Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

SKKN Sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức cơ bản của phần làm văn đọc văn và lý luận văn học trong chương trình ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.38 KB, 40 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
CỦA PHẦN LÀM VĂN, ĐỌC VĂN, VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGƯC VĂN THPT ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ BỒI DƯỢNG HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 MÔN
NGỮ VĂN BAN CƠ BẢN"

1


A.Đặt vấn đề:
I.Cơ sở lí luận:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh có nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”và Đảng, Nhà nước ta luôn xác định Giáo dục là quốc sách hàng
đầu.Đó là chiến lược lâu dài để xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì thế ngồi chất lượng giáo
dục đại trà, chúng ta rất chú trọng đên chất lượng mũi nhọn nhằm khuyến khích tài năng
qua hình thức tổ chức các trường chuyên, lớp chọn, tổ chức các kì thi học sinh gỏi từ cấp
trường đến cấp quốc gia để chọn nhân tài . Bởi theo Thân Nhân Trung “ Hiền tài là
ngun khí của quốc gia”.
Mơn Ngữ văn là mơn khoa học xã hội cơ bản chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường.
Ngay từ khi lọt lòng mẹ mỗi người con đã được tiếp cận với những tác phẩm văn chương
ngọt ngào, kì thú qua lời ru, lờ kể của bà, của mẹ, của chị. Vào mẫu giáo con trẻ vẫn thẻ
thọt câu được câu chăng qua những vần thơ, những câu chuyện cổ tích của cơ giáo. Và
khi vào bậc học tiểu học rồi lên trung học các em học sinh không chỉ làm quen mà được
tiếp cận và tìm hiểu sâu các tác phẩm văn học, tùy cấp học mà tiếp cận từ dễ đến khó.
Vậy mới thấy chức năng giáo dục của tác phẩm văn học là khơng nhỏ. Nhất là trong hồn
cảnh xã hội như hiện nay, khi nền kinh tế thị trường diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật
phát triển đến chóng mặt thì vấn đề kĩ năng sống đặt ra cho học sinh qua mỗi bài học lại


càng cần thiết hơn bao giờ hết. Song dạy Ngữ văn cho học sinh không chỉ là giáo dục đời
sống tâm hồn cho các em, mà còn phải dạy các em cách tư duy mạch lạc, phân tích một
vấn đề thấu đáo, qua đó làm tốt lên tư tưởng, tình cảm, ý đồ nghệ thuật mà nhà văn
muốn gửi gắm.

2


Nhưng rồi trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay, số lượng học sinh
chuyên tâm và có hứng thú học mơn này rất ít, các em chỉ học đối phó, cịn dành thời
gian để học các mơn khoa học tự nhiên. Điều đó là rất thực tế với xu thế chọn nghề ở các
em. Nhưng không phải vì thế mà người giáo viên dạy bộ mơn này bng xi mà chúng
tơi ln có cái tâm nghề nghiệp, đó là dạy làm sao cho có hiệu quả và gây được hứng thú
học tập cho các em. Nhất là hàng năm môn học này là một trong những môn thi học sinh
giỏi các cấp
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Thuận lợi:
Môn Ngữ văn là một trong hai môn học khoa học cơ bản ( Toán, Ngữ văn) trong nhà
trường, HS đã được tiếp cận và học từ bậc tiểu học. Và dù bất kì kỳ thi nào: kiểm tra định
kì, thi vượt cấp…mơn học này cũng đóng vai trị quan trong trong đánh giá chất lượng
học sinh.
Đặc biệt với chương trình Ngữ văn ở bậc THPT mơn học khơng chỉ nhằm cung cấp
tri thức và kĩ năng sống cho HS mà cịn là một trong 3 mơn cơ bản trong kì thi tốt nghiệp(
Tốn – Văn – Ngoại) và thi Đại học - cao đẳng khối C
2.Khó Khăn:
- Thực trạng chung hiện nay học sinh ít chọn ban C,D để học và thi chọn nghề nghiêp.
Các em chọn học ban KHTN để chọn nghề cho phù hợp với xu thế thời đại.Vì thế HS chỉ
học các mơn ban KHXH trong đó có mơn văn một cách qua qt để đối phó cho xong
chuyện, có học cũng là gượng ép, thiếu hứng thú, non sở thích.
- Thực tế ở trường THPT Hậu Lộc 3 , 100% HS đăng kí học ban KHTN, việc chọn được

một đội tuyển đi thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 quả là hết sức khó khăn. Trường

