Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 7 năm học 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.07 KB, 10 trang )



GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2017-2018
Ngày soạn: 8/1/2017
Tuần 20
LUYỆN TẬP TỤC NGỮ
I. Hệ thống kiến thức cơ bản
1. Tục ngữ là gì?
- Tục ngữ (tục: thói quen lâu đời, được mọi người công nhận; ngữ: lời nói) là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh và thường msng nhiều nghĩa, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, XH)
được ND áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Phân biệt giữa tục ngữ và ca dao: Ca dao và tục ngữ đều nằm trên ranh giới giao thoa giữa 2 thể loại nên chỉ dựa trên tiêu
chí nội dung phản ánh của chúng mà thôi
+ Thông thường những câu thiên về lí trí, cung cấp những triết lí dân gian là tục ngữ.
+ Những câu thiên về tình cảm, bộc lộ cảm xúc, có nội dung trữ tình là ca dao
2. Nghĩa của tục ngữ
- Tục ngữ được ví như túi khôn của DG, kho báu trí tuệ của ND. Chức năng quan trọng của tục ngữ là diễn đạt, truyền bá
kinh nghiệm đời sống 1 cách đa dạng và khá toàn diện. Đề tài của tục ngữ rất rộng, đặc trưng của tục ngữ có 2 điểm đáng
lưu ý:
+ Tục ngữ mang tính nhiều nghĩa
+ Có nhiều câu tục ngữ mang nghĩa trái ngược nhau
3. Về nội dung
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người, xã hội
4. Về nghệ thuật
- Kết cấu tục ngữ cân đối, chặt chẽ. Có 2 hình thức cơ bản là kết cấu 1 vế và 2 vế. Kết cấu 2 vế được sử dụng nhiều hơn,
gồm 2 vế có mối quan hệ:
+ Tương đồng:
+ Tương phản:
+ Nhân quả:
+ Quan hệ so sánh:


+ Liệt kê, phát triển:
- Tục ngữ có cách nói ví von, hình ảnh.
II. Bài tập
Bài tập 1:
a. Tại sao tục ngữ lại dễ thuộc, dễ nhớ?
b. Tục ngữ ra đời nhằm mục đích gì? Tục ngữ có những đặc trưng nổi bật nào? Câu tục ngữ "Một giọt máu đào hơn ao
nước lã" có ý đối lập với câu tục ngữ nào ?
c. Tìm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên, lao động và tục ngữ nói về con người, xã hội ở địa phương em.
Bài tập 2:
Cho câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
a. Câu tục ngữ trên đã sử dụng những phép tu từ nào?
b. Trên cơ sở các phép tu từ đã tìm được, hãy viết 1 đoạn văn phân tích nghệ thuật của câu tục ngữ này
Bài tập 3:
Giải thích câu tục ngữ:
"Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy
Cơn đàng tây vừa cày vừa ăn"
Bài tập 4:
Viết một đoạn văn từ 8-10 câu phê phán câu tục ngữ: "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau"
Bài tập về nhà:
Tìm 5 câu tục ngữ vẫn còn phù hợp với thời đại ngày nay và hay được sử dụng và 5 câu tục ngữ có thể coi là lạc hậu,
không thích hợp trong thời đại ngày nay.
*************************************
Ngày soạn: 15/1/2017
Bài 21
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT:
RÚT GỌN CÂU, CÂU ĐẶC BIỆT
I. Củng cố kiến thức
1. Rút gọn câu
a. Thế nào là rút gọn câu?

- Câu rút gọn là những câu vốn đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ nhưng trong 1 ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn 1 số thành
phần câu mà người đọc, người nghe vẫn hiểu.
VD: - Bạn làm gì đấy?
- Đọc sách (Rút gọn chủ ngữ)
- Tác dụng: làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh dùng lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước.
- Câu rút gọn có các kiểu sau:
+ Câu rút gọn chủ ngữ (- Hôm nay, bạn đã làm bài tập chưa? - Làm rồi)
+ Câu rút gọn vị ngữ (- Ai trực nhật hôm nay? - Tớ)


+ Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ (- Bạn đã ăn sáng chưa? - Rồi)
b. Cách dùng câu rút gọn
- Trong văn đối thoại, người ta rút gọn câu để tránh trùng lặp những từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn trở nên thoáng,
hợp với tình huống giao tiếp
VD: Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
- Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
(Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)
- Trong văn chính luận, văn miêu tả, biểu cảm người ta rút gọn câu để ý được súc tích, cô đọng
VD: Mỗi đảng viên cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng ... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch.
(Hồ Chí Minh)
-> Muốn rút gọn câu phải dựa vào quan hệ giữa người nói, người viết với người nghe, người đọc để tránh việc biến câu nói
thành 1 câu cộc lốc, khiếm nhã.
2. Câu đặc biệt
a. Thế nào là câu đặc biệt?
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
VD: - Mưa ! - Lượm ơi !
- Cần phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn
b. Tác dụng của câu đặc biệt

- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
- Liệt kê, miêu tả sự vật hiện tượng
- Dùng để bộc lộ cảm xúc, trạng thái tâm lí, ...
- Dùng để gọi đáp
- Ghi lại sự tồn tại, xuất hiện hay hay tiêu biến của sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật hiện tượng như bày ra trước mắt
- Gọi tên hay trình bày 1 hoạt động chính
II. Bài tập
Bài tập 1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ
nợ 1 nương ngô. Đến tận khi 2 vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ.
(Tô Hoài)
Bài tập 2:
Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
b. Đi thôi con.
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
Bài tập 3:
Trong các câu sau đây thành phần nào được rút gọn? Thử khôi phục lại thành phần bị rút gọn:
a. Buồn trông con nhện chăng tơ
(Ca dao)
b. Buồn trông cửa bể chiều hôm
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bài tập 4:
Trong bài Tham ăn (Ngữ văn, tập 2) các câu sau được rút gọn thành phần nào?
- Đây.
- Mỗi.
- Tiệt.
Bài tập về nhà: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong các VB đã học.
***************************************


Ngày soạn: 22/1/2017
Bài 22
LUYỆN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I. Củng cố kiến thức
1. Thế nào là văn bản nghị luận?
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
a. Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận
- Về hình thức: luận điểm thường được nêu khái quát bằng 1 câu văn ở dạng khẳng định hay phủ định, có cấu trúc chặt
chẽ, ngắn gọn, có thể đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn.
- Về ý nghĩa: luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành 1 khối.
b. Luận cứ
- Là lí lẽ, DC đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có nhiều luận cứ.
+ Lí lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có tình có lí.


+ Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác
(Xét về cấp độ, luận cứ nhỏ hơn luận điểm. Xét về vai trò, luận cứ là những căn cứ (bao gồm lí lẽ và DC) được nêu ra để
làm rõ nội dung của luận điểm)
c. Lập luận
- Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm.
- Muốn lập luận, người viết cần thực hiện các bước sau:
+ Xác định kết luận cho lập luận (đó là luận đề hoặc luận điểm)
+ Xây dựng luận cứ cho lập luận (tìm các lí lẽ và đưa ra các dẫn chứng)
- Để lập luận có sức thuyết phục, cần chú ý sử dụng các phương tiện liên kết lập luận (gồm các từ ngữ có ý nghĩa chuyển
tiếp)
II. Bài tập
Bài tập 1:
Cho đoạn văn sau:

1. Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng
đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh
đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ
dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng. Dân số
tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, gia đình và cá nhân sẽ càng giảm sút.
2. Nếu con người không biết ngăn chặn những hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến 1 lúc
nào đó con người k còn có thể khai thác từ thiên nhiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi
trường sống của con người đang bị đe dọa: chất thải công nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở
dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm,
tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí
quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là
nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh chúng ta.
Hãy NX về lập luận của 2 đoạn văn bản trên bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Câu văn nào nêu luận điểm (ý chính)? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?
- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?
Bài tập 3: Xác định luận điểm đối với các đề văn nghị luận sau:
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"
Đề 2: Truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt nam.
Đề 3: Em hiểu gì về câu "Tiên học lễ, hậu học văn"
Bài tập về nhà:
Xác định luận điểm cho đề văn sau: Dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc giàu truyền thống đạo lí.
***************************************

Ngày soạn: 29/1/2017
Bài 24
LUYỆN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp)
I. Kiến thức cần nhớ
3. Lập ý cho bài văn nghị luận
- Lập ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm thuộc nhiều tầng bậc khác nhau để làm rõ, làm sáng tỏ cho ý
kiến, quan niệm chung nhất của toàn bài, nhằm đạt mục đích nghị luận. (Có thể chia các ý ra thành nhiều bậc, ứng với các

khái niệm luận điểm và luận cứ)
- Việc lập ý có thể dựa vào một số căn cứ sau:
+ Dựa vào những chỉ dẫn của đề bài về nội dung và hình thức nghị luận.
VD: Hãy chứng minh rằng giá trị và sức hấp dẫn của ca dao Việt Nam không chỉ ở những biểu hiện nghệ thuật đặc sắc, độc
đáo mà chủ yếu là ở nội dung phản ánh phong phú, chân thực và gần gũi với cuộc sống của con người.
-> Căn cứ vào cấu trúc của đề bài, ta có thể thấy rõ 2 ý chính cơ bản sau:
Ý 1: Giá trị và sức hấp dẫn của ca dao thể hiện ở nghệ thuật
Ý 2: Giá trị và sức hấp dẫn của ca dao thể hiện ở nội dung.
+ Dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân đã tích lũy trong cuộc sống và học tập.
VD: Đối với đề văn được nêu ở trên, nếu căn cứ vào đề bài thì xác định được 2 ý chính. Nhưng để triển khai ý cho từng
luận điểm thì phải huy động sự hiểu biết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của ca dao Việt Nam.
+ Chẳng hạn như ở ý 1: Giá trị và sức hấp dẫn của ca dao thể hiện ở nghệ thuật - Có thể được triển khai theo 1 số ý nhỏ
sau: NT sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh - NT kết cấu, BPTT, ...
+ Hoặc ở ý 2: Giá trị và sức hấp dẫn của ca dao thể hiện ở nội dung - Có thể được triển khai theo 1 số ý nhỏ sau: nội dung
về tình yêu quê hương đất nước, về tình cảm gia đình, .....
4. Bố cục trong bài văn nghị luận
a. Mở bài: Nêu luận điểm tỏng quát của bài viết
- Lời dẫn vào đề (nêu xuất xứ của đề, xuất xứ 1 ý kiến, 1 nhận định hoặc dẫn nguyên văn đoạn trích tác phẩm); nêu vấn đề
(đây là phần trọng tâm, xác định rõ vấn đề nghị luận và yêu cầu cần giải quyết); giới hạn vấn đề (xác định phương hướng,
phạm vi, mức độ giới hạn của vấn đề cần giải quyết)
(Có nhiều cách mở bài: mở bài bằng cách khẳng định, nêu câu hỏi, phân tích, ...)
b. Thân bài: Có nvụ lần lượt triển khai hệ thống ý lớn, ý nhỏ để làm sáng tỏ luận điểm
* Cấu tạo thường gặp là:


