Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5 trường tiểu học chiềng mung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.42 KB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC QUA GIỜ KỂ
CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƢỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG MUNG,
HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sinh viên thực hiện: Hà Hải Yến

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Tòng Văn Nam

Giới tính: Nam

Dân tộc: Thái

Lò Thị Thiêu

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Lớp: K56 ĐHGD Tiểu học B

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ 3/Số năm đào tạo: 4


Ngành học: ĐHGD Tiểu học
Sinh viên nghiên cứu chịu trách nhiệm: Hà Hải Yến
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Điêu Thị Tú Uyên

Sơn La, tháng 05 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Điêu Thị Tú Uyên – ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Tây Bắc, Phòng
KHCN và QHQT, BCN Khoa và các thầy cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, Trung
tâm Thông tin - Thƣ viện Nhà trƣờng đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành
đề tài.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô giáo cùng toàn thể các
em học sinh khối 5, trƣờng Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng em trong quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài.
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện:
Hà Hải Yến
Tòng Văn Nam
Lò Thị Thiêu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4

5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
7. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................................. 6
1.1.1. Cảm thụ văn học và năng lực cảm thụ văn học..................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh tiểu học ................................................. 7
1.1.3. Yêu cầu của cảm thụ văn học ở học sinh tiểu học ............................................... 10
1.1.4. Nội dung, nhiệm vụ của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện ............ 11
1.1.5. Nội dung chương trình kể chuyện lớp 5 .............................................................. 14
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 17
1.2.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh của giáo viên ... 17
1.2.2. Thực trạng việc cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh ..................... 18
1.2.3. Kết luận về điều tra thực trạng............................................................................ 20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 20
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
QUA GIỜ KỂ CHUYỆN ............................................................................................ 22
2.1. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận nội dung, ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật
của tác phẩm văn học thông qua giờ kể chuyện ............................................................ 22
2.2. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận biết tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân vật
trong truyện thông qua giờ kể chuyện ........................................................................... 26
2.3. Hƣớng dẫn học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật, câu chuyện .......... 34
2.4. Hƣớng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo gắn với viết văn cảm thụ ....................... 36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 41
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 42


3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 42
3.2. Thời gian, địa điểm thực nghiệm............................................................................ 42

3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................ 42
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................... 51
3.5. Kết luận sau thực nghiệm ....................................................................................... 53
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 55
1. Kết luận...................................................................................................................... 55
2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 56
2.1. Đối với các nhà quản lí giáo dục ........................................................................... 56
2.2. Đối với giáo viên .................................................................................................... 56
2.3. Đối với học sinh ...................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 56
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Ghi nhận đánh giá về mức độ hoàn thành của HS trong việc phát biểu
cảm nhận đối với nhân vật trong TPVH.
Bảng 3.2. So sánh kết quả bài tập làm văn CTVH của HS lớp 5.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Kí tự viết tắt

Diễn giải


1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

TPVH

Tác phẩm văn học

4

CTVH

Cảm thụ văn học

5

SGK

Sách giáo khoa


6

Nxb

Nhà xuất bản


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa Tiểu học – Mầm non
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.Thông tin chung
- Tên đề tài: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học
sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- Sinh viên thực hiện
1. Hà Hải Yến
2. Tòng Văn Nam
3. Lò Thị Thiêu
- Lớp: K56 ĐHGD Tiểu học B
Năm thứ 3

Khoa Tiểu học – Mầm non
Số năm đào tạo: 4

- Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Điêu Thị Tú Uyên
2. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng của việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học
qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5 Trƣờng Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La.

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể
chuyện cho học sinh lớp 5 Trƣờng Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La.
3. Tính mới và tính sáng tạo
- Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5
một cách có hệ thống, đồng bộ.
- Các biện pháp đề xuất trong đề tài hƣớng đến việc tăng cƣờng sự chủ động,
sáng tạo cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số trong tiếp cận với tác phẩm văn
học khi học môn Tiếng Việt.
4. Kết quả nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhóm tác giả đề tài đề xuất 4 biện
pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5, đó là:


- Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận nội dung, ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật
của tác phẩm văn học thông qua giờ kể chuyện.
- Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận biết tính cách, phẩm chất, ý nghĩa của nhân
vật trong truyện thông qua giờ kể chuyện.
- Hƣớng dẫn học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật, câu chuyện.
- Hƣớng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo gắn với viết văn cảm thụ.
Đề tài hoàn thành gồm 54 trang khổ A4. Trong đó, nhóm tác giả đề tài đã tìm
hiểu thực trạng dạy bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh của giáo viên và
thực trạng việc cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh. Từ đó nghiên cứu và
đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện
cho học sinh lớp 5.
Nhóm đề tài đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, kiểm chứng đƣợc những biện
pháp mà nhóm nghiên cứu đề xuất mang lại một số hiệu quả tƣơng đối tốt, có tính khả
thi, có thể nhân rộng để thực hiện trong thực tế dạy học môn Tiếng Việt.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài

Công trình này đã nghiên cứu một số cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó giúp giáo
viên nhận thấy những vai trò quan trọng của việc rèn luyện, bồi dƣỡng, nâng cao năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh, đặc biệt đối tƣợng học sinh dân tộc thiểu số. Việc
quan tâm nhận thức của giáo viên sẽ có những tác động quan trọng đến quan điểm và
phƣơng pháp dạy học của họ. Giúp giáo viên có sự đổi mới, sáng tạo trong dạy học
môn Tiếng Việt nói chung, trong bồi dƣỡng nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh nói riêng. Đề tài có thể ứng dụng ở các trƣờng tiểu học có nhiều học sinh dân
tộc thiểu số, ở miền núi và những vùng khó khăn.
Đề tài còn làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học tại Trƣờng Đại học Tây Bắc; Giáo viên Trƣờng Tiểu học Chiềng Mung, huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu
(nếu có)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ngày… tháng… năm 2018
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Hải Yến


Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ngày … tháng… năm 2018
Xác nhận của Khoa

Ngƣời hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Điêu Thị Tú Uyên


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I.SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Hà Hải Yến
Sinh ngày: 14 tháng 8 năm 1997
Nơi sinh: Chiềng Pằn – Yên Châu – Sơn La
Lớp: K56 Đại học Giáo dục Tiểu học B

Khóa: 2015- 2019

Khoa: Tiểu học – Mầm non
Địa chỉ: Tổ 2, Phƣờng Quyết Tâm – thành phố Sơn La
Điện thoại: 0164.526.8125

Email:


II.QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ nhất đến
năm đang học):
*Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình
Sơ lƣợc thành tích:
……………………………………………………………………………………….
*Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lƣợc thành tích:
……………………………………………………………………………………….
Ngày… tháng… năm 2018
Xác nhận của trƣờng
(Ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Hà Hải Yến


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giáo dục tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở ban
đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con ngƣời, đặt
nền tảng cho giáo dục phổ thông. Mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là hình thành
cho học sinh (sau đây sẽ viết tắt là HS) những tƣ tƣởng, tình cảm, trí tuệ, thể chất về
các kĩ năng cơ bản mang tính đúng đắn và lâu dài để các em học tiếp bậc Trung học cơ
sở. Hiện nay, đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kì phát triển công nghệ, công nghiệp hoá,
hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chất lƣợng giáo dục là vấn đề số một
trong nội dung công tác của ngành giáo dục.
Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội,
chúng ta rất cần nhân tài, những ngƣời có trí tuệ sắc bén, có kĩ năng thuần thục, có tính
chủ động, độc lập trong thực hiện công việc. Việc phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài
ngay từ khi bắt đầu bậc học đầu tiên của phổ thông (bậc tiểu học) là việc làm thực sự
cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
1.2. Ở tiểu học, việc bồi dƣỡng năng lực, kỹ năng và kiến thức về cảm thụ văn
học (sau đây sẽ viết tắt là CTVH) cho HS là trách nhiệm của giáo viên (sau đây sẽ viết
tắt là GV) và nhà trƣờng. Trong hệ thống các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt là
môn học rất quan trọng, đƣợc coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn đó là các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập
làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu trong đó phần rèn kĩ năng, năng lực CTVH thuộc
phân môn Tập làm văn là phần nhằm phát triển tƣ duy cho HS, nhằm bồi dƣỡng để các
em có thể trở thành HS giỏi môn Tiếng Việt. Khi cảm thụ đƣợc tác phẩm văn học (sau
đây sẽ viết tắt là TPVH), HS không chỉ đƣợc cung cấp nhận thức mà còn đƣợc tác
động về tình cảm. Từ đó, HS sẽ nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp, đƣợc bồi dƣỡng về tâm
hồn, khơi dậy những năng lực hành động trong hiện tại và tƣơng lai.
Bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HS nhằm hƣớng tới việc khám phá nghệ thuật
của TPVH. Khi tiếp cận với TPVH, bồi dƣỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm giúp
HS nhận biết nhanh nhạy và chính xác các nội dung, ý nghĩa, chi tiết nghệ thuật trong
tác phẩm. Từ đó, hình thành ở HS một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm; phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách cho HS;

giúp HS cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp trong văn học và trong cuộc sống...
1


Việc bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HS lớp 5 là một việc làm cần thiết nhƣng
cũng đầy khó khăn. Nguyên nhân chủ quan về phía HS: đặc điểm tƣ duy vẫn đang phát
triển từ cụ thể đến trừu tƣợng; trình độ tiếp nhận TPVH chủ yếu còn mang tính chất
cảm tính; về phía GV: do áp lực của việc phải dạy nhiều môn, phải quản lý HS, phải
hoàn thành nhiều loại hồ sơ, sổ sách,… nên chƣa đặt ra vấn đề phải quan tâm đặc biệt
đến năng lực CTVH cho HS. Trong khi đó, việc quan tâm, rèn luyện nhằm nâng cao
chất lƣợng CTVH cho HS là một việc làm thực sự cần thiết. Ngoài ra còn có một số
nguyên nhân khách quan nhƣ: trang thiết bị của nhà trƣờng còn chƣa đảm bảo để phục
vụ việc học tập cho HS, tài liệu tham khảo trên thƣ viện nhà trƣờng chƣa phong phú.
Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực CTVH của HS còn nhiều
hạn chế.
Thực tế này cho thấy, cần thiết phải có những nghiên cứu, tìm ra những giải pháp
phù hợp, khoa học, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao năng lực CTVH cho HS tiểu học.
Đây là những vấn đề gợi ý cho nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp
nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5, Trường
Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các TPVH là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ thơ. Nó đem lại cho trẻ
những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dƣỡng và phát triển ở
trẻ trí tƣởng tƣợng bay bổng, ƣớc mơ khám phá thế giới xung quanh và sáng tạo trong
cuộc sống. Vì vậy việc định hƣớng, hƣớng dẫn và rèn luyện kĩ năng CTVH cho HS là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết trong dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Dạy văn là dạy ngƣời, thông qua các giờ dạy môn Tiếng Việt của GV, HS sẽ đƣợc
trang bị phong phú về kiến thức, bồi đắp thêm sự nhạy bén, tinh tế trong cảm nhận văn
học. Nhờ đó mà ngƣời đọc văn, học văn có thể “Lấy hồn ta để hiểu hồn ngƣời” [3,
tr.12].

