Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Sự hài lòng về hoạt động thư viện của sinh viên trường đại học tài chính – kế toán quảng ngãi hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.29 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒN THỊ NGỌC YẾN

SỰ HÀI LỊNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒN THỊ NGỌC YẾN

SỰ HÀI LỊNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

Ngành: Xã hội học
Mã số: 8 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRẦN THỊ MINH THI

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Minh Thi. Các số
liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Học viên

Đồn Thị Ngọc Yến


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa
học: Tiến sĩ Trần Thị Minh Thi đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin cảm ơn Học viện khoa học xã hội Việt Nam
– Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tơi
trong suốt q trình theo học ở đây. Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo –
những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong q trình
học tập. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường, các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên Đai học Tài chính – Kế tốn đã tạo điều kiện cho tơi tiến hành khảo sát và
nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và những người thân yêu của tơi đã
ủng hộ, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn.

Học viên


Đoàn Thị Ngọc Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .. .................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................14
1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................14
1.1.1. Thư viện ..........................................................................................................14
1.1.2. Dịch vụ ............................................................................................................14
1.1.3. Sự hài lòng ......................................................................................................14
1.1.4. Sinh viên ..........................................................................................................15
1.1.5.Cở sở vật chất và trang thiết bị ........................................................................15
1.2. Lý thuyết vận dụng.............................................................................................16
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của R. Merton ..................................................16
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .......................................................17
1.3. Nguồn gốc và vai trò, nhiệm vụ của thư viện ....................................................20
1.3.1. Nguồn gốc thư viện .........................................................................................20
1.3.2. Vai trò của thư viện .........................................................................................21
1.3.3. Nhiệm vụ của thư viện trường đại học ............................................................24
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN
CỦA SINH VIÊNTRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN ..................27
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Tài chính - Kế tốn ..............27
2.1.1. Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế tốn ...............................................27
2.1.2. Vai trị của Thư viện đối với sinh viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán .29
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường Đại học Tài chính - Kế tốn ........31
2.2.1.Chức năng ........................................................................................................31
2.2.2.Nhiệm vụ ..........................................................................................................31
2.3.Sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất – trang thiết bị của thư viện ...........32
2.4.Sự hài lòng của sinh viên về các dịch vụ tiện ích của thư viện ..........................39

2.5 Sự hài lịng của sinh viên về thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ thư viện .48
2.6. Sự hài lòng của sinh viên về nội quy của thư viện ............................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC .


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lần lên thư viện trong một tuần............................................................ 33
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng hệ thống điện nước ........................................................ 38
Bảng 2.3. Mức độ hài lòng về chất lượng nguồn tài liệu của thư viện ..................... 41
Bảng 2.4. Kiểm định mối quan hệ giữa ngành học với mức độ hài lòng về chất
lượng internet của phòng thư viện điện tử ................................................................ 46
Bảng 2.5. Đánh giá chung nhất về các dịch vụ tiện ích của thư viện ....................... 47
Bảng 2.6. Đánh giá chung nhất thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ thư viện .. 51
Bảng 2.7. Đánh giá chung nhất nội quy thư viện ...................................................... 61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng các phòng đạt yêu cầu về vệ sinh an tồn (%) ............ 35
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lịng khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, thơng thống (%) .......... 37
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về việc đáp ứng sách, báo, tạp chí của thư viện (%) ... 40
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng phòng internet (%) ......... 43
Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng nhân viên phục vụ nhiệt tình hướng dẫn (%) ............. 49
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng thời gian mượn - trả sách của thư viện (%) ................ 54
Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng việc sinh viên ăn mặc lịch sự khi lên thư viện (%) ..... 56
Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng máy tính tra cứu tài liệu (%) ....................................... 59


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hệ thống giáo dục Đại học của Việt Nam đang thực hiện cải cách
tạo tín chỉ với phương châm “lấy người học làm trung tâm” là yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh và bền vững. Tại Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày
15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương
hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm
nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và
đào tạo Việt Nam, trong đó có giải pháp "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học,
khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực,
sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu
cho học sinh, sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo
gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống". Do vậy, đòi hỏi sinh viên phải
chủ động trong việc học tập và tìm kiếm tài liệu nhằm nâng cao kiến thức của mình.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế
sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ và mục tiêu khơng ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cho
hoạt động thư viện trong các trường đại học hiện nay. Hệ thống thư viện, giáo trình,
tài liệu là một trong những tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượng trường
đại học; là điều kiện quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Do
đó, q trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam phải song hành với quá trình đổi
mới các thư viện đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất, thuận lợi nhất nhu cầu thông tin
khoa học cho người dạy, người học. Sinh viên phải thực sự học và nỗ lực rất nhiều,
phải nghiên cứu sâu phù hợp với chuyên ngành của mình nhằm trao dồi kiến thức từ
chính mình và nghe giảng bài từ thầy cơ. Vì vậy, thư viện sẽ là điểm đến nhằm hỗ
trợ cho sinh viên học tập tích cực, nơi mà sinh viên trau dồi kiến thức. Thư viện
đóng một vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Thư viện từ
lâu đã được xem là nơi cung cấp lượng tri thức phục vụ cho việc học tập, giảng dạy
và nghiên cứu.

