Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN KINH NGHIỆM CHỈ đạo đẩy MẠNH PHONG TRÀO (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.43 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÍNH NGHĨA
********************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO
"RÈN CHỮ ĐẸP, GIỮ VỞ SẠCH" ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Dung
Chức vụ:

Hiệu trưởng


Mục lục
Nội dung

STT

Trang

I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

II

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


3

1

Cơ sở lý luận

3

2

Thực trạng của vấn đề

3

3

Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề

4

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

7

5

Bài học kinh nghiệm


7

III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9

1

Kết luận

9

2

Kiến nghị

9


I - ĐẶT VẤN ĐỀ
"Nét chữ nết người" lời của đồng chí Phạm Văn Đồng - Nguyên Thủ
tướng Chính phủ. Vì vậy, việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm rất
cần thiết, nhất là đối với học sinh tiểu học việc rèn chữ viết cho các em đóng
một vai trò quan trọng. Bởi vì rèn chữ viết là rèn cho các em tính cẩn thận, tỉ
mỉ, kiên trì, rèn khả năng thẩm mỹ, tính chính xác, khoa học, rèn tính chăm
chỉ say mê học tập. Như vậy việc rèn chữ viết của các thầy cô giáo cho các
em đã góp phần giáo dục toàn diện và tạo mọi điều kiện cho học sinh học tốt
các môn học khác.

Trong thực tế về quá trình rèn chữ giữ vở cho học sinh. Do quá trình
chỉ đạo của công tác quản lí chưa được sát thực. Bản thân của một số thầy cô
giáo, phụ huynh học sinh và các em học sinh do chưa nhận thức rõ vấn đề,
đầy đủ về ý nghĩa, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc rèn chữ giữ vở cho
học sinh. Do vậy, việc rèn chữ giữ vở cho học sinh trong nhà trường còn
nhiều khó khăn và hạn chế, mức độ đạt kết quả chưa cao. Chính vì thế mà
chữ viết của các em chưa đẹp, chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
Trong việc rèn chữ cho học sinh muốn thành công phải nói đến trách
nhiệm của người thầy, người cô. Song để công tác rèn chữ giữ vở cho học
sinh có được kết qủa cao trong toàn trường phải là công tác tổ chức chỉ đạo
sát sao của bộ máy quản lý nhà trường. Là người cán bộ làm công tác quản
lý, tôi thấy thật là trăn trở khi lên lớp dạy học và mỗi khi đi dự giờ thăm lớp.
Khi đó tôi đã đến từng em để quan sát các em viết, đồng thời kiểm tra vở ghi
của các em. Tôi giật mình khi thấy các em viết chữ bị sai lỗi chính tả, viết
hoa tuỳ tiện, viết hoa chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ. Vở ghi bẩn, không biết
trình bày, vở nhàu nát quăn góc thậm chí có những cuốn vở không có nhãn,
không bao bọc v.v… Sau khi kiểm tra vở ghi ở tất cả các lớp trong toàn

1


trường. Tôi thấy vở ghi của nhiều em học sinh không đạt yêu cầu. Tôi thiết
nghĩ: ngay từ bậc tiểu học các em đã không có ý thức rèn chữ, giữ vở thì sau
này lớn lên tính tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ, kiên trì v.v của các em làm sao có
được? Chính vì vậy, tôi đã trăn trở suy nghĩ và bắt tay vào thực hiện đó là
phát động phong trào "rèn chữ, giữ vở" cho học sinh trong toàn trường; và
cũng coi đây là một sáng kiến kinh nghiệm bé nhỏ phục vụ cho sự nghiệp
giáo dục của một trường tiểu học.