- Luận điểm 1: Luận cứ 1 - Luận cứ 2
- Luận điểm 2: Luận cứ 1 - Luận cứ 2
- Luận điểm 3: Luận cứ 1 - Luận cứ 2
* Việc trình bày các luận điểm có thể theo các cách sau:
- Trình bày theo trình tự thời gian.

- Trình bày theo quan hệ chính thể - bộ phận.
- Trình bày theo quan hệ nhân quả.
c. Kết bài: Có nhiệm vụ tổng kết và nêu phương hướng mở rộng luận điểm (tức là vừa tóm lược, nhấn mạnh 1 số ý cơ bản
của phần triển khai, đồng thời có thể nêu lên những nhận định, bình luận nhằm gợi cho người đọc tiếp tục suy nghĩ về vấn
đề được bàn bạc trong bài)
5. Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Phương pháp suy luận nhân quả
- Phương pháp suy luận tổng - phân - hợp.
- Phương pháp suy luận tương đồng.
- Phương pháp suy luận tương phản
(Lưu ý: Trong quá trình lập luận, 1 VB, 1 đoạn văn có thể dùng 1 hoặc nhiều phương pháp suy luận)
II. Bài tập
Bài tập 1: Xác định luận điểm đối với đề văn nghị luận sau: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"
Bài tập 2: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các ví dụ sau:
a. Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách.
b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện 1 sức sống kiên cường
bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam.
Bài tập 3: Cho đề bài nghị luận sau: Chứng minh rằng: Đoàn kết, tương thân tương ái là những phẩm chất tốt đẹp của con
người Việt Nam.
a. Xây dựng bố cục cho đề văn
b. Viết phần Mở bài theo 2 cách khác nhau:
- Mở bài bằng cách khẳng định.
- Mở bài bằng cách phân tích.
c. Viết phần Kết bài theo 2 cách khác nhau:
- Khẳng định, nhấn mạnh điều đã giải quyết trong bài
- Nêu ra 1 ý kiến phát triển mới, để ngỏ, gợi cho người đọc suy nghĩ thêm.
Bài tập 4: Xác định luận cứ và kết luận trong các ví dụ sau:
a. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên 1
việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi
người, học ở thầy là quan trọng nhất.

b. Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho
dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
*************************************
Ngày soạn: 2/2/2017
Bài 25
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT:
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Kiến thức cần nhớ
1. Đặc điểm của trạng ngữ
- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách
thức diễn ra sự kiện được miêu tả ở nòng cốt câu.
VD: Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.
(Vũ Bằng)
- Về hình thức: + Trạng ngữ thường được đặt ở đầu câu những cũng có thể đặt ở giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc cuối câu tùy
theo hoàn cảnh diễn ra sự việc được miêu tả ở nòng cốt câu.
VD: Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. (Khánh Hoài)
Tôi, qua màng nước mắt, nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. (Khánh Hoài)
+ Trạng ngữ thường được tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy khi viết, một quãng nghỉ khi nói.
2. Công dụng của trạng ngữ
- Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn, trả lời câu hỏi: ở (từ, đến) đâu, chỗ nào ...?
- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời câu hỏi: từ (đến) bao giờ, vào lúc nào ...
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời câu hỏi: vì sao, vì cái gì, do đâu, tại ai, tại cái gì..
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời câu hỏi: để làm gì, nhằm mục dích gì? ...
- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời câu hỏi: bằng cái gì, nhờ phương tiện nào ...
- Trạng ngữ chỉ cách thức, trạng thái trả lời câu hỏi: như thế nào, theo cái gì, bằng cách nào ...
Lưu ý: Để làm sáng tỏ hoàn cảnh cho sự việc được nói đến trong câu, có thể thêm nhiều trạng ngữ: VD - Ngoài sân, trong
giờ ra chơi, các bạn lớp em chơi đá cầu, các bạn lớp bên chơi nhảy dây.
Và trong nhiều trường hợp, trạng ngữ không thể vắng mặt
- VD: + Hôm nào, lớp con đi lao động?
+ Chiều mai, lớp con đi lao động, mẹ ạ.