3


nằm trên vùng bán sơn địa của huyện Hậu Lộc, cơng tác xã hội hóa giáo dục học tập cịn
kém, chất lượng mũi nhọn cực kì hạn chế. Những em có năng khiếu văn một chút, có thể
tư duy được thì lại rơi vào những học sinh học tốt mơn khoa học tự nhiên. Mà trong kì thi
học sinh giỏi cấp tỉnh khơng cho phép một học sinh có thể dự thi hai mơn, vì thế khi chọn
mơn thi các em không chọn môn Ngữ văn mà chọn môn KHTN liên quan đế quyền lợi
của mình trong kì thi Đại học – Cao đẳng sắp tới. Vậy nên người lãnh đội phải chọn
những học sinh ở tốp dưới để bồi dưỡng mà không hi vọng mang lại hiệu quả cao.
- Chọn được đội tuyển rồi,thời gian bồi dưỡng cũng rất hạn chế ( Khoảng từ 6- 10 buổi),
những HS này vừa phải học bồi dưỡng Tốn, Lí, Hóa để thi Đại học- cao đẳng, vừa ôn
luyện để thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn. ….
2. Mục đích: Với đề tài nghiên cứu này bản thân tôi muốn sử dụng phương pháp hệ thống
kiến thức làm văn, đọc văn để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ
văn lớp 12 - ban cơ bản.
- Thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn hàng năm ở đơn vị chúng tơi như đã
trình bày ở trên gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế bản thân những người dạy phải giúp học
sinh nắm những vấn đề thật cụ thể, chi tiết, có hệ thống thì các em mới dễ nắm bắt, nhớ
lâu và biết cách xử lí đề ra.
B.Giải quyết vấn đề:
I. Xác định cấu trúc đề thi:
Trước khi cung cấp kiến thức và cách làm bài cho học sinh người giáo viên phải giúp
học sinh nắm được cấu trúc đề thi học sinh giỏi của bộ môn Ngữ văn. Cụ thể là: Đề được
chia làm hai phần:
1. Nghị luận xã hội ( 6 điểm).

4



2. Nghị luận văn học ( 14 điểm) được chia làm hai câu.

II. Hệ thống những đơn vị kiến thức sẽ ra đề thi.
Phần này thực tế hàng năm Sở giáo dục và đào đạo đã có cơng văn hướng dẫn và giáo
viên phải cung cấp cho học sinh. Trong đó nhấn mạnh cho các em rõ: Trọng tâm là
chương trình lớp 12, và các bài đọc thêm vẫn thi học sinh giỏi.
IV. Hệ thống lại các kiểu làm bài văn nhị luận.
Trong quá trình học tập ở nhà trường nhất là bậc phổ thông, đối với môn Ngữ văn học
sinh được tiếp cận, thực hành và đánh giá qua các kì thi chủ yếu là văn nghị luận. Đó là
cái đích cuối cùng của bộ mơn này vì qua đó người học thể hiện được cách vận dụng kiến
thức và kĩ năng làm bài của mình để cho ra sản phẩm là một văn bản hoàn chỉnh. Vậy
nên dù ở dạng nghị luận xã hội hay nghị luận văn học với nhiều kiểu bài khác nhau giáo
viên phải rèn cho học sinh kĩ năng làm một bài văn nghị luận. Với bất kì đối tượng học
sinh nào cũng phải rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn nhưng đối với đối tượng là học
sinh giỏi thì cần yêu cầu cao hơn để các em làm bài một cách khoa học: vừa sâu, rộng
trong kiến thức vừa chặt chẽ, thống nhất trong hình thức, kết cấu.
- Xác định được luận điểm của đề bài và triển khai, phát triển được luận điểm đó.
- Kĩ năng lập luận và vận dụng một cách nhuần nhuyễn khi kết hợp các thao tác lập luận
như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh - đối chiếu, phản bác...
- Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý để khi làm bài đúng trọng tâm, đủ ý, không lan man, xa đề, lạc
đề.
- Kĩ năng viết mở bài, thân bài, kết bài:
+ Mở bài:Là ấn tượng đầu tiên của một bài văn, tạo sức hút lớn cho người đọc và phải là
sao đanh như tiếng pháo. Để làm được điều đó, giáo viên phải yêu cầu học sinh khi viết
5


mở bài cần phải đạt ba yêu cầu sau: Dẫn dắt, nêu trọng tâm và giới hạn vấn đề ngắn gọn;

Gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề mình viết; Viết tự nhiên, giản dị nhưng sinh
động, độc đáo , tránh sự cầu kì giả tạo, sáo rỗng.
+ Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề đặt ra ở phần mở bài, mở bài gồm nhiều
đoạn văn . Mỗi đoạn văn sẽ ôm chứa nội dung của một luận điểm để làm sáng tỏ cho luận
đề trong đó mỗi luận điểm được phát triển bằng các luận cứ, được làm sáng tỏ bằng các lí
lẽ và dẫn chứng cụ thể. Và các đoạn văn này được viết bằng nhiều cách khác nhau như
song hành, móc xích, diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp nhưng phải có sự liên kết chặt
chẽ với nhau cả về nội dung lẫn hình thức.
+ Kết bài: Để có một kết bài hay ngoài phải đảm bảo được việc tổng kết lại vấn đề đặt ra
ở phần mở bài và kết bài, cần tiếp tục khơi gợi được suy nghĩ, tình cảm của người đọc.
Hay nói cách khác là vừa phải có sức khái quat cao vừa mở rộng nâng cao vấn đề vừa tạo
dư ba trong lòng người đọc.
- Kĩ năng dùng từ phải đảm bảo tính chính xác, vừa cụ thể vừa mang tính khái quát vừa
mang màu sắc văn chương; diễn đạt trong sáng, mạch lạc nhưng phải có sự logic, liên kết
câu, đoạn văn chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức; trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng.
1. Trong phần văn nghị luận xã hội với ba kiểu đề: Nghị luận về một tư tưởng đạo
lí,Nghị luận về một hiện tượng đời sống Và Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn
học. Phần này về lí thuyết để làm bài khơng xa lạ gì đối với đối tượng HS giỏi, nhưng để
có được một bài văn hay, sâu sắc người giáo viên phải dạy cho học sinh:
- Nhận dạng rõ ràng kiểu bài, xác định được vấn đề cần nghị luận. Nhất là đối với những
bài luận đề được rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn ngắn, câu chuyện trong quà tặng
cuộc sống, các câu danh ngôn, các ý kiến....Muốn xác định được luận đề của những đề
bài ấy giáo viên yêu cầu HS phải đọc kĩ đề, phải hiểu được câu chuyện, câu nói, ý kiến
6


