Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh nam định ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.21 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỨA SỸ SƠN

THỦ TỤC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN KIM LIỄU

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hứa Sỹ Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ…… ................................ 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự. .6
1.2. Một số thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự……............................ 11
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện thủ tục trong hoạt động thi hành án
dân sự ................................................................................................................ 34
Kết luận chương 1 ........................................................................................... ..39
Chương 2: THỰC TRẠNG THỦ TỤC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH .......................... 41
2.1. Thực trạng pháp luật về thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự......... 41
2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự qua thực
tiễn tại tỉnh Nam Định ....................................................................................... 53
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập thực hiện thủ tục trong hoạt động
thi hành án dân sự............................................................................................. .61
Kết luận chương 2 ............................................................................................ .66
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................... 67
3.1. Quan điểm về hoàn thiện thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự ...... 67
3.2. Giải pháp hoàn thiện thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự ............ .70
Kết luận chương 3 ............................................................................................ .75
KẾT LUẬN………… ..................................................................................... .77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... ...79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BA, QĐ

:


Bản án, quyết định

BLTTDS

:

Bộ luật Tố tụng dân sự

CHV

:

Chấp hành viên

CQTHADS

:

Cơ quan thi hành án dân sự

LTHADS

:

Luật thi hành án dân sự

NHNN

:


Ngân hàng nhà nước

PLTHADS

:

Pháp lệnh thi hành án dân sự

TAND

:

Tòa án nhân dân

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

THA

:

Thi hành án

THADS

:


Thi hành án dân sự

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ
án nói riêng và trong hoạt động tư pháp nói chung. Bản án, quyết định của
Tòa án sẽ chỉ là phán quyết trên giấy, nếu nó không được thực thi trên thực tế.
Hoạt động THA nói chung và THADS nói riêng có hiệu quả sẽ góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật.
Trong những năm qua, công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Nam Định đã

đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu
năm đã được tổ chức thi hành dứt điểm; một số án lớn, tính chất phức tạp, ảnh
hưởng lớn về kinh tế, trật tự an toàn xã hội cũng đã được chính quyền các cấp
quan tâm chỉ đạo. Kết quả đạt được nói trên phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của
đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự nói riêng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các
ngành hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng như nhiều huyện,
thành phố trên địa bàn tỉnh, thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án dân sự
ở tỉnh Nam Định vẫn còn nhiều bức xúc, bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém, chưa
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Lượng án tồn đọng qua
các năm vẫn còn nhiều. Nhiều bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực
pháp luật nhưng chưa được tổ chức thi hành. Tình trạng trên có nhiều nguyên
nhân khác như: Pháp luật thi hành án dân sự hiện hành còn thiếu tính khả thi,
nhiều điểm còn chưa rõ ràng, bất cập, quy định của pháp luật không còn phù
hợp với thực tiễn, tạo ra trở lực cho quá trình thi hành án và chưa thực sự bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy Luật sửa đổi, bổ sung
Luật thi hành án dân sự 2008 đã có hiệu lực thi hành 01/7/2015, có nhiều
điểm mới về thủ tục thi hành án dân sự.

1


Chính vì lẽ đó mà tác giả lựa chọn đề tài “Thủ tục trong hoạt động thi
hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật thi hành án dân sự năm 2008, THADS đã được quan
tâm nghiên cứu trong các công trình như Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện pháp
luật thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Thanh Thủy năm 2001; Luận
văn Thạc sĩ “ Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt Nam” của tác giả Lê

Anh Tuấn năm 2004… Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, “Một số vấn
đề về hoàn thiện pháp luật Thi hành án dân sự” của Trường Đại học Luật Hà
Nội năm 2004, Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, “Bình luận
PLTHADS năm 2004” của Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp năm 2006…
và rất nhiều công trình nghiên cứu khác.
Từ khi Luật thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực pháp luật đến nay,
việc nghiên cứu về THADS đã được quan tâm đáng kể hơn nữa. Năm 2011 có
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Những điểm mới của Luật
THADS năm 2008” của Trường đại học Luật Hà Nội do Tiến sỹ Bùi Thị
Huyền làm chủ nhiệm. Ngoài ra trên sách báo pháp lý, các diễn đàn pháp luật
từ năm 2009 đến nay cũng có rất nhiều bài nghiên cứu, trao đổi về THADS,
trong đó có thủ tục thi hành án dân sự. Cũng có thể kể đến những nghiên cứu
khác như cuốn sách tham khảo “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật
THADS Việt Nam” – tác giả Tiến sỹ Lê Thu Hà – học viện Tư pháp viết, xuất
bản năm 2011, hay các bài viết trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề
về thi hành án dân sự các tháng 2/2012, tháng 4/2012, tháng 12/2012, tháng
03/2014; số chuyên đề tháng 6/2012 về thi THADS tồn đọng; số chuyên đề
tháng 12/2013 về thực hiện Luật Thi hành án dân sự…và rất nhiều các bài
viết khác trong các sách báo, tạp chí nghiên cứu về thủ tục thi hành án dân sự
như Tạp chí nghề luật của Học viện Tư pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp…

2


Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp, Bộ Tư pháp đã ban hành dự
thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự 2008. Luật đã được Quốc hội
thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2014) và được biểu quyết thông
qua và kỳ họp thứ 8 ngày 25/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015.
Trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, luận văn của tác giả sẽ tiếp thu
những vấn đề cần thiết đưa vào nội dung nghiên cứu và nghiên cứu sâu hơn

về thủ tục thi hành án dân sự, với việc đưa khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và
đặc biệt là phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng thủ tục thi hành án dân sự
tại tỉnh Nam Định từ khi Luật thi hành án dân sự năm 2008 ra đời cho đến
nay, chỉ ra những bất cập, đề xuất những đóng góp cho quá trình sửa đổi, bổ
sung Luật thi hành án dân sự hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên kết quả nghiên cứu, mục đích của Luận văn là phân tích, đánh
giá một số thủ tục thi hành án dân sự, nêu ra những hạn chế, bất cập và đề
xuất quan điểm hoàn thiện pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự:
- Phân tích được những vấn đề lý luận và thực tiễn của thủ tục THADS.
- Đánh giá thực trạng, hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục
trong hoạt động thi hành án dân sự tỉnh Nam Định.
- Đưa ra các quan điểm cá nhân đánh giá Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Thi hành án dân sự năm 2014 cũng như đề xuất các giải pháp có tính khả thi
cao nhằm bảo đảm việc thực thi pháp luật thi hành án, nâng cao hiệu quả công
tác THADS.
- Đưa ra các quan điểm cá nhân về việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về
thủ tục thi hành án dân sự, góp ý về một số vấn đề liên quan đến thủ tục thi
hành án dân sự trong Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014;
cũng như đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao nhằm bảo đảm thực thi
pháp luật thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự, pháp luật về thi hành án
dân sự thực tiễn áp dụng thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự tại tỉnh
Nam Định hiện nay và các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thủ tục thi hành án bao gồm rất nhiều thủ tục khác nhau, cho nên
phạm vi của đề tài rất rộng, với phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả
không đi sâu vào tìm hiểu hết tất cả các thủ tục thi hành án dân sự mà chỉ đi
sâu vào một số thủ tục cụ thể, nổi bật theo Luật thi hành án dân sự năm 2008
đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đó là các thủ tục: Thủ tục ra quyết định
thi hành án theo đơn và thủ tục thi hành án chủ động của cơ quan thi hành án
dân sự; thủ tục xác minh thi hành án; thủ tục ủy thác thi hành án. Về phạm vi
địa giới: tỉnh Nam Định.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng kết hợp đó là: Phương pháp
nghiên cứu lịch sử, phương pháp so sách, phương pháp thống kê tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận, làm
cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự.
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực
tiễn để giúp cho cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc triển khai và
thực hiện có hiệu quả thủ tục thi hành án dân sự. Ngoài ra, những kiến thức
khoa học trong luận văn sẽ có giá trị làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, chấp
hành viên tỉnh Nam Định vận dụng trong thực tiễn.

4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1- Những vấn đề lý luận và pháp luật về thủ tục trong hoạt động
thi hành án dân sự
Chương 2- Thực trạng thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự qua
thực tiễn tại tỉnh Nam Định.
Chương 3- Quan điểm, giải pháp hoàn thiện thủ tục trong hoạt động
thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ THỦ TỤC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa thủ tục trong hoạt động thi hành
án dân sự
Thủ tục thi hành án dân sự là phương thức, cách thức giải quyết công
việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ
liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thi hành các BA, QĐ về dân sự, hôn nhân
và gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình
sự, hành chính và quyết định khác do cơ quan, tổ chức THADS thực hiện theo
quy định pháp luật.
“Thủ tục” xét về mặt ngôn ngữ có nghĩa là “những việc cụ thể phải làm
theo một trình tự đã được quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính
thức” [14, tr.905]. Trình tự là “sự sắp xếp thứ tự trước sau” [14, tr.934].
“Thi hành án” Trong khoa học pháp lý được hiểu là việc đưa các BA,
QĐ của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Bản án,
Quyết định của Tòa án là văn bản pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nước
tuyên tại phiên tòa, giải quyết về các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn
nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính… Có thể nói, THA được coi
là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước. Bởi lẽ, thi hành án

một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền lực của Nhà nước, mặt khác lại là
công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
khi bị xâm hại. Trong các công trình nghiên cứu khoa học về thi hành án, có
rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm THA:
Có quan điểm xem thi hành án là một giai đoạn tố tụng, đây là giai đoạn
tiếp theo của quá trình xét xử không thể thiếu trong quá trình bảo vệ quyền lợi của
đương sự. Quan điểm cho rằng thi hành án là giai đoạn kết thúc của tố tụng mà

6


trong đó cơ quan thi hành án đưa các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực thi hành
ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Có quan điểm lại cho rằng thi hành án là một hoạt động mang tính chấp
hành và điều hành Quyết định của Tòa án – cơ quan tư pháp – mang tính chất
của hoạt động quản lý hành chính – tư pháp. Hoạt động thi hành án là hoạt
động đặc thù mà chủ thể thực thi không phải là Tòa án. Các thủ tục trong quá
trình thi hành án mang tính hành chính – tư pháp hơn (đặc biệt là trong thi
hành án kinh tế, tuyên bố phá sản doanh nghiệp, lao động và một phần của thi
hành án hình sự đối với loại hình phạt không phải hình phạt tù…).
Quan điểm của tác giả đồng nhất với quan điểm cho rằng:“Thi hành án là
thủ tục tố tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi
hành Bản án, Quyết định của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan Nhà nước, tổ
chức khác do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân.” [25, tr.14].
Thi hành án bao gồm thi hành án hình sự và thi hành án dân sự. Trong
phạm vi nghiên cứu của Luận văn về thủ tục thi hành án dân sự, các quan
điểm trên về thi hành án đều có những điểm hợp lý, song dù theo quan điểm
nào thì thủ tục thi hành án dân sự có đặc điểm sau:
Thi hành án dân sự là cách thức, trình tự tổ chức thi hành BA, QĐ dân sự

có hiệu lực thi hành được pháp luật quy định, bao gồm nhiều thủ tục khác nhau.
Thủ tục thi hành án dân sự do pháp luật quy định, quá trình THADS
thực hiện thông qua nhiều thủ tục và theo một trình tự nhất định. Thủ tục thi
hành án dân sự bao gồm nhiều bước để đưa một Bản án, Quyết định của Tòa
án ra thi hành.
Đầu tiên là thủ tục cấp Bản án, Quyết định của Tòa án cho đương sự và
chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành; tiếp theo đến thủ tục
yêu cầu thi hành án của đương sự, nộp đơn yêu cầu thi hành án, thủ tục nhận
hoặc từ chối nhận đơn của cơ quan thi hành án dân sự; thủ tục ra Quyết định

7


thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, trong quá trình thi
hành án có thể phát sinh các thủ tục như xác minh… cho đến chuyển giao
quyền và nghĩa vụ thi hành án, nộp phí thi hành án…rồi cuối cùng kết thúc thi
hành án. Trong quá trình thi hành án dân sự, ở mỗi giai đoạn thực hiện từng
thủ tục là khác nhau và các thủ tục này liên kết toàn bộ quá trình thi hành án
dân sự.
Thủ tục trong hoạt động thi hành án dân sự là thủ tục nhằm thi hành
phán quyết của các cơ quan như Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh. Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, xét xử chính là
tiền đề của THADS. Hoạt động thi hành án được tiến hành dựa trên nội dung
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trọng tài, Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh. Nói cách khác, căn cứ pháp lý để thi hành án là bản án,
quyết định của các cơ quan nói trên đã có hiệu lực pháp luật. Ngược lại,
THADS tiếp nối với xét xử làm bản án, quyết định được thực hiện trên thực
tế. Sau khi có bản án, quyết định của tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh trên cơ sở của bản án, quyết định do tòa án và các cơ quan này
chuyển giao hoặc đơn yêu cầu THA của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự

ra quyết định thi hành và thụ lý, tổ chức việc thực hiện thi hành án. Tuy nhiên
THA lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu
bằng quyết định của Thủ trưởng cơ quan THADS đối với THADS. Những
quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có
trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc THA. Các cơ quan, tổ chức, công
dân trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp
thực hiện để thi hành án đạt hiệu quả. Nhằm bảo đảm hiệu lực thi hành của
các bản án, quyết định của các cơ quan Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh, hiện nay nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này được
quy định tại các Điều từ Điều 465 đến 467 Bộ luật TTDS năm 2015, Điều 66
và 67 Luật trọng tài thương mại, từ Điều 134 đến Điều 135 Nghị định số

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×