1



Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày
04/5/2007 của Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã
đề ra mục tiêu: “Hết sức coi trọng vị trí thư viện trường đại học trong cơng tác đào
tạo và nghiên cứu khoa học; nâng cấp thư viện các trường đại học; xây dựng mới, tu
bổ lại trụ sở thư viện, tạo cho các thư viện hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết
bị; phong phú về tài liệu. Xây dựng một hệ thống thư viện đại học mạnh, phát triển
theo hướng hiện đại, thư viện điện tử, thư viện số. Có khả năng đáp ứng các nhu cầu
thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng”. Thư viện là bộ phận
khơng thể thiếu trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát
triển toàn diện. Thư viện cũng là không gian lý tưởng, thoải mái cho sinh viên sau
những giờ học căng thẳng. Thư viện từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình
trong việc phục vụ giảng dạy và học tập của người dạy và người học trong các
trường học. Thư viện có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà
trường, bao gồm điểm số và khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Các
hoạt động thư viện hiệu quả và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn bất kể
điều kiện kinh tế xã hội hay là trình độ dân trí của người lớn tại cộng đồng đó. Các
thư viện trường học có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của người
học, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân.
Đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, là một đầu tư đặc biệt về kinh tế
mà hệ quả của sự đầu tư được đo lường bởi chất lượng giáo dục, có tác động lớn,
lâu dài đến sự phát triển của một đất nước. Bởi thế mạnh của thư viện đại học là nơi
cung cấp nguồn thông tin quan trọng nhất của nhà trường; là điểm kết nối giữa
nguồn thông tin của xã hội và nhu cầu của sinh viên; là môi trường rèn luyện và
phát huy khả năng độc lập trong khám phá và tư duy sáng tạo của sinh viên. Ở thư
viện đại học, bài giảng của thầy chỉ còn là những định hướng, qua đó sinh viên xác
định mục tiêu của cơng cuộc khám phá, việc lựa chọn, đồng hoá những kiến thức
tuỳ thuộc vào ý muốn của sinh viên. Vì thế thư viện phải là địa chỉ cần thiết để sinh


2


viên từng bước tập dượt trở nên con người có ích, có năng lực và chinh phục đỉnh
cao trí tuệ.
Hệ thống giáo dục đại học, chất lượng đào tạo được coi là quan trọng nhất và được
hợp thành từ nhiều yếu tố: cơng tác giảng dạy, chương trình đào tạo, đội ngũ cán
bộ, giảng viên, sinh viên, các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học, điều kiện
cơ sở vật chất trang thiết bị và đặc biệt thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo của một trường đại học.
Trường Đại học Tài chính – Kế toán từ ngày thành lập đến nay, trải qua 41
năm, đã không ngừng mở rộng quy mô ngành, đào tạo, đáp ứng kịp thời nguồn nhân
lực có chất lượng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm
qua, để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã không ngừng đầu tư, cải tiến
nâng cao số lượng và chất lượng các cơ sở vật chất nói chung và thư viện nói riêng,
bồi dưỡng năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Trên những điều kiện đó,
thư viện trường Đại học Tài Chính – Kế Tốn mong muốn tạo nên một môi trường
tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu. Do đó, thư viện phải tăng cường các thể
loại, đảm bảo về nội dung để phù hợp với các ngành đào tạo của trường.
Tuy nhiên, những hoạt động của thư viện của Trường chưa thật sự phù hợp,
còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
đại học theo yêu cầu phát triển của xã hội. Yêu cầu cấp thiết đối với thư viện
Trường Đại học Tài chính – Kế tốn là cần phải có các biện pháp hoạt động một
cách thiết thực, hiệu quả để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học tập,
nâng cao chất lượng đào tạo
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sự hài lòng về hoạt động thư
viện của sinh viên Trường Đại học Tài Chính – Kế Tốn Quảng Ngãi hiện nay”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài (ngoài nƣớc và trong nƣớc)
Lịch sử về thư viện đã trải qua hơn 25 thế kỷ. Cùng với sự tiến hóa của nhân

loại, con người càng tiến bộ hơn trong nhận thức và thư viện ngày càng được phát
triển. Thư viện có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Thư viện là nơi
lưu giữ và phổ biến những thông tin, tri thức của nhân loại kết tinh trong tài liệu.