3. Tách trạng ngữ thành câu riêng
- Để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ thành
những câu riêng
VD: Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để khỏi tốn tiền.
(Nam Cao)
II. Bài tập
Bài tập 1 : Tìm các trạng ngữ trong các đoạn trích sau và gọi tên các trạng ngữ đó.


a. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là
không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo ... Cứ mỗi lần, vào đêm
trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.
b. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái
mùi thơm mát của bông lúa non không?
Bài tập 2 : Em có nhận xét gì về vị trí của trạng ngữ trong 2 trường hợp sau:
a. Ngạc nhiên, tôi nhìn bạn.
b. Tôi nhìn bạn, ngạc nhiên.
Bài tập 3:
Trong các trường hợp sau đây, nếu bỏ quan hệ từ và dấu phẩy thì có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ được không? Vì sao?
a. Ở xóm tôi, học sinh học chưa giỏi.
b. Học sinh, ở xóm tôi, học chưa giỏi.
Bài tập 4 :
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ. Chỉ ra các trạng ngữ đó và cho biết chúng bổ xung ý nghĩa gì cho câu
*****************************************
Ngày soạn: 08/02/2017
Bài 26
LUYỆN TẬP: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. Củng cố kiến thức
1. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh
- Xuất xứ: trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951.

(Ra đời trong cuộc KC chống thực dân Pháp xâm lược)
- Nội dung: văn bản làm sáng tỏ 1 chân lí: Dân tộc ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 1truyền thống quý báu của ta.
- Nghệ thuật: luận điểm sáng rõ, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng phong phú và tiêu biểu (từ lịch sử cho đến hiện tại, từ khái
quát đến cụ thể). Nhiều thủ pháp NT: so sánh, liệt kê, điệp kiểu câu, sử dụng các ĐT mạnh, ...
2. Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" - Phạm Văn Đồng
- Xuất xứ: trích từ diễn văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(1970).
- Nội dung: Bài văn làm nổi rõ 1 phẩm chất của Bác Hồ là đức tính giản dị. Đức tính ấy thể hiện ở mọi mặt và nhất quán
trong con người Bác.
(giản dị trong cách ăn ở, trong lối sống và làm việc, trong quan hệ với mọi người, trong nói và viết. Giản dị trong đời sống
vật chất hòa hợp và làm nổi bật đời sống tinh thần, tình cảm, tư tưởng phong phú và cao đẹp ở Bác Hồ).
- Nghệ thuật: luận cứ chặt chẽ, chứng cứ phong phú, toàn diện, xác thực, lập luận chứng minh kết hợp với bình luận, giải
thích và biểu cảm.
II. Bài tập
Bài tập 1: a. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nghị luận về vấn đề gì? Hãy chỉ ra câu chốt thâu tóm nội dung
vấn đề nghị luận trong văn bản đó?
b. Tóm tắt văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" trong khoảng 4,5 câu.
c. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" tác giả
đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
d. Trong VB, tác giả có sử dụng 1 số hình ảnh so sánh, hãy chỉ rõ những hình ảnh so sánh đó và nêu tác dụng của biện
pháp so sánh ấy?
Bài tập 2:
Vẽ sơ đồ trình tự lập luận về hệ thống luận điểm của từng văn bản?
Bài tập 3:
a. Em hãy tìm trong văn thơ, ca dao, tục ngữ những câu có sự phối hợp hài hòa về thanh điệu (lớp 6,7).
b. Tìm những câu trong tiếng Việt có sự hài hòa về ngữ âm, cân xứng về cú pháp.
c. Em có suy nghĩ gì khi một số thanh thiếu niên hiện nay hay dùng các từ ngữ "hơi bị đẹp", "hơi bị hay", "hơi bị tức cười", ...
trong khi giao tiếp?
Bài tập 5:
a. Tìm những câu văn có nội dung giải thích và những câu văn có nội dung bình luận về đức tính giản dị của Bác Hồ.

b. Theo em, đời sống vật chất và tác phong giản dị của bác Hồ thể hiện những phẩm chất cao quý nào của Bác?
c. Qua VB "Đức tính giản dị của Bác Hồ", em rút ra được bài học gì về lối sống, tác phong sinh hoạt, nói và viết cho bản
thân? Hãy trình bày bằng 1 đoạn văn dài 5-7 câu.
Bài tập 6:
Viết một đoạn văn 6-8 câu chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt
****************************************
Ngày soạn: 23/2/2017
Bài 28
LUYỆN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
I. Củng cố kiến thức
1. Thế nào là văn nghị luận chứng minh?
- Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ vấn đề nêu ra
là đáng tin cậy
- Trong nghị luận chứng minh, yếu tố dẫn chứng đóng vai trò chính, hệ thống dẫn chứng phải được lựa chọn, đảm bảo
phong phú, tiêu biểu và chính xác
- Yếu tố lí lẽ cũng khá quan trọng, người viết phải đưa ra được những lí lẽ sắc sảo, xác đáng.
2. Cách làm bài văn lập luận chứng minh
a. Về quy trình
- Tìm hiểu đề: xác định vấn đề cần chứng minh (xác định luận điểm tổng quát), trên cơ sở đó xác định các luận điểm phụ,
sắp xếp ý thành 1 dàn bài.


