Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn Quản lý nhà nước Đẩy mạnh bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.07 KB, 12 trang )

Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay tôi đang công tác tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Lập - tỉnh
Phú Thọ. BHXH huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng
giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế
(BHYT); quản lý thu, chi BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn
theo quy định. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám
đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân
dân (UBND) huyện. Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH là một quá trình từ
việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH; Tuyên truyền,
phổ biến, chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức thực hiện chiến
lược, chế độ, chính sách về BHXH đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT. Trong hệ thống an sinh xã
hội của Đảng và Nhà nước ta, BHYT là một chính sách xã hội quan trọng nhằm huy
động sự tham gia của mọi người trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện tính
cộng đồng, tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau và thể hiện tính ưu việt của nhà nước,
do vậy thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, nâng cao vai trò của BHYT trong
bảo đảm chính sách an sinh là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, được
Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân quan tâm. Vừa qua, BHXH huyện Yên Lập đã
tham mưu, đề xuất và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan về kế hoạch thực
hiện BHYT toàn dân đến năm 2020 với UBND huyện Yên Lập. Từ đó, UBND huyện
Yên Lập đã ra Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 12/09/2016 về việc thành lập Ban
chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế toàn dân huyện Yên Lập
giai đoạn 2016 - 2020 kèm theo thông báo số 46/TB-BCĐ ngày 25/10/2016 thông báo
phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT toàn
dân huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Ban chỉ đạo). Trên cơ sở ý kiến
thống nhất của Ban chỉ đạo, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 836/KH-UBND
ngày 25/10/2016 kế hoạch “Đẩy mạnh bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2016-2020”.
1. Nội dung cốt yếu của Kế hoạch số 836/KH-UBND ngày 25/10/2016 của UBND


huyện Yên Lập về việc “Đẩy mạnh bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2016 - 2020”
1


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

Mục tiêu chung:
Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế, tiến tới BHYT toàn dân, góp phần tạo
nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công
bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia
BHYT đạt tỷ lệ 100%; mở rộng các nhóm đối tượng để đến hết năm 2016 đạt tỷ lệ trên
85% dân số tham gia, đến năm 2018 có 90% dân số tham gia, đến năm 2019 có 95%
dân số tham gia và đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 98% dân số tham gia BHYT, trong đó
Nhóm học sinh, sinh viên từ năm 2016 trở đi đạt 100% có thẻ, trên 75% người trong
nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng tham gia BHYT, đến năm
2020 đạt trên 90%. Nhóm hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình
đến năm 2020 đạt trên 80%. Nhóm tham gia theo hộ gia đình năm 2016 đạt trên 30%
và đến năm 2020 đạt trên 60%.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT, bảo
đảm sự hài lòng và quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp
luật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.
Nhóm các giải pháp cơ bản.
Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc
thực hiện nghiêm chính sách pháp luật, các chương trình, mục tiêu, kế hoạch về BHYT
giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện.
- Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt triển
khai thực hiện tốt Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng

cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2015 và
2020;

2


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

- UBND các xã trình HĐND cùng cấp đưa chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT trong
chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm, với mức bằng và trên chỉ tiêu chung toàn
huyện;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại,
tố cáo về BHYT theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng
hoặc hỗ trợ đóng theo quy định của Luật BHYT.
- Bảo hiểm xã hội huyện xây dựng quy chế phối hợp cụ thể với các phòng, ban, ngành,
đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để triển khai thực hiện Luật BHYT,
nhất là công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền, vận động
Giải pháp truyền thông: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
chính sách pháp luật về BHYT
- Công tác truyền thông, tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối
tượng, bao gồm cả các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ, hội, đảng
viên, quần chúng nhân dân...; thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức: đài
phát thanh truyền hình địa phương, trang tin điện tử huyện, tuyên truyền trực quan
(pano, băng rôn, áp phích).
Nhóm giải pháp về nhóm đối tượng tham gia BHYT
Đối với nhóm đối tượng đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 98% (Nhóm học sinh, sinh viên):
+ Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các
trường học trên địa bàn thực hiện hiện nghiêm túc Luật BHYT, xây dựng kế hoạch
thực hiện bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên, đảm bảo 100% học sinh, sinh viên có

thẻ BHYT.
Tập trung rà soát , vận động, thanh tra kiểm tra đối với một số nhóm đối tượng có
tỷ lệ tham gia BHYT thấp:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
- Nhóm hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình
- Nhóm tham gia theo hộ gia đình
3