3


Thư viện giúp con người nghiên cứu quá khứ, nắm vững hiện tại, hiểu biết được
tương lai. Thư viện là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là một
bộ phận khơng thể thiếu trong việc hình thành mơi trường văn hóa học đường. Thư
viện sẽ là nơi khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của
giảng viên và sinh viên.
Trong quá trình hình thành và phát triển, thư viện và vấn đề tổ chức quản lý
hoạt động thư viện đã có bước chuyển song hành với sự phát triển của xã hội. Đó là
bước chuyển từ quản lý thủ cơng – quản lý tư liệu: sách được xếp theo kích cỡ trong
những kho kín trong thư viện, độc giả chỉ tiếp cận với thủ thư ở quầy để yêu cầu
mượn sách. Cho đến một lúc, cũng xuất phát từ ý định ban đầu là làm tốt công việc
lưu trữ và bảo quản, thư viện đã chú trọng đến việc xem người sử dụng là trung tâm,
với sự nhấn mạnh đến việc trao đổi thông tin. Giai đoạn quản lý thông tin được xem
như bắt đầu cùng với sự ra đời ngành Thông tin học. Cuộc bùng nổ thông tin và sự
tiến nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin và viễn thông đã đưa con người đến
với kỷ nguyên số. Nghiệp vụ thơng tin thư viện địi hỏi người cán bộ thư viện phải
quản lý những thơng tin hữu ích và có ý nghĩa được gọi là tri thức, tập hợp chúng
thành những bộ sưu tập trong thư viện số. Xây dựng thư viện số là ta đã bắt đầu
bước qua một giai đoạn phát triển mới của ngành thông tin thư viện: giai đoạn quản
lý tri thức.
Do vậy, vấn đề nghiên cứu thư viện và sự phát triển của nó đã được sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước dưới nhiều góc độ khác nhau.
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Sự nghiệp thư viện thế giới có lịch sử phát triển lâu dài. Trải qua những năm

tháng cùng với bao thăng trầm, sự nghiệp thư viện thế giới không ngừng phát triển
với những bước tiến và những thành tựu đáng kể đã và đang phục vụ cho sự phát
triển của các quốc gia trên cơ sở các thông tin phục vụ sự phát triển của mọi lĩnh
vực trong cuộc sống. Đặc biệt vai trò của thư viện trong những năm cuối thế kỷ XX.
Trong giai đoạn đó sự nghiệp thư viện thế giới đã có rất nhiều đổi mới, vấn đề mới,
sự kiện mới xảy ra.

4


Chúng ta cũng thấy được những nghiên cứu gần đây về thư viện và những
bản báo cáo nghiên cứu của tổ chức quốc tế như Hội Đồng về Tài nguyên Thông tin
Thư viện (Council on Library and Information Resources – CLIR), báo cáo về
tương lai kiểm soát thư mục của Quốc hội Mỹ (Library of Congress) và các điều tra
nghiên cứu về xu hướng và nhu cầu của thư viện đại học và nghiên cứu của Ủy ban
chung về Hệ thống Thông tin (Joint Information Systems Committee –JISC).
Những bản báo cáo và điều tra này đã chỉ ra những xu hướng thay đổi căn bản về
các tiêu chuẩn thực hành biên mục cũng như kiểm soát thư mục phù hợp với môi
trường truy cập điện tử, thu thập và bảo quản tài liệu số nhằm tạo ra sự sẵn có truy
cập bền vững với thời gian cho giới nghiên cứu, đồng thời định hình lại cơng nghệ
thư viện với các hệ thống phát hiện và chuyển giao tài nguyên thông tin và mơ hình
dữ liệu thống nhất phù hợp với bối cảnh thay đổi của kỷ ngun Internet.
Cơng trình nghiên cứu của M. Lonsdale về “Tác động của thư viện trường học tới
kết quả học tập của sinh viên” đã cho thấy sự liên kết giữa thư viện trường với kết
quả học tập của sinh viên [35].
- Một thư viện tốt với đầy đủ nhân viên, các nguồn lực và kinh phí sẽ làm
cho kết quả học tập của sinh viên tốt lên.
- Chất lượng tài liệu có tác động đến việc học của sinh viên.
- Kết quả bài kiểm tra tăng lên khi việc sử dụng tăng lên
- Mối quan hệ giữa giảng viên và cán bộ thư viện có tác động cụ thể đến việc

học, là mối quan hệ giữa các học phần dự kiến, phát triển nguồn tài liệu và sự phát
triển cá nhân.
Các tác giả Robert Burgin, Pauletta Brown Bracy và Kathy Brown qua cơng
trình nghiên cứu “Các thư viện trường và trung tâm thông tin đã làm tăng kết quả
học tập của học sinh ở North Carolina như thế nào”, dựa trên cơ sở dữ liệu của
2.138 thư viện trường học và 2.529 cán bộ thư viện ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ, do Sở
Giáo dục Liên bang cung cấp, các tác giả đã khảo sát ngẫu nhiên 500 người được
chọn từ các trường nói trên, kết quả khảo sát cho thấy các chương trình hoạt động
của thư viện trường học ở Bắc Carolina tập trung vào các lĩnh vực sau [37]:

5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×