Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN vận dụng quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh trong dạy luyện từ và câu kiểu câu ai làm gì ở lớp 3”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.66 KB, 21 trang )

PHẦNI: ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa năm 2000 có
nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy và học. Vận dụng những
quan điểm đổi mới theo hướng giao tiếp, theo hướng tích cực, theo hướng
tích hợp vào giảng dạy trong nhà trường Tiểu học đặc biệt là môn Tiếng Việt
đã thu được nhiều thành công đáng kể, nâng cao hiệu quả dạy và học một
cách toàn diện hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ một số nhược điểm đó là:
Áp dụng quan điểm đổi mới vào thực tế giảng dạy của một số giáo viên còn
máy móc, chưa linh hoạt sáng tạo. Việc hiểu và vận dụng quan điểm đổi mới
theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh còn chưa đầy đủ, nên chưa
thực sự phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, dẫn
đến nhiều em học sinh khi học môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện
từ và câu nói riêng còn ỷ lại, trông chờ vào giáo viên khi làm bài tập. Vì vậy
khi giao tiếp, các em còn lúng túng, không tự tin. Nhiều em học sinh còn nói,
viết sai về nội dung và ngữ pháp. Sau nhiều năm dạy ở trường Tiểu học, tôi
thấy phân môn Luyện từ và câu là phân môn rất quan trọng. Học phân môn
này giúp cho học sinh có hiểu biết về câu: cấu tạo, các kiểu câu, nắm được
qui tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp, các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết,... song việc áp dụng phương pháp dạy học vào
từng bài dạy để đạt hiệu quả thì còn là một việc làm khó. Xuất phát từ thực
tế, qua giảng dạy ở nhà trường và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các
thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp tôi đã nghiên cứu và viết sáng kiến kinh
nghiệm: Góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Với nội dung: “ Vận dụng
quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh trong dạy Luyện từ và câu
kiểu câu: Ai làm gì? ở lớp 3”

1



Phần II: Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học:
Phng ụng, Khng T (551 - 479 TCN) ó cao phng
phỏp dy hc tớch cc hoỏ hot ng ca hc sinh. Trong ging dy ụng chia
lm hai phn mt phn tõm truyn v mt phn cụng truyn. Phn cụng
truyn núi v luõn thng o lớ dy cho mi ngi, phn tõm truyn núi
v s cao xa khú hiu hn dy riờng cho nhng ngi cú t cht c bit.
ễng nhn mnh mi ngi phi t mỡnh hc tp lnh hi ly kin thc
ch khụng phi qua ging gii nhiu li ca thy giỏo. ễng cao s n lc
ca tng cỏ nhõn v yờu cu thy giỏo phi tu vo c im ca tng ngi
m tỡm ra cỏch dy cho thớch hp.
T xa xa ụng cha ta cng ó vn dng cỏch thc dy hc da trờn c
im v trỡnh cỏ nhõn ca mi ngi hc. Trong thi phong kin xut hin
kiu dy hc thy (mt thy cựng mt lỳc dy nhiu trũ vi nhiu la tui
v trnh khỏc nhau). Kiu dy ny bt buc thy phi quan tõm n tng
ngi cú cỏch dy phự hp vi c im la tui, trỡnh nhn thc v
nhu cu ca h.
Phng Tõy, xut hin nhiu nh giỏo dc cú t tng tin b ó
chỳ ý n dy hc hng vo ngi hc, khai thỏc tim nng ca mi cỏ
nhõn hc sinh.
T nhng nm 30 - 40 ca th k trc, dy hc phỏt huy tớnh tớch cc
ca hc sinh ó c cỏc nh giỏo dc Nga quan tõm v t lờn hng u v
cụng cuc i mi phng phỏp dy hc. J.A.Cumenxki (1592 - 1670) cho
rng dy hc phi phỏt huy tớnh tớch cc, tớnh ch ng ca HS, dn dt
cỏc em suy ngh tỡm tũi t mỡnh nm c bn cht vn hc tp.

