Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quan điểm của phật giáo về ẩm thực chay ( nghiên cứu trường hợp thành phố hồ chí minh hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.09 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ TIẾT THANH THẢO

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ẨM THỰC CHAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ TIẾT THANH THẢO

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ẨM THỰC CHAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY)

Ngành : TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. VŨ THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Thị Tiết Thanh Thảo, người thực hiện luận văn này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các ý kiến và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và
nguồn phỏng vấn được tôi chú thích rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận văn

Trần Thị Tiết Thanh Thảo


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học
viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã
hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và
nghiên cứu tại đây.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người
phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Thu Hà, Cô đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin thành thật tri ân!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
Học viên

Trần Thị Tiết Thanh Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẨM THỰC CHAY PHẬT GIÁO
1.1. Các kinh điển Phật giáo thể hiện quan điểm liên quan đến

Trang
1
13
13

ăn chay
1.2. Khái lược các khái niệm

15

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

22

1.4. Các lý thuyết nghiên cứu

22

Chƣơng 2: QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ẨM THỰC CHAY

VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC
ĂN CHAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY

25

2.1. Một số quan điểm về ẩm thực chay

25

2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với việc ăn chay ở thành phố

36

Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Ý NGHĨA ẨM THỰC CHAY
TRONG ĐỜI SỐNG PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI

47

3.1. Ý nghĩa đối với cá nhân

47

3.2. Ý nghĩa đối với cộng đồng

59

3.3. Ý nghĩa đối với môi trường sinh thái


65

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

72


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

VIẾT TẮT

NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

1

GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

2

VNCPHVN

3

Tp. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

4

Q

Quận

5

P

Phường

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ẩm thực được xem là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người.
Ẩm thực thông thường có hai loại: chay và mặn. Ẩm thực mặn có nguyên liệu
từ thịt các loài động vật như cá, các loại thú gia cầm hay động vật hoang dã.
Ẩm thực chay có nguyên liệu lấy từ thực vật như rau quả và ngũ cốc. Có quan
niệm cho rằng ăn mặn mới đầy đủ dưỡng chất bảo đảm cho cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, quan niệm đó dường như chưa hoàn toàn
hợp lý. Bởi thực tế khoa học chứng minh, nếu ăn chay đúng cách, chẳng
những bảo đảm được sức khỏe, mà còn tránh được những bệnh như nhồi máu
cơ tim, tai biến mạch máu não và các loại bệnh ung thư khác do chế độ ăn
mặn mang lại. Vì vậy, việc ăn chay ngày càng được khuyến khích bởi các tổ

chức Y tế Quốc tế Liên Hiệp quốc, Bộ Y tế Hoa Kỳ, Bộ Y tế Anh Quốc, Viện
Tim mạch Quốc gia Hoa Kỳ, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và những công trình
nghiên cứu khoa học vì sức khỏe cộng đồng.
Thế giới càng hiện đại, con người càng văn minh thì càng dễ rơi vào
khủng hoảng. Nguyên nhân chính là do con người hưởng thụ vật chất quá
nhiều dẫn đến mất cân bằng giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội. Để tổng hòa mối quan hệ đó, con người cần nhất là phải hướng đến
một đời sống tâm linh lành mạnh, nhất là ăn chay - một triết lý sống từ các
tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, để có được một môi trường thiên
nhiên tinh khiết.
Phật giáo với tư tưởng Từ bi làm nền tảng, thì ăn chay là việc tất yếu.
Bởi vì ngoài việc duy trì thân thể khỏe mạnh trường thọ và cân bằng môi
trường sinh thái, thì ăn chay theo quan điểm Phật giáo nhất là Phật giáo
Bắc Tông là để tránh khỏi nghiệp sát sanh và nhân quả oán thù do nghiệp
sát mang lại.