- Lập dàn bài đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài (ở mỗi luận điểm phải tìm các luận cứ tương ứng với những lí lẽ và dẫn chứng
tiêu biểu), Kết bài.
- Bổ sung, hoàn chỉnh bài văn.
- Đọc soát lại toàn bài và sửa chữa các lỗi (nếu có)
b. Về cách lập luận
- Hệ thống luận điểm phải được sắp xếp theo 1 trật tự hợp lí. Mỗi luận điểm ứng với 1 đoạn văn.
(Luận điểm có thể nằm ở câu mở đầu đoạn (nếu triển khai từ ý khái quát đến ý cụ thể) hoặc nằm ở cuối đoạn (nếu triển khai
từ ý cụ thể đến ý khái quát). Giữa các đoạn phải liên kết chặt chẽ thể hiện qua các hình thức chuyển tiếp ý (bằng từ ngữ

hoặc câu văn chỉ quan hệ liệt kê theo trình tự, chỉ quan hệ bổ sung, đối lập, tương phản, ...)
- Có nhiều cách sắp xếp luận điểm:
+ Theo trình tự thời gian (trước - sau, quá khứ - hiện tại, các mốc thời gian cụ thể, ...)
+ Theo trình tự không gian (miền nam - miền Bắc, miền núi - miền xuôi, trong nước- trên thế giới.
+ Theo trình tự đối tượng, hoàn cảnh, lĩnh vực (thanh niên - phụ nữ - thiếu nhi, sản xuất - chiến đấu, ...)
II. Bài tập
Bài tập 1: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau. Cho biết đoạn văn được trình bày
theo cách nào? Chỉ ra câu mang luận điểm?
Tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến
những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết
vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.866 người. Riêng 10 tháng đầu năm 2002 đã xảy ra 23.632 vụ tai nạn giao
thông làm chết 11.556 người và bị thương 26.529 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồ chuông báo động nhằm
cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.
Bài tập 2:
Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ của lớp với đề tài "Trong năm, mùa nào đẹp nhất?, Em được cô giáo phân công trình bày ý
kiến của mình.
Em sẽ hoàn thành bài phát biểu theo kiểu nghị luận nào? Vì sao? Hãy viết thành 1 đoạn văn dài 6-8 câu phát biểu ý kiến
của em.
Bài tập 3:
Cho đề văn sau: Bác Hồ đã từng khẳng định:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
Dựa vào thực tế lịch sử của dân tộc ta, chứng minh nội dung câu nói trên.
a. Xác định yêu cầu của đề văn
b. Tìm các luận điểm chính của bài văn. Nói rõ cơ sở sắp xếp luận điểm
c. Lập dàn bài hoàn chỉnh và viết thành văn phần Mở bài, Kết bài.
Bài tập 4: Cho 2 đề văn nghị luận sau:
Đề 1: Chứng minh rằng tình cảm gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp cho con người có được 1 đời sống
tinh thần phong phú.
Đề 2: Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao

động xưa.
a. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa vấn đề cần chứng minh ở 2 đề văn trên: Vấn đề nào thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội? Vấn
đề nào thuộc lĩnh vực văn học? Dựa vào đâu để nhận biết sự khác nhau ấy?
b. Một bạn HS đã tìm hệ thống luận điểm cho đề 2 như sau:
(1) Tình cảm đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
(2) Tình cảm anh em, vợ chồng
(3) Tình cảm đối với vật nuôi, cây trồng.
(4) Tình cảm bạn bè, tình yêu lứa đôi
(5) Tình yêu quê hương, đất nước.
(6) Tình cảm đối với công việc lao động.
Em có nhất trí với hệ thống luận điểm mà bạn HS ấy đã xác lập không? Vì sao? Hãy nêu rõ ý kiến của mình.
**************************************
Ngày soạn: 3/3/2017
Tuần 32: Bài 29

LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. Củng cố kiến thức
1. Câu chủ động và câu bị động
a. Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ?
- Câu chủ động là dạng câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
VD:
b. Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?
- Câu bị động là dạng câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
VD:
? Câu bị động có mấy loại? Cho VD?
* Câu bị động được chia thành 2 kiểu:
- Kiểu câu bị động có từ bị, được
VD:

- Kiểu câu bị động không có các từ bị, được
VD:
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
a. Nhằm liên kết các câu trong một đoạn văn
b. Nhấn mạnh đối tượng mình muốn nói tới
3. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động


? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho VD minh họa?
- Có 2 cách:
+ Chuyển đổi từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị hay được vào sau cụm từ ấy
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị hay được vào sau cụm từ ấy đồng thời lược
bỏ chủ thể của hoạt động.
4. Một số lưu ý về câu bị động
a. Có những trường hợp câu có chứa từ bị, được nhưng không phải là câu bị động
VD: + Bệnh nhân ấy được mổ rồi
(câu bị động)
+ Bác sĩ ấy được mổ bệnh nhân rồi (không phải câu bị động)
+ Nó bị nước bắn vào người
(câu bị động)
+ Xe này bị hỏng
(không phải câu bị động)
b. Không phải trường hợp nào cũng biến đổi được câu chủ động thành câu bị động
VD: Nó rời khỏi lớp học - Không nói: Lớp học bị nó rời khỏi
II. Bài tập
Bài tập 1:
Trong những câu sau, câu nào là câu bị động? tại sao?
a. Tớ vừa chữa cái xe này xong
b. Xe này vừa chữa xong.
c. Xe này vừa được chữa xong

