Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.77 KB, 110 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG ANH HUY

NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƢỜNG PHỐ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG
TẠI QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Ngành: Xã hội học
Mã số:8310301

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS ĐẶNG NGUYÊN ANH

HÀ NỘI, Năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG ANH HUY

NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƢỜNG PHỐ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG
TẠI QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Ngành: Xã hội học
Mã số:8310301

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS ĐẶNG NGUYÊN ANH

HÀ NỘI, Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu
trong kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên thực hiện

Trần Hoàng Anh Huy


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo của
Học viện Khoa Học Xã Hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong 2 năm học vừa qua;
Quý thầy cô giảng dạy trong khoa Xã hội học đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt

những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại học viện; Quý thầy,
cô trong hội đồng chấm luận văn, đã có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện
nghiên cứu này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Nguyên Anh,
thầy đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thiện luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phụ huynh và
các em học sinh Trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Việt Dũng, Trƣờng Trung
học phổ thông Trần Đại Nghĩa và Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; Ban Giám
đốc Trung tâm y tế quận Cái Răng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình thu thập thông tin thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin dành lòng biết ơn đến gia đình tôi, luôn động viên hỗ trợ
trong suốt khóa học này.
Vì điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiêm còn hạn chế nên luận văn
này không thể tránh đƣợc những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của quý thầy cô để hoàn chỉnh quyển luận văn.
tác giả

Trần Hoàng Anh Huy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12
4.Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .............................................. 13

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................... 13
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................. 17
7. Cơ cấu luận văn ........................................................................................... 18
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................ 20
1.1Các khái niệm ............................................................................................. 20
1.2 Các lý thuyết đƣợc áp dụng trong đề tài ................................................... 22
1.3 Địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 27
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƢỜNG PHỐ CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................................... 35
2.1Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của học sinh trung học phổ thông .......... 35


2.2Tình hình sử dụng thực phẩm đƣờng phố của học sinh THPT .................. 42
2.3 Kiến thức về VSATTP đối với TPĐP của học sinh THPT....................... 44
2.4Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đƣờng phố....... 49
Chƣơng 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC
HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƢỜNG PHỐCỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................ 57
3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp cận
thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT ................................................ 57
3.2 Một số yếu tố liên quan về kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học
sinhtrung học phổ thông .................................................................................. 61
3.3 Sự kết hợp hoạt động của nhà trƣờng với TTYT quận Cái Răngtrong hoạt
động giáo dục kiến thức VSATTPĐP cho học sinh. ...................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm

TPĐP

Thực phẩm đƣờng phố

THPT

Trung học phổ thông

TTYT

Trung tâm y tế

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

Tổ chức Y tế thế giới
World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH


Bảng 2.1 Phân bố số học sinh các trƣờng tham gia nghiên cứu……………..35
Bảng 2.2 Đặc điểm chung của học sinh tham gia nghiên cứu ………………36
Bảng 2.3 Phân bố trình độ học vấn của cha mẹ học sinh …………………...37
Bảng 2.4 Phân bố nghề nghiệp của cha mẹ học sinh………………………...38
Bảng 2.5 Nguồn tiếp cận thông tin VSATTP đối với TPĐP của học sinh…..40
Bảng 2.6 Ngƣờiphổ biến kiến thức TPĐP trong trƣờng cho học sinh……..40
Bảng 2.7Lý do sử dụng thức ăn đƣờng phố………………………………...42
Bảng 2.8 Sự phân bố các loại thực phẩm đƣờng phố thƣờng dùng………….43
Bảng 2.9 Tiền tiêu vặt đƣợc cho và tiền chi tiêu TPĐP của học sinh hàng
tuần…………………………………………………………………………..44
Bảng 2.10 Kiến thức về điều kiện nơi bán thực phẩm đƣờng phố…………..45
Bảng 2.11 Kiến thức về ngƣời bán TPĐP…………………………………...46
Bảng 2.12 Kiến thức về thời gian sử dụngvà các loại bao bì gói
TPĐP…………………………………………………………………….......47
Bảng 2.13 Kiến thức về ngộ độc thực phẩm………………………………...48
Bảng 2.14 Kiến thức chung về VSATTP về TPĐP của học sinh……………49
Bảng 2.15 Thực hành chọn nơi bán TPĐP…………………………………..49
Bảng 2.16Thực hành chọn ngƣời bán TPĐP……………………………….50
Bảng 2.17Thực hành tiêu chí chọn lựa TPĐP……………………………...51
Bảng 2.18 Thực hành VSATTP đối với TPĐP của học sinh……………….51
Bảng 2.19 Xử sự của học sinh khi nghi ngờ TPĐP không an toàn ………...52
Bảng 2.20 Chọn lựa TPĐP và ngƣời cùng sử dụng TPĐP………………….53
Bảng 2.21 Thực hành chung VSATTP đối với TPĐP của học sinh………...54
Bảng 2.22 Tỷ lệ học sinh đã từng bị ngộc độc thực phẩm và cách xử trí ….54