1


Đối với hàng Tăng sĩ xuất gia hay Phật tử tại gia trong Phật giáo đều
phải giữ gìn giới cấm không sát sinh theo lời Phật dạy. Sự tu tập trải rộng
lòng Từ được biểu hiện cụ thể qua thực hành trường chay sẽ làm cho bản thân
sớm đạt được mục đích là giác ngộ giải thoát. Đồng thời từ đó cũng cảm hóa
được tha nhân trở về với tánh thiện của chính mình, trở nên người hơn trong
việc đối nhân xử thế, tránh đi những xung đột chiến tranh không đáng có từ
lòng sân hận tham cầu. Là một tu sĩ Phật giáo, tôi chọn đề tài này với mục
đích góp phần làm rõ hơn lợi ích của việc ăn chay cũng như ý nghĩa cao đẹp
từ ẩm thực chay mang lại trên tinh thần Phật giáo.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về ẩm thực chay

Theo một số sử sách ghi lại cho thấy khái niệm chay tịnh vốn có từ rất
lâu đời, thời Ai Cập cổ đại. Thời gian gần đây, việc ăn chay ngày càng trở nên
phổ biến. Việc ô nhiễm môi trường sống, vấn đề an toàn thực phẩm, động vật
bị dịch bệnh do nhiễm hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh, bị đột biến gene,
v.v… đã làm cho con người lo âu sợ sệt nên đã dần chuyển sang chế độ dinh
dưỡng từ rau củ quả thay vì từ thịt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề ẩm thực chay để đáp ứng nhu cầu thị hiếu con người:
1. Thức ăn và sức khỏe - Ăn chay: một triết lý sống (1995) của
A.Anandamitra Acarya, được Vĩnh Phụ dịch sang Việt ngữ. Tác phẩm này đã
phân tích một cách khoa học và chỉ rõ ăn chay không những đầy đủ chất bổ
dưỡng, mà còn hợp với thiên nhiên và cấu trúc của cơ thể con người, không
có gì là huyền bí, siêu hình. Ngoài ra tác phẩm còn nhấn mạnh nhiều đến tính
nhân bản và cái nhìn khoa học về nạn đói trên bình diện toàn cầu. Dựa vào tác
phẩm này, người viết có thể so sánh đối chiếu và phân tích sâu sắc hơn cho
việc chọn lựa thực phẩm chay của tu sĩ Phật giáo, nhấn mạnh đến tính nhân
bản hơn của Phật giáo.

2


2. Hai tác phẩm Ăn chay và sức khỏe (2003) của Trần Anh Kiệt và Các
món ăn chay trị bệnh (2003) của Phan Văn Chiêu và Thiếu Hải đều lý giải về
việc ăn chay theo tinh thần Từ bi của đạo Phật, kêu gọi tấm lòng yêu thương
của con người đến với muôn loài. Đồng thời, cũng nói về chế độ dinh dưỡng
trong thực phẩm chay và những cách thức ăn chay phù hợp với khoa học.
3. Trong tác phẩm Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam
(2006), Phan Văn Hoàn đã trình bày cụ thể, rõ ràng về đời sống ẩm thực hằng
ngày của người dân Việt Nam. Tác phẩm này góp phần giúp người viết nêu
bật mối tương quan giữa ẩm thực chay với môi trường sinh thái, cũng như
việc chọn lựa thực phẩm của người dân.

4. Ăn chay đảm bảo cho dinh dưỡng - có lợi cho sức khỏe (2009) của
tác giả Ngọc Hà là một tác phẩm hữu ích cho việc lựa chọn và quyết định cho
mình một phương pháp ăn chay khoa học, hợp lý và có lợi cho sức khỏe. Tác
phẩm này đã giới thiệu cụ thể các món ăn chay bổ dưỡng, cũng như giải thích
ý nghĩa, mục đích và lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm chay.
5. Nguyễn Thọ Nhân trong tác phẩm Ăn chay chống lại biến đổi khí
hậu (2009) đã trình bày cụ thể về giá trị đóng góp của việc ăn chay chống lại
biến đổi khí hậu toàn cầu, giải quyết nạn đói, đa dạng sinh thái trên toàn thế
giới, trong đó có môi trường thiên nhiên ở Việt Nam.
6. Trong cuốn Ăn chay chữa bệnh kéo dài tuổi xuân, (Nxb. Văn hóa Sài
Gòn, 2010) tác giả Đinh Công Bảy cho rằng một chế độ ăn chay thích hợp sẽ
đem lại nhiều lợi ích cho con người như sức khỏe tốt, thân thể tráng kiện, tuổi
thọ kéo dài, tinh thần thư thái. Từ những giá trị thiết thực đó đã giúp cho
người viết hiểu sâu hơn về giá trị dinh dưỡng cũng như cách phòng bệnh và
chữa bệnh từ các loại rau củ quả từ thiên nhiên đem lại.
7. Janet Barkas, Tâm thức ăn chay (2011), Bùi Thanh Châu dịch: Tác
giả trình bày về lịch sử chọn lọc của con người đối với chế độ ăn uống, đặc