2



Ông cho rằng nếu không phát huy được tính tích cực, chủ động tồn tại
trong mỗi HS thì dạy học sẽ không có ý nghĩa gì cả.
J.J.Rutxu (1712 - 1778) quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của mỗi
con người, phải lôi cuốn HS vào mỗi quá trình học tập làm cho họ tích cực,
tự lực tìm tòi, khám phá giành lấy tri thức.
E.Claparide cho rằng quá trình dạy học phải hướng vào việc kích thích
sự ham muốn học tập, phải đặt trẻ vào trong tình huống, phải khơi dậy những
phản ứng thích hợp của trẻ nhằm thoả mãn nhu cầu, sở thích đó. Dựa vào
khả năng riêng biệt của từng cá nhân điều khiển và hướng dẫn họ đạt được
mục tiêu dạy học đã đặt ra.
Ở Pháp người ta đã coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp
tự tìm kiếm tri thức ngay từ bậc học Tiểu học. Trong một văn bản của Bộ
giáo dục Pháp (1991) đã nêu rõ: “Cần đưa trẻ vào học ở các trung tâm giáo
dục có sự thích ứng tế nhị với mọi trường hợp. Khi tính đến sự không đồng
nhất của từng học sinh thì hoạt động của GV phải tập trung vào chính đứa trẻ
đang học, không cần chú ý đến nội dung mà nó đang phải học”.
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu tổ chức dạy học tích cực hoá hoạt
động của học sinh chưa nhiều, một số tác giả Nguyễn Bá Kim, Nguyễn
Hữu Châu, Hà Sĩ Hồ, Đặng Thành Hưng... đã có những nghiên cứu về dạy
học tích cực hoá hoạt động. Giúp HS tự tìm tòi, khám phá tri thức bằng khả
năng của mình sẽ đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em.
1. 2. Cơ sở tâm lý, giáo dục học :
Quan hệ của phương pháp dạy học Tiếng Việt và tâm lý học, đặc biệt
là tâm lý học lứa tuổi rất chặt chẽ. Không có kiến thức về quá trình tâm lý ở
con người nói chung và ở trẻ em lứa tuổi tiểu học nói riêng thì không thể
giảng dạy tốt và phát triển lời nói cho học sinh. Phương pháp dạy học Tiếng
Việt vận dụng rất nhiều kết quả của tâm lý học. Đó là các quy luật tiếp thu tri

3



thức, hình thành kĩ năng kĩ xảo. Người thầy cần biết, khái niệm ngữ pháp
được hình thành ở trẻ em ra sao, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư
duy, kĩ năng nói, viết được hình thành như thế nào... Tâm lí học đưa ra cho
phương pháp những số liệu cụ thể về việc nắm ngữ pháp. Những nghiên cứu
tâm lý học cho phép xác định mức độ vừa sức của tài liệu học tập.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo
dục nên nó phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Giáo dục
học nói chung, lý luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp cho phương
pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về các qui luật chung của việc dạy
môn học. Có thể coi phương pháp dạy học Tiếng Việt là một khoa học sinh
ra từ sự tích hợp biện chứng của Việt ngữ học và lí luận dạy học đại cương.
Mục đích của phương pháp dạy học Tiếng Việt cũng như các khoa học giáo
dục nói chung là tổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của học sinh,
chuẩn bị cho các em đi vào cuộc sống lao động trong xã hội mới.
Quan hệ của phương pháp dạy học Tiếng Việt với khoa học giáo dục
thể hiện ở chỗ phương pháp được một hệ thống giáo dục tạo ra và làm cơ sở.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm, thuật ngữ
của giáo dục học. Nó hiện thực hoá mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục
học đề ra – phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh, giáo dục tư tưởng đạo đức phát triển óc thẩm mĩ
giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Trong phương pháp dạy học Tiếng
Việt có thể tìm thấy các nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học Tiếng Việt.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc này theo đặc
trưng riêng của mình. Nhiệm vụ phát triển lời nói đã qui định việc xây dựng
chương trình Tiếng Việt mà tất cả các phân môn đều có mục đích phát triển
bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