d. Xe này chữa được rồi.
Bài tập 2:
Trong đoạn trích sau đây, câu nào là câu bị động? Tại sao?
Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con
gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh
Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính Tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng
chùa). Thị Màu đem con bỏ cho Kính Tâm.
(Quan âm Thị Kính)
Bài tập 3:
Chỉ ra câu bị động trong đoạn văn sau. Có thể thay câu bị động đó bằng câu chủ động tương đương được không? Tại sao?
Trong đợt thi học sinh giỏi vừa qua, bạn Nam đoạt giải Nhất về môn Toán. Bạn Nam được thành phố khen. Song,
không vì thế mà bạn Nam trở nên kiêu căng, bạn vẫn khiêm tốn và tận tình giúp đỡ chúng tôi học tập.
Bài tập 4:
Cho 2 câu sau, xác định câu chủ động và câu bị động:
a. Ngôi nhà này được các công nhân lành nghề xây dựng vào năm 1982.
b. Vào năm 1982, các công nhân lành nghề xây dựng ngôi nhà này.
Chọn câu thích hợp để điền vào những chỗ trống sau:
(1) Chúng tôi rất tự hào vì được sinh sống trong ngôi nhà này ...
(2) ...... Từ đó đến nay, nó vẫn chưa phải qua một lần sửa chữa nào.
Bài tập về nhà:
Viết một đoạn văn về chủ đề học tập, có độ dài khoảng 5-7 câu, trong đó có sử dụng câu bị động, gạch chân chỉ rõ.
*******************************************
Ngày soạn: 13/3/2017
Bài 30
LUYỆN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH (tiếp)
**************************************
. ân ta. quần áo thơm tho.
ác hoạt động từ thiện, .hội nNgày soạn: 28/3/2017
Bài 32
LUYỆN TẬP TRUYỆN NGẮN

I. Củng cố kiến thức
1. Khái niệm truyện ngắn hiện đại
- Truyện ngắn là sự hư cấu, tưởng tượng của nhà văn về đời sống thông qua những biến cố, sự kiện. Những biến cố, sự
kiện trong cuộc sống của con người được sắp xếp thành cốt truyện. Cốt truyện được triển khai thành các chi tiết, tình tiết
của truyện, đồng thời gắn liền với nhân vật.
- Truyện ngắn không phải thể hiện ở dung lượng mà ở cách thức phản ánh cuộc sống, cách tổ chức các yếu tố NT. Cách
thể hiện của truyện ngắn gần với đời sống, với báo chí nên gắn với những vấn đề của đời sống XH.
2. Truyện "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn
- Là một trong những truyện ngắn hiện đại thành công sớm nhất ở giai đoạn hình thành thể loại này trong văn học Việt Nam
đầu thế kỷ XX.
- Truyện đã dựng lên 2 cảnh tượng tương phản gay gắt: Một bên là cảnh dân chúng hộ đê hết sức vất vả, chống chọi 1
cách bất lực với nước lũ ngày càng mạnh. Một bên là cảnh quan huyện ung dung, nhàn nhã đánh bài tổ tôm cùng cánh
thuộc hạ trong ngôi đình vững chãi, yên tĩnh. Sự tương phản mỗi lúc một tăng lên tới kết cục: đê vỡ, muôn dân rơi vào cảnh
lầm than, còn quan thì hả hê vui sướng vì ván bài ù to.
- Truyện có giá trị hiện thực và nhân đạo: lên án mạnh mẽ thói vô trách nhiệm, bản chất "lòng lang dạ thú" mất cả nhân tính
của bọn quan lại, bày tỏ niềm thương cảm với tình cảnh khốn cùng của dân chúng trong nạn vỡ đê.
- Truyện thành công ở NT sử dụng thủ pháp đối lập và tăng cấp, cùng việc xây dựng hình ảnh nhân vật quan phụ mẫu qua
cử chỉ, ngôn ngữ, hành động, khung cảnh để thể hiện bản chất nhân vật.
2. Truyện "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" - Nguyễn Ái Quốc


- Truyện được ra đời năm 1925, gắn kiền với những nhân chứng lịch sử: Va-ren - kẻ được cử sang làm toàn quyền Đông
Dương và PBChâu - nhà đại Cách mạng đang bị TD Pháp bắt giam.
- Nội dung: Bằng trí tưởng tượng phong phú và sự hư cấu táo bạo, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã dựng lên hành trình đi từ Pari sang Hà Nội của Va-ren cũng như cuộc gặp gỡ giữa tên toàn quyền đê tiện và bỉ ổi với nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội
Châu.
- Truyện thành công ở NT kể (trí tưởng tượng và hư cấu), NT xây dựng nhân vật (đối chiếu để tạo ra sự tương phản đối lập
giữa Va-ren và Phan Bội Châu, cùng với giọng kể xen lẫn lời bình hóm hỉnh mà sâu cay.
II. Bài tập
Bài tập 1:
Khi nghe những âm thanh ngoài xa báo hiệu đê vỡ (tiếng kêu vang trời dậy đất, tiếng ào ào như nước chảy xiết, ...), thái độ

