Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Nhân một số thập phân với một số thập phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.54 KB, 7 trang )

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN
VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN

I . MỤC TIÊU
Giúp HS:
• Biết và vận dụng đúng quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân
• Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp
làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm theo dõi và nhận xét.
của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài

HS nghe

2.2. Hướng dẫn nhân một số thập
phân với một số thập phân
a) Ví dụ 1
* Hình thành phép tính nhân một số
thập phân với một số thập phân
- GV nêu bài toán ví dụ: Một mảnh - HS nghe và nêu lại bài toán
vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m;


chiều rộng 4,8m. Tính diện tích mảnh
vườn đó?
- GV hỏi: Muốn tính diện tích của - HS : ta lấy chiều dài nhân với chiều
mảnh vườn hình chữ nhật ta làm như rộng
thế nào?


- GV : Hãy đọc phép tính tính diện - HS nêu: 6,4 x 4,8
tích mảnh vườn hình chữ nhật?
- GV nêu: Như vậy để tính được diện
tích của mảnh vườn hình chữ nhật
chúng ta phải thực hiện phép tính 6,4
x 4,8. Đây là một phép nhân một số
thập phân với một số thập phân
* Đi tìm kết quả
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết - HS trao đổi với nhau và thực hiện:
quả của phép nhân 6,4m x 4,8m (gợi
6,4m = 64dm
ý: Em hãy tìm cách đưa các số đo
4,8m = 48dm
chiều rộng và chiều dài mảnh vườn
64
hình chữ nhật về dạng số tự nhiên rồi
tính)
x 48
512
256
3072 (dm2)
3072 dm2 = 30,72 m2
vậy 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)

- GV gọi HS trình bày cách tính của - 1 HS trình bày như trên, HS cả lớp
mình
theo dõi và bổ sung ý kiến
- GV nghe HS trình bày và viết cách
làm trên lên bảng như phần bài học
trong SGK
- GV hỏi: Vậy 6,4m nhân 4,8m bằng - HS : 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)
bao nhiêu mét vuông?
- GV nêu: Trong bài toán trên để tính
được 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2) các em
phải đổi số đo 6,4m và 4,8m thành
64dm và 48dm để thực hiện phép tính
với số tự nhiên, sau đó lại đổi kết quả
3072dm2 = 30,72m2. Làm như vậy
không thuận tiện và rất mất thời gian
nên người ta đã nghĩ ra cách đặt tính


và thực hiện phép tính như sau:
- GV trình bày cách đặt tính và thực
hiện tính như SGK. Lưu ý viết 2 phép
nhân 64 x 48 = 3072 và 6,4 x 4,8 =
30,72 ngang nhau để cho HS tiện so
sánh, nhận xét
- Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên:
+ 8 nhân 4 bằng 32, viết 2 nhớ 3
6,4

8 nhân 6 bằng 48, nhớ 3 là 51, viết 51


x 4,8

+ 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1

512

4 nhân 6 bằng 24, nhớ 1 là 25, viết 25

256

+ Hạ 2

30,72
(m2)

1 cộng 6 bằng 7 viết 7
5 cộng 5 bằng 10, viết 0 nhớ 1
2 thêm 1 là 3, viết 3
- Đếm thấy phân thập phân của cả hai thừa số có hai chữ số, ta
dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số kể từ phải sang trái
- Vậy 6,4 x 4,8 = 30,72

- GV : Em hãy so sánh tích 6,4 x 4,8 ở - HS : cách đặt tính cũng cho kết quả
cả hai cách tính
6,4 x 4,8 = 30,72 (m2 )
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép - HS cả lớp cùng thực hiện
tính 6,4 x 4,8 = 30,72 theo cách đặt
tính
- GV yêu cầu HS so sánh 2 phép nhân
64


6,4

x 48

x 4,8

512



512

256

256

3072

30,72

Nêu điểm giống nhau và khác nhau ở

- HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước
lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét
+ Giống nhau về đặt tính, thực hiện
tính
+ Khác nhau ở chỗ một phép tính có
dấu phẩy còn một phép tính không có



2 phép nhân này

- GV : trong phép tính

- HS : đếm thấy ở cả hai thừa số có
hai chữ số ở phần thập phân, ta dùng
6,4 x 4,8 = 30,72
dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số từ
chúng ta đã tách phần thập phân ở tích phải sang trái
như thế nào?
- GV : em có nhận xét gì về số các - HS nêu: các thừa số có tất cả bao
chữ số ở phần thập phân của các thừa nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích
số và của tích
có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân
- GV : dựa và cách thực hiện
6,4 x 4,8 = 30,72