4



Các phương pháp dạy học cơ bản – phương pháp dạy học bằng lời, bài
tập ... đều có mặt trong giờ Tiếng Việt.
Học sinh tiểu học thuộc lứa tuổi 6 – 11 tuổi, lứa tuổi này có sự thay
đổi chuyển biến mạnh mẽ về mặt tâm lí. Điều này xuất phát từ những hoạt
động nhận thức của học sinh và ảnh hưởng tích cực của sự thay đổi môi
trường sống. Nếu ở giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ
đạo thì bước vào lớp 1, hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo. Hoạt
động học tập ở giai đoạn này diễn ra trong điều kiện của các quá trình nhận
thức mang màu sắc điển hình của lứa tuổi.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, khả năng tri giác của các em mang tính
tổng thể, ít đi sâu vào chi tiết và không chủ động. Do đó, khả năng phân biệt
đối tượng của các em chưa chính xác và chưa có ranh giới rõ ràng. Vì vậy
các em thường làm các bài tập luyện từ và câu theo mẫu cứng nhắc, chưa
dùng từ hay để đặt câu. Đến cuối bậc tiểu học (lớp 4, 5), sự tri giác của các
em đã được nâng lên rõ rệt, các em đã biết đi sâu vào cái chi tiết, cái bộ
phận, bước đầu đã dùng từ, lựa chọn từ đúng hay để đặt câu. Vì vậy các em
đã biết dùng đúng các kiểu câu, viết các câu văn đúng ngữ pháp, phù hợp với
văn cảnh.
Nhờ tác động tích cực của việc học tập, ở bậc Tiểu học, học sinh dần
chuyển từ nhận thức các dấu hiệu bên ngoài đến nhận thức được những
thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng vào tư duy. Hoạt động phân
tích – tổng hợp còn sơ đẳng, các em chủ yếu tiến hành hoạt động phân tích –
trực quan – hành động khi tri giác trực tiếp đối tượng. Việc dạy Tiếng Việt
nói chung và dạy Luyện từ và câu nói riêng sẽ giúp học sinh biết phân tích
và tổng hợp. Khi học Luyện từ và câu, học sinh sẽ hiểu được nghĩa của từ và
mở rộng vốn từ, từ đó các em biết dùng từ đặt câu đúng và phân biệt được
các kiểu câu trong khi nói và viết.

5



Tóm lại, đặc điểm tâm lí của học sinh ở giai đoạn này chưa có ý nghĩa
tuyệt đối mà chỉ có ý nghĩa tương đối. Vì vậy quá trình dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học phải có nhiệm vụ từng bước làm thay đổi nhận thức của các em.
Đây vừa là mục đích, vừa là động cơ để nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng
Việt nói chung, dạy Luyện từ và câu nói riêng. Như vậy, quá trình dạy Luyện
từ và câu ở Tiểu học phải tìm ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng
dạy học trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm tâm lý học sinh ở giai đoạn
này.
2. Thực trạng của vấn đề:
2. 1. Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên hiện nay:
Phân môn luyện từ và câu được tích hợp từ hai phân môn Từ ngữ Ngữ pháp. Nó được đổi mới về tên gọi thể hiện quan điểm mới dạy học sinh
thực hành không dạy lí thuyết.
2.1.1. Chương trình Luyện từ và câu của lớp 3:
Chương trình được phân bố trong 35 tuần, mỗi tuần có một tiết Luyện
từ và câu, cả năm có 35 tiết trong đó có bốn tiết ôn tập và kiểm tra (tuần 9,
tuần 18, tuần 27 và tuần 35).
Chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 gồm các nội dung:
+ Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm.
+ Ôn luyện những kiến thức đã học lớp 2 về từ loại, về kiểu câu, về
các thành phần trong câu.
+ Hình thành kiến thức sơ giản về biện pháp so sánh và biện pháp
nhân hoá, về dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm.
+ Bồi dưỡng tình cảm quý trọng Tiếng Việt, thói quen dùng từ và viết
câu đúng, có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.

6



Từ những nội dung trên phân môn Luyện từ và câu không phân tách từ
ngữ - ngữ pháp riêng như chương trình cũ, kiến thức từ ngữ - ngữ pháp dạy
lồng ghép trong phân môn Luyện từ và câu.
2.1.2. Sách giáo khoa :
Tiếng Việt 3 được biên soạn theo các chủ điểm, theo kiến thức từng
tuần lần lượt theo từng phân môn như sau: Tập đọc, kể chuyện, luyện từ và
câu, tập viết, chính tả, tập làm văn.
Đối với phân môn Luyện từ và câu: Như tên gọi của nó, phân môn
Luyện từ và câu ở lớp 3 có các bài tập về từ (mở rộng, hệ thống hoá, tích cực
hoá vốn từ, nhận biết các biện pháp tu từ từ vựng) và về câu (phân tích câu
bằng cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu hoặc tìm bộ phận câu trả lời câu
hỏi nhất định, đặt câu theo mẫu, sử dụng dấu câu). Theo quy định của
chương trình và sách giáo khoa mới, học sinh lớp 3 không học lí thuyết mà
chỉ tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng thông qua các bài tập thực hành.
Sách giáo khoa góp phần đổi mới phương pháp dạy học để học sinh
chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động. Sách giáo khoa đã
chuyển cách trình bày truyền thống – giải thích – minh hoạ sang cách tổ
chức các hoạt động tìm tòi khám phá, qua đó học sinh tự lực chiếm lĩnh nội
dung bài học.
Sách giáo khoa mới về nội dung phù hợp khả năng tiếp thu của đa số
học sinh. Sách giáo khoa được biên soạn với khổ giấy có kích thước phù hợp
đảm bảo yêu cầu mĩ thuật.
Hạn chế của sách giáo khoa : Phân môn Luyện từ và câu không có
sách riêng nên việc ghi nhớ kiến thức theo hệ thống của học sinh còn hạn
chế.

