Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.7 KB, 71 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------VÕ THỊ THƢƠNG

KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

VÕ THỊ THƢƠNG



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG ....................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, điều kiện khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng............................................................................................................ 6
1.2. Ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ............... 21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN
VỤ ÁN DÂN SỰ BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................................ 25
2.1. Thủ tục và hệ quả pháp lý khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ người tiêu dùng ........ 25
2.2. Thực trạng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ............................................................................................................................. 31
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 54
3.1. Phương hướng ...................................................................................................... 54
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay .................................... 56
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

BVQLNTD


Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

KKTT

Khởi kiện tập thể

Luật BVQLNTD

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

NTD

Người tiêu dùng

TAND

Tòa án nhân dân

TCXH

Tổ chức xã hội

THADS

Thi hành án dân sự

VINASTAS

Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt
Nam



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT
1

Nội dung

Tên
Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

Đánh giá tiêu chí sử dụng các phương thức
giải quyết khiếu nại.
Thống kê số lượng TCXH tham gia công tác
BVQLNTD
Thống kê số lượng vụ việc khiếu nại được
các TCXH hỗ trợ hàng năm

Trang
35

41


41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thừa nhận hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường hiện nay
đã làm thay đổi căn bản những vấn đề về nhận thức và phương pháp điều tiết
của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. BVQLNTD cũng
đã thực sự trở thành một lĩnh vực pháp luật độc lập, có vị trí đáng kể trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, nhất là khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
được ban hành vào năm 2010. Nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của một hoặc một vài người tiêu dùng cụ thể
mà còn ảnh hưởng đến đông đảo người tiêu dùng và toàn xã hội cũng như ảnh
hưởng đến trật tự quản lý kinh tế. Người tiêu dùng Việt Nam đang phải sống
trong một môi trường không an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm
nghiêm trọng. Thực trạng công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam cho
thấy, các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng
cả về số lượng và mức độ. Chính vì vậy, việc cơ quan quản lý nhà nước can
thiệp để giải quyết những trường hợp này không chỉ là để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người tiêu dùng mà còn nhằm bảo đảm trật tự, sự ổn định trong hoạt
động quản lý nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm coi mối quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức
cá nhân kinh doanh là mối quan hệ dân sự thông thường, cho nên việc khởi kiện
vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về bản chất phải được giải quyết
theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thông qua hệ thống tòa án.
Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu nhằm làm rõ
một số vấn đề lý luận, thực tiễn về khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng tạo điều kiện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi và lợi ích

hợp pháp của chính bản thân mình.

1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là
một vấn đề không mới. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu đề tài
về khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được nghiên
cứu đầy đủ và có hệ thống. Các công trình khoa học về lĩnh vực này chuyên sâu
có nhưng không nhiều, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh tổng quát, phạm vi
nghiên cứu rộng, có thể kể tới như: Đề tài “Tăng cường năng lực các thiết chế
thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của Viện Khoa
học pháp lý – Bộ Tư pháp thực hiện tháng 11/2013, do TS. Nguyễn Thị Vân
Anh làm chủ nhiệm; đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ
quyền lợi của NTD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu
cấp bộ của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp do ThS. Định Thị
Mai Phương làm chủ nhiệm năm 2008; luận án “Giải quyết tranh chấp giữa
người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay”, TS. Nguyễn Trọng Điệp
(2014), luận án tiến sĩ luật học Học viện Khoa học xã hội.
Nhiều công trình nghiên cứu được công bố dưới hình thức các bài viết
được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc tham luận trong
các Hội thảo quốc gia và quốc tế. Quan trọng nhất có thể nhận thấy quan điểm
rõ ràng của các học giả trong một bài viết như: Nguyễn Trọng Điệp (2014) Tố
tụng trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng: “Ba năm vẫn nằm trên giấy”, Tạp
chí thuế Nhà nước, Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính, số 10 (472) 6/03/2014;
Nguyễn Trọng Điệp, Tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 31, số 2 (2015), tr.41; Một số vấn đề lý
luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, PGS.TS Nguyễn Như
Phát đăng tải trên website của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương; Bài

viết “Một số vấn đề lý luận về quyền được thông tin của người tiêu dùng”, TS.
Nguyễn Văn Cương, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8(304) năm
2013; Bảo vệ người tiêu dùng khi có tranh chấp - Cần biện pháp đặc biệt, TS.