Bảng 3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp
cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT…………………………..57
Bảng 3.2 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận
thông tin từ mạng Internet, tivi/loa phát thanh và tài liệu, báo chí………….58

Bảng 3.3 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận
thông tin từ bạn bè…………………………………………………………...60
Bảng 3.4 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh với trình độ
học vấn của cha mẹ ………………………………………………………….61
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh với nghề
nghiệp của cha mẹ …………………………………………………………..62
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP với các đặc điểm chung
của học sinh THPT…………………………………………………………..63
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hànhVSATTPĐP của học sinh
với sự giáo dục của cha mẹ, ngƣời thân trong việc lựa chọn TPĐP ………..64
Bảng 3.8 Mối liên giữa kiến thức và thực hành của học sinh về
VSATTPĐP………………………………………………………………….66
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP và đối tƣợng phổ biến
kiến thức VSATTP trong trƣờng học………………………………………..66
Hình 1 Bản đồ quận Cái Răng……………………………………………….29
Hình 2Trƣờng THPT Nguyễn Việt Dũng…………………………………..30
Hình 3 Trƣờng THPT Trần Đại Nghĩa………………………………………31
Hình 4 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên
quận Cái Răng……………………………………………………………….32
Hình 5 Cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ đang test
nhanh thực phẩm đƣờng phố………………………………………………...34


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam hiện nay với sự phát triển của xã hội,quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa cùng với sự giao lƣu, hội nhập quốc tế, lối sống hiện đại gấp
gáp đang dần thay thế cho nếp sống cũ. Từ đó, các dịch vụ tiện ích bắt đầu nở
rộ để phục vụnhu cầu củacon ngƣời trong đời sống xã hội hiện đại. Khi thời
gian dành cho các công việc, học tập, hoạt động, giao tiếp xã hội chiếm nhiều

hơn thì việc nấu ăn chế biến trong mỗi gia đình bị thu hẹp, giảm dần; không ít
các gia đình đã chọn thực phẩm đƣờng phố (TPĐP) với các món ăn nhanh,
tiện lợi và chi phí íthơn so với cho một bữa ăn trong nhà hàng và tiết kiệm
đƣợc thời gian nấu nƣớng.
Theo số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dƣỡng thành phố Hồ Chí
Minh tại thành phố có đến 95,5% ngƣời dân sử dụng TPĐP, trong đó 51%
dùng làm bữa ăn hàng ngày, 82% dùng làm bữa ăn sáng vì TPĐP vô cùng đa
dạng và phong phú [25]. Kết quả này cho thấy, việc sử dụng loại hình dịch
vụ TPĐP ngày càng trở nên phổ biến và là một nhu cầu của xã hội - nhu cầu
tất yếu của cuộc sống. Ngoài những lợi ích của TPĐP nhƣ: rẻ tiền, tiện lợi,
phong phú đa dạng, có thể phục vụ cho nhiều đối tƣợng nhất là học sinh, sinh
viên, công nhân, viên chức, ngƣời lao động có mức thu nhập thấp, TPĐP
còntạo cơ hội công ăn việc làm,tăng thu nhập, giảm thất nghiệp cho ngƣời chế
biến và cung cấp dịch vụ TPĐP (đặc biệt là lao động di cƣ).
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà TPĐP mang lại thì nó cũng đem
đến những nguy cơ cho sức khỏe cá nhân con ngƣời nói riêng và cộng đồng
xã hội nói chung. Các loại hình thức ăn đƣờng phố này đƣợc bày bánnơi công
cộng, ngay trên vỉa hè, lề đƣờng, trƣớc cổng trƣờng, bệnh viện, rạp hát, cơ

