tăng cho thấy Công ty luôn duy trì tỷ lệ tiền
mặt cao. Hệ số thanh toán ngắn hạn tăng từ 0,5 lên 0,8 trong năm 2017. Hệ số
thanh toán nhanh tăng từ 0,4 lên 0,7 trong năm 2017.
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đều tăng so với năm 2016 cho thấy công ty kinh
doanh có hiệu quả.

-

Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn giảm so với năm 2016 cho thấy Công ty luôn duy trì tỷ
lệ nợ vay thấp. Cụ thể, hệ số nợ/ Tổng tài sản giảm từ 0,9 năm 2016 xuống còn 0,7
năm 2017 và hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu giảm từ 15,7 trong năm 2016 xuống còn
3,2 năm 2017.

-

Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động chênh lệch không nhiều so với năm 2016. Cụ

thể, số vòng quay hàng tồn kho tăng không nhiều từ 5,8 vòng năm 2016 lên 6,7
vòng năm 2017 cho thấy Công ty luôn duy trì tỷ lệ hàng tồn kho ổn định để có thể
chủ động được chi phí nguyên vật liệu đầu vào tránh rủi ro từ việc tăng giá có thể
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty.

Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VNP trong 5 năm qua,
nhóm có thể đưa ra 1 số nhận định sau:
-

VNP có sự tăng trưởng tốt trong vòng 3 năm trở lại đây, sau 2 năm 2013 và 2014
hoạt động kinh doanh không hiệu quả. ROA và ROE có sự tăng trưởng đều trong 3
năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2017, ROA và ROE tăng đột biến so với năm
2016. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự tăng đột biến này lại không đến từ khả năng
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà phần lớn đến từ việc chuyển
nhượng Tòa nhà 39A Ngô Quyền. Cũng trong năm 2017, doanh thu Công ty tuy
có tăng so với 2016 (tăng 1,16%) nhưng chỉ đạt 77,15% so với kế hoạch tại kỳ họp
ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, nguyên nhân là do:
+ Do giá nguyên liệu nhựa biến động khó lường nên hạn chế hàng tồn kho, giảm
thiểu việc ứ đọng vốn Công ty phải cân nhắc để có kế hoạch nhập nguyên liệu phù
hợp
+ Công ty chú trọng vào việc thu hồi công nợ, giảm số ngày cho khách hàng nợ,
ưu tiên việc bán thu tiền ngay nên doanh thu bán hàng giảm so với năm trước.

Trong vòng 5 năm tới, Công ty vẫn phải chịu hậu quả từ việc đầu tư máy móc thiết bị
bằng nguồn vốn ODA do phải xuất hóa đơn tiền cho thuê máy móc thiết bị ODA
nhưng không thu được của các đơn vị thuê này. Vì vậy, riêng chi phí trích lập dự
16


phòng nợ phải thu khó đòi ODA và đánh giá chênh lệch tỷ giá khoản vay ODA là hơn

26 tỷ đồng. Vì vậy, việc đầu tư không có hiệu quả, các đơn vị thuê không có doanh
thu từ việc thuê thiết bị mang lại nên không có khả năng trả nợ. Hầu hết các đơn vị
thuê đều đề xuất trả lại thiết bị: CTCP Nhựa Bắc Giang, CTCP Nhựa Thăng Long,
CTCP Nhựa Tân Phú, CTCP Nhựa Vân Đồn, CTCP Nhựa Việt Phước.
Vì vậy, dự kiến kế hoạch trong 5 năm tiếp theo, Công ty vẫn phải chịu lỗ một khoản do
phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi ODA (chưa kể đến việc ảnh hưởng của
chênh lệch tỷ giá ODA trong trường hợp tỷ giá tăng)
2. Nhiệm vụ và giải pháp hoàn thành kế hoạch
- Tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, trước mắt đẩy mạnh kinh doanh
nguyên liệu nhựa, kinh doanh mảng BOPP, kinh doanh chuỗi cách điện và sản xuất
két nhựa. Đẩy mạnh công tác dự báo, nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược
kinh doanh hiệu quả, trong đó cân đối với nguồn vốn để thu được lợi nhuận cao nhất.
- Thực hiện một số dự án đầu tư mới sản phẩm có thể sản xuất, tiêu thụ trong nước để
thay thế hàng nhập khẩu hoặc các sản phẩm kỹ thuật cao, tận dụng được nguồn phế
liệu để sử dụng lại như một nguồn nguyên liệu nhựa trong sản xuất sản phẩm nhựa
với suất đầu tư nhỏ, có hiệu quả trên cơ sở cân đối được các nguồn vốn, nhu cầu thị
trường và tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có.
- Trình xin ý kiến Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đối với những tồn tại
trước đây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như xin xử lý rủi
ro đối với khoản nợ ODA của Chính phủ Trung Quốc do sử dụng không có hiệu quả
khoản vay này; xử lý chênh lệch tỷ giá; giãn khấu hao ODA,…
+ Triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác thu đòi công nợ + Trình xin ý kiến các cấp
có thẩm quyền thoái vốn tại một số đơn vị như Công ty CP Nhựa Youl Chon Vina,
Công ty Cổ phần Nhựa Vân Đồn với mục tiêu:
 Giảm bớt tình trạng mất cân đối về tài chính
 Thu hồi vốn
 Giảm dư nợ
 Giảm chi phí lãi vay
17



 Giảm dự phòng đầu tư tài chính
 Để Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn
- Quản lý chặt chẽ công tác bán hàng - thu hồi nợ; Thực hiện chính sách tiết kiệm các
loại chi phí, nhất là chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
- Tiếp tục rà soát sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả; đào tạo cũng như tuyển
dụng, bổ sung thay thế lao động cho các phòng, ban, phân xưởng nhằm đáp ứng yêu
cầu công việc.
- Thực hiện tốt, đầy đủ chức năng công bố thông tin để thông tin của doanh nghiệp kịp
thời đến cổ đông và các nhà đầu tư
Dự kiến kế hoạch 5 năm tiếp theo từ 2018-2022 như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Khoản mục

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Doanh thu

191,54

216,47


235,49

244,52

261,16

Chi phí

182,92

215,19

225,55

231,77

248,07

Lãi vay

4,16

4,17

4,17

4,24

5,34


Tổng LNTT

8,62

1,27

9,94

12,75

13,09

Thuế TNDN

0

0

0

0

0

Tổng LNST

8,62

1,27


9,94

12,75

13,09

KẾT LUẬN CHUNG
Là đơn vị chủ đạo tập trung thực hiện, đầu tư các dự án trọng điểm của ngành
Nhựa Việt Nam.Phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa, Phát triển
sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu,Phát triển công
nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa.Công ty cổ phần nhựa việt nam luôn khẳng
18


định vị thế của mình thông qua tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận bền vững, chỉ số tài chính
ổn định và những chính sách linh hoạt trong dự trữ NVL nhằm cắt giảm tối đa chi phí…
Với những phân tích trên đây, có thể dự đoán VNP sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, giữ
vững thị phần trong thời gian tới và cổ phiếu VNP sẽ là cổ phiếu tiềm năng cho các nhà
đầu tư.

19



×