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, tạo môi trường khoa học công nghệ thuận
lợi nhất trong thực hiện BHYT.
- Cơ quan BHXH nghiên cứu, đổi mới phương thức thu đóng BHYT, công tác quản lý
và cấp thẻ BHYT phù hợp theo hướng cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho
cá nhân, tổ chức trong thực hiện BHYT.
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng, các thiết bị công nghệ thông tin để triển khai
đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ, kết nối dữ liệu giữa BHXH tỉnh với BHXH các
huyện, thành, thị và các cơ quan có liên quan
- Đổi mới phong cách phục vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội, tạo thuận lợi cho đối
tượng đăng ký tham gia BHYT.
- Mở rộng, củng cố mạng lưới bán BHYT theo hướng thuận lợi cho người dân thông
qua hệ thống đại lý Bưu điện, Trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh, ủy ban nhân
dân xã, thị trấn (đến cán bộ ở khu dân cư),cán bộ Hội phụ nữ, hội nông dân xã, thị
trấn, để vận động, tiếp cận, tuyên truyền cho người dân biết và tích cực tham gia mua
BHYT.
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi và sự hài lòng cho
người tham gia BHYT.
- Ngành y tế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, trong thanh
toán chi phí khám chữa bệnh, ứng dụng CNTT, giảm thời gian chờ đợi, tạo điều kiện

thuận lợi cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh.
- Các cơ sở khám chữa bệnh tập trung nâng cao năng lực chuyên môn và y đức cho đội
ngũ cán bộ viên chức làm công tác y tế. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị,
các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở KCB, nhất là tuyến y tế cơ
sở, đảm bảo ngày càng đáp ứng với sự hài lòng của người bệnh.
Tổ chức thực hiện:
- Chuẩn bị triển khai:
+ Xây dựng bộ máy thực hiện KH:

4


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

BHXH huyện, Phòng y tế, phòng LĐ,TB&XH, phòng GD&ĐT, phòng TC-KH, Chi
cục Thuế, Chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng VHTT, Đài truyền
thanh truyền hình, Ủy ban MTTQ huyện và các hội, các đoàn thể nhân dân cấp huyện, UBND
các xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn
+ Chỉ đạo thực hiện KH:
- Truyền thông: Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện
xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát
thanh, truyền hình của huyện thực hiện tuyên truyền Luật Bảo hiểm y tế, chính sách
Bảo hiểm y tế toàn dân. Đài truyền thanh huyện Phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện
và các phòng, ban, ngành liên quan xây dựng chuyên trang, chuyên mục về chính sách
BHYT toàn dân, thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền, phổ
biến chính sách BHYT toàn dân, trả lời hộp thư truyền hình, xây dựng các chuyên đề
giới thiệu về BHYT toàn dân…
- Triển khai, tham mưu, phối hợp ,vận hành các quỹ:
Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND huyện về việc mở
rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, tổ chức triển khai phát triển đối tượng tham gia bảo

hiểm y tế, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách, giải pháp liên
quan đến việc mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ bán và chi trả BHYT cho người dân.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và lập dự toán sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí
tuyên truyền của BHXH tỉnh phân bổ.
- Xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng nguồn quỹ kết dư quỹ khám chữa bệnh (nếu
có) và nguồn huy động khác để hỗ trợ thêm phần kinh phí thuộc trách nhiệm phải đóng
của người tham gia BHYT.
Phòng Y tế: Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị; cải cách thủ tục hành chính trong KCB; đào tạo, bổ sung nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đổi
mới phong cách phục vụ từng bước đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, coi người
bệnh là khách hàng
5