ấy đề cập đến vấn đề gì qua hệ thống ngơn từ giàu tính hình tượng, đa nghĩa , hàm súc ...
và phải đặt ra câu hỏi tại sao lại nói như vậy, nói như vậy là có ý nghĩa gì?...
- Kĩ năng làm bài:
+ Cần vận dụng các thao tác nghị luận một cách uyển chuyển, linh hoạt các thao tác và

kết hợp chúng để bài viết đạt hiệu quả cao nhất.
+ Cần vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt: Bên cạnh việc kết hợp nhiều thao tác
lập luận, bài văn nghị luận xã hội cần phải có sự kết hợp với các phương thức biểu đạt đó
là biểu cảm, thuyết minh, tự sự, miêu tả... nhất là phương thức biểu cảm. Bởi văn nghị
luận thuyết phục người đọc khơng chỉ riêng lí trí mà cịn phải tác động vào tình cảm,
cảm xúc. Khi đó để chân lí khơng chỉ được nhận thức mà cịn phải tác động vào tình cảm,
cảm xúc, người đọc khơng chỉ biết, hiểu mà còn xúc động nữa.
- Và với phần văn nghị luận xã hội không chỉ đơn thuần là mục đích cung cấp kiến thức
xã hội mà mục đích cao cả hơn là giúp học sinh nhận thức đúng đắn những vấn đề đạo
đức nhân sinh cao đẹp trong đời sống xã hội để rồi giáo dục nhân cách cho các em.Vì thế
đối với kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần yêu cầu cao ở HS khi rút ra được ý
nghĩa, bài học nhận thức và hành động về một tư tưởng, đạo lí. Cịn với kiểu bài Nghị
luận về một hiện tượng đời sống phải yêu cầu cao ở HS khi bày tỏ thái độ, ý kiến của
người viết về hiện tượng xã hội đó.
1.Phần nghị luận văn học: Giáo viên hướng dẫn HS nắm lại lí thuyết về từng kiểu
bài nghị luận văn học cụ thể:
*Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Với kiểu bài này GV cũng phải hướng dẫn cho
học sinh làm bài một cách cụ thể như sau:

7


+ Nắm bắt được nhân vật trữ tình trong văn bản , phải xác định được nhân vật trữ tình
chủ thể hay trữ tình nhập vai và phải nắm bắt được sự vận động, phát triển của tâm trạng,
cảm xúc của nhân vật trữ tình đó.
+ Phân chia bài thơ làm các phần, đoạn và phải xác định được luận điểm của từng phần
và từng đoạn .
+ Phải phân tích nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, câu thơ như cách viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh... để rồi làm nổi bật nội dung tư tưởng mà nhà thơ
muốn thổ lộ.Nhưng không nên dàn trải, bình qn mà phải có sự lựa chọn và chú trọng

vào chi tiết nghệ thuật độc đáo.
+ Sau khi phân tích phải tổng hợp, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề
*Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: GV chia tách thành các kiểu
bài với cách tiếp cận và nắm bắt cụ thể như sau:
- Phân tích nhân vật.
+ Ý nghĩa của việc phân tích nhân vật: Nhân vật là “công cụ” giúp nhà văn phản ánh tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà
văn. Nhân vật chính thường điển hình cho một giai tầng nào đó trong xã hội, thậm chí
một thời đại.Vì vậy khi giúp học sinh nhận thức một nhân vật, giáo viên phải giúp các
em hướng tới khái quát được các giá trị đó. Ngồi ra nhân vật là con đẻ của nhà văn trong
suốt cả một quá trình thai ngén vì thế khi phân tích nhân vật cũng là để nhận ra tài năng,
đặc điểm bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
+ Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật tự sự.
. Lai lịch: Chính là hồn cảnh xuất thân, hồn cảnh gia đình, điều kiện sống trong quá
khứ của nhân vật... nó phần nào chi phối đến tính cách, số phận của nhân vật.
8


