Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực …SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.58 KB, 15 trang )

Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

MỘT VÀI KINH NGHIỆM
Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực
Thông qua việc Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một phong
trào thi đua trong các trường phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo
phát động giai đoạn 2008 - 2013 . Cùng với phong trào này, ngành giáo
dục còn tích cực thực hiện cuộc vận động “ Hai không” và cuộc vận động
“ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Toàn ngành giáo dục đã thực hiện tốt các qui định về đạo đức nhà giáo,
coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống; lương tâm nghề nghiệp, tạo
cơ hội, động viên khuyển khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học
tập và sáng tạo, đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật
và đạo đức nhà giáo.
Hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ,
đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của
người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo
bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ
năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và
học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển
hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần
thiết cho các em học sinh. Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua
“ Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các Nhà

1



Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

trường. Từ chỉ đạo trên của ngành, qua thực tế triển khai nhiệm vụ tại
trường Tiểu học Vân Cơ chúng tôi mạnh dạn nêu lên một số kinh nghiệm
về việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Với phạm vi
của nội dung này chúng tôi muốn đề cập đến việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trong nhà trường Tiểu học.

2


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.

Sự phát triển nhanh chóng của tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã
hội hiện đại, nền kinh tế thị trường với những hệ quả tích cực và tiêu cực,
sự bùng nổ thông tin là những yếu tố đã và đang tác động mạnh mẽ đến
toàn thể xã hội, đến từng gia đình và tới trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trẻ em
đang ở giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách chưa có đủ kinh
nghiệm sống, đứng trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội, phải
chịu đựng những tác động đó. Đặc biệt trước những tác động tiêu cực,
các em dễ bị tác động, nhiễm lối sống không lành mạnh, sa vào các tệ nạn
xã hội, có những hành vi phạm pháp một cách vô thức, hoặc sớm bị lợi
dụng tình dục v.v… Vì vậy rất cần định hướng cho các em những cách
sống tích cực trong xã hội hiện đại từ việc trang bị những kiến thức cơ
bản, những kỹ năng nghề nghiệp để học sinh có thể tự tin học lên, tự tin
bước vào đời, thích ứng được với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, cho đến việc quan tâm,

chú trọng phát triển những kỹ năng sống có liên quan mật thiết đến sự
hình thành phát triển toàn diện con người khỏe mạnh cả về thể chất lẫn
tâm hồn, sống có trách nhiệm và bao dung hơn.
2. Thực trạng của vấn đề.
Trường Tiểu học Vân Cơ nằm trên địa bàn phường Vân Cơ – thành
phố Việt Trì. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia năm 2000. Qua hơn 20 năm
phấn đấu vầ trưởng thành, đến nay Nhà trường vẫn giữ vững và phát huy
truyền thống dạy tốt - học tốt. Hiện nay Nhà trường có 500 học sinh. Số
học sinh bán trú là 289 em. Học sinh lớp 5 là 87 em. Việc giáo dục kỹ

3


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

năng sống cho học sinh được Nhà trường triển khai ngay từ khi Bộ Giáo
dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân
thiện – Học sinh tích cực. Trong các Nhà trường phổ thông Việt Nam hiện
nay kỹ năng sống là các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản
thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học
tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm
chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống. Trong phạm vi của nội dung này chỉ nêu lên vấn đề giáo dục
kỹ năng sống - Một nội dung cơ bản của phong trào thi đua xây dựng
trường học thân thiện – Học sinh tích cực – Đối với học sinh lớp 5 thông
qua môn đạo đức các em được học trong chương trình.
Vân Cơ là một phường ở phía bắc thành phố Việt Trì. Ở giữa hai phường
Nông Trang và Vân Phú. Nền kinh tế xã hội ở đây tương đối ổn định. Tuy

nhiên các em học sinh đang học tại trường không phải chỉ là con em của
địa phương, có sự khác nhau trong mức sống của mỗi gia đình, có em
được sự quan tâm tỉ mỉ của ông bà, bố mẹ. Nhưng cũng có học sinh do
tính chất công việc của bố mẹ mà chưa được sự quan tâm chu đáo. Các
em đều ngoan, chăm học nhưng khả năng mạnh dạn, hòa nhập còn hạn
chế. Nhiều em rất nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp, nhiều em do
được quá nuông chiều nên không biết quan tâm đến người khác, không
biết tự ra quyết định, ứng xử ra sao. Với môn Đạo đức ở tiểu học việc
giáo dục kỹ năng sống nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng
sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, giúp các em biết sống và
ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia

4


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, với cộng
đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên, giúp các em bước
đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự
tin, có kỷ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ
sinh… để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà
trường và công dân tốt của xã hội. Do đặc trưng môn học nên môn đạo
đức 5 có khả năng giáo dục nhiều kỹ năng sống cho học sinh, cụ thể là:
- Kỹ năng tự nhận thức ( Biết xác định và đánh giá bản thân, đặc điểm, sở
thích, thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân).
- Kỹ năng xác định giá trị ( có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực
hành vi đạo đức đã học).
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (bước đầu biết lựa chọn và
thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức đơn

giản phổ biến trong cuộc sống hàng ngày)
- Kỹ năng tư duy phê phán ( biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động
lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày đối chiếu với
các chuẩn mực đạo đức đã học).
- Kỹ năng từ chối ( biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều
sai trái).
- Kỹ năng hợp tác ( biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung
quanh thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng).
- Kỹ năng đạt mục tiêu ( biết đặt kế hoạch học tập, rèn luyện theo các
chuẩn mực đã học).
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời
sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.

5


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm ( biết nhận và thực hiện trách nhiệm của
bản thân).
Để chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin,
hành vi và thói quen của học sinh, phương pháp dạy học môn đạo đức đã
được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Quá trình dạy học tiết đạo đức là quá trình tổ chức cho học sinh
thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng. Thông qua việc sử
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, học sinh đã có cơ hội
để thực hành, trải nghiệm. Do các đặc trung trên nên có thể khẳng định
đạo đức là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh Tiểu học.
3. Các biện pháp .

3.1 Chuẩn bị điều kiện vật chất để học sinh học tốt.
Một nhân tố không thể thiếu được để cho học sinh học tốt đó là môi
trường học tập, phòng học, bàn ghế, bảng lớp cùng với các thiết bị dạy
học.
a. Phòng học.
Nhân tố đầu tiên quan trọng là phòng học đúng qui định, có hệ thống cửa
sổ thoáng mát, đủ ánh sáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
b. Bàn ghế học sinh.
Được sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh, hiện nay nhà trường đã trang
bị đầy đủ cho các lớp những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi của học sinh
Tiểu học.
c. Bảng lớp.
Nhà trường đã trang bị cho 100% các lớp có bảng chống lóa. Đó là
phương tiện rất cần thiết của giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức cho

6


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

học sinh trong mỗi giờ lên lớp.
d. Thiết bị dạy học.
Là một phương tiện rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo
viên với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học trực quan sinh động, cụ thể.
e. Môi trường học tập.
Đó là nhà trường, là cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp, là sự thân thiện
quan tâm, trách nhiệm của các thầy, cô giáo với các em học sinh, là sự
thân thiện cởi mở, chan hòa của các em; là sự chăm nuôi ân cần chu đáo
của các cô, bác nấu cơm bán trú, là sự nhắc nhở, ân cần của bác bảo vệ
mỗi sáng khi học sinh đến trường và sự chờ đón của cha mẹ học sinh khi

các em tan lớp …
3.2 Chuẩn bị bài giảng.
- Xác định phương pháp, kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học, mục tiêu
của mỗi bài dạy của giáo viên. Đây là bước quan trọng nhất, yếu tố quyết
định đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài dạy của
giáo viên.
Ví dụ: Với bài 14: Bảo vệ Tài nguyên, thiên nhiên.
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài học này, học sinh có khả năng:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
- Kỹ năng tư duy phê phán ( biết phê phán, đánh giá những hành vi phá
hoại tài nguyên thiên nhiên).