7


2.1.3. Sách giáo viên :

Sách giáo viên là tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung và
phương pháp dạy học mới. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 có 2 phần : Phần
hướng dẫn chung và phần hướng dẫn cụ thể.
Phần hướng dẫn chung trình bày mục tiêu của môn Tiếng Việt ở lớp
3, đặc biệt của sách giáo khoa và nội dung, phương pháp giảng dạy từng
phân môn ( bao gồm các biện pháp dạy học chủ yếu, qui trình giảng dạy
phân môn).
Phần hướng dẫn cụ thể gợi ý cách dạy từng bài. Các bài soạn trong
phần này được coi là phương án giáo viên tham khảo.
2. 2. Dạy phân môn Luyện từ và câu của giáo viên hiện nay:
Chương trình Tiểu học năm 2000 đã có sự đổi mới cả về nội dung và
hình thức dạy học. Đổi mới về cấu trúc bài dạy không chia theo cấu trúc ngữ
pháp, không trình bày riêng từ ngữ - ngữ pháp mà hai phần đó nằm trong hệ
thống bài tập. Việc dạy học phân môn Luyện từ và câu được dạy từ lớp 2 đến
lớp 5 nhằm cung cấp và mở rộng vốn từ cho học sinh đồng thời học sinh biết
dùng từ đặt câu với các kiểu câu đơn, các thành phần trong câu. Đối với kiểu
câu đơn Ai làm gì? ở lớp 3 khi dạy giáo viên sử dụng hệ thống câu để học
sinh trả lời, sau đó các em hiểu được đây là kiểu câu đơn, Ai? chỉ người, vật
là chủ thể, còn làm gì? là chỉ hoạt động của người, vật, chủ thể vừa nói đến.
Kiểu câu Ai làm gì? là kiểu câu đơn nói về hoạt động của người hay vật.
Phân môn Luyện từ và câu không dạy lí thuyết mà thông qua hệ thống
bài tập để học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng nên khi dạy loại bài này
giáo viên cần đưa ra các hình thức tổ chức khác nhau để hướng dẫn học sinh
tích cực học tập. Khi dự giờ của đồng nghiệp cũng như trực tiếp giảng dạy
phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 tôi nhận thấy :

8


- Giáo viên đã soạn bài đầy đủ và nghiên cứu bài trước khi lên lớp.

Nhiều thầy cô rất say sưa với nghề dạy học, họ đã đọc và tham khảo nhiều
tạp chí giáo dục để đưa tiết dạy ngày một hiệu quả. Tuy vậy, trong khi giảng
dạy còn bộc lộ một số hạn chế sau :
Việc vận dụng phương pháp mới vào dạy học còn mơ hồ, chưa phát
huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Hoạt động nhóm của
học sinh trong giờ học còn hình thức, hoạt động diễn ra theo một chiều từ
thầy đến trò. Là một trường ở thành phố Việt Trì, chúng tôi cũng học tập,
thảo luận về phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục xong
nhiều khi sử dụng phương pháp dạy học mới còn lúng túng, thiếu tự tin.
2. 3. Học phân môn Luyện từ và câu của học sinh hiện nay:
Chương trình, sách giáo khoa năm 2000 đổi mới tên gọi, nội dung,
chương trình. Phân môn Luyện từ và câu được kết hợp cả hai phân môn Từ
ngữ - Ngữ pháp. Trước đây học sinh được làm quen khái niệm sau đó vận
dụng thực hành. Nhưng chương trình mới không dạy lí thuyết mà thông qua
các bài tập, học sinh vận dụng sự hiểu biết của mình, dưới sự hướng dẫn của
thầy cô để nắm vững kiến thức và kĩ năng. Do vậy việc học của học sinh có
ưu điểm sau :
- Học sinh tập trung học tập.
- Được sự quan tâm của nhà trường, gia đình, xã hội chăm lo tới việc
học tập của các em. Đây cũng là một thuận lợi lớn.
- Học sinh có đủ sách giáo khoa, vở bài tập khi học phân môn này.
+ Hạn chế :
Nhiều học sinh sợ học môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ
và câu vì các em khó tìm từ, khó đặt câu đúng theo yêu cầu của bài tập, một
số em còn phụ thuộc vào sách giáo khoa mà chưa biết chủ động làm bài.