. Ngoại hình: Theo quan niệm của ơng bà ta xưa “ Trơng mặt mà bắt hình dong, Con lợn
có béo thì lịng mới ngon”, nhà văn cũng vậy, miêu tả ngoại hình nhân vật nhằm hé mở
tính cách, chiều sâu nội tâm bên trong. Đại thể là như vậy nhưng với một số trường hợp
cũng có thể là một sự trật khớp giữa ngoại hình và tính cách.
. Ngơn ngữ: Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hóa cao độ,
mang đậm dấu ấn cá nhân.
. Nội tâm nhân vật: Đó là thế giới bên trong của nhân vật với những cảm xúc, cảm giác,
tình cảm, suy nghĩ....Thâm nhập thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trở thành cuộc
hành trình đầy thú vị của nhà văn, cũng là điều hấp dẫn với người đọc và người phân tích
tác phẩm sau đó.
. Cử chỉ, hành động: Bản chất con người ta bộc lộ chân xác, đầy dủ nhất qua cử chỉ, hành
động. Vì thế phân tích nhân vật cần phân tích được cử chỉ hành động và cách hành xử của

nhân vật ấy.
+ Vai trị của tình huống truyện đối với việc thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự: Khi
phân tích nhân vật, chúng ta cần quan tâm thích đáng đến tình huống truyện.Vì thơng qua
tình huống truyện, nhân vật sẽ phần nào thể hiện được tính cách, số phận nhân vật.
Trên đây là phần hướng dẫn cơ bản cho học sinh làm một bài văn phân tích nhân vật,
nhưng giáo viên cần lưu ý học sinh khơng nên máy móc mà phải linh hoạt ở từng nhân
vật văn học cụ thể để đạt hiệu quả cao khi làm bài.
- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi: Đây là dạng đề liên quan đến một
vấn đề, một phương diện về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm văn học. Giáo viên
phải giúp học sinh chỉ ra được những biểu hiện, ý nghĩa của vấn đề đó trong tác phẩm.

9


* Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Với kiểu bài bài này thi học sinh giỏi cấp
tỉnh rất hay ra bởi đòi hỏi ở HS khả năng khái quát, đánh giá vấn đề. Ý kiến bàn về văn
học có thể là một nhận định về văn học, một danh ngôn về vấn đề trong văn học. Mà vấn
đề đó có thể thuộc lí luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, phong cách tác giả.Để
làm tốt được kiểu bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh như sau:
- Yêu cầu về kiến thức:
+ HS phải nắm được kiến thức về lí luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, về phong
cách tác giả, quan điểm sáng tác...
+ Kiến thức có được là nhờ vào cả một q trình tích lũy, tổng hợp trong cả quá trình học
tập, từ sách giáo khoa, từ các bài giảng của thầy cô, tù các văn hay của các bạn học sinh
trong các kì thi học sinh giỏi.
- Yêu cầu về phương pháp:
+ Phải hiểu đúng toàn diện nội dung, tinh thần của ý kiến, nhận định để xác định đề bài
đề cập đến vấn đề gì, bản chất của vấn đề là gì?
+ Khi phân tích, chứng minh nhận định đó vào cụ thể trong văn học, học sinh phải biết
nhìn nhận xem ý kiến, nhận định đó xác đáng chưa, sâu sắc chưa, có khía cạnh nào phải

bàn thêm khơng, nếu có chúng ta cũng có thể sử dụng thao tác bình luận để làm sáng rõ
quan điểm của mình.
* Nghị luận về một vấn đề mang tính chất tổng hợp: Đây là dạng đề yêu cầu HS phải
biết tổng hợp, khái quát so sánh, đối chiếu những vấn đề trong các tác phẩm văn học.
Nhưng những tác phẩm văn học phải ra đời trong một giai đoạn lịch sử, có cùng chung đề
tài, xu hướng, trào lưu. Khi so sánh người làm bài chỉ ra được sự giống nhau, khác nhau
của từng tác phẩm văn học cùng mang đề tài, xu hướng, trào lưu ấy để thấy được sự độc

10


đáo thú vị trong quá trình khám phá, phát hiện cũng như tài năng văn chương của các nhà
văn. Để làm tốt được kiểu bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh như sau:
- Yêu cầu về kiến thức: Nhóm các văn bản về cùng một đề tài, một xu hướng, một trào
lưu văn học
- Yêu cầu về phương pháp:
+ Xác định được vấn đề cần phải làm sáng tỏ là gì?
+ Giải thích cho người đọc hiểu khái niệm của vấn đề đó .
+ Biểu hiện của vấn đề đó trong từng tác phẩm cụ thể.
+ So sánh để chỉ ra sự giống nhau, khác nhau của vấn đề đó trong từng tác phẩm.
+ Lí giải ngun nhân vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó.
V. Hệ thống kiến thức các bài đọc văn.
1. Hệ thống kiến thức các bài đọc văn cụ thể.
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận, giáo viên bồi dưỡng
học sinh giỏi còn phải giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của các bài đọc văn. Bởi vì
các bài đọc văn trong chương trình lớp 11, 12 sẽ là phần trọng tâm trong kì thi.Với dung
lượng kiến thức nhiều, thời gian dành cho các buổi ôn luyện rất hạn chế nên giáo viên sẽ
phải có phương pháp cụ thể để các em có thể tự học, nghiên cứu sách vở và giải đề.Cụ
thể như sau:
* Trên tinh thần các bài đọc văn các em đã được học trên lớp theo thời khóa biểu chính

khóa, giáo viên được giao trách nhiệm bồi dưỡng phải giúp HS hệ thống lại kiến thức của
bài học để các em lĩnh hội vừa đầy đủ, vừa chi tiết nhưng vừa khái quát nhất về văn bản.
Để làm được điều đó ngoài kiến thức trong SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo

11


viên phải năng đọc thêm các tài liệu, tìm tịi sáng tạo trong quá trình giảng dạy thì bài học
mới có chiều sâu .Cụ thể HS phải nắm được:
- Nét chính về tác giả: Như quan điểm sáng tác, đặc điểm văn học, phong cách nghệ
thuật. Học sinh nắm và hiểu được những điều đó sẽ hiểu sâu hơn về tác phẩm và ý đồ ngệ
thuật của nhà văn.
- Hoàn cảnh sáng tác , xuất xứ, vị trí của tác phẩm.
- Nội dung tư tưởng chủ đạo và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Điểm sáng văn chương của tác phẩm. Trong mỗi tác phẩm văn học nhất là văn xi
thường có một đoạn văn hoặc một chi tiết nghệ thuật đặc sắc để lại rất nhiều dư vị trong
lòng người đọc đồng thời cũng thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn.Bởi có thể nói
điểm sáng văn chương chính là gan ruột và sự tìm tịi, sáng tạo để đưa đến cho người đọc
sự thú vị nhất và cũng nhằm bộc lộ rõ nhất tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Ví dụ như:
Cảnh đồn tàu đi qua phố huyện lúc đêm khuya ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam), Cảnh cho
chữ ( Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), Hồn quê trong Tràng giang của Huy Cận; Hình
ảnh đơi bàn tay Tnú ( Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)....
* Sau khi các em đã nắm được kiến thức của các bài đọc văn, giáo viên sẽ hệ thống các
kiểu đề bài của văn bản đó, học sinh nắm bắt được các dạng đề bài và về nhà thực hành
để vừa khắc sâu kiến thức vừa thuần thục trong kĩ năng làm một bài văn.
2. Hệ thống kiến thức các bài đọc văn theo từng giai đoạn, mảng đề tài, xu hướng,
trào lưu, thể loại.
a. Hệ thống theo từng giai đoạn:
* Hệ thống lại, hoàn cảnh lịch sử, xã hội ,nội dung, đặc điểm cơ bản của văn học Việt
Nam hiện đại qua từng giai đoạn với mục đích:

12


- Giúp học sinh nắm kiến thức một cách khái quát nhất về một giai đoạn văn học,
đó sẽ là cơ sở ở học sinh nắm bắt các bài đọc văn được sáng tác trong giai đoạn ấy một
cách bài bản, khoa học, sâu sắc nhất. Ngược lại, khi giáo viên giảng các bài đọc văn cụ
thể cần gắn với nét chính của giai đoạn văn học ấy và xem đó như một dẫn chứng làm
sáng tỏ phần nào giai đoạn văn học. Rõ ràng đó là một mối quan hệ hữu cơ với nhau và
nó sẽ phục vụ rất nhiều cho việc làm một bài văn Nghị luận về một ý kiên bàn về văn
học. Ví dụ ta có đề bài sau:
Đề bài: Có ý kiến cho rằng “ Thơ những năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều
thành tựu xuất sắc. Tình yêu quê hương , đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi kháng
chiến và con người kháng chiến là những cảm hứng chính” ( SGK lớp 12- Ban cơ bảntập1, Nhà xuất bản Giáo dục, tr5).
Qua các tác phẩm thơ viết trong thời kì chống Pháp đã học và đọc thêm trong
chương trình Ngữ văn lớp 12 hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Giúp HS có thể so sánh các giai đoạn văn học với nhau thông qua những tác phẩm
cùng viết về một đề tài, để rồi giúp học sinh có thể nhận thấy: Cùng viết về một đề tài,
đối tượng các nhà văn về cơ bản nhìn nhận, đánh giá đối tượng giống nhau nhưng bên
cạnh đó sẽ có nét khác nhau ở cách kết thúc cuộc đời , số phận nhân vật. Tơi có thể lấy ví
dụ: Khi các nhà văn viết về đề tài người lao động nghèo trong chế độ cũ như: Chí Phèo
( Nam Cao) - viết trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Vợ chồng A Phủ ( Tơ Hồi),
Vợ nhặt ( Kim Lân) - viết sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Các nhà văn đều phát
hiện ra bản chất tốt đẹp trong tâm hồn cũng như số phận đau khổ, bất hạnh của người lao
động nghèo khổ.Nhưng nếu là những tác phẩm viết trước cách mạng tháng Tám năm
1945, các nhà văn chỉ mới dừng lại ở đó nên kết thúc truyện khơng mở cho nhân vật lối
thốt với một tương lai tươi sáng ở phía trước, mà là sự tù túng, đầy sự bi quan, bế tắc, bế
13


tắc cho cả một giai cấp. Cụ thể : Ở Chí Phèo của Nam Cao là Chí Phèo chết, thị Nở nhìn