3


biệt xem thuyết ăn chay như một triết học riêng biệt, được chủ trương bởi
những nhóm khác biệt nhau. Quyển sách này đã khảo sát lịch sử rộng lớn của
việc ăn chay và những tranh luận về chế độ dinh dưỡng trong thực phẩm.
8. Các món ăn chay trị bệnh (Nxb. Đà Nẵng, 2012): Tác giả Phan Văn
Chiêu và Thiếu Hải đưa ra những lời khuyên bổ ích về tác dụng ăn chay đối
với sức khỏe, trí tuệ, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi xuân. Từ tập sách
này người viết có thể tham khảo cách sử dụng thức ăn chay cho đúng cách.
9. Tác giả Đỗ Kim Trung trong cuốn Món chay gia đình (Nxb. Thời
đại, 2013) đã nghiên cứu và chỉ ra khuynh hướng ẩm thực chay hiện nay có

nhiều quan điểm và cách chế biến khác nhau. Từ đó tác giả đưa ra công thức
chế biến những món ăn chay thông dụng có lợi cho sức khỏe, đầy đủ dưỡng
chất, ngăn ngừa tật bệnh. Bởi theo tác giả việc ăn chay hiện nay không còn là
dành riêng cho người tu hành có đức tin tôn giáo, mà nó rất thông dụng và
phổ biến. Tác phẩm này đã cho người viết tham khảo về sự phối hợp thực
phẩm từ các loại rau củ, các loại ngũ cốc, các loại đậu hạt và trái cây để tạo
thành các món chay thích hợp khẩu vị và cân bằng được dưỡng chất.
10. Quỳnh Hương, Món chay ngon, dễ làm, (Nxb. Văn hóa Thông tin,
2014): Với sách hướng dẫn này, tác giả đã thay đổi cách chế biến thức ăn
chay theo xu hướng hiện đại với nguyên liệu khô, ướt, đồ nguội, đồ hộp được
đóng gói sẵn, tiện dụng. Tuy nhiên, tác giả cũng có nhận định rằng loại thức
ăn nào càng gần thiên nhiên thì chất dinh dưỡng càng dồi dào bấy nhiêu. Qua
tập sách này người viết có cơ hội thấy được sự phong phú và đầy sáng tạo
trong nét ẩm thực chay hiện nay.
11. Trong tác phẩm Ahimsa - ăn chay cho tâm thân an lạc (Nxb
Phương Đông, 2016), Nguyễn Trần Quyết, Huỳnh Trần Nhật Vy dịch, nhiều
tác giả cho rằng ăn chay sẽ cho mình một cuộc sống tốt hơn, từ bỏ bạo lực trở
thành phi bạo lực, và quan trọng nhất là chuyển từ tỉnh thức cơ thể sang tỉnh

4


thức linh hồn. Người ăn chay không chỉ có thể tận hưởng sức khỏe và cuộc
sống dài lâu, tránh được những cái chết bất ngờ và những xung đột do chiến
tranh, mà còn gia tăng tình yêu. Lòng trắc ẩn vĩ đại có thể đưa người đó đến
sự giải thoát. Nhìn chung, tác phẩm cho ta cái nhìn khá toàn diện về các khía
cạnh tác dụng của việc ăn chay.
12. Yanny Đặng, Món chay cho tiệc buffet, (Nxb. Hồng Đức, 2016):
Sách hướng dẫn chế biến nhiều món chay theo phong cách nhà hàng. Vì tác
giả cho rằng: “… Món chay ngày nay đã trở nên phổ biến khắp nơi không bởi