9


Qua việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh, phân môn Luyện

từ và câu là môn học khó, nó đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng và sử dụng
vốn từ ngữ Tiếng Việt đã có của mình vào đặt câu và giao tiếp. Do vậy học
sinh phải được luyện tập, thực hành trong giờ học cũng như khi giao tiếp. Để
nắm được tình hình học tập của các em đòi hỏi người giáo viên phải nghiên
cứu và tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài để học
sinh tập trung và có hứng thú khi học phân môn Luyện từ và câu.
Giáo viên phân loại được từng đối tượng học sinh về trình độ, khả
năng nhận thức để từ đó có kế hoạch dạy học cụ thể. Đối với phân môn
Luyện từ và câu, cụ thể với bài học về kiểu câu đơn Ai làm gì? ở lớp 3 cần
cho học sinh luyện tập, thực hành. Từ đó phát huy được tính tích cực trong
học tập của học sinh để các em tự tìm hiểu và nhớ được nội dung của bài.
Sau khi hiểu được câu Ai làm gì? thì nói, viết, giao tiếp các em sẽ biết đặt
câu hỏi đúng và trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với mọi người xung
quanh.
Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phát triển các kĩ năng giao tiếp ấy
thành kĩ năng thành thục trong môi trường ngôn ngữ văn hoá.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Trong thời gian dạy môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và
câu, tôi băn khoăn suy nghĩ vì học sinh thường cho rằng đặt câu, viết câu là
khó. Chính vì vậy mà học sinh rất ngại học phân môn Luyện từ và câu. Đặc
biệt khi vận dụng làm bài tập về kiểu câu đơn : Ai làm gì ? Nhiều em còn
làm bài tập đặt câu chưa sáng tạo dẫn đến câu văn giống câu mẫu; nhầm lẫn
giữa các kiểu câu : Ai là gì? với Ai làm gì ? từ đó dẫn đến nói, viết chọn câu
chưa đủ ý, chưa đúng và trẻ em nói chuyện giao tiếp với mọi người không
được tự tin. Vì vậy, khi làm bài tập Luyện từ và câu các em còn ỷ lại, trông
chờ vào bài mẫu và gợi ý của giáo viên. Để giúp các em nắm được kiểu câu

10



đơn: Ai làm gì? và tích cực, chủ động trong khi làm các bài tập về kiểu câu
này tôi đã lựa chọn và dạy bài : Ai làm gì? ở Luyện từ và câu lớp 3 theo quan
điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh.
Đối với bài Luyện từ và câu với kiểu câu Ai làm gì? ở lớp 3 có hai vấn đề :
Một là : Học sinh biết được từng bộ phận của kiểu câu : Ai làm gì? đã
học ở lớp 2 để ứng dụng trong việc phân tích câu văn cụ thể.
Hai là : Đặt câu hỏi thích hợp cho từng bộ phận câu được in đậm ở
từng câu văn đã nêu.
Cái mới trong giáo án tôi đưa ra dưới đây là ý tưởng: Vận dụng quan
điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh để tổ chức bài tập trong dạy bài
Luyện từ và câu với kiểu câu Ai làm gì ? ở lớp 3.
Đối với học sinh lớp 3, các em đã được làm quen với kiểu câu Ai làm
gì? ở lớp 2 nên khi dạy loại bài này giáo viên cho học sinh vận dụng những
điều đã học để làm bài tập dưới hình thức tổ chức nhóm. Sau khi học sinh
thảo luận nhóm và thống nhất các ý kiến đưa ra trong nhóm, giáo viên tổ
chức hoạt động cả lớp. Từ hoạt động học tập của học sinh trong nhóm, giáo
viên quan sát hướng dẫn trực tiếp những nhóm có học sinh chưa hiểu bài,
nhắc nhở học sinh chưa tập trung làm bài tập, động viên khen ngợi kịp thời
những học sinh có ý thức tốt trong học tập. Từ đó thúc đẩy phong trào học
sinh của các em, gây hứng thú cho các em khi học môn Tiếng Việt.
* Tổ chức thực nghiệm:
+ Tôi tiến hành dạy và khảo sát thực nghiệm tại trường Tiểu học Đinh
Tiên Hoàng. Trường có cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học tương đối
đầy đủ. Nhà trường được chính quyền địa phương cùng với phụ huynh học
sinh hết sức quan tâm giúp đỡ về mọi mặt. Đội ngũ giáo viên trong trường
trẻ, khoẻ, nhiệt tình có tinh thần đoàn kết, có trình độ chuyên môn vững
vàng, họ luôn chăm lo và dạy dỗ học sinh tận tình.