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội: Hàng năm chỉ đạo công tác rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo; hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung
bình,đối tượng chính sách xã hội, lập danh sách chuyển cho cơ quan BHXH kịp thời
để có cơ sở cấp thẻ BHYT cho các đối tượng.
- Thống kê tình hình biến động của các doanh nghiệp lao động trên địa bàn, 6 tháng 1 lần
gửi cơ quan BHXH để hướng dẫn tham gia BHYT cho người lao động.
- Xây dựng và tham mưu ban hành, triển khai thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH huyện, liên đoàn lao động huyện
về thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn huyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn: Chỉ đạo các trường công lập, ngoài công lập từ
năm 2016 trở đi đạt 100% học sinh, sinh viên có thẻ BHYT. Đưa chỉ tiêu tham gia

BHYT học sinh, sinh viên vào kế hoạch năm học và đánh giá thi đua việc thực hiện
pháp luật của các trường học.
- Chỉ đạo các nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền trong phụ huynh, học sinh,
sinh. Đồng thời phát động phong trào trong cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, trên địa
bàn huyện mua thẻ BHYT tặng người thân và những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện và Phòng Y tế làm tốt công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho học sinh, sinh viên ngay tại các nhà trường.
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tổng hợp ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng
BHYT trình UBND huyện báo cáo Sở Tài chính cấp theo quy định.
Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê Định kỳ hàng quư cung cấp danh sách các doanh
nghiệp đã thực hiện đăng ký thuế trên địa bàn huyện để cơ quan BHXH tổ chức quản
lý đơn vị tham gia BHYT.
Ủy ban MTTQ huyện chủ trì phối hợp với các hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội
Nông dân huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Huyện đoàn Thanh niên, đoàn thể
nhân dân cấp huyện phát động phong trào và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực

6


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

tham gia chương trình BHYT toàn dân. Vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ kinh phí để hỗ trợ thêm, ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước.
UBND các xã, thị trấn Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về xây dựng kế hoạch và
tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm tại địa phương. Đưa mục tiêu,
kế hoạch, tỷ lệ bao phủ BHYT là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm, 5 năm của địa phương đến các khu dân cư. Triển khai thực hiện mục tiêu
bảo hiểm y tế toàn dân gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghiêm túc thực hiện

Luật BHYT; có trách nhiệm báo cáo và trích nộp BHYT đầy đủ, kịp thời cho người lao
động đúng quy định của pháp luật.
+ Kiểm soát, giám sát, đánh giá, điều chỉnh và đổi mới
- Phòng y tế Chủ trì, phối hợp với BHXH huyện, các phòng, ban, ngành trong trường
hợp cần thiết trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi chính sách BHYT; Chủ trì phối hợp
với Phòng Tài chính - Kế hoạch nghiên cứu, đề xuất UBND huyện nâng mức hỗ trợ
đóng BHYT cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT; Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT; xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm
pháp luật về BHYT theo thẩm quyền. Thường xuyên đôn đốc và định kỳ báo cáo
UBND huyện về kết quả thực hiện.
BHXH huyện :
- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu đã xây dựng, định kỳ 6 tháng báo cáo
UBND huyện kết quả thực hiện kế hoạch này để kịp thời chỉ đạo. Trước mắt tập trung
thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ tham gia BHYT tại các địa phương đang có tỷ lệ tham gia
BHYT thấp.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết
các chế độ BHYT.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHYT tại các đơn vị, tổ chức sử dụng
lao động, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài:
7