- 1 HS nêu như trong SGK. HS cả lớp
nghe và bổ sung ý kiến

em hãy nêu cách thực hiện nhân một
số thập phân với một số tự nhiên

b) Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: đặt tính và - 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân,
tính 4,75 x 1,3
HS cả lớp thực hiện phép nhân vào
giấy nháp


- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - HS nhận xét bạn tính đúng/sai.
trên bảng
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo
tính của mình
dõi và nhận xét
4,75
x 1,3
1425
475
6,175

- Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên (có
thể nêu rõ từng bước nhân như ở ví dụ 1)
- Đếm thấy phần thập phân của cả hai thừa số có ba chữ số, ta dùng
dấu phẩy tách ra ở tích ba chữ số kể từ phải sang trái
- Vậy 4,75 x 1,3 = 6,125

- GV nhận xét cách tính của HS
2.2. Ghi nhớ


- GV hỏi: qua 2 ví dụ, bạn nào có thể - Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo
nêu cách thực hiện phép nhân một số dõi và nhận xét
thập phân với một số thập phân?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong
SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại
lớp
2.3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự thực hiện các - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp

phép nhân
làm bài vào vở bài tập
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - 1 HS nhận xét bài làm của bạn cả về
cách đặt tính và kết quả tính
- GV yêu cầu HS nêu cách tách phần - 4 HS lần lượt nêu trước lớp, ví dụ:
thập phân ở tích trong phép tính mình a) Đếm thấy ở hai thừa số có tất cả hai
thực hiện
chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu
phẩy tách ra ở tích hai chữ số tính từ
phải sang trái
- GV nhận xét và cho điểm HS

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài lẫn nhau

Bài 2
a) – GV yêu cầu HS tự tính rồi điền - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
kết quả vào bảng số
làm bài vào vở bài tập
- GV gọi 1 HS kiểm tra kết quả tính - 1 HS kiểm tra, nếu bạn sai thì sửa lại
của bạn trên bảng
cho đúng
- GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận
biết tính chất giao hoán của phép nhân
các số thập phân:
+ Em hãy so sánh tích a x b và b x a + Hai tích a x b và b x a bằng nhau và
khi a=2,36 và b=4,2
bằng 14,112 khi a=2,36 và b=4,2
+ Em hãy so sánh tích a x b và b x a + Hai tích a x b và b x a bằng nhau và
khi a=3,05 và b=2,7

bằng 8,253 khi a=3,05 và b=2,7


+ Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá + Giá trị của biểu thức a x b và b x a
trị của hai biểu thức a x b và b x a như luôn bằng nhau khi ta thay chữ bằng
thế nào so với nhau?
số
+ Như vậy ta có a x b = b x a
+ Em đã gặp trường hợp biểu thức
axb=bxa

+ Khi học tính chát giao hoán của
phép nhân các số tự nhiên ta cũng có

khi học tính chất nào của phép nhân a x b = b x a
các số tự nhiên
+ Vậy phép nhân các số thập phân có + Phép nhân các số thập phân cũng có
tính chất giao hoán không? Hãy giải tính chất giao hoàn vì khi thay các chữ
thích ý kiến của em
a,b trong biểu thức a x b và b x a
bằng cùng một bộ ta luôn có a x b = b
xa
+ Hãy phát biểu tính chất giao hoán + Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích
của phép nhân các số thập phân
thì tích đó không thay đổi
b) GV yêu cầu HS tự làm phần b

- HS tự làm bài vào vở bài tập

- GV chữa bài và hỏi:

+ Vì sao khi biết 4,34 x 3,6 = 15,624 + Vì khi đổi chỗ các thừa số của tích
em có thể viết ngay kết quả tính
4,34 x 3,6 ta được tích 3,6 x 4,34 có
giá trị bằng tích ban đầu
3,6 x 4,34 = 15,624 ?
- GV hỏi tương tự với trường hợp còn
lại
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS
cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK

- GV yêu cầu HS tự làm bài

- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1
HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài,
HS cả lớp theo dõi và nhận xét

- GV nhận xét và cho điểm HS
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ


GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về
nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập
thêm và chuẩn bị bài sau
IV . RÚT KINH NGHIỆM :
.....................................................................................................................................




×