2



II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đã nêu trên. Việc đúc rút kinh nghiệm:
"Rèn chữ, giữ vở" cho học sinh là việc làm cấp thiết nhất đối với học sinh
tiểu học . Nó giúp cho người thầy giáo, cô giáo đặc biệt là những người làm
công tác quản lý trong nhà trường thấy được sự thiếu thốn và những hạn chế
của công việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh.
Đồng thời qua kinh nghiệm này đã tạo ra nhiều mặt tích cực và những
biện pháp cần thiết để thành công trong việc “rèn chữ, giữ vở” cho học sinh.
từ đó đã tạo ra động lực học tập tốt cho quá trình giáo dục trong nhà trường,
góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường.
2. Thực trạng của vấn đề:
Trường tiểu học Chính Nghĩa được thành lập tháng 2 năm 1994,
trường được tách ra từ một khu lẻ của trường tiểu học Tiên Cát. Địa bàn dân
trí đa phần làm nghề nông và buôn bán tự do. Do vậy, công tác giáo dục gặp
rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, xuất phát từ điều kiện kinh tế khó khăn,
mặt bằng dân trí chưa cao, sự nhận thức của người dân về công tác giáo dục
còn nhiều hạn chế. Do đó, trong công tác giáo dục của các thầy, cô giáo đã
gặp nhiều khó khăn.
Việc rèn chữ giữ vở cho học sinh tiểu học trong những năm qua có
nhiều hạn chế, hoạt động của phong trào này đã đi vào từng lớp từng học
sinh, song hiệu quả chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phát
huy hết được khả năng của học sinh. Học sinh thực hiện chưa đồng đều, chưa
tự giác.
Để khắc phục được mọi thực trạng nêu trên và nâng cao ý thức tự giác
cho học sinh, tôi đã đưa ra một số biện pháp sau:
3



1) Nâng cao sự nhận thức cho giáo viên - phụ huynh và học sinh về ý
nghĩa, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc "rèn chữ, giữ vở" cho học sinh.
2) Đổi mới phương pháp: "Rèn chữ, giữ vở" cho giáo viên và học sinh.
3) Thống nhất phương pháp tổ chức hoạt động của các em học sinh
trong nhà trường.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
a. Nâng cao nhận thức cho giáo viên - phụ huynh và học sinh:
* Đối với giáo viên:
Nhà trường nêu cao ý nghĩa, tầm quan trọng của việc: "Rèn chữ, giữ
vở" đối với học sinh ngay từ đầu năm học và coi đây là mục tiêu nhiệm vụ
trong năm học này. Tiến hành cho giáo viên hội thảo và đi chuyên đề về việc
“rèn chữ, giữ vở” thông qua phân môn chính tả, tập viết ..vv.. để mỗi giáo
viên hiểu rõ phương pháp - tính cấp thiết của công việc này. Từ đó thấy được
sự thành công và mặt hạn chế của việc “rèn chữ, giữ vở”. Nhờ đó cả nhà
trường cùng nhau tìm ra giải pháp mới để thực hiện trong năm học.
* Đối với phụ huynh:
Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, Ban giám hiệu đã yêu cầu
giáo viên có sự chuẩn bị trước hội nghị phụ huynh về công tác “rèn chữ, giữ
vở” để tất cả các bậc phụ huynh đều nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng
và các giải pháp cần thực hiện.
* Đối với học sinh:
Giáo dục và giúp cho các em biết được việc "rèn chữ, giữ vở" là rèn
cho các em tính cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, kiên trì sáng tạo trong học tập ngay
từ thủa ấu thơ. Từ đó giúp các em lớn lên học tốt các bộ môn khác và làm tốt
mọi công việc.