11



Trong năm học này tôi đã quyết định chọn hai lớp 3 là đối tượng thực
nghiệm, trong đó 1 lớp được áp dụng các biện pháp tích cực hoá hoạt động
của học sinh trong dạy Luyện từ và câu kiểu câu: Ai làm gì? còn 1 lớp là lớp
không áp dụng mà chỉ để đối chứng.
Trước hết tôi tiến hành điều tra chất lượng học tập Luyện từ và câu ở
khối lớp 3 qua sổ điểm của học sinh, sau đó tôi đã chọn 2 lớp 3A và 3C vì
hai lớp này có chất lượng học môn Tiếng Việt có trình độ tương đương.
Sau khi chọn được hai lớp 3A và 3C tôi thực hiện dạy bài Luyện từ và
câu trên hai lớp. Lớp 3C dạy giáo án thực nghiệm còn lớp 3A dạy giáo án
hiện hành. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo trường cùng tổ
chuyên môn dự giờ đánh giá, tôi đã hoàn thành việc thực nghiệm của mình.
* Giáo án thực nghiệm:
Môn: Luyện từ và câu
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUÊ HƯƠNG
ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
- Hiểu và nắm được một số từ ngữ thuộc chủ đề quê hương. Và củng cố
về kiểu câu Ai làm gì?
- Rèn kỹ năng dùng từ ngữ cùng nghĩa thích hợp. Nhận biết và đặt được
câu theo mẫu câu Ai làm gì?
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo án điện tử
III. Các hoạt động dạy học:
Ở giáo án này tôi chỉ vận dụng quan điểm tích cực hoá hoạt động của
học sinh ở hoạt động 2: Ôn tập mẫu câu Ai là gì? tôi sẽ tiến hành các bước
như sau:

12



1. Ổn định:

- Hát.

2. Kiểm tra:
- Tìm những âm thanh được so sánh - 1 HS lên bảng nêu những âm
với nhau trong câu thơ sau:

thanh được so sánh với nhau.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng
HĐ2: Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- 1 HS đọc đề bài - 1 HS đọc lại
đoạn văn.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Tìm các câu văn được viết theo
mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn.

Sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời
câu hỏi Ai? Bộ phận câu trả lời câu
hỏi làm gì?

- Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu trong - HS đọc thầm - gạch chân các câu
đoạn văn rồi dùng bút chì gạch chân Ai làm gì?
các câu theo mẫu câu Ai làm gì? vào
sách.
- G cho cán sự lớp lên điều hành - yêu - Cán sự lớp lên thực hiện
cầu các bạn nêu kết quả - nhận xét
- G chốt lại kết quả đúng
? Muốn tìm được bộ phận Ai? chính là - Chính là bộ phận trả lời cho câu
bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?

hỏi Ai ( cái gì, con gì)?

? Muốn tìm được bộ phận Làm gì?

13


chính là bộ phận trả lời cho câu hỏi - Chính là bộ phận trả lời cho câu
nào?

hỏi làm gì?

- G cho HS thảo luận theo nhóm đôi
chỉ ra các bộ phận trong các câu vừa - HS thảo luận - trình bày kết quả:
tìm được


Ai?
Cha
Mẹ
Chị
Chúng tôi
Làm gì?
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét
nhà, quét sân.
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo
lên gác bếp để mùa rau cấy.
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành

- G cho nhóm khác nhận xét - chốt kết cọ và làn cọ xuất khẩu.
quả đúng
* Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- 1HS đọc đề bài - cả lớp đọc thầm.