của những kẻ trong đình như thế nào? Hãy so sánh thái độ của quan phụ mẫu với thái độ của bọn nha lại, lính tráng và rút
ra nhận xét về dụng ý NT của tác giả?
Bài tập 2:
Trong quá trình khắc họa chân dung quan phụ mẫu, tác giả không chỉ miêu tả thái độ, hành động, việc làm của quan phụ
mẫu mà còn để cho tính cách nhân vật bộc lộ qua ngôn ngữ đối thoại
Hãy chọn và phân tích những ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa bóc trần bản chất của viên quan phụ mẫu.
Bài tập 3:
Những trò lố của Va-ren trong truyện ?
Gợi ý:
+ Va-ren tuyên bố đem tự do đến cho PBC(Tôi đem tự do đến cho ông đây với các điều kiện ông phải trung thành với nước
Pháp, chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên, hãy bảo họ hợp tác với người Pháp)
+ Va-ren khuyên PBC từ bỏ lí tưởng của mình (để mặc đấy những ý nghĩ phục thù...)
- Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách rất trắng trợn của Varen.
- Một kẻ thực dụng đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.
- Kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo kẻ trung thành với lí tưởng cao cả nhất.
- Lời hứa chăm sóc PBC không chỉ là lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm đáng cười.)
* Ngôn ngữ độc thoại của Va-ren đã bộc lộ động cơ, tính cách của một kẻ thực dụng đê tiện: vừa vuốt ve, dụ dỗ vừa bịp
bợm trắng trợn.
Bài tập 4:
Lập bảng so sánh đối chiếu giữa Va-ren và Phan Bội Châu để làm nổi bật chân dung của 2 nhân vật?
Gợi ý: Cho HS lập bảng so sánh sau:
Nhân vật
Va-ren
Phan Bội Châu
Tiêu chí so sánh
Thân phận
Thái độ trong cuộc gặp gỡ
Nhân cách
Bài tập về nhà:
Viết một đoạn văn kiểu T-P-H, dài 12 câu, phân tích thái độ, hành động, việc làm, ngôn ngữ của viên quan phụ mẫu để làm

rõ bản chất của hắn.
********************************
Ngày soạn: 5/4/2017
Tuần 36: Bài 33
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT: MỞ RỘNG CÂU
I. Củng cố kiến thức
1. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu?
- Các thành phần trong câu có thể là từ, có thể là cụm từ hoặc cụm C-V. Cụm C-V có đặc điểm là khi đúng 1 mình nó là câu
đơn độc lập
VD: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu
- Tuy nhiên, cụm C-V cũng có thể làm thành phần trong cấu tạo của câu. Lúc đó ta có câu có cụm C-V làm thành phần
VD: Mọi người đều biết rằng: tiếng Việt của chúng ta rất giàu
2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu
- Thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu có thể được mở rộng thành cụm C-V nhằm diễn đạt 1 sự việc xảy ra hoặc
xảy ra trong tưởng tượng
VD: Hoa được điểm 10 khiến cả lớp ngạc nhiên
- Cụm C-V có thể làm các thành phần sau:
a. Cụm C-V làm thành phần câu
- Cụm C-V làm chủ ngữ: Kiểu câu này thường có ý nghĩa nhận xét về 1 sự việc đã xảy ra.
VD: Con cái phải nghe lời cha mẹ là đúng
- Cụm C-V làm vị ngữ:
+ Trong câu TT đơn không có từ "là", vị ngữ có tác dụng miêu tả đặc điểm của bộ phận hoặc vật sở hữu của sự vật nêu ở
chủ ngữ
VD: Nhà này, mái đã hỏng
+ Trong câu TT đơn có từ "là", vị ngữ thường có tác dụng xác định nội dung khái niệm nêu ở chủ ngữ
VD: Điều cần chú ý là chúng ta cần phải sáng tạo trong học tập
b. Cụm C-V làm thành phần phụ của từ
- Cụm C-V làm phụ ngữ của danh từ:
VD: Văn chương gây cho ta nhiều tình cảm ta chưa có
- Cụm C-V làm phụ ngữ của động từ, tính từ:

VD: Con được bố tha thứ
II. Bài tập


Bài tập 1: Tìm cụm C-V làm thành phần câu trong các câu sau đây và cho biết đó là thành phần gì trong mỗi câu?
a. Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ
b. Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
c. Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sáng gắng sức.
d. Vừa tới nhàm, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng
Bài tập 2: Hãy ghép các câu đơn sau đây thành câu có cụm C-V làm thành phần (có thể thêm bớt những từ cần thiết)
a. Lan học giỏi
e. Hoa đã gặp bạn ấy
b. Anh quen biết cậu ấy
g. Bố mẹ luôn luôn vui lòng
c. Chúng em biết
h. Bàn đã hỏng
d. Bạn ấy đẹp
i. Bạn ấy đã về nhà hôm qua
Bài tập 4:
Biến đổi các câu sau đây thành câu có cụm C-V làm thành phần câu:
a. Bạn Lan bị mất hết cả giày mũ và cặp sách
b. Sự năng nổ học tập của bạn Lan khiến mọi người ngạc nhiên.
c. Việc làm của anh ấy rất đáng khen
d. Mọi vật đều thức dậy
Bài tập 5: Viết đoạn văn chứng minh từ ngữ Việt Nam phong phú (có sử dụng cụm C-V làm thành phần)
Theo đó, HS có thể viết tiếp đoạn văn trên hoặc có thể tự mình viết đoạn văn khác về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ láy, ...
**************************************

