Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Chia số tự nhiên cho STN mà thương tìm được là một STP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.74 KB, 4 trang )

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I . MỤC TIÊU
Giúp HS:
• Hiểu và vận dụng quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là
một số thập phân.
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi
bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết và nhận xét.
học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài mới:
- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 12 : 5.

HS thực hiện và nêu: 12 : 5 = 2 (dư 2)
- Một số HS nêu ý kiến của mình.

2.2. Hướng dẫn thực hiện chia một số tự
nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm
được là một số thập phân.
a) Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình - HS nghe và tóm tắt bài toán.


vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân
dài bao nhiêu mét?
- GV hỏi: Để biết cạnh cái sân dài bao nhiêu - HS: Chúng ta lấy chu vi của cái sân hình
mét ta làm thế nào?
vuông chia cho 4.
- GV yêu cầu HS đọc phép tính.

- HS nêu phép chia 27 : 4


- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 27 : 4.

- HS đặt tính và thực hiện chia, sau đó nêu:
27 : 4 = 6 (dư 3)

- GV hỏi: Theo em ta có thể chia tiếp được - HS phát biểu ý kiến trước lớp.
hay không? Làm thế nào có thể chia tiếp số
dư 3 cho 4.
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó nêu: Để - HS thực hiện tiếp phép chia theo hướng
chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải dẫn trên. Cả lớp thống nhất cách chia.
thương (6) rồi viết thêm 0 vào bên phải số
dư 3 thành 30 rồi chia tiếp, có thể làm như
thế mãi.
b) Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện tính 43 - HS nghe yêu cầu.
: 52.
- GV hỏi: Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện - Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị
giống phép chia 27 : 4 không? Vì sao?
chia (52 > 43) nên không thực hiện giống
phép chia 27 : 4.

- GV: Hãy viết số 43 thành số thập phân mà - HS nêu: 43 = 43,0
giá trị không thay đổi.
- GV: Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực - HS thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52
hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.
- HS làm bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách - HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp,
thực hiện của mình.
cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất
cách thực hiện phép tính.
c) Quy tắc thực hiện phép chia:
- GV hỏi: Khi chia một số tự nhiên cho một - 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo
số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như dõi và nhận xét, sau đó học thuộc quy tắc
thế nào?
ngay tại lớp.
2.3. Luyện tập – thực hành:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học, - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một
tự đặt tính và tính.
cột. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.


- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên - HS nhận xét bài làm của bạn nếu bạn làm
bảng.
sai thì sửa lại cho đúng.
- GV yêu cầu HS nêu rõ cách tính của phép - 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo
tính sau:
dõûi và nhận xét.
12 : 5

75 : 12


- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.

-1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp
đọc thầm đề bài trong SGK.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào vở bài tập.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm
bảng.
sai thì sửa lại cho đúng.
- GV nhận xét và cho điểûm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- HS nêu: Bài toán yêu cầu chúng ta viết các
phân số dưới dạng số thập phân.

- GV hỏi: Làm thế nào để viết các phân số - HS nêu: Lấy tử số chia cho mẫu số.
dưới dạng số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó HS dọc
bài trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận
xét.


- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm
các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và
chuẩn bị bài sau.
IV . RÚT KINH NGHIỆM :
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



×