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

Môi trường bên ngoài:
Môi trường vĩ mô:
+Môi trường tự nhiên: Địa bàn đồi núi cao, hiểm trở và hẻo lánh vì vậy các hộ dân cư
nằm các xa nhau, không thuận lợi cho việc truyền thông tuyên truyền
+Môi trường chính trị: Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta tới công tác bảo vệ,

chăm sóc sức khỏe của nhân dân và đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương,
chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng BHYT nhằm giúp người dân khắc phục những
rủi ro bệnh tật, và giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh. Chủ trương phát huy vai
trò của BHYT và tiến tới BHYT toàn dân được thể hiện nhất quán trong Nghị quyết
21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối
với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2015 và 2020 và từng bước được thể chế
hóa, tập trung thực hiện. Luật BHYT được ban hành lần đầu tiên năm 2008 và được
sửa đổi bổ sung tại Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho triển khai thực hiện, tiến tới BHYT toàn dân
+Môi trường xã hội: Kế hoạch mang trong mình trọng trách với nhiệm vụ an sinh xã
hội, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân tại
vùng nông thôn trên địa bàn huyện vùng núi.
Môi trường bên trong:
+Yếu tố kỹ thuật: Kế hoạch là sự tiếp nối triển khai cụ thể của chương trình mục tiêu
quốc gia về an sinh xã hội và lộ trình bao phủ BHYT nên có được những yếu tố kỹ
thuật thuận lợi nhất định như kế thừa và tiếp tục triển khai các quy trình và các giải
pháp các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng.
+Yếu tố nhân lực: Đây là một kế hoạch yêu cầu đòi hỏi sự tham gia phối hợp của các
phòng ban, các cơn quan đóng trên địa bàn huyện. Mỗi phòng ban, cơ quan đều có
những cán bộ chuyên trách nên khi tham gia vào kế hoạch có thuận lợi nhất định, công
việc chủ yêu vẫn sẽ là từ cơ quan BHXH huyện, cho nên mỗi mội chuyên viên của cơ

8


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

quan BHXH huyện đều sẽ là một tuyên truyền viên, một nhân tố nòng cốt trong quá
trình thực hiện triển khai kế hoạch.
+Yếu tố tài chính: Nguồn tài chính để hoạt động triển khai kế hoạch sẽ được cấp từ

BHXH Việt Nam, nguồn ngân sách tài chính từ Trung ương cấp về tỉnh và huyện, quỹ
tài trợ của dự án dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu Norred hỗ trợ kinh phí cấp thẻ
BHYT cho đối tượng hộ gia đình cận nghèo…..
+Yếu tố tổ chức quản lý: Các quy trình thực hiện kế hoạch phải tuân thủ theo đúng
quy trình thực hiện của quyết định và tuân thủ theo đúng chính sách BHYT và luật
BHYT.
+Yếu tố công nghệ: Áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng hệ thống điện tử sẽ giúp
cho cho kế hoạch thực hiện thuận lợi.
Đánh giá đề án:
Tính hiệu lực, hiệu quả:
Giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch sẽ có nhiệm vụ tuyên truyền các chính sách BHYT,
các lợi ích, quyền lợi khi tham gia BHYT – vận động người dân trên toàn địa bàn
huyện tham gia BHYT, từ đó mở rộng các nhóm đối tượng để đến hết năm 2016 đạt tỷ
lệ trên 85% dân số tham gia, đến năm 2018 có 90% dân số tham gia, đến năm 2019 có
95% dân số tham gia và đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 98% dân số tham gia BHYT.
Nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân tham gia BHYT trên
địa bàn huyện.
Tính công bằng:
Tất cả người dân khi tham gia BHYT, tùy theo từng nhóm đối tượng sẽ được hưởng
đầy đủ các quyền lợi theo đúng chính sách BHYT và được chăm sóc và khám chữa
bệnh với dịch vụ tốt nhất tại huyện và trên toàn quốc.
Tính bền vững:
9


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

Kế hoạch có lộ trình là 5 năm từ 2016-2020, đó là lộ trình thực hiện nhiệm vụ bao phủ
tỷ lệ người dân tham gia BHYT và nâng cao chất lượng chăm sóc khám chữa bệnh. Kế
hoạch sẽ song hành cùng với các thay đổi về luật và chính sách của nhà nước về