? Các từ ngữ bác nông dân, em trai tôi,
những chú gà con,... đều là các từ chỉ - chỉ người, vật,.. ( sự vật)
gì?
? Các từ chỉ người, vật,... đều là bộ
phận nào trong kiểu câu Ai làm gì?

- Bộ phận Ai?

? Ở bài tập này các con đặt thêm bộ
phận nào?


- bộ phận làm gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu với - HS suy nghĩ làm bài ra nháp

14


từ ngữ đã cho
- G cho HS chơi trò chơi truyền điện
( G hướng dẫn cách chơi và luật chơi):
G là người nêu từ ngữ bất kì đã cho
đầu tiên rồi gọi tên 1 HS, HS đó lập
tức phải nêu được bộ phận còn thiếu - HS chú ý nghe
của câu đó.
VD: G nêu: bác nông dân - HS phải - HS chơi thử
nêu được đó là: đang cày ruộng
- G cho HS bắt đầu chơi - cử ra một - HS chơi trò chơi ( gần như HS
trọng tài để theo dõi.

trong lớp được tham gia)

G cho HS nhận xét - G nhận xét sau - 1HS khá nêu lại các câu.
trò chơi.
4. Hoạt động nối tiếp:

- HS nối tiếp đặt câu

- G yêu cầu HS đặt câu theo mẫu câu
Ai làm gì?
- G nhận xét giờ học - tuyên dương

những em học tốt, động viên HS còn
chậm.
4. Hiệu quả của SKKN:
Để nắm được thực tế kiến thức mà học sinh đã học, tôi ra đề để học
sinh làm bài tập khảo sát.
* Bài kiểm tra (15 phút).
Họ và tên học sinh: ...............................................................................
Lớp: ......................................................................................................
Bài tập 1: Gạch dưới câu có mô hình Ai – làm gì? trong đoạn văn sau:

15


Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi.
Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh ... Căn
nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành.
Bài tập 2: Em hãy đánh dấu x vào  trước dòng viết câu đúng theo
kiểu câu Ai làm gì?
 Bạn Nam là học sinh lớp 3A.
 Bạn Nam đang học bài.
 Bạn Nam đá bóng rất giỏi.
 Bạn Nam rất chăm học.
Bài tập 3: Dùng mỗi cụm từ sau để đặt 1 câu có mô hình Ai làm gì?
a. Anh trai tôi.
b. hăng say làm việc trong nhà máy.
c. Đàn trâu
d. Nhặt cỏ, đốt lá.
- GV phát phiếu cho từng học sinh để các em học sinh tự làm bài.
- GV thu bài chấm điểm.
* Thang điểm:

Bài tập 1: 3 điểm.

Bài tập 2: 3 điểm.

Bài tập 3: 4 điểm.

* Thống kê kết quả:
Sau khi khảo sát, tôi thu bài về chấm, dùng phương pháp phân tích
thống kê tôi có một số nhận xét sau:
Bài khảo sát của lớp 3C khá hơn bài khảo sát của lớp 3A. Nhìn chung
các em đều làm được bài, biết tìm đúng câu với kiểu câu Ai làm gì? biết
dùng từ đặt câu theo mô hình Ai – làm gì? và đặc biệt các em rất tập trung
vào bộ phận làm gì.

16


Qua quá trình khảo sát thực tế, từ hệ thống bài tập trắc nghiệm, theo
yêu cầu đặt ra, tôi thấy học sinh lớp 3 một số em có năng lực học Tiếng Việt,
dùng từ đặt câu hay và bước đầu biết nhận ra khái niệm câu Ai làm gì?
Bảng đánh giá mức độ học tập của học sinh lớp thực
nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC).
Lớp
TN
( 3C)
ĐC
( 3A)

Số


Giỏi

Mức độ
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%

HS

SL

%

39

9

23,1

20

51,3

9

39


4

10,2

15

38,5

15

Yếu
SL

%

23,1

1

2,5

38,5

5

12,8

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực
nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại tỷ lệ học sinh yếu thấp hơn nhiều
so với lớp đối chứng.