2


Nguyễn Ngọc Điện; Bài viết “Hòa giải - Một phương thức giải quyết tranh
chấp thay thế”, ThS. Dương Quỳnh Hoa, Viện Nhà nước và Pháp luật; Luận
án tiến sĩ Luật học đề tài “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh
chấp thay thế đối với các quan hệ thương mại trong giai đoạn hiện nay ở
nước ta”, TS. Dương Quỳnh Hoa; Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “Thực trạng
pháp luật Việt Nam về bảo vệ người quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Luật
học, (11), tr. 3-11.
Ngoài ra phải kể đến một số các bài viết như: Đặc điểm của quan hệ tiêu
dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nguyễn Thị Thư, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 10/2012, Viện Nhà nước và Pháp luật; Pháp luật và
vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, Đặng Vũ Huân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số
chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1 năm 2005; Luật Bảo vệ người tiêu
dùng có nên quy định tổ chức là người tiêu dùng, Lê Hồng Hạnh, Trần Thị
Quang Hồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20/2010, Văn phòng quốc hội.
Để có một cái nhìn dễ dàng về khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng cần thiết phải tạo nên một cơ sở lý luận rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu giúp
cho người khởi kiện là các cá nhân hay các tổ chức có thể nắm bắt được các trình
tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cho nên tôi
chọn đề tài “Khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp
luật Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận chung về khởi kiện vụ án dân
sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam, đề xuất một số

giải pháp nâng cao hiệu quả khởi kiện vụ án dân sự nhằm tăng năng lực bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Lý luận về khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3


+ Phân tích, đánh giá thực trạng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận về
khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu khởi kiện vụ án dân sự bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, nhằm phân tích
thực trạng và đánh giá thực hiện pháp luật hiện hành từ đó đề ra một số giải
pháp nâng cao năng lực khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Luận văn tập trung nghiên cứu trong các vụ án đã được xét xử về khởi
kiện dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Tòa án.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận văn sử
dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác
– Lê Nin. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên
cứu của luận văn, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm tính
khách quan, chân thực. Từ phương pháp chung đó, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể, đó phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh. Để thực hiện có hiệu quả mục

đích nghiên cứu, luận án kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp trong suốt
quá trình nghiên cứu của toàn bộ nội dung luận văn. Tùy thuộc vào đối
tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong luận văn, tác giả vận dụng,
chú trọng các phương pháp khác nhau cho phù hợp.

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận trong khởi kiện vụ án
dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, đồng
thời kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận góp phần làm nguồn tư liệu tham
khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu.
Luận văn đánh giá được những thành công và hạn chế trong khởi kiện vụ
án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
Từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả khởi kiện vụ án dân sự
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Theo các vấn đề lý luận tác giả đã nghiên cứu và phân tích hoạt động khởi
kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam
hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp người tiêu dùng
nói riêng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung có thêm cơ
sở khoa học để từ đó thực hiện tốt việc khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
Chương 3:Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khởi kiện vụ
án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm, điều kiện khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm vụ án dân sự: Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện
nay đó là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh
doanh, thương mại, đất đai, nhà ở và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội. Việc các
chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Có thể hiểu một cách đơn giản, vụ án dân sự là các
tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá
nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án
có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khái niệm vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Vụ án dân sự về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội
tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật này”. [14]
Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Các tranh chấp
dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh
chấp ra trước tòa án để được giải quyết đó gọi là “khởi kiện”. Khởi kiện theo quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) bao gồm khởi kiện của người khởi kiện (khởi kiện của
nguyên đơn), khởi kiện của bị đơn (trong trường hợp có yêu cầu phản tố) và khởi kiện của

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trong trường hợp có yêu cầu độc lập). Vậy, khởi
kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là việc người tiêu dùng hoặc tổ chức xã
hội tham gia BVQLNTD có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

6


1.1.2. Đặc điểm khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Để hiểu được đặc điểm khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ta đi làm rõ các đặc điểm chủ yếu liên quan đến bản chất của chủ thể, quan
hệ pháp luật.
- Đặc điểm của chủ thể trong khởi kiện vụ án dân sự BVQLNTD
Chủ thể trong khởi kiện vụ án dân sự BVQLNTD bao hàm hai đối tượng
là người khởi kiện (sau đây gọi chung là “Người tiêu dùng”) và người bị khởi
kiện (gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng nắm trong tay quyền lực to
lớn. Thị trường chủ yếu do NTD điều tiết. Là lực lượng đông đảo nhất trong xã
hội, quyết định tiêu dùng của NTD ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. NTD quyết định hàng hoá, dịch vụ mà tổ
chức, cá nhân sẽ kinh doanh. Mức độ tiêu dùng của NTD chính là thước đo cho
sự tồn tại của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.[10]
Ở Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng chỉ thực sự được biết đến và quan
tâm khi nền kinh tế thị trường hình thành. Khái niệm người tiêu dùng được định
nghĩa trong Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999 thì
"Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức" (Điều 1). Luật Bảo vệ quyền
lợi NTD 2010 ra đời thay thế Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 có nhiều
quy định mới so với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên, nội hàm khái
niệm NTD vẫn không thay đổi “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng

hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”
[14]. Như vậy, cơ sở để xác lập tư cách NTD theo pháp luật Việt Nam bao gồm:
(1) Về tư cách chủ thể thì người tiêu dùng có thể là cá nhân, gia đình hoặc
tổ chức (cá nhân, pháp nhân).
(2) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân,

7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×