4



b. Đổi mới phương pháp: "Rèn chữ, giữ vở" đối với giáo viên và học
sinh:
Nhà trường phụ huynh và học sinh phải có sự thống nhất về phương
pháp rèn chữ, giữ vở cho học sinh cụ thể là:
* Đối với giáo viên:
- Phải gương mẫu khi viết vở, viết bảng, trình bày bảng sao cho khoa
học, chữ viết đúng mẫu, đúng cỡ.
- Mỗi giáo viên phải có vở tập viết để luyện chữ; một tháng giáo viên
có 02 bài viết luyện chữ theo yêu cầu của Ban giám hiệu (đặc biệt đối với
giáo viên chữ xấu thì một tháng phải có 4 đến 5 bài viết luyện chữ).
- Chấm bài đầy đủ, thường xuyên, có chữa lỗi và có lời phê cô đọng,
chữ viết mẫu mực, đúng qui định.
- Phổ biến các mẫu chữ, cỡ chữ cho toàn thể phụ huynh học sinh thông
qua các buổi họp phụ huynh và trao đổi riêng đối với học sinh chữ quá xấu,
sai lỗi nhiều.
- Hàng tháng giáo viên nhận xét phân loại vở sạch chữ đẹp ở lớp. Qua
đó để uốn nắn, hướng dẫn học sinh tiết kiệm giấy, rèn chữ giữ vở sao cho đạt
yêu cầu nhà trường đề ra.
- Thường xuyên sửa chữa, kèm cặp những em chữ xấu, sai lỗi. Xếp các
em đó ngồi bàn trên, đầu bàn để giáo viên dễ theo dõi và quan tâm.
- Kết hợp cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho các em rèn chữ, giữ vở,
sách học và dụng cụ học tập.
- Coi chất lượng “vở sạch - chữ đẹp” là một chỉ tiêu chất lượng văn
hoá để giao khoán trách nhiệm và đánh giá đó là một trong các tiêu chí thi
đua trong trường.

5


* Đối với học sinh:

- Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, ngồi viết đúng qui cách.
- Vở ghi tất cả các môn học cần đóng chặt, bao vở, có dán nhãn, không
quăn góc.
- Trình bày vở sạch, đẹp, kẻ bằng thước, viết tiết kiệm giấy.
- Có đầy đủ dụng cụ học tập: sách, vở, bút, thước ..v v..
- Có vở luyện chữ riêng ở nhà.
- Tuyên dương khen thưởng lớp, cá nhân có nhiều thành tích về phong
trào này.
- Tất cả học sinh phải có đủ 100% vở luyện viết chữ đẹp từ lớp 1 đến
lớp 5.
c. Thống nhất các biện pháp chỉ đạo thực hiện:
Để thầy và trò thực hiện tốt các phương pháp và nội dung hoạt động
trong công việc này. Nhà trường đã tiến hành thành lập tổ luyện viết chữ đẹp
để chỉ đạo phong trào này qua các hoạt động sau:
- Thống nhất trong Ban giám hiệu và giáo viên, nhà trường đưa chỉ
tiêu “vở sạch, chữ đẹp” là một chỉ tiêu thi đua được phát động trong các đợt
thi đua, giáo viên và lớp không đạt sẽ mất một tiêu chí thi đua.
- Thống nhất và tổ chức triển lãm vở sạch chữ đẹp trong toàn trường
vào dịp thi đua 20/11; 26/3 và kết thúc năm học.
- Xây dựng điển hình về giáo viên và học sinh tiên tiến cho phong trào
này thông qua việc chấm điểm bài tự luyện chữ đẹp ở nhà của giáo viên, học
sinh.
- Tổ chức khảo sát kiểm tra ở các khối lớp, các tổ để có biện pháp cụ
thể đối với các tổ các khối đó.
6


- Chăm lo đến cơ sở vật chất để duy trì phong trào.
- Tại văn phòng nhà trường và trên các phòng học được treo giới thiệu
bảng mẫu chữ, có chữ, cách viết hoa, viết in, viết thường.