Từ các số liệu thu được qua phân tích tôi khẳng định rằng việc dạy
Luyện từ và câu vận dụng quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh
trong việc tổ chức bài tập sẽ nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh Tiểu
học.
Sau khi tôi dạy thực nghiệm và đối xứng kết quả, sáng kiến của tôi đã
được ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn đã nghiệm thu và được
đánh giá rất cao. Và ban lãnh đạo đã cho sử dụng phương pháp vận dụng tích
cực hoá hoạt động dạy học vào các tiết Luyện từ và câu ở lớp 3.

17


PHẦNIII: KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu thực tế, chương trình sách giáo khoa các bài tập
về câu, đặc biệt là kiểu câu Ai làm gì? ở lớp 3. Bản thân tôi nhận thấy muốn
đạt được kết quả cao và muốn làm cho học sinh tích cực làm bài tập về
Luyện từ và câu thì giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu bài dạy để tìm ra
phương pháp cho các phân môn của môn Tiếng Việt cho phù hợp.
Thực hiện yêu cầu này người giáo viên không chỉ nhiệt tình giảng dạy
mà không ngừng học hỏi, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, áp dụng linh hoạt
các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học để học sinh tiếp thu
kiến thức đạt kết quả cao nhất.
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, vận dụng quan điểm tích cực tổ chức bài
tập cho học sinh để học sinh phát huy tính tích cực chủ động khi làm bài, qua
đó kích thích học sinh ham học.
Giáo viên cần có sự đầu tư, tìm tòi, sáng tạo và không ngừng học hỏi
đồng nghiệp để nâng cao tay nghề, suy nghĩ và nghiên cứu để tìm ra phương
pháp dạy học phù hợp cho từng tiết dạy. Mỗi giáo viên phải có quyết tâm
cao, thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, tham khảo các

tài liệu về dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong giờ dạy luôn lấy học sinh làm
trung tâm, từ đó thúc đẩy tinh thần học tập của các em. Có như vậy mới giải
quyết đúng đắn được những khó khăn khi dạy Luyện từ và câu và hiệu quả
đối với môn Tiếng Việt, với việc giáo dục học sinh.
Với việc nghiên cứu áp dụng SKKN này vào thực tế tôi tin chắc rằng
với các hình thức tổ chức dạy học như trên đã trình bày thì từng bước sẽ kích
thích được tinh thần, thái độ học tập của các em.

18


2. Những ý kiến đề xuất:
Nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khoá về Tiếng Việt
cho giáo viên và học sinh tham gia.
- Giáo viên phải thực sự nhiệt tình, quan tâm đến việc học của học
sinh. Giáo viên phải thường xuyên xem và chấm bài cho học sinh để kịp thời
phát hiện ra những sai sót của học sinh thường mắc phải để kịp thời sửa chữa
ngay.
- Mỗi GV thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ. Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Tiếng Việt trong giảng
dạy.
Nông trang, ngày 13 tháng 11 năm 2012
Người thực hiện

Phan Thị Hải Xâm

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT
Tên tác giả
1 Lê A - Đỗ Huân Thảo

Tên tài liệu
Nhà xuất bản năm
Giáo trình Tiếng Việt Đại học sư phạm Giáo trình T. Việt 3

2006
Đại học sư phạm -

2

Lê A - Đinh Trọng Lạc

3

Hoàng Văn Chung
2007
Lê Phương Nga - Lê A - Giáo trình phương Đại học sư phạm Lê Hữu Tỉnh - Đỗ Xuân pháp dạy học TViệt 1 2007

4

Thảo - Đặng Kim Nga
Lê Phương Nga

G. trình phương pháp Đại học sư phạm -

5


Nguyễn Trí
Đỗ Xuân Thảo

dạy học T. Việt 2
Giáo trình T.Việt 2

6

Lê Hữu Tỉnh
Nguyễn Trí

2006
Dạy và học môn Giáo dục - 2002

2006
Đại học sư phạm -

Tiếng Việt ở TH theo
7

Nguyễn Minh Thuyết -

chương trình mới
Sách giáo khoa, sách Giáo dục - 2004

Hoàng Hoà Bình - Trần giáo viên Tiếng Việt
Mạnh Hưởng - Lê Thị 3
Tuyết Mai-Trịnh Mạnh

20



Mục lục
PhầnI: Đặt vấn đề
PhầnII: Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết
vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN
PhầnIII: kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang
1
2
6
10
15
18
20

21



×