nhanh xuống bụng và nghĩ tới cái lị gạch cũ. Còn những tác phẩm viết sau cách mạng
tháng Tám năm 1945 kết thúc truyện bao giờ cũng là kết thúc mở, nhà văn mở ra một con
đường sáng cho nhân vật mà ở đó là sự đổi đời theo ánh sáng của cách mạng. Các nhân
vật sẽ kết thúc một cuộc đời tăm tối, cực nhục, bị chà đạp, bị áp bức, bóc lột của giai cấp
thống trị, cường quyền để vươn lên đòi lại quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cho bản
thân. Như tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân chẳng hạn: Kết thúc truyện hiện lên trong óc
Tràng là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cùng những người đói đi phá kho thóc Nhật. Giáo
viên cũng giúp cho học sinh nhận thấy vì sao có sự khác nhau như vậy. Đó là do nhận
thức chính trị của các nhà văn ở thời điểm sáng tác tác phẩm. Và sở dĩ có được kết thúc
như vậy là do nhà văn nhìn cuộc đời, nhân vật bằng nhãn quan cách mạng.
b. Hệ thống theo trào lưu, xu hướng văn học.
- Giáo viên phải giúp học sinh phương pháp nắm bắt từng văn bản cụ thể trên tinh thần
của từng trào lưu, xu hướng văn học. Để học sinh vừa nắm được đặc trưng, xu hướng của
từng trào lưu văn học, có nghĩa từ đó các em có thể làm sáng tỏ nó ở từng tác phẩm cụ
thể .Ví dụ như: Với phong trào thơ mới là tinh thần của nó chính là ở cái tơi cá nhân với
sự giải phóng về tình cảm, cảm xúc và về trí tưởng tượng; Văn học hiện thực phê phán
chính là ở nhân vật điển hình và tính cách điển hình cho một giai cấp, tầng lớp người nào
đó; văn xi chống Mĩ là đề cập đến chất sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; Văn
học sau năm 1975 mang cảm hứng thế sự - đời tư...
c. Hệ thống theo thể loại văn học.
Giáo viên giúp học sinh hệ thống các bài đọc văn có cùng một thể loại, bởi khi đã cùng
chung một thể loại thường có những nét tương đồng về nghệ thuật. Cùng với việc học
sinh đã nắm kĩ từng văn bản, học sinh có thể so sánh nét giống nhau và khác nhau để chỉ
14


ra sự độc đáo trong nghệ thuật sáng tạo của nhà văn. Ví dụ bài Tùy bút Người lái đị
sơng Đà ( Nguyễn Tuân) và bài Bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng ( Hồng Phủ Ngọc
Tường) ta có thể nhận thấy chúng có nét tương đồng của thể kí.Đó là bằng ngịi bút
phóng khống, tự do các nhà văn thoải mái ghi chép lại những sự vật, sự việc, con người

cụ thể bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác.
V. Hệ thống các khái niệm thuộc về phần lí luận văn học.
Khi học sinh làm bài văn về một vấn đề trong tác phẩm văn học, hay xử lí một đề bài
tổng hợp mà trong đó có chứa đựng khái niệm bắt buộc các em phải hiểu và giải thích
được khái niệm rồi sau đó mới đi phân tích làm sáng tỏ. Các khái niệm đó trong quá trình
giảng dạy giáo viên cũng đã cung cấp nhưng cụ thể thành khái niệm, lời văn như thế nào,
giáo viên phải cho học sinh nắm lại. Các khái niệm đó là:
-

Tình huống truyện.

-

Tiềm tàng, tiềm ẩn.

-

Tình huống truyện.

-

u nước.

-

Nhân đạo.

-

Cái tơi cá nhân.


-

Tính sử thi .

-

Cảm hứng lãng mạn.

-

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

-

Phong cách nghệ thuật...

VI. Hệ thống đề bài.
15


Sau khi giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức cơ bản trên, giáo viên sẽ đưa ra
hệ thống đề bài dựa trên kết cấu đề thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm để các em thực hành.
Các em có thể làm bài tại lớp và làm bài ở nhà, nhưng điều quan trọng là khi các em làm
bài giáo viên phải chấm bài để kiểm tra về kiến thức, về kĩ năng làm bài của các em. Giáo
viên phải chỉ ra chỗ đạt, chỗ chưa đạt và phải sửa cho các em từ những lỗi nhỏ nhất để
các em rút kinh nghiệm và không tái phạm lần sau.
Ở bài viết này tôi chỉ đưa ra hai đề bài và hướng dẫn chấm để minh họa cho những
lí thuyết trên.
Đề 1.

Câu 1( 4 điểm): Trình bày hồn cảnh sáng tác và đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Việt
Bắc ( Tố Hữu).
Câu 2 ( 6 điểm ): Bài học cuộc sống mà anh (chị) rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà
văn Mĩ Helen Keller: “Tơi đã khóc vì khơng có giày để đi cho đến khi nhìn thấy một
người khơng có chân để đi giày”.
Câu 3 ( 10 điểm): Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tác phẩm Người lái đị
sơng Đà và Hồng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Hướng dẫn chấm:



YÊU CẦU

U
I

ĐIỂ
M

Học sinh cần nêu được các ý chính sau:

4.0

16


1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Tháng 5- 1954 chúng ta chiến thắng Điện Biên Phủ, đã mang 0,25
lại niềm vui kháng chiến, thắng lợi, hịa bình . Nhân sự kiện có
tính chất lịch sử tháng 10 - 1954 Trung ương Đảng quyết định

rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội,Tố Hữu đã sáng
tác bài thơ Việt Bắc .
- Bài thơ đã nói lên được tình nghĩa thắm thiết với Việt Bắc
quê hương cách mạng, với nhân dân và cuộc kháng chiến gian 0,25
khổ của người cán bộ cách mạng. Tất cả nay đã thành kỉ niệm
sâu nặng, để trong niềm vui không quên những cội nguồn của
thắng lợi, không quên những ngày gian khổ và nghĩa tình gắn
bó, để càng tin tưởng ở tương lai.
2. Nghệ thuật : Việt Bắc tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình
ngọt ngào tha thiết của TH và nghệ thuật biểu hiện giàu
tính dân tộc trong thơ ơng.