Ngày soạn: 12/4/2017
Bài 34

LUYỆN TẬP: VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH
I. Củng cố kiến thức
1. Thế nào là giải thích?
- Giải thích là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục để làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi
lĩnh vực.
2. Mục đích của văn giải thích
- Giải thích trong văn nghị luận là làm rõ những vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận
thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy, từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng
hành động hợp với quy luật.
3. Phương pháp giải thích: khá phong phú và đa dạng
- Giải thích bằng cách nêu định nghĩa (nêu ý nghĩa của từ ngữ, câu chữ, kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng)
- Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề.
- Giải thích bằng cách lấy dẫn chứng, kể ra các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu hoặc cụ thể hóa vấn đề
bằng những lời diễn giải chi tiết, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, ... của hiện
tượng hoặc vấn đề được giải thích.
4. Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Về quy trình:
+ Tìm hiểu đề để xác định vấn đề cần giải thích. Cần làm rõ vấn đề được giải thích ở đây là nghĩa của từ, ngữ, câu hay là
nội dung 1 khái niệm, 1 quan điểm, 1 tư tưởng, ...
+ Sau bước tìm hiểu đề, các bước còn lị được tiến hành tương tự như đối với văn NLCM (xác định luận điểm, luận cứ, lập
dàn bài và hoàn chỉnh bài văn)
(Tuy nhiên luận điểm trong văn giải thích thường chính là những câu hỏi nêu ra đòi hỏi phải được giải đáp rõ: Như thế nào?
Tại sao? Để làm gì? Làm như thế nào?)
- Về nội dung và cách lập luận: bài văn giải thích phải mạch lạc, có thứ tự, ngôn từ trong sáng, đễ hiểu. Không nên dùng
những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
II. Bài tập
Bài tập 1: Trong các tình huống sau, tình huống nào cần đến sự giải thích?
a. Một bạn HS trình bày trước cô giáo và cả lớp lí do đi học muộn
b. Một bạn HS nêu những thứ mẹ cần phải mua sắm để chuẩn bị cho năm học mới.
c. Một cô bé viết thư bày tỏ nỗi xúc động khi nhận được món quà sinh nhật mà người bố ở nơi xa gửi tặng.

d. Một cậu bé muốn trình bày cho mẹ hiểu vì sao cậu xin mẹ 1 khoản tiền nhỏ.
Bài tập 2: Em hỏi anh: Anh ơi ! Em không hiểu câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Anh có thể giải thích giúp em được không?
Người anh sẽ giải thích bằng những cách nào? Hãy liệt kê những câu hỏi mà người anh phải lần lượt làm rõ để người em
hiểu nội dung của câu "Tiên học lễ, hậu học văn"
Bài tập 3: Chỉ rõ tác dụng của lập luận trong đoạn văn giải thích sau:
Ai trồng cây đào cây mận thì mùa hè được bóng mát nghỉ, mùa thu được quả ngon ăn. Ai trồng cây lật lê thì mùa hè bóng
mát không có, mùa thu chỉ được những chông gai. Cứ như vậy thì có phải là tại do cây mình trồng lúc trước không? Nay
ông sở dĩ đi đến nông nỗi này là vì ông gây dựng cho những kẻ không ra gì. Cho nên người quân tử phải chọn người trước
rồi sau mới gây dựng.
(Theo Cổ học tinh hoa)
Bài tập 4: Chỉ rõ những dấu hiệu của lập luận giải thích trong các đoạn văn sau:
a. Ở đời mình giao thiệp với nhiều người, bạn bè tưởng vô số, nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỉ. Thế nào là
tri kỉ? Tri kỉ là người biết mình, nghĩa là đồng thanh, đống khí, đồng tâm với mình, chơi với mình rất thân thiết, bao bọc, che
chở cho mình, lúc sống cùng hưởng, họa cùng đau, lúc chết, tưởng có chết được với nhau cũng không hối.
(Theo Cổ học tinh hoa)
b. Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc, thì phải nâng cao đời sống của đồng bào. Muốn nâng cao đời
sống của đồng bào, không phải cứ nói mà ra cơm gạo. Cơm gạo không phải từ trên trời rơi xuống. Muốn có cơm gạo thì mỗi


người phải làm cái gì? Muốn ấm no thì phải làm cái gì? Phải làm thế nào? Phải tăng gia sản
xuất.
(Hồ Chí Minh)
Bài tập 5:
Viết một đoạn văn (dài 6-8 câu) giải thích trước tổ học tập: Vì sao trong tháng qua, bạn hay đi học muộn, bài tập làm không
đầy đủ, trong lớp không tập trung, kết quả học tập sa sút?
*****************************************
Tác giả bài viết: Đặng Thị Thanh Huyền




×