1


quan, chợ, các bến tàu, bến xe, hội chợ… còn khách hàng thì vẫn ăn uống
ngay trên vỉa hè mà không quan tâm hoặc chú ý gì đến vệ sinh an toàn thực
phẩm (VSATTP) khi môi trƣờng bị ô nhiễm bởi bụi đƣờng, rác thải, khói tàu
xe qua lại và nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ TPĐP là rất cao.
Bộ Y tế Việt Nam đã liên tục cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ TPĐP, tuy
nhiên một bộ phận không nhỏ ngƣời dân vẫn chƣa quan tâm, nhận thức đƣợc
vấn đề mặc cho sự phát triển quá nhanh của TPĐP, sự quản lý nhà nƣớc đối
với vấn đề này còn chƣa sâu sát thậm chí buông lỏng. Theo thống kê ở Việt

Nam có 94% TPĐP không thể quản lý giám sát đƣợc chất lƣợng [30] đồng
thời việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn đang có những diễn
biến hết sức phức tạp, gây ảnh hƣởng xấu đến tâm lý chung cho toàn cộng
đồng, trở thành tâm điểm nhức nhối của toàn xã hội.
Theo một điều tracủa Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế về TPĐP các
thực phẩm, thức ăn cho dù đã đƣợc nấu chín nhƣng qua kiểm tra vẫn còn
nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại, chỉ đơn thuần các mặt hàng bán tại các
cổng trƣờng học cũng nhiễm tới 96% vi khuẩn gây bệnh cho đƣờng tiêu hóa
[31]. Hậu quả là các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam xảy ra luôn ở mức cao
cụ thể là: Trong năm 2015 toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với
4.965 ngƣời mắc [25], năm 2016, cả nƣớc xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm
với 4.139 ngƣời mắc [28], năm 2017, cả nƣớc ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực
phẩm với 3.869 ngƣời mắc [26]. Cùng với xu hƣớng đó số trƣờng hợp mắc
mới ung thƣ tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự
kiến sẽ vƣợt qua 190.000 ca năm 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000 ngƣời
chết vì ung thƣ, tƣơng ứng 315 ngƣời/ngày. Theo số liệu này, Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nƣớc thuộc tốp 2 của bản đồ ung
thƣ (50 nƣớc cao nhất thuộc tốp 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172
quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỷ lệ tử vong 110/100.000 ngƣời, ngang

2


với tỷ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan” [27]. Nhiều ngƣời Việt Nam
đã giật mình với thực tế này, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ung thƣ
là do các hóa chất độc hại có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Theo Viện nghiên cứu của WHO, hiện nay có hơn 200 các bệnh lây
truyền qua đƣờng thực phẩm mất an toàn, có hơn hàng triệu ngƣời trên thế
giới bị nhiễm các bệnh do thực phẩm bẩn gây ra mỗi năm, đặc biệt là ở các
nƣớc chậm phát triển và đang phát triển. Vấn đề mất VSATTP đang đƣợc rất

quan tâm trong các chƣơng trình hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng không
chỉ ở một quốc gia riêng lẻ mà còn diễn ra trên toàn thế giới. WHO xác định
VSATTP là một nội dung chính của Ngày Y tế thế, bác sĩ Margaret Chan,
Giám đốc Tổ chức y tế thế giới, nhấn mạnh: “Đối với vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm, một vấn đề địa phương có thể nhanh chóng trở thành một đe dọa
quốc tế. Một cuộc điều tra về nguồn gốc dịch bệnh do thực phẩm có thể hết
sức phức tạp, khi một món đồ ăn bao gồm những thành phần, có xuất xứ từ
nhiều nước”, “chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm quá phức tạp” [18].
Có thể thấy rằng an toàn thực phẩm rất khó kiểm soát, các thực phẩm
nhiều khi phải đi qua hàng trăm cây số, vƣợt qua nhiều quốc gia, ở lại trong
nhiều kho chứa, trƣớc khi đến đƣợc với ngƣời sử dụng.
Giới học sinh, sinh viên hiện nay sẽ là một trong những đối tƣợng tiêu
thụ mạnhTPĐP, là chủ nhân và là nguồn nhân lực quan trọng để xây dựng và
phát triển đất nƣớc, thể trạng sức khỏe của các em bị ảnh hƣởng nghiêm trọng
với thói quen. Vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn
TPĐP cho học sinh là rất cần thiết.
Cho đến nay tại thành phố Cần Thơ chƣa có cuộc điều tra, nghiên cứu
xã hội học nào về các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức và thực hành vệ sinh
an toàn TPĐP của học sinh trƣờng trung học phổ thông.

3


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×