0,5

a. Thể thơ lục bát truyền thống được vận dụng tài tình trong
một bài thơ dài, vừa tạo được âm hưởng chung thống nhất vừa

0,5

thể hiện một sự biến hóa đa dạng, khơng nhàm chán cho người
đọc. Để rồi suối nguồn tình cảm cứ tn chảy dạt dào dưới
ngịi bút của ơng.
b. Kết cấu đối đáp: Diễn biến tâm trạng được tổ chức theo lối
đối đáp giao duyên trong ca dao - dân ca: bên hỏi, bên đáp,
người bày tỏ, người hô ứng.Hỏi và đáp điều mở ra bao nhiêu 0,5

17


kỷ niệm về cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng,

bao nỗi niềm nhớ thương.Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn
bên trong là lời độc thoại, là biểu hiện tâm tư tình cảm của
chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. Nên
vừa có sự biến đổi linh hoạt , vừa như phân thân, hóa thân của
chính nhân vật trữ tình vào hai đại từ mình- ta.
c.Những lối nói giàu hình ảnh, cách chuyển nghĩa truyền thống
như so sánh, ẩn dụ... được sử dụng thích hợp: Nhớ gì như nhớ
người yêu;... Nhớ hoa cùng người...nhằm gợi hình ảnh và giàu
biểu cảm, cảm xúc cho câu thơ.

0,5

d. Nhiều câu ca dao, câu Kiều được vận dụng:
- Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
(Ta về, mình có nhớ ta

0,5

Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười)
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
(Những là rày ước, mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình)
Vừa miêu tả được hiện thực cụ thể, diễn tả tình cảm, tâm trạng
vừa quen thuộc, vừa mới mẻ.
e. Về ngôn ngữ: Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất mộc
18



mạc, giản dị nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời
cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào nghĩa tình
g. Tình nghĩa với căn cứ cách mạng , với nhân dân, với Đảng, 0,5
với Bác Hồ là tình cảm của người cách mạng nhưng đã trở
thành ý nghĩ, tình cảm cao đẹp chung của con người Việt Nam
trong kháng chiến: Thủy chung son sắt với quê hương đất
nước.

II

0,5

Cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

6
điểm

a/ Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời
sống. Sử dụng linh hoạt phương pháp: Giải thích, phân tích,
bình luận. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt lưu lốt,
khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý sau:
- Vấn đề cần nghị luận: Sự thiếu thốn khó khăn của mình 0,5
chẳng thấm gì nếu so với những khổ đau, bất hạnh của nhiều
người khác trong cuộc sống.
19



- Nội dung cần nghị luận:
* Giải thích hai hình ảnh đối lập nhau: “khơng có giày để đi”
và “khơng có chân để đi giày”
+ “Khơng có giày để đi”: là sự thiếu thốn, khó khăn về vật
chất (tức là nói về hồn cảnh nghèo khó)

0,5

+ “Khơng có chân để đi giày”: là nỗi bất hạnh nghiệt ngã
của số phận (nỗi đau về thể xác và tâm hồn)
=> Ý nghĩa của lời tâm sự: Cuộc sống có mn vàn khổ đau và

0,5

bất hạnh, sự thiếu thốn của bạn chẳng thấm vào đâu khi so với
nỗi bất hạnh của nhiều người của nhiều người khác. Hãy thấy 0,5
mình cịn là người may mắn để biết chia sẻ và cố gắng vươn
lên và không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất
hạnh, những chơng gai trong cuộc sống.
* Phân tích, bình luận:
+ Người ta khóc là khi trạng thái tâm hồn xúc động, đau buồn,
có khi vui quá cũng khóc. Nữ sĩ khóc vì hồn cảnh túng thiếu
của mình “khơng có giày để đi” bà đã khóc mãi cho đến khi bà
nhìn thấy một người khơng có cả đơi chân để đi giày→bà đã
kịp nhận ra mình cịn là người may mắn hơn họ rất nhiều. Như

1.0

vậy dù phải đi bằng đơi chân trần thì mình cịn có chân để

bước trên đường đời, cịn họ khơng có chân nên dù có giày
cũng khơng thể đi được, khơng thể làm những gì họ muốn =>
những thiếu thốn về vật chất chẳng thấm gì so với sự thiếu

20


thốn về xác và tinh thần.
+ Lời tâm sự của Helen Keller không dừng lại ở đôi giày, đôi
chân (nếu đơi giày là ước mơ, khát vọng của mình thi đôi chân
lại là ước mơ khát vọng của người khác). Hãy biết hài lịng với
những gì mình đang có và biết chia sẻ nỗi bất hạnh cùng người
khác, động viên nhau để đạt được những điều mà mọi người