- Tất cả các bảng tin, bảng thi đua, lịch công tác của nhà trường phải
viết chữ mẫu mực, đúng qui định.
- Tiến hành tổ chức hội thảo về chuyên đề “Vở sạch chữ đẹp” để giới
thiệu kinh nghiệm (rèn chữ, viết mẫu, tăng cường rèn viết tại lớp …)
- Rèn chữ thông qua tất cả các môn học, đặc biệt là giờ học chính tả,
tập viết cần chú trọng hơn nữa để có kết quả cao.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Sau khi áp dụng các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã nêu
trên. Kết quả chỉ đạo về phong trào này trường tiểu học Chính Nghĩa đã khôi
phục lại được phong trào: “Vở sạch, chữ đẹp”. Qua khảo sát xếp loại toàn
trường năm học 2010 - 2011 đạt 96,4% vở sạch chữ đẹp. Năm học 2011 2012 đạt 96,55% vở sạch chữ đẹp Trong đó một số lớp đạt kết quả cao như
lớp 1A: 100%; 1B: 100%; 2A: 100%; 2B: 96%; 3A: 96%; 3B: 96%; 4A:
95,8%; 4B: 95,8%; 5A: 94,6%.
5. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực tiễn áp dụng các biện pháp nêu trên đã thu được
những kết quả tốt. Đồng thời cũng rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt công
tác: “rèn chữ, giữ vở” đối với học sinh tiểu học là:
1) Phải nâng cao được sự nhận thức của giáo viên - phụ huynh và học
sinh về ý nghĩa, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công tác này. Qua đó giáo dục
cho học sinh ý thức tự giác của bản thân trong các giờ học.

7


2) Phải xây dựng và thiết lập được kế hoạch phương pháp, hình thức tổ
chức hoạt động cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Từ đó phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập.
3) Luôn tìm ra phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học để
hướng dẫn uốn nắn kịp thời cho học sinh. Qua đó cũng động viên cho các em
nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

4) Phải có sự thống nhất trong bộ máy quản lý đến đội ngũ giáo viên,
phụ huynh và học sinh về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động.

8


III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
a. Thành công: Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên đã đem đến
sự thành công trong công tác “Rèn chữ, giữ vở” ở trường tiểu học Chính
Nghĩa từ đó góp một phần bé nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ
năm học.
- Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã giúp cho học sinh có được ý
thức rèn chữ viết ở tất cả các môn học. Cách bảo quản giữ gìn sách vở và
dụng cụ học tập một cách tự giác và thành thói quen.
- Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã làm cho công tác quản lý
được đổi mới, tạo ra nhiều biện pháp hữu hiệu trong công tác chỉ đạo đồng
thời giúp cho nhà trường hoàn thành được mục tiêu nhiệm vụ của năm học.
b. Hạn chế
Bên cạnh một số các mặt thành công của sáng kiến kinh nghiệm thì
việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vẫn còn một số hạn chế sau:
- Việc áp dụng thành công của sáng kiến kinh nghiệm vẫn còn phụ
thuộc nhiều vào phương pháp dạy học, cách thức tổ chức của các đồng chí
giáo viên từng lớp. Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Việc hướng
dẫn chỉ đạo của giáo viên với học sinh trong học tập.
- Ý thức tự giác học tập của một số học sinh chưa cao, sự nhận thức,
quan tâm của một số bậc phụ huynh chưa nhiệt tình ủng hộ. Một số gia đình
còn phó mặc con em mình cho nhà trường. Công tác xã hội hoá giáo dục
chưa thấm nhuần đến một số phụ huynh khi trình độ nhận thức chưa cao,

điều kiện kinh tế khó khăn.

9


2. Kiến nghị
- Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong công tác chỉ đạo phong trào này. Đánh giá đúng mức kịp thời
qua các đợt kiểm tra, thi đua nhằm động viên và tạo đà đi lên cho mỗi cá
nhân và tập thể lớp.
- Các cấp quản lý tăng cường kiểm tra đánh giá phong trào và xếp loại
thi đua vào tiêu chí thi đua của trường.
- Các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, địa phương cần quan tâm về cơ
sở vật chất để làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã
hội.
- Tuy vậy, mọi kết quả nêu trên mới chỉ là bước đầu, trường tiểu học
Chính Nghĩa chúng tôi phải tiếp tục phấn đấu vươn lên hơn nữa để học hỏi
thêm kinh nghiệm ở các đơn vị truyền thống về phong trào này. Đồng thời rất
mong các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo giúp đỡ để công tác này đơn vị tôi
thu được nhiều kết quả cao hơn.
- Bản thân tôi khi viết kinh nghiệm này còn nhiều vấn đề chưa đề cập
đến. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, tháng 4 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Kim Dung

10




×