7


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

- Kỹ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng trong các tình huống để
bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên).
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ trên ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, dự án.
- Kỹ thuật: động não, trình bày 1 phút, chúng em biết 3, hoàn tất một
nhiệm vụ.
IV. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Đạo đức 5.
- Các tranh, ảnh, băng hình, bài báo, bản tin khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, về các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam
và trên thế giới.
3.3 Nắm vững tình hình thực trạng của học sinh.
- Giáo viên phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ của học sinh, hoàn cảnh gia
đình của từng em, số điện thoại, điều kiện công tác, việc làm của bố mẹ
các em… Liên lạc thường xuyên với phụ huynh về tình hình của học sinh
ở trường hàng ngày.
3.4 Luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp.
- Dành thời gian gần gũi với lớp, trò chuyện với các em tiếp xúc với học
sinh thông qua các hoạt động của lớp, của trường, tạo môi trường thân
thiện để các em thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” .
3.5 Công bằng với học sinh, khen thưởng và phê bình kịp thời.
- Luôn công bằng, vị tha với các em học sinh, bỏ qua những lỗi lầm để
tạo niềm tin và cơ hội cho trẻ tiến bộ ( vì lứa tuổi các em vẫn mải chơi, dễ
mắc khuyết điểm).

8


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

- Giáo viên phải thường xuyên học tập và nâng cao trình độ, trau dồi đạo
đức nhà giáo để xứng đáng cho học sinh noi theo.
Như trên đã nói Đạo đức là môn học có tiềm năng to lớn trong việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Chương trình môn đạo đức
lớp 5 gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh
trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường,
cộng đồng và môi trường tự nhiên. Trong từng bài giáo viên phải lựa

chọn phương pháp cho phù hợp.
VD: Với phương pháp kể chuyện phải dùng ngôn ngữ trong sáng,
dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm. Kết hợp kể chuyện với sử dụng các
phương tiện trực quan thích hợp (tranh, ảnh, băng hình…) hoặc đóng vai
minh họa của học sinh.
Cần đổi mới phương pháp trong từng bài từ đó mới xác định rõ kỹ năng
sống cơ bản được giáo dục trong bài là gì. VD: Với bài: Em yêu tổ quốc
Việt Nam, học xong bài này học sinh được giáo dục về:
- Kỹ năng xác định giá trị ( Yêu tổ quốc Việt Nam).
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin ( Về đất nước, con người Việt
Nam).
- Kỹ năng hợp tác nhóm.
- Kỹ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Với học sinh tiểu học, việc tạo cơ hội cho học sinh được trình bày ý kiến
của mình là vô cùng quan trọng, qua đó giáo viên sẽ thấy được học sinh
tiếp thu kiến thức đến đâu và khả năng trình bày của học sinh như thế nào
trước một vấn đề đặt ra. Với môn Đạo đức qua một năm học, các em học
sinh lớp 5 đã trưởng thành lên rất nhiều đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, các

9


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

em đã tự tin, mạnh dạn hơn, biết cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô
và các bạn ở trường, ở lớp. Các em đã trò chuyện cởi mở và nêu cầu của
mình. VD: Tổ chức đội bóng cho lớp 5.
Kỹ năng tự nhận thức ( biết xác định và đánh giá bản thân: sở thích, thói
quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu,…) của bản thân. Ví dụ khi được

hỏi về nguyện vọng khi học xong tiểu học con sẽ học ở trường Trung học
cơ sở nào thì học sinh sẵn sàng nêu nguyện vọng của bản thân .
Kết quả điều tra ở học sinh lớp 5A, 5B, 5C
TSHS

87

Năng khiếu

Môn học yêu

Nguyện vọng học Nguyện vọng học Ước mơ sau

thích

Trường THCS

Trường PTTH

này làm

- Vẽ : 33

- Toán: 29

- Vân Cơ: 54

- Việt Trì: 41

gì ?

- Giáo viên:

- Đá bóng:

- Tiếng việt:

- Văn Lang: 21

- Chuyên Hùng

19

18

18

- Nông Trang: 3

Vương: 34

- Bác sĩ: 13

- Văn : 9

- Mĩ thuật: 12

- Vân Phú: 3

- Nguyễn Tất


- Công an:

- Toán: 6

- Tin học: 8

Thành: 2

12

- Bơi : 5

- Thể dục: 6

- Hecman: 1

- Thể thao: 9

- Cầu lông:

- Tiếng anh: 5

- Kinh

5

- Âm nhạc: 3

doanh: 7


- Âm nhạc:

- Ngân

5

hàng: 3

- Tiếng anh:

- Kế toán: 3

2

- Phiên dịch:
3
- Tiếp viên
hàng không:
2

10


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Việc giáo dục kỹ năng sống trong Nhà trường tiểu học là một chỉ
đạo đúng đắn của ngành giáo dục. Thông qua môn Đạo đức, với học sinh
là một quá trình chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm
tin và hành vi đạo đức của học sinh. Đặc biệt đối với lớp 5 là một thời

điểm mà sau đó các em sẽ được chuyển cấp học, lên lớp trên với môi
trường mới, thầy cô giáo mới các em sẽ tự tin bước tới và thành công.
Cùng với các môn học khác môn Đạo đức sẽ giáo dục cho các em yêu
thêm quê hương , đất nước mình, biết ơn tổ tiên, kính trọng người già,
yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ, đoàn kết, hợp tác với bạn bè và
những người xung quanh, có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc
sống… và đặc biệt là qua đó các em sẽ được rèn các kỹ năng giao tiếp,
ứng xử với những người xung quanh, kỹ năng xác định giá trị v.v… Các
em sẵn sàng nêu ý kiến và trình bày quan điểm của mình trước một vấn
đề nào đó. Với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học
sinh tích cực” thì mỗi học sinh đã thực sự ham học hỏi, có phương pháp
học tập tốt, biết liên hệ với thực tiễn để bổ sung kiến thức, chuẩn bị bài
đầy đủ ở nhà và hăng hái tham gia pháp biểu ý kiến xây dựng bài ở lớp,
giúp đỡ bạn. Kết quả học tập, hạnh kiểm tiến bộ. Với thực tế ở trường
Tiểu học Vân Cơ chúng tôi thấy thực sự các em đã tự tin, đã có kiến thức
và đã biết ứng xử cởi mở thân thiện. Và qua đó việc xây dựng trường học
thân thiện – học sinh tích cực với phạm vi môn Đạo đức trong chương
trình lớp 5. Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em đã có hiệu quả rõ rệt.
Với trẻ em chặng đường học tập còn rất dài. Con đường tiếp thu tri thức
của các em còn được trải luyện qua các cấp học. Nhưng việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đầu tư thích đáng cho chất

11


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

lượng mũi nhọn của Nhà trường đã đem lại kết quả đáng tự hào cho tất cả
các em học sinh. Với lớp 5 trong tổng số 87 em vừa qua trong cuộc thi
kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II cấp Tiểu học thì 100% các em đã đạt kết

quả tốt . Trong đó có 14 em đạt điểm 10 cả hai môn Toán và Tiếng Việt.
Các em đã hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học và sẵn sàng bước
tiếp lên học ở bậc học trên. Đó là niềm tự hào của trường Vân Cơ nói
riêng và cũng là của tất cả những bậc phụ huynh đã 5 năm qua đồng
hành, sánh bước cùng nhà trường.
Một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức
lớp 5 để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bản thân dã áp dụng và thu
được kết quả khả quan. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn chưa phải là tối ưu, xin
đưa ra để các bạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến..
Việt Trì, ngày 9 tháng 5 năm 2011
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Bích Ngọc

12


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.
2. Tạp chí thế giới trong ta.
3. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở Tiểu học.
4. Báo Giáo dục và Thời đại.
5. Sách giáo khoa Đạo đức 5.

13


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …


MỤC LỤC
Danh mục
I. Đặt vấn đề.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn đề.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
3.1 Chuẩn bị điều kiện vật chất để học sinh học tốt.
3.2 Chuẩn bị bài giảng.
3.3 Nắm vững tình hình thực trạng/ của học sinh.
3.4 Luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp.
3.5 Công bằng với học sinh, khen thưởng và phê bình kịp
thời.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
III. Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

14

Trang
1
3
3
3
6
6
7
8
8

8
9
11
13


Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực …

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

15



×