Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ BẢN THÂN LỚP MẪU GIÁO BÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 69 trang )

MỞ CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
............
Đây là chủ đề bản thân.
Ở chủ đề bản thân giáo viên có thể cùng trẻ treo các bức tranh như: ảnh của bản
thân bé, ảnh của bạn….
Ngoài ra giáo viên có thể treo một cái gương soi lớn ở góc tường để cho trẻ soi
gương.
Cô đưa ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề bản thân và khuyến khích trẻ trẻ
lời, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi….
Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tham gia khám phá chủ đề.

1


CHỦ ĐỀ:

4 TUẦN TỪ NGÀY 02/10 ĐẾN NGÀY 27/10/2017
LĨNH
VỰC

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

a. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
MT 3: Biết ăn để chóng − Nhận biết các loại thực
lớn, khoẻ mạnh và chấp phẩm có chứa nhiều
nhận ăn nhiều loại thức
vitamin
ăn khác nhau.
MT 4/2: Biết thực hiện


được một số việc đơn
giản với sự giúp đỡ của
người lớn: Rửa tay, lau
mặt, súc miệng, Tháo
tất, cởi quần, áo .....
PHÁT
TRIỂN
THỂ
CHẤT

b. Phát triển vận động
MT 11/2: Thực hiện đủ
các động tác trong bài
tập thể dục theo hướng
dẫn.

− Làm quen cách đánh
răng, lau mặt.
− Tập rửa tay bằng xà
phòng.
− Thể hiện bằng lời nói
về nhu cầu ăn, ngủ, vệ
sinh.
- Hô hấp: Hít vào, thở
ra.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra
phía trước, sang 2 bên.
+Co và duỗi tay, bắt
chéo 2 tay trước ngực.

- Lưng, bụng, lườn:
+Cúi về phía trước.
+Quay sang trái, sang
phải.
+Nghiêng người sang
trái, sang phải.
- Chân:
+Bước lên phía trước,
bước sang ngang; ngồi
xổm; đứng lên; bật tại
chỗ.
+Co duỗi chân.
2

HOẠT ĐỘNG
- Thảo luận, trò
chuyện với trẻ trong
giờ ăn
- Tìm hiểu qua tranh
ảnh, tháp dinh dưỡng
của nhà trường
- Trò chuyện với trẻ
thông qua hoạt động
chiều: Luyện tập trẻ
kỹ năng sống
- Luyện tập mọi lúc,
mọi nơi
- Thể dục sáng
- Thực hiện bài tập
phát triển chung trong

giờ học thể chất.


MT 12: Biết đi hết đoạn
đường hẹp (3m x 0,2m).
Đi kiễng gót liên tục 3m.
Đi ngang bước dồn
MT 16/1: Biết bò trong
đường hẹp (3 m x 0,4
m) không chệch ra
ngoài.
MT 20/1: Biết bật nhảy
từ trên cao xuống (2025cm)
PHÁT
TRIỂN
NHẬN
THỨC

* Khám phá xã hội
MT 23: Biết sử dụng các
giác quan để xem xét,
tìm hiểu đối tượng: nhìn,
nghe, ngửi, sờ,.. để nhận
ra đặc điểm nổi bật của
đối tượng.
MT 35: Biết được tên,
tuổi, giới tính của bản
thân khi được hỏi, trò
chuyện


- Đi kiễng gót.
- Đi trong đường hẹp.
- Đi ngang bước dồn
+Bò, trườn theo hướng
thẳng, dích dắc.
+Bò chui qua cổng.
+Trườn về phía trước.
+Bước lên, xuống bục
cao (cao 30cm).
- Bật - nhảy:
+Bật tại chỗ.
+Bật về phía trước.
+Bật xa 20 - 25 cm.

Hoạt động học:
- Đi ngang bước dồn
- Đi trong đường hẹp
đầu đội túi cát.
Hoạt động học:
- Bò chui qua cổng.

Hoạt động học:
- Bật về phía trước.

Chức năng của các giác
quan và một số bộ phận
khác của cơ thể.

- Trò chuyện, thảo
luận thông qua giờ

hoạt độn học.

Tên, tuổi, giới tính của
bản thân.

- Thông qua giờ hoạt
động học:
+ Tôi là ai?
+ Cơ thể của tôi.
+ Cái lưỡi thú vị.

* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
MT 44/2: Biết đếm trên Đếm trên đối tượng
các đối tượng giống
trong phạm vi 5 và đếm
nhau và đếm đến 5,
theo khả năng.
đếm theo khả năng.
MT 45: Biết so sánh số
Nhận biết 1 và nhiều.
lượng hai nhóm đối
tượng trong phạm vi 5
bằng các cách khác nhau
và nói được các từ: bằng
nhau, nhiều hơn, ít hơn.
MT 48: Biết nhận ra qui Xếp tương ứng 1-1, ghép
tắc sắp xếp đơn giản
đôi.
(mẫu) và sao chép lại.


3

Cho trẻ làm quen với
toán: Đếm 1 và nhiều
LQVT: “Đếm 1 và
nhiều”

- LQVT: Ghép tương
ứng 1:1


MT 51: Biết sử dụng lời
nói và hành động để chỉ
vị trí của đối tượng trong
không gian so với bản
thân.
MT 53: Biết hiểu nghĩa
từ khái quát gần gũi:
quần áo, đồ chơi, hoa,
quả…
MT 60/2: Đọc thuộc bài
thơ, ca dao, đồng dao...

Nhận biết phía trên phía dưới, phía trước phía sau, tay phải - tay
trái của bản thân.

LQVT:
- Xác định tay phải,
tay trái của bé
- Nhận biết trên dưới,

trước sau của trẻ
Hiểu các từ chỉ đặc
- Trò chuyện, thảo
điểm, tính chất, công
luận thông qua giờ
dụng và các từ ngữ.
hoạt động chiều; mọi
lúc mọi nơi
Đọc thơ, ca dao, đồng
Hoat động học:
dao, tục ngữ, hò vè
- Thơ: Đôi mắt của em
- Thơ: Cánh hoa nở.
PHÁT
- Thơ: Tay ngoan
TRIỂN
MT 63: Biết nói đủ nghe, Kể lại sự việc.
Trò chuyện, đàm
NGÔN
không nói lí nhí.
thoại mọi lúc mọi nơi.
NGỮ
MT 62/2: Biết bắt
Mô tả sự vật, tranh ảnh - Thông qua giờ hoạt
chước giọng nói của
có sự giúp đỡ.
động học: LQTPVH:
nhân vật trong truyện.
câu chuyện Bé Minh
Quân dũng cảm.

MT 66/2: Biết nhìn vào
Đọc và gọi tên nhân vật - Trò chuyện thông
tranh minh họa và gọi
trong tranh
qua việc cho trẻ nghe
tên nhân vật trong tranh.
cô kể chuyện
MT 67: Biết nói được
Tên, tuổi, giới tính.
- Trò chuyện với trẻ
tên, tuổi, giới tính của
thông qua giờ chơi,
bản thân.
hoạt động ngoài trời;
Hoạt động chiều
MT 68: Biết nói được
Những điều bé thích,
- Trò chuyện thông
điều bé thích, không
không thích.
qua giờ hoạt động
đón trẻ, chơi; Hoạt
PHÁT thích.
động chiều
TRIỂN
TÌNH MT 76/2: Biết thực
Một số quy định ở lớp - Trò chuyện, thảo
CẢM hiện được một số quy
và gia đình (để đồ
luận với trẻ thông qua

VÀ KỸ định ở lớp và gia đình: dùng, đồ chơi đúng
giờ hoạt động chiều
NĂNG sau khi chơi xếp cất đồ chỗ).
XÃ HỘI chơi, không tranh
Nhận biết hành vi
giành đồ chơi, vâng lời “đúng” - “sai”, “tốt” bố mẹ
“xấu”.
MT 77/2: Biết chào hỏi Cử chỉ, lời nói lễ phép
- Hoạt động chiều:
và nói cảm ơn, xin lỗi
(chào hỏi, cảm ơn).
Rèn kỹ năng chảo
khi được nhắc nhở...
hỏi, lễ phép với ông
bà, nười lớn