sự ngon miệng, bổ dưỡng mà còn vì ăn chay giúp cho tâm hồn thanh tịnh, an
lành hơn. Bên cạnh đó, ăn chay còn giúp giữ gìn sức khỏe, phòng tránh bệnh
tật, làm cho con người trở nên đẹp hơn cả thể chất lẫn tâm hồn.” Sách này
người viết có thể tham khảo về sự khác nhau giữa món chay tiệc ở không gian
nhà hàng và món ăn gia đình thông dụng từ các tác giả khác.
13. Trong tác phẩm Nấu ngon Ăn lành (Nxb. Phụ nữ, 2017): Là một
nghệ nhân ẩm thực tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh cho rằng: “Ăn chay giúp ta nuôi
dưỡng tâm từ bi, tình yêu thương muôn loài. Chính những điều tuyệt vời này sẽ
góp phần khiến thế giới an lạc hơn.” Ý kiến này đã góp phần hình thành ý
tưởng cho người viết về hình thức chế biến, sao cho nổi bật lên được một nét
chay truyền thống bên cạnh hương vị và nguyên liệu chay thuần khiết.
2.2. Các công trình nghiên cứu về ẩm thực chay trong tôn giáo
Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đều đề cao tinh thần Từ bi, bác
ái với mục đích đem lại an lạc cho mình và người thông qua hành động thiện
cụ thể, trong đó vấn đề ẩm thực chay là một ví dụ. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này trong lĩnh vực tôn giáo:
14. Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật của Tỳ kheo Thích Thiện Minh (dịch
sang Việt ngữ từ quyển “Are you herbivore or carnivore?” của Sanjivaputta,
1992). Tác giả đã trình bày chi tiết và cụ thể về vấn đề ẩm thực chay trong Phật

5


giáo, đặc biệt là những luận giải cho việc chọn lựa thực phẩm của các hệ phái
Phật giáo. Đây là một trong những tác phẩm quan trọng giúp cho người viết có
cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề ẩm thực chay trong Phật giáo.
15. Ăn chay để bảo vệ và tăng cường sức khỏe (2003) do Thích Thiện
Phụng biên soạn đã trình bày một cách rõ ràng và chi tiết về nguồn gốc lịch sử
của việc ăn chay ở các tôn giáo, thiên về lĩnh vực vật chất dinh dưỡng, sức
khỏe của người ăn chay. Đồng thời, tác giả cũng đã làm rõ những giá trị mà ăn

chay đem lại như: giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của con người trong mối
tương tác với cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên. Đây là một tác phẩm có
thể giúp ích cho người viết về việc tham khảo các vấn đề cơ bản của luận văn,
từ lịch sử hình thành đến các khái niệm về ẩm thực chay trong Phật giáo.
16. Trong cuốn Ăn Chay, Thánh Thất New South Wales - Australia,
2003, Thuần Đức cho rằng: người ta không phải sanh ra để mà ăn thịt, và
muốn cho tánh tình thuần hậu, ta phải ăn chay, vì thảo mộc có chất ôn hòa.
Ðối với Tôn giáo, việc ăn chay lại cần thiết hơn nữa, vì ăn chay thì khỏi sát
sanh, mà sát sanh lại là luật cấm nhặt trong Ðạo. Đây là quyển sách nói về ăn
chay của đạo Cao Đài, người viết tham khảo để thấy được điểm tương đồng
về nguyên nhân và ý nghĩa trong việc ăn chay.
17. Những nét văn hóa của đạo Phật (2007) của tác giả Thích Phụng
Sơn đã trình bày về những lợi ích của việc ăn chay và cách thức ăn chay hiệu
quả nhất. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những hạn chế nên tránh khi ăn chay.
18. Thiền trà và ăn chay (2008) do Tế Hân - Ngọc Huy biên soạn, Đạo
Liên - Hà Sơn dịch sang Việt ngữ, với sự luận giải rõ ràng, kiến thức đầy đủ
về việc ăn chay của Phật giáo, đặc biệt là tác phẩm nêu lên một cách cụ thể
những quy định trong việc thọ thực chay của Phật giáo, những truyện tích của
các thực phẩm chay, phòng ngừa và trị bệnh bằng việc ăn chay, v.v… Đây là
nguồn tham khảo rất tốt cho việc nghiên cứu đề tài này.

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×