Vấn đề bồi dƣỡng, trau dồi năng lực CTVH cho HS lớp 5 đã đƣợc các nhà văn,
nhà nghiên cứu, phê bình và giáo dục đề cập đến ở tầm khái quát.
Phan Trọng Luận viết cuốn Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học. Đây là
chuyên luận đầu tiên nghiên cứu những vấn đề lí luận về CTVH và phƣơng pháp dạy
văn trong trƣờng phổ thông.

2


Nhóm tác giả Phạm Minh Diệu và Hoàng Thị Mai, Nguyễn Đình Mai, Lê Thị
Lan Anh đồng biên soạn cuốn Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh
Tiểu học. Nội dung cuốn sách trình bày các phƣơng pháp bồi dƣỡng CTVH cho HS
tiểu học thông qua môn Tiếng Việt.
Tác giả Dƣơng Thị Hƣơng với cuốn Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh Tiểu học cũng đã đề cập một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực CTVH cho HS
tiểu học thông qua phân môn Tập đọc.
Tác giả Hoàng Hòa Bình trong cuốn Dạy văn cho học sinh tiểu học lại chủ yếu
tập trung nghiên cứu phƣơng pháp dạy văn cho HS tiểu học nói chung mà chƣa tập
trung nhiều vào nội dung hƣớng dẫn và rèn luyện năng lực CTVH cho HS.
Trong cuốn Dạy kể chuyện ở trường tiểu học, tác giả Chu Huy khẳng định, nhu
cầu kể chuyện đối với HS tiểu học là rất lớn. Ngoài việc xác định vị trí, nhiệm vụ rất
quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra các phƣơng pháp dạy học với một
số bài soạn mẫu cụ thể.
Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang với cuốn Phương pháp đọc kể diễn cảm đã giúp
ngƣời đọc nhận thức đúng đƣợc vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đọc, kể diễn
cảm TPVH và cách vận dụng các phƣơng pháp giáo dục nhằm giúp trẻ dễ dàng phát
huy khả năng sáng tạo của mình.
Nội dung các công trình trên đều đậm nhạt đề cập đến vấn đề rèn luyện, nâng cao
năng lực CTVH cho HS tiểu học. Điểm chung của các tác giả trong những công trình
khoa học này là quan điểm khẳng định vai trò quan trọng của việc CTVH ở HS. Các

công trình nghiên cứu trên cũng đã quan tâm đến các phƣơng diện về phƣơng pháp dạy
văn học cho HS tiểu học, hoặc cụ thể hơn, đã đề cập đến phƣơng pháp bồi dƣỡng
CTVH cho HS tiểu học, làm tiền đề khoa học cho các nghiên cứu khoa học sau. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu trên nghiên cứu về lý luận khái quát, chƣa đi vào một
phạm vi cụ thể và hẹp, hoặc nếu có đề cập đến phạm vi cụ thể nhƣ biện pháp nâng cao
năng lực CTVH cho HS tiểu học thì mới quan tâm chủ yếu là thông qua phân môn Tập
đọc, còn một số phân môn khác (nhƣ Kể chuyện, Tập làm văn) thì chƣa đề cập tới.
Đây vừa là khoảng trống, vừa là gợi ý khoa học để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 5
Trường Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

3


Ngoài ra, một số đề tài nghiên cứu khoa học Biện pháp nâng cao chất lượng tiếp
nhận văn học thiếu nhi cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Phù – Phù Yên –
Sơn La thông qua giờ tập đọc của Lƣờng Thanh Mai; Một số biện pháp bồi dưỡng khả
năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học của Nguyễn Thị Sang và Biện pháp bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Lương –
Yên Thế - Bắc Giang của Nông Thị Nhung... cũng đã quan tâm đến vấn đề nâng cao
chất lƣợng CTVH cho HS ở một số trƣờng tiểu học cụ thể. Đây là những công trình
nghiên cứu khoa học tạo tiền đề thuận lợi để nhóm tác giả đề tài tham khảo, triển khai
đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5 qua giờ kể chuyện.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và đánh giá thực trạng CTVH qua giờ kể chuyện của HS lớp 5, Trƣờng
Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Từ đó đề xuất một số biện pháp
nâng cao năng lực CTVH qua giờ kể chuyện cho HS lớp 5 tại trƣờng tiểu học này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.

- Xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lƣợng CTVH cho HS lớp 5 thông
qua giờ kể chuyện.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi của biện pháp nâng cao
năng lực CTVH cho HS lớp 5 thông qua giờ kể chuyện mà đề tài đã đề xuất.
- Xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm và kết luận về các kết quả nghiên cứu của
đề tài.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lƣợng CTVH cho HS lớp 5 thông qua giờ kể chuyện.
5.2. Khách thể nghiên cứu
HS lớp 5 Trƣờng Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn và vấn đề có liên quan đến việc định hƣớng
bồi dƣỡng, nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 5 thông qua một phân môn cụ thể
trong môn Tiếng Việt, đó là phân môn Kể chuyện.