4


MT 82/2: Biết hát tự
nhiên, hát được theo
giai điệu bài hát quen
thuộc.
MT 83/2: Biết vận động
theo nhịp điệu bài hát,
bản nhạc (vỗ tay theo
phách, nhịp, vận động
minh hoạ).
MT 85/2: Biết vẽ các
nét thẳng, xiên, ngang,

tạo thành bức tranh
đơn giản.
PHÁT
TRIỂN
THẨM
MỸ

MT 87: Biết lăn dọc,
xoay tròn, ấn dẹt đất nặn
để tạo thành các sản
phẩm có 1 khối hoặc 2
khối.
MT 89/2: Biết nhận xét
các sản phẩm tạo hình
về màu sắc, đường nét,
hình dáng.
MT 90: Biết vận động
theo ý thích các bài hát,
bản nhạc quen thuộc.
MT 92/2: Biết đặt tên
cho sản phẩm tạo hình.

Hát đúng giai điệu, lời
ca bài hát.

- Thông qua giờ hoạt
động âm nhạc
“Mừng sinh nhật”.
“Tay thơm tay
ngoan”.

“Cái mũi”
Vận động đơn giản
- Trẻ vận động theo
theo nhịp điệu của các nhạc, VTTP các bài
bài hát, bản nhạc.
hát
“Mừng sinh nhật”.
“Tay thơm tay
ngoan”.
“Cái mũi”
Sử dụng bút chì, bút
- Thông qu giờ hoạt
màu để vẽ các đường
động tạo hình, hoạt
nét khác nhau để tạo ra động góc
sản phẩm đơn giản.
+ Tô màu mũ bé trai,
mũ bé gái.
Tr 5
+ Trang trí khăn mùi
soa (tr 6)
Sử dụng đất nặn để nặn - Thông qua giờ hoạt
tạo thành các sản phẩm
động
có màu sắc hình dáng
+ Nặn viên bi (mắt
khác nhau.
tròn)
+ Nặn vòng đeo tay
Nhận xét sản phẩm tạo - Thông qua Hoạt

hình về màu sắc, hình động học: Nhận xét
dáng/đường nét.
sản phẩm của mình,
của bạn
Vận động theo ý thích
- Thông qua việc
khi hát/nghe các bài hát, khuyến khích trẻ nghe
bản nhạc quen thuộc.
nhạc, nghe hát mọi
lúc mọi nơi
Đặt tên cho sản phẩm
- Thông qu việc cho
của mình.
trẻ tập đặt tên cho sản
phẩm của mình trong
giờ hoạt động học,
hoạt động mọi lúc
mọi nơi.

5


* MẠNG CHỦ ĐỀ.

Tôi là ai?

Cơ thể tôi có gì?

BẢN THÂN


Tôi cần gì để lớn lên
khỏe mạnh?

Tôi cần biết về
những giác quan của
tôi?

6


PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TUY HÒA
TRƯỜNG MNCL PHƯỜNG 1

7


KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH:

TÔI LÀ AI?
( Từ ngày 02/10 đến ngày 06/10/2017)
Hoạt động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm


Thứ sáu

Đón trẻ, trò
chuyện, thể
dục sáng

Trò chuyện đàm thoại về: tên, tuổi, giới tính, sở thích, cảm xúc của trẻ.
TDS: Tập theo nhạc bài: Bé khỏe bé ngoan.
Điểm danh đầu giờ

Hoạt động
học

PTNT:
LQVT:
Nhận biết 1
và nhiều?

Hoạt động
ngoài trời

- Quan sát: Bạn trai- Bạn gái.
- Quan sát: Trang phục bạn trai, bạn gái.
- Quan sát thời tiết
- Trải nghiệm : Nhặt lá trên sân trường, Đi trên cát, nước…
- TC : về đúng nhà , lộn cầu vồng, đội nào nhanh hơn..
- Chơi tự do

Hoạt động

góc

- Góc phân vai: chơi gia đình, nấu ăn, cho em bé ăn, đi chợ…
- Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé.
- Góc tạo hình: tô màu bạn trai bạn gái, vẽ khuôn mặt bạn trai bạn gái..
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.

PTTC:
PTVĐ:
Bật tiến về
trước.

PTTM :
TH:
Tô màu mũ
Bé trai, Bé gái

PTTM :
Hát- vtp:
Mừng sinh
nhật.