BHYT để kịp thời thay đổi và xây dựng một hệ thống mang tính nhân đạo và an sinh
xã hội trên địa bàn huyện một cách bền vững.
Tính phù hợp:
Huyện Yên Lập là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, có điều kiện phát triển
kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân khó khăn….. Vì vậy kế
hoạch trên sẽ giúp cho người dân hiểu biết thêm nhiều về các chính sách An sinh xã
hội của nhà nước, Chăm sóc sức khỏe – nâng cao đời sống cho người dân tại huyện
Yên Lập.
Những ưu điểm và hạn chế của đề án:
Ưu điểm:
- Nguồn nhân lực dồi dào, cán bộ thực hiện chính sách có năng lực, được đào tạo
chính quy. chất lượng KCB được nâng lên rõ rệt do sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nguồn nhân lực ở các tuyến cơ sở KCB.
- Mạng lưới đại lý thu BHYT bao phủ hầu khắp các lĩnh vực
- Giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ theo giá trị thật, tuy viện phí tăng nhưng chi
phí thực từ tiền túi của người dân sẽ giảm do không phải mua thêm ở bên ngoài.
- Quy định về thông tuyến huyện nghĩa là người có thẻ BHYT không cần các thủ tục
hành chính rắc rối như giấy chuyển viện, xác nhận tạm trú, giấy đi công tác vẫn được
đảm bảo KCB tại cơ sở KCB cùng tuyến, kể cả cơ sở y tế tư nhân.
- Người dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số trên toàn huyện, vì vậy người dân phần lớn
đều được hưởng chính sách cấp thẻ BHYT do ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% dành
cho người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Nhược điểm:
- Hệ thống phần mềm xử lý nghiệp vụ chưa liên thông
10


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT

- Lực lượng giám định viên của BHYT còn thiếu, kinh nghiệm hạn chế, không có giám

định viên ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế.
- Công tác đấu thầu thuốc chưa đảm bảo về cơ số, chủng loại và chất lượng;
- Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của một số cán bộ y tế chưa tốt, còn gây phiền
hà cho người bệnh.
- Tình hình nợ BHYT vẫn chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt
động còn khó khăn.
Nhóm giải pháp:
- Nâng cấp và hoàn thiện thêm nhiều chức năng trong hệ thống phần mềm xử lý công
việc và nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ bằng cách tổ chức tập huấn
hoặc tuyển chọn các cán bộ có trình độ học vấn chuyên môn và có kinh nghiệm tay
nghề cao.
- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ là giám định viên của BHXH,
giám định viên ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế.
- Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ y bác sỹ khám chữa bệnh,
không gây sách nhiễu phiền hà để người dân, tạo cảm giác yên tâm và tin tưởng của
người dân dành cho các cơ sở khám chữa bệnh và dịch vụ công.
- Tổ chức các chương trình, các cuộc thi với mục đích tuyên truyền chủ trương chính
sách BHYT – vận động người dân tham gia BHYT. Tuyên truyền tới các thôn xã vùng
xa xôi hẻo lánh trên địa bàn huyện để người dân biết được các quyền lời họ hoàn toàn
có thể được hưởng.
- Cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội cần tập trung giải quyết các công tác nghiệp vụ, đôn
đốc các cơ quan đoàn thể doanh nghiệp trên địa bàn tham gia BHXH,BHYT,BHTN
chó người lao động, không để tình trạng nợ đọng, để người lao động được hưởng các
quyền lợi đầy đủ của chính sách BHYT.

11


Lê Vũ Ngọc Tuyền – Lớp K26 QLKT


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ BHXH nói
riêng diễn ra phức tạp và đa dạng đòi hỏi sự quản lý của nhà nước. Để quản lý được
nhà nước phải sửa dụng đến hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các
công cụ cưỡng chế... Luật và các văn bản luật nhà nước ban hành mang tính chuẩn
mực. Những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước sử dụng như một
công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã
hội cũng như các hoạt động BHXH.
Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động BHXH đòi hỏi có một bộ máy thực hiện
các hoạt động BHXH mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống pháp luật về
BHXH đồng bộ hoàn chỉnh.
Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã
hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an
sinh xã hội. BHXH, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc
phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư,
đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

12



×