4


- Bƣớc đầu đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng CTVH cho HS lớp 5 và ứng
dụng tại một trƣờng tiểu học cụ thể là Trƣờng Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La.
- Trong chƣơng trình phân môn Kể chuyện lớp 5, chúng tôi chủ yếu chọn các
truyện là TPVH hoặc truyện có nhiều tính chất văn học để làm phƣơng tiện đề xuất các
biện pháp; ngoài các truyện có trong sách giáo khoa (sau đây sẽ viết tắt là SGK),
chúng tôi có sử dụng thêm một số truyện trong cuốn Truyện đọc lớp 5 – Cuốn sách bổ
trợ cho chƣơng trình phân môn Kể chuyện lớp 5.
7. Giả thuyết khoa học
Trên thực tế, tại Trƣờng Tiểu học Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La,
việc nâng cao chất lƣợng CTVH cho HS lớp 5 chƣa đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến

tình trạng chất lƣợng CTVH của HS chƣa cao. Nếu biện pháp chúng tôi đề xuất trong
đề tài nghiên cứu này khả thi và đƣợc ứng dụng thì việc đó sẽ góp phần nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả của việc CTVH cho HS lớp 5.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hoá tài liệu xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu Anket.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp thống kê toán học.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của đề tài gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cảm thụ văn học và năng lực cảm thụ văn học
CTVH là một quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm nhận đƣợc văn chƣơng, tính hình
tƣợng của văn chƣơng, đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trƣng phản ánh nghệ thuật
của văn chƣơng.
Ngoài ra, tác giả Trần Mạnh Hƣởng cho rằng: “CTVH là sự cảm nhận những giá

trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm
(cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ…
thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)” [4, tr.16].
Trong cuốn Cảm thụ văn học của tác giả Dƣơng Thị Hƣơng cũng cho rằng:
“CTVH là đọc hiểu các tác phẩm văn chƣơng ở mức độ cao nhất, ngƣời đọc không chỉ
nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu đƣợc thông tin, phân tích, đánh giá đƣợc khả
năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo đƣợc mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn
đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho ngƣời khác” [5, tr.12].
Nhƣ vậy CTVH đƣợc hiểu là một quá trình, trong đó ngƣời đọc ngƣời nghe trình
bày những cảm nhận, đánh giá của mình về một TPVH. CTVH thiên về phƣơng diện
cảm xúc, tình cảm, quan điểm cá nhân, đậm tính chủ quan, thƣờng khai thác các giá trị
đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực CTVH là khả năng nắm bắt một cách nhanh, nhạy, chính xác các đặc
điểm, đặc trƣng, bản chất của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật; là khả năng hiểu,
rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với những điều tâm sự thầm kín nhất của tác giả gửi
gắm qua hình tƣợng; là khả năng đánh giá chính xác và sâu sắc tài năng cũng nhƣ sự
độc đáo trong phong cách nhà văn.
Năng lực CTVH ở mỗi ngƣời không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố nhƣ:
vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm
khi tiếp xúc với tác phẩm văn học… quy định. Ngay cả ở một ngƣời, sự cảm thụ một
TPVH trong những thời điểm khác nhau cũng không hoàn toàn đồng nhất, trùng khớp.
Ví dụ: đối với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) cách cảm nhận có những điểm
khác nhau. Đây là tác phẩm chủ yếu đƣợc hiểu là truyện viết cho thiếu nhi, các nhân
6


vật trong truyện mang tính biểu tƣợng cho tính cách, quá trình trƣởng thành của thiếu
nhi. Nhƣng ở góc độ xã hội, tác phẩm lại đƣợc hiểu là có hàm ẩn quan niệm của Tô
Hoài về thời thế, nhân vật Dế Mèn đƣợc hiểu nhƣ biểu tƣợng có ý nghĩa chính trị.
Năng lực CTVH đƣợc chia làm hai cấp độ khác nhau:

Năng lực cảm thụ tốt: Là năng lực hiểu, nắm bắt chính xác những đặc điểm nội
dung, nghệ thuật của TPVH.
Năng lực cảm thụ nhạy bén: Là khả năng hiểu, nắm bắt chính xác, nhạy bén, sâu
sắc và tinh tế những đặc điểm bản chất, những giá trị độc đáo về nội dung nghệ thuật
của TPVH.
Ở HS tiểu học, mức độ CTVH chủ yếu dừng lại ở cấp độ thứ nhất. Do hai nguyên
nhân chính: đặc điểm tâm lý lứa tuổi và trình độ tiếp nhận kiến thức của HS còn có
những non nớt, chƣa đủ điều kiện để đạt đƣợc mức độ hiểu một cách sâu sắc, nắm bắt
một cách nhạy bén và tinh tế những giá trị của TPVH; quan niệm của một bộ phận
GV, cho rằng với trình độ HS nhƣ thế, không cần thiết phải đào sâu, yêu cầu cao đối
với HS trong việc nắm bắt, cảm nhận những giá trị của TPVH. Thực tế trên đang đặt ra
những thách thức cho việc định hƣớng và rèn luyện nhằm nâng cao năng lực CTVH
cho HS tiểu học, đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện HS trong thời điểm hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh tiểu học
1.1.2.1. Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc cảm thụ văn học
a. Đặc điểm tâm lí
HS lớp 5 đã bƣớc vào tuổi thiếu niên. HS lớn nhanh, kích thƣớc và tổ chức cơ thể
đã tiến gần đến ngƣời trƣởng thành. Hành vi và đời sống nội tâm của HS đã có những
thay đổi đột biến.
Nét đặc thù của nhân cách HS ở tuổi này là ý thức mình không còn là trẻ con. Vì
vậy tuy hành vi vẫn là trẻ con nhƣng HS lại muốn tỏ ra mình đã là ngƣời lớn. HS dễ bị
cáu bẳn nếu bị ngƣời lớn âu yếm nhƣ trẻ con, và bƣớng bỉnh, khó bảo nếu không đƣợc
tôn trọng, không đƣợc cƣ xử bình đẳng. Tuổi này vì vậy đƣợc gọi là tuổi chuyển tiếp.
Do đó sự cân bằng cơ thể của trẻ em bị phá vỡ, sự cân bằng của cơ thể ngƣời lớn còn
chƣa vững chắc, HS dễ xúc động và xúc động cao. L.X Vugotxki cho rằng: “Những
giai đoạn khủng hoảng trong đời sống con ngƣời, những thời kì chuyển tiếp và cấu tạo
lại cơ thể luôn tràn đầy những phản ứng cảm xúc và đời sống tình cảm.” [1, tr.12, 13].
Tình trạng dâng cao cảm xúc khiến trẻ em ở tuổi này có một sự thay đổi đáng kể. Ở
7



tuổi này, HS chỉ thích đƣợc bày tỏ và thích đƣợc ngƣời khác, nhất là ngƣời lớn ghi
nhận ý kiến của họ; thích đƣợc viết lại những suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc qua các
hình thức nhật kí, bài văn dạng phát biểu cảm nghĩ. Và đặc điểm này sẽ tạo thuận lợi
cho GV khi có ý định định hƣớng và rèn luyện kĩ năng CTVH cho HS. HS đã biết sử
dụng những kinh nghiệm đã đƣợc tích lũy đƣợc ở các lớp học dƣới để áp dụng vào các
bài viết của mình. Trong quá trình phát triển tƣ duy ở HS tiểu, tƣ duy đƣợc chuyển dần
từ tính trực quan cụ thể sang trừu tƣợng khái quát và đạt ngƣỡng cao nhất ở cấp tiểu
học là khi các em bƣớc vào giai đoạn lớp 5, lúc này tuy khả năng khái quát lý luận,
khả năng phân tích tổng hợp còn sơ đẳng song đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu cần
thiết cụ thể để HS có khả năng cảm thụ đƣợc TPVH dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Thêm
vào đó tƣởng tƣợng, nhất là tƣởng tƣợng tái tạo và tƣởng tƣợng sáng tạo đã bắt đầu
hoàn thiện, phát triển mạnh mẽ. Từ những hình ảnh cũ HS đã có khả năng tái tạo ra
những hình ảnh mới, phát triển các khả năng làm thơ, làm văn… đây là một điểm
thuận lợi giúp HS thực hiện tốt đƣợc các yêu cầu khi viết các dạng bài văn cảm thụ
nhƣ: hóa thân vào nhân vật, nhớ và kể lại một câu chuyện bằng lời của nhân vật trong
truyện… Tuy nhiên tƣởng tƣợng của HS trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi
các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tƣợng gắn liền với các rung động
tình cảm của HS. Do đó đòi hỏi ngƣời GV muốn phát triển khả năng CTVH của HS thì
phải biết biến các câu chuyện khô khan thành những hình ảnh giàu cảm xúc, đặt ra cho
HS những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút HS vào các hoạt động nhóm, hoạt động
tập thể để HS có cơ hội phát triển nhận thức của mình một cách toàn diện.
b. Đặc điểm ngôn ngữ
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và
lý tính của HS. Nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng của HS
phát triển dễ dàng và đƣợc biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của HS.
Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của HS ta có thể đánh giá đƣợc sự phát triển
trí tuệ, nhân cách của HS.
Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất
hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về

mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự
đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân, tự bày tỏ ý
kiến của cá nhân. HS tiểu học vì thế không chỉ quan tâm đến SGK mà còn quan tâm
8


đến các loại văn bản khác nhƣ báo (Nhi đồng, Măng non, Hoa học trò,...), TPVH dành
cho thiếu nhi... HS cũng quan tâm và tỏ ra có hứng thú với các hoạt động nhƣ thi kể
chuyện, đọc thơ, viết báo tƣờng, viết nhật kí, viết cảm tƣởng... Điều đó cho thấy, HS
tiểu học có nhu cầu rất lớn trong việc tăng cƣờng vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng,
tăng cƣờng năng lực sử dụng ngôn ngữ cho bản thân để học tốt và trở thành một bản
thể có chính kiến. Đây là đặc điểm quan trọng để GV có những định hƣớng tốt hơn
trong việc giúp HS bày tỏ đƣợc những cảm nhận, những cách quan niệm của mình khi
tiếp cận với các TPVH.
1.1.2.2. Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh tiểu học (lớp 5)
Sự CTVH của HS lớp 5 còn chƣa hoàn thiện so với HS ở các bậc học cao hơn.
Đó là một quá trình CTVH chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình cảm hơn là lý tính.
Khi tiếp xúc với TPVH, HS lớp 5 thƣờng không thích những nhân vật ít hành
động, tức là nhân vật giàu suy tƣ. HS thƣờng bỏ qua hay đọc lƣớt những đoạn bình
luận, suy nghĩ, triết lí của nhân vật hay tác giả, vì cho là không thú vị. Trái lại, HS
thích những nhân vật hành động, cả trong trƣờng hợp những nhân vật ấy đƣợc miêu tả
rất sơ lƣợc, không tạo nên biểu tƣợng về tính cách.
Vì tình cảm vƣợt trƣớc quá trình phân tích – tổng hợp và ấn định các biểu tƣợng
nên HS tuổi này thƣờng cảm tính, chủ quan khi gán cho nhân vật của tác phẩm những
nét tính cách theo chủ ý của mình mà ít quan tâm đến chủ định của tác giả khi xây
dựng nhân vật. Thiện chí và sự thông cảm làm HS thấy nhân vật mình yêu thích chỉ có
những nét tính cách tốt và dễ dàng đánh giá cao nhân vật hơn mức mà nhân vật có.
Ngƣợc lại, HS thấy thiếu thiện cảm, hoặc ghét nhân vật mình không yêu thích, cho là
chỉ có nét xấu.
Ví dụ, chúng tôi yêu cầu đọc một số HS lớp 5 đọc truyện ngắn Người thợ săn và

con dê núi [2, tr.37, 38] và bày tỏ thái độ đối với các nhân vật trong truyện. Thoạt đầu
khi đọc câu chuyện HS dễ cho rằng ngƣời thợ săn là một nhân vật xấu vì chuyên đi săn
các loài động vật hoang dã. Nên trƣớc hành động con dê núi lao đầu vào húc vào
ngƣời thợ săn, HS cho rằng đó là cái giá mà ngƣời thợ săn đáng phải nhận mà không
nghĩ rằng hành động đó của con dê cũng đã gây nguy hiểm tới tính mạng của ngƣời
thợ săn. Hình ảnh ngƣời thợ săn đập gãy đôi khẩu súng vào tảng đá ở cuối chuyện cho
thấy bƣớc chuyển hóa trong suy nghĩ của ngƣời thợ săn: cả ông và con dê núi hay rộng
hơn là tất cả muông thú trong rừng đều là những chủ nhân bình đẳng và thân thiện
9


trong khu rừng chứ không chỉ riêng ông. Bƣớc chuyển hóa trong suy nghĩ này của
ngƣời thợ săn lại không đƣợc HS quan tâm, đánh giá cao.
Năng lực phân tích của HS ở lứa tuổi tiểu học chƣa phát triển hoàn thiện. Khi
phân tích những ý nghĩ, cảm xúc và hành vi ít thể hiện ra bên ngoài của nhân vật, phân
tích đặc điểm ngôn ngữ làm bộc lộ tính cách nhân vật HS còn gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ: Khi học truyện “Trời biết, đất biết, ta biết…” [2, tr.89], HS dễ dàng nhận
biết đƣợc:
- Vị khách đêm khuya mang vàng đến biếu Đàm Văn Lễ có mục đích gì?
- Vị khách nói gì để Đàm Văn Lễ không ngại nhận quà đút lót?
Câu trả lời của Đàm Văn Lễ với vị khách… Song HS khó trả lời khi đƣợc hỏi câu
hỏi:
- Vì sao Đàm Văn Lễ từ chối món quà?
- Điều đó cho thấy ông là ngƣời nhƣ thế nào?
Bởi HS thƣờng gặp khó khăn trong quá trình thâm nhập vào tác phẩm, khai thác
phẩm chất, tính cách của nhân vật, nên GV phải có sự hƣớng dẫn cụ thể cho HS trong
quá trình phân tích nội dung tác phẩm.
1.1.3. Yêu cầu của cảm thụ văn học ở học sinh tiểu học
Yêu cầu thứ nhất là HS phải hiểu đƣợc giá trị nội dung và nghệ thuật của TPVH.
Đặc biệt, HS phải có khả năng xác định, giải nghĩa các từ ngữ quan trọng, hoặc chỉ ra

hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết, hình ảnh, hình tƣợng trong tác phẩm. Từ đó, HS
biết cách liên kết giữa nội dung và hình thức nghệ thuật để hiểu sâu các giá trị của tác
phẩm.
Ví dụ: Khi nghe truyện Tra tấn hòn đá [2, tr.105], HS phải thấy đƣợc tấm lòng
lƣơng thiện của vị quan huyện trong truyện, vì thƣơng ngƣời mà ông đã nghĩ ra kế tra
tấn hòn đá để làm cho ngƣời dân tò mò muốn xem ông xử án mà quyên tiền giúp đỡ
ngƣời đàn bà có hoàn cảnh nghèo khó; thấy đƣợc sự khéo léo, tài tình của vị quan
huyện; cái hay của tác phẩm ngay từ nhan đề truyện độc đáo: vừa lạ vừa khó hiểu là
tra tấn hòn đá bắt hòn đá khai nhận tội của mình – một hành động phi lí nhƣng nhằm
cái đích tốt đẹp là giúp đỡ ngƣời đàn bà nghèo khổ… Hay truyện Trí dũng song toàn
[12, tr.25], HS phải thấy đƣợc Giang Văn Minh là một ngƣời vừa mƣu trí, vừa dũng
cảm. Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ đƣợc quyền lợi và

10


danh dự của đất nƣớc khi đi sứ nƣớc ngoài. Sự khôn khéo, tài tình khi đối đáp với vua
Minh.
Yêu cầu thứ hai là HS phải có hiểu biết chính xác và sâu sắc tính cách, phẩm
chất, bản chất nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, HS phải biết bộc lộ, bày tỏ thái độ, tình
cảm của cá nhân đối với nhân vật trong tác phẩm (thích hoặc không thích, yêu hoặc
ghét, đồng tình hoặc phản đối...).
Ví dụ: Trong truyện Phí Trực xử án [2, tr.104], HS phải nhận biết đƣợc Phí Trực
là một ngƣời thông minh, cẩn thận, xử án công minh để từ đó HS đồng ý với cách xử
án để lâu không xử vì còn nghi ngờ của ông. Hay trong truyện “Cưỡi gió mạnh, đạp
sóng dữ...” [2, tr.5], HS phải nhận biết đƣợc Triệu Thị Trinh là một ngƣời con gái anh
hùng, trƣớc cảnh nƣớc nhà bị nhà Ngô bên Trung Quốc đô hộ, áp bức bóc lột, nhân
dân sống trong cảnh oán hận, căm hờn nên bà đã phất cờ khởi nghĩa chống giặc ngoại
xâm lập nên những chiến công hiển hách, là minh chứng cho truyền thống anh hùng
bất khuất của phụ nữ Việt Nam, từ đó làm cho HS thêm ngƣỡng mộ, quý trọng và biết

ơn công lao của bà.
Yêu cầu thứ ba là HS có thể trình bày lại một cách rõ ràng, trọng tâm những hiểu
biết, thái độ của cá nhân đối với tác phẩm thông qua cách chiếm lĩnh đối tƣợng, liên
tƣởng, so sánh đối tƣợng này với đối tƣợng khác.
Yêu cầu thứ tư là HS phải có sự tƣơng tác khi tiếp xúc với TPVH (tƣơng tác giữa
HS và GV, giữa HS và HS).
Ví dụ: Trong truyện Nhà vô địch [12, tr.139], HS có thể trao đổi với nhau về một
chi tiết mà mình thích nhất, chẳng hạn chi tiết Dũng Béo nhảy lún cả sân đất, các bạn
khác phải nhổ lên hoặc chi tiết Tôm Chíp nhảy vèo qua con mƣơng để cứu em bé khỏi
rơi xuống nƣớc; trao đổi về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp hay
trao đổi ý kiến, quan điểm của mình về ý nghĩa của câu chuyện đó. Khi HS trao đổi
với HS và HS trao đổi với GV chính là sự tƣơng tác qua lại sau khi đã tiếp xúc với câu
chuyện hay TPVH.
1.1.4. Nội dung, nhiệm vụ của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện
1.1.4.1. Nội dung của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện
Giờ kể chuyện phần nào giống giờ tập đọc vì HS cũng đƣợc tiếp xúc với nhiều
văn bản nghệ thuật (các câu chuyện kể) và từ việc tiếp xúc, HS phải nắm bắt nội dung,
ý nghĩa của tác phẩm cũng nhƣ bày tỏ đƣợc cảm xúc, thái độ, quan điểm về tác phẩm,
11


về nhân vật. Nhƣng có điểm khác biệt là trong giờ kể chuyện, yêu cầu của việc CTVH
chủ yếu nghiêng về sự chủ động và sáng tạo. Thứ nhất, HS chủ động trong việc kể lại
nội dung câu chuyện đã đƣợc nghe hoặc đọc (chứ không bắt buộc phải trình bày lại
văn bản đã có sẵn). Thứ hai, HS đƣợc quyền sáng tạo theo ý tƣởng của mình khi kể nội
dung một câu chuyện (dựa vào tranh, đặt lời kể lại), tức là tái tạo văn bản nghệ thuật.
Tính chủ động và sáng tạo khi kể chuyện còn thể hiện ở việc HS có quyền bày tỏ cảm
xúc, thái độ, ý kiến của cá nhân mình về tác phẩm một cách thoải mái. Đây chính là
hai đặc điểm quan trọng để GV vận dụng nhằm nâng cao năng lực CTVH cho HS.
Qua giờ kể chuyện (đối với các truyện kể có tính chất văn học), HS có thể đƣợc

rèn luyện năng lực CTVH ở một số phƣơng diện cơ bản sau:
Rèn luyện năng lực nắm bắt, hiểu vững nội dung, ý nghĩa của TPVH.
Rèn luyện năng lực phát hiện, chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật của TPVH nhƣ
chi tiết nghệ thuật hay, hình ảnh, từ ngữ độc đáo, nhân vật đƣợc miêu tả, xây dựng có
ý nghĩa...
Rèn luyện năng lực trình bày, bộc lộ cảm xúc, thái độ, quan điểm về vấn đề đặt
ra trong TPVH hoặc về nhân vật trong tác phẩm.
Rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ để tái tạo 1 TPVH.
Rèn luyện năng lực biểu cảm khi tái tạo 1 TPVH.
Rèn luyện năng lực ứng dụng các vấn đề trong TPVH vào cuộc sống, để thay đổi
lối sống của bản thân và mọi ngƣời xung quanh, nâng cao chất nhân văn cho cuộc
sống.
Ví dụ: Trong truyện Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán [2, tr.8, 9], HS phải nắm
bắt đƣợc các chi tiết tiêu biểu khi kể về vị anh hùng Ngô Quyền là một ngƣời mƣu
lƣợc, sức khỏe vô song. HS phải trình bày, bộc lộ đƣợc thái độ ngƣỡng mộ về sự mƣu
trí của Ngô Quyền khi bày ra mƣu kế rất tài tình.
Hay trong câu truyện Một quyết định danh dự [2, tr.98, 99], HS có thể học tập
đức tính của anh Lê Văn Cảnh là ngƣời rất công bằng, trọng danh dự, không vì mình là
ngƣời của đội 5 và bị ông đội trƣởng, đội phó gây áp lực cho mình mà thiên vị cho đội
5. Anh đứng về phía danh dự của trọng tài để thổi phạt đội 5, chỉ thẳng tay vào chấm
phạt đền. HS có thể học tập đức tính đó của anh để áp dụng vào bản thân, tự xây dựng
cho mình những phẩm chất tốt đẹp (noi gƣơng anh Lê Văn Cảnh trong truyện).

12


Nhƣ vậy, khi tiến hành dạy một giờ kể chuyện, GV là ngƣời sử dụng câu chuyện
(hoặc yêu cầu kể chuyện theo từng chủ đề) làm phƣơng tiện để định hƣớng và rèn
luyện năng lực CTVH cho HS. Việc định hƣớng và rèn luyện năng lực CTVH cho HS
thông qua giờ kể chuyện có đặt đƣợc hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào mục

tiêu mà ngƣời GV hƣớng tới và giáo án mà ngƣời GV thiết kế. Còn đối với HS, khi
học một giờ kể chuyện, họ là ngƣời chịu sự tác động của GV trong toàn bộ thiết kế bài
giảng để có những biến đổi về quá trình, cách thức, năng lực CTVH. Sự tiếp thu này
thụ động hay chủ động không chỉ phụ thuộc vào cách thức tổ chức của GV mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào hứng thú và khả năng của HS.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của việc cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện
Kể chuyện là hoạt động có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đƣợc nghe kể chuyện ở trẻ
em, phát triển ngôn ngữ, phát triển tƣ duy, bồi dƣỡng tâm hồn, làm giàu vốn sống và
vốn văn học cho HS. Cụ thể, nó tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
Phân môn Kể chuyện trong chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học giúp phát triển năng
lực nắm bắt vấn đề đƣợc thể hiện trong TPVH. Nhiệm vụ này biểu hiện ở các khía
cạnh: hiểu nội dung, ý nghĩa của 1 TPVH ngay cả khi không có hệ thống câu hỏi gợi ý
(nghĩa là, khi tìm hiểu một câu chuyện để kể lại, HS đã biết câu chuyện đó kể về điều
gì? Kể về ai? Kể có mục đích gì?...; sau khi kể lại câu chuyện, HS có thể hiểu sâu hơn
các lớp ý nghĩa mang tính biểu tƣợng thông qua câu chuyện, nhân vật); hiểu các vấn
đề có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn đƣợc thể hiện trong câu chuyện.
Phân môn Kể chuyện giúp phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS. Nhiệm
vụ này biểu hiện ở các khía cạnh: tăng cƣờng vốn từ, tăng cƣờng khả năng sử dụng cú
pháp, đặt câu, khả năng diễn đạt chính xác, mạch lạc, lƣu loát văn bản, khả năng linh
hoạt và sáng tạo trong sử dụng từ ngữ vào những ngữ cảnh cụ thể.
Phân môn Kể chuyện góp phần phát triển tƣ duy, đặc biệt là tƣ duy hình tƣợng
và cảm xúc thẩm mĩ ở HS. Nhiệm vụ này biểu hiện ở chỗ: HS rèn luyện khả năng tƣ
duy khi phải tái tạo một câu chuyện; rèn luyện khả năng tƣ duy hình tƣợng khi phải
hình dung, liên tƣởng, tƣởng tƣợng để từ đó dựng lại một hình tƣợng nghệ thuật trong
tác phẩm.
Phân môn Kể chuyện cũng góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn hoá, văn học cho
HS. Việc đƣợc nghe kể và tham gia kể các câu chuyện (gồm nhiều thể loại: văn học
dân gian, văn học hiện đại, văn học Việt Nam, văn học thế giới, truyện về danh nhân,
13



truyện về cuộc sống hàng ngày...) giúp HS có một hiểu biết rộng lớn về cuộc sống, về
truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc và nhân loại, về những giá trị
nghệ thuật trong TPVH...
1.1.5. Nội dung chương trình kể chuyện lớp 5
SGK Tiếng Việt 5 (cả hai tập) có 10 chủ điểm. Trong mỗi chủ điểm, phân môn
Kể chuyện đƣợc bố trí theo thời lƣợng là 1 tiết trên 1 tuần, mỗi tiết có thể dao động từ
35 đến 40 phút. Việc bố trí thời lƣợng nhƣ thế cho thấy vị trí của phân môn này trong
môn Tiếng Việt lớp 5 rất quan trọng.
Nội dung của phân môn Kể chuyện ở Tiếng Việt 5 chủ yếu phân bố những thể
loại truyện nhƣ: truyện danh nhân lịch sử, danh nhân khoa học, truyện văn học, truyện
diễn ra trong đời sống thực tế... trong đó, thể loại truyện nhật dụng, kể những chuyện
diễn ra trong đời sống thực tế chiếm số lƣợng lớn nhất. Với yêu cầu và xu hƣớng rèn
luyện kỹ năng kể chuyện cho HS lớp 5. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra đối với GV khi muốn
nâng cao năng lực CTVH cho HS thông qua giờ kể chuyện là khó khăn. Vì muốn
thông qua giờ kể chuyện để nâng cao năng lực CTVH cho HS thì các truyện kể phải là
truyện văn học. Nhƣng trong chƣơng trình truyện kể lớp 5 chủ yếu là hoạt động kể
chuyện thực tế (kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia) với những chủ đề rất cụ thể
mang tính nhật dụng. Nên GV chỉ có thể sử dụng một số bài mà hoạt động kể chuyện
hƣớng đến mục tiêu kể chuyện đã nghe, đã đọc. Ở hoạt động này, GV vừa có thể định
hƣớng cho HS sử dụng các TPVH hoặc truyện có nhiều chất văn chƣơng vừa hƣớng
dẫn HS kể sáng tạo và tìm hiểu, cảm thụ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Tìm hiểu về nội dung, chƣơng trình phân môn Kể chuyện lớp 5 theo chƣơng trình
giáo dục tiểu học hiện hành, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nội dung, số lƣợng, cách
trình bày và sự phân bố các bài kể chuyện mà HS đã nghe, đã đọc. Các bài kể chuyện
lớp 5 đƣợc phân bố theo tuần tự gắn với các chủ điểm học tập theo các tuần học nhƣ
sau:
(Học kỳ I)
1. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Lý Tự Trọng).
2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể về anh hùng, danh nhân của nƣớc ta).

Truyền thuyết Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn
12 sứ quân, Vị sứ thần thông minh.... (Truyện đọc lớp 5).

14


×