PTNN :
Truyện: Bé
Minh Quân
dũng cảm

- Trẻ vệ sinh trước khi ăn và sau khi ăn
Vệ sinh ăn - Tập trẻ ăn hết suất, không rơi vãi
trưa, ngủ trưa - tập nề nếp, thoái quen ngủ trưa im lặng trật tự.


Hoạt động
chiều

Chơi trò
chơi mới

Trò chuyện
về bản thân
bé.

8

Dạy trẻ kỹ
năng xếp
quần áo

Đọc đồng
dao: “Bàn
tay trắng”

- Vệ sinh
lớp học
- Nêu
gương cuối
tuần


Trả trẻ


- Vệ sinh trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày

*Những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung:

KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 02 tháng 10 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
* HOẠT ĐỘNG:

“Nhận biết 1 và nhiều”

I.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết đếm nhận biết 1 và nhiều.
- Rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ, phát âm đúng.
- Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể .
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: - 3 con búp bê, 3 áo đầm, 1cái ca, 3 cái muỗng.
2. Đồ dùng của trẻ: - 2 cái bảng
3. Địa điểm :

- Trong lớp.

III.Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết số 1, đếm đến 1:
- Cho trẻ hát và vận động bài " Bóng tròn to”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát và vận động bài gì?
- Khi chơi các con phải như thế nào?

- Cô để một số đồ vật quanh lớp có số lượng 1: 1 bạn búp bê, 1 áo đầm.
- Cô cho trẻ quan sát và đếm cùng cô: 1 bạn búp bê, 1 áo đầm.
- Cô mời một vài bạn đếm lại cho cả lớp xem, sau đó cho trẻ tìm thẻ số gắn vào.
* Hoạt động 2: Đếm, nhận biết 1 và nhiều:
- Cho trẻ chơi Trời tối – trời sáng.
- Cô gắn lên bảng 1 bạn búp bê và cho trẻ cùng đếm.
- Cô gắn thêm 3 cái áo đầm và cho trẻ cùng đếm.
- Cô cho trẻ so sánh 2 nhóm:
+ Nhóm bạn búp bê như thế nào so với nhóm áo đầm? (ít hơn) Vì sao?
9


+ Nhóm áo đầm như thế nào so với nhóm búp bê? (nhiều hơn) Vì sao?
- Cô cho trẻ chọn thẻ số tương ứng gắn vào.
- Cô cho trẻ phát âm chữ số 1 và 3.
* Liên hệ: Cho trẻ nhìn xem trong lớp có đồ chơi, đồ dùng gì có số lượng nhiều hơn và
ít hơn.
* Hoạt động3 : Luyện tập:
- Cho các cháu lấy đồ dùng và luyện tập theo yêu cầu của cô.
Ví dụ: Cô cho trẻ xếp nhóm có 1 cái ca và nhóm có 3 cái muỗng. Cho trẻ đếm và so
sánh nhóm ít hơn, nhóm nhiều hơn
* Hoạt động 4: Trò chơi: “Về đúng nhà”
- Cô giải thích luật chơi và cách chơi.
Cách chơi: Trẻ đi chơi xung quanh lớp khi có hiệu lệnh về đúng nhà có số lượng là một
trẻ chạy về đúng ngôi nhà có số lượng là một, và khi có hiệu lệnh về đúng nhà có số
lượng là nhiều thì trẻ chạy về đúng nhà có số lượng là nhiều.
- Luật chơi: Bạn nào chạy về không đúng nhà sẽ ra ngoài một lượt chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi (2 – 3 lần)
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ
- Kết thúc hoạt động cô nhận xét tuyên dương trẻ

- Cho trẻ hát bài" Chúc mừn sinh nhật” và nghỉ.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

Trò chơi: Bé mặc quần áo
I. Mục đích – yêu cầu:
- Củng cố cho trẻ những hiểu biết về việc mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay
- Giáo dục ý thức tự phục vụ bản thân
II. Chuẩn bị
– Một số tranh, lô tô về quần áo, đố dùng cho các thời tiết khác nhau (trời nóng, trời
lạnh, trời mưa).
– 3 tranh vẽ về hình ảnh trong các thời tiết nóng, lạnh, trời mưa, mỗi biểu tượng có thể
kèm theo một hình ảnh về cách ăn mặc phù hợp với thời tiết.
– Vẽ 3 vòng tròn hoặc 3 hàng. Mỗi vòng tròn ( hoặc mỗi hàng) tương ứng với một biểu
tượng thời tiết. Mỗi hàng hoặc vòng tròn đó lại được chia thành 3 – 4 ô nhỏ hơn.
– Số trẻ chơi nhiều hơn tổng số các ô ở cả 3 vòng tròn từ 2 – 3 cháu.
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cách chơi
Cô gõ xắc xô hoặc ra hiệu lệnh: Tất cả trẻ “đi cửa hàng mua sắm quần áo, đồ dùng”. Cô
yêu cầu trẻ chọn quần áo theo ý thích. Sau đó, cô nói ; “Dùng cho khi nào?”, trẻ phải
10