1.0

uớc mơ. Nếu yêú đuối, thiếu bản lĩnh, nghị lực cuộc sống sẽ dễ
bị buông xuôi và rơi và tuyệt vọng (dẫn chứng- những tấm
gương vượt khó trong thực tế cuộc sống);
+ Lời tâm sự của nữ sĩ không chỉ thể hiện sự thức ngộ trước
cuộc sống mà còn hàm chứa lời động viên, khích lệ: Dù ở bất
kì hồn cảnh nào cũng không được gục ngã phải gắng sức mà
vươn lên, khó khăn bất hạnh chính là thử thách tơi luyện ta
trưởng thành, hồn thiện mình.
-Bài học cuộc sống: Khơng nên than vãn, bi quan trước hồn 1.0
cảnh khó khăn về vật chất phải hiểu được giá trị đích thực của
cuộc sống. Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi nhận
thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế ta
phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ từ đó có
thêm sức mạnh, lịng tin yêu cuộc sống để làm việc và cống

hiến nhiều hơn. Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ 1.0
lực của bản thân...
III

Cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

10

21


a, Yêu cầu về hình thức:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học
- Bài viết đảm bảo một văn bản hồn chỉnh, trình bày rõ ràng,
mạch lạc. Văn viết không sai phạm về dùng từ, ngữ pháp.
b, Yêu cầu về nội dung:
a. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Người lái đị sơng Đà
và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dịng sơng?.
- Người lái đị sơng Đà: Là tùy bút đặc sắc , in trong tập Sơng 0,5
Đà, Nguyễn Tn đi tìm chất vàng của thiên nhiên và chất
vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao động miền
Tây Bắc.
- Ai đã đặt tên cho dịng sơng?: Là bút kí viết về vẻ đẹp của

0,5

dịng sơng Hương, qua đó ca ngợi vẻ đẹp của một vùng văn
hóa xứ sở và con người xứ Huế.
=> Đều là thể kí in đậm phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên 0,5
bác của hai nhà văn

Gợi ý:
b.Giải thích khái niệm Phong cách nghệ thuật:
- Là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn
định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện

0,25

nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong các sáng tác của nhà
văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn

22


học dân tộc.
- Phong cách văn học có dấu hiệu riêng và nổi lên trên bề mặt 0,25
của tác phẩm như một thực thể hữu hình , mà yếu tố cơ bản là
nội dung và hình thức tác phẩm. Chỉ có ở những nhà văn có tài
năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo.
c. Khái quát về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn
- Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố
gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề,

0,5

nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng
là lay động người đọc nhiều nhất.
- HPNT: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính
trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng
hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử,
địa lí.... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc


0,5

tích,mê đắm và tài hoa.
d. Nêu những nét tương đồng trong phong cách nghệ thuật
của hai tác giả g thể hiện qua hai tác phẩm:
- Đều là thể loại tuỳ bút và đều thấm đẫm chất trữ tình: ghi
chép , miêu tả chi tiết cụ thể về vẻ đẹp của đối tượng được đề
cập đến trong văn bản, qua đó bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận
thức đánh giá của mình về đối tượng đó. Cụ thể:

0,5

+ NLĐSĐ: Miêu tả dịng sơng Đà với hai tính cách đối lập
nhau, SĐ sinh thể sống, có tâm trạng , có tính cách , rồi SĐnhư
23


một cố nhân.Bên cạng đó là người lái đị bình dị mà tài hoa, trí
dũng ,rất đáng khâm phục và trân trọng.

1.0

+ AĐ ĐTCDS? Miêu tả dịng sơng Hương thấm đẫm chất thơ:
SH thơ mộng, dịu dàng, chung tình làm mê đắm lịng người
bởi có vẻ đẹp của một người thiếu nữ, của một người mẹ phù
sa bồi đắp cho một vùng văn hóa xứ sở.
- Hai cây bút đều tài hoa, uyên bác

1.0


+ SĐ : NT sử dụng kiến thức của nhiều ngành khi miêu tả con
sông Đà như : địa lí, quân sự, điện ảnh, võ thuật và tài hoa ở
cách sử dụng ngôn từ: nhiều từ ngữ độc đáo mới lạ, sử dụng
nghệ thuật liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa.
+ AĐ ĐTCDS: HPNT am hiểu về các lĩnh vực địa lí, lịch sử,
văn hóa, thi ca...và miêu tả dịng sơng bằng bút pháp nghệ

1.0

thuật miêu tả đặc sắc như: liên tưởng, tưởng tượng, so sánh
nhân hóa.
e.Nét khác biêt: Thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo:
a. Nguyễn Tn với Người lái đị sơng Đà: Nghiêng về phát 1.0
hiện và diễn tả những hiện tượng đập mạnh vào giác quan
người đọc ( Phân tích con sơng Đà Hung bạo và cuộc chiến
giữa người lái đò với con sơng).
b. Hồng Phủ Ngọc Tường với Ai đã đặt tên cho dịng sơng?:
Thiên về chất thỏ trữ tình dịu ngọt ( Phân tích sơng Hương để

1.0

nhận thấy).
24


g. Đánh giá nhận xét.
- Họ đều là những nhà văn tài năng, tâm huyết với nghề, có
tâm với nghề.


1.0

- Có tình u q hương đất nước thiết tha.

0,25

0,25

Lưu
ý

Học sinh có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có
những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu
đề;
Khuyến khích thêm điểm cho những bài làm có năng lực cảm
thụ văn chương, có sáng tạo.

Đề 2.
Câu 1 ( 4 điểm): Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong khổ thơ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lịng q dợn dợn vời con nước,
25


×