nhanh chóng về đúng hàng có biểu tượng thời tiết tương ứng với quần áo, đồ dùng cho
mình đã chọn (mỗi trẻ về một ô).
- Luật chơi: Trẻ nào chạy chậm, không còn chổ đứng sẽ phải đứng trước lớp giới thiệu
loại quần áo (đồ dùng) mà mình đã chọn sử dụng vào thời tiết nào.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Trong quá trình chơi cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ.

C/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

11


Thứ ba, ngày 03 tháng 10 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* HOẠT ĐỘNG:
BẬT TIẾN VỀ TRƯỚC
I .Mục đích -yêu cầu :
- Trẻ thực hiện được vđcb: Bật tiến về trước .
- Rèn kỹ năng bật: tay chống hông, bật liên tục về phía trước, gối hơi khụy. Phát triển
khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa tay chân và mắt, khả năng thăng bằng.
- Giáo dục trẻ tích cực trong giờ, không chen lấn bạn trong giờ vận động.

II. Chuẩn bị :
- Hình bạn trai bạn gái, 2 quả bóng.
III. Tổ chức hoạt động :
* Khởi động:
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp luyện đi, chạy khác nhau: đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân,
đi thường, đi nhanh, chậm; chạy: chạy nhanh, chạy chậm; làm động tác ngửi hoa.
- Đứng đội hình vòng tròn chuẩn bị tập BTPTC
* Trọng động :
a/ BTPTC:
- Tay: giơ lên cao và vỗ
- Chân: co duỗi lần lượt hai chân
- Bụng: tay chống hông nghiêng người sang 2 bên
- Bật: bật liên tục tại chỗ.
b/ VĐCB: Bật tiến về trước.
- Chuyển đội hình 2 hàng ngang tâp Vận động cơ bản: Bật tiến về trước.
- Cô làm mẫu Lần 1 không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 vừa làm vừa giải thích: bước lên vạch xuất phát tay chống hông, khi
nghe hiệu lệnh bật thì gối hơi khụy lấy đà nhún bật mạnh bằng mũi chân, liên tục tiến
về phía trước nhà có dán hình bạn trai( gái), vấy chào bạn và bước về cuối hàng.
- Cô làm mẫu lần 3: Mời 1 trẻ trung bình lên thực hiện
- Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.
- Cho 2 tổ thi đua.
12


- Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát, chú ý sửa sai, động viên trẻ luyện tập.
- Dẫn dắt chuyển hoạt động
c/ Trò chơi vận động: CTC: chuyền bóng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
* Luật chơi:

Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi.
* Cách chơi:
Cô chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng.Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cứ 10 trẻ thì có một trẻ
cầm bóng. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho
bạn bên cạnh,l ần lượt theo chiều kim đồng hồ.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Trong quá trình trẻ luyện tập cô quan sát, động viên, sửa sai cho trẻ.
- Kết thúc trò chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Chuyển hoạt động
* Hồi tĩnh:
- Kết thúc đi hít thở nhẹ nhàng quanh lớp.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
TÊN HOẠT ĐỘNG: TRÒ CHUYỆN VỀ BẢN THÂN CỦA BÉ
I. Mục đích – yêu cầu :
- Trẻ biết: tên, tuổi, giới tính, sở thích, cảm xúc của mình và bạn bè. Biết được kỉ niệm
ngày sinh của mình gọi là sinh nhật.
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ tự bảo vệ bản thân , yêu quí bạn bè và chơi những rò chơi phù hợp với
giới tính của mình.
II. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về bạn trai bạn gái, một số hoạt động của bé: vui chơi, học tập, giải trí...
III. Tổ chức hoạt động :
- Lớp chơi trò xoay vòng tay.
- Trẻ xem 1 số bức tranh có trong lớp.
- Cô trò chuyện với trẻ về bản thân của trẻ:
+ Con tên là gì?
+ Con học lớp nào?
+ Con bao nhiêu tuổi?
- Cô mời 1 số trẻ tự giới thiệu về bản thân của trẻ theo 1 số câu hỏi gợi ý của cô.
- Cô mời 1 bạn trai và 1 bạn gái đứng lên cho trẻ quan sát.

+ Các con nhìn xem 2 bạn khác nhau ở điểm nào?
+ Bạn nào là bạn gái? Bạn gái có đặc điểm gì?
+ Bạn nào là bạn trai? Bạn trai có đặc điểm thế nào?
13


- Cô khái quát: Bạn gái thường để tóc dài, mặc áo có hoa, mặc đầm, mặc váy, thường
thích chơi với búp bê, chơi đồ hàng
Bạn trai: tóc ngắn, mặc áo sơ mi, áo bull, mặc quần sọt, thường thích chơi với bi, với
bóng.
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài Bóng tròn to
- Kết thúc hoạt động.
C/ ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

14



Thứ tư, ngày 04 tháng 10 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* HOẠT ĐỘNG:

TÔ MÀU MŨ BÉ TRAI, MŨ BÉ GÁI

I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tô màu Mũ của bé trai và bé gái
- Rèn luyện kỹ năng cầm bút và di màu .
- Giáo dục trẻ hoàn thành sản phẩm sạch đẹp
II/ Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô
- Vở bút cho trẻ
- NDTH : Trò chuyện về các bộ phận cơ thể của bé .
Hát bài hát Tay thơm tay ngoan .
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cho trẻ hát và vận động bài hát “Đôi bàn tay ”
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có nhắc tới bộ phận gì trên cơ thể mình?
+ Để bàn tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì
- Trẻ trả lời, cô khái quát lại
- Dẫn dắt chuyển hoạt động
* Hoạt động 2 : Xem tranh mẫu
- Cô cho trẻ đi xem tranh mẫu anh, chị tô màu mũ bạn trai, bạn gái.
- Cho trẻ nêu lên nhận xét.

+ Tranh này các bạn tô cái gì nào?
+ Cái mũ dùng để làm gì?
* Hoạt động 3: Cô tô mẫu
- Cô nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Cô hướng dẫn cách tô: Cô chọn bút sáp màu đỏ, cô cầm bằng 3 ngón tay: ngón cái,
ngón trỏ, ngón giữa. Cô cầm bút bằng tay phải , cô tô từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải và tô màu không lem ra ngoài.
- Cô tô xong cho trẻ nhận xét tranh.
* Hoạt động 4: Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi ý định của trẻ muốn tô màu gì?
15


- Hỏi trẻ có ý định vẽ thêm gì nữa không
- Cho trẻ thực hiện ( Trước khi tô cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, cách
tô).
- Trong khi trẻ tô, cô chú ý hướng dẫn, cho những trẻ còn lúng túng, chưa biết cách
cầm bút tô màu.
- Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
- Sau khi trẻ tô xong cô cho trẻ đem tranh treo trên giá.
* Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm:
- Tập trung trẻ gần kệ trưng bày, cho trẻ chọn sản phẩm trẻ thích, hỏi trẻ:
+ Vì sao con thích? ( gợi ý trẻ nhận xét về kỹ năng vẽ, bố cục tranh, kỹ năng tô màu).
- Cô nhận xét chung sản phẩm, chú ý sản phẩm đẹp.
- Khen ngợi, động viên trẻ.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
TÊN HOẠT ĐỘNG: DẠY TRẺ KỸ NĂNG GẤP (XẾP) ÁO.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Dạy trẻ biết được các bước gấp quần áo một cách đơn giản, nhanh gọn.
- Trẻ gấp được quần áo một cách gọn gàng, đẹp, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy

định.
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, gọn gàng, tự lập sớm
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
+ Quay video bạn nhỏ đang gấp quần áo.
+ Một cô giáo đóng bạn Thỏ Hồng
Đồ dùng của trẻ:
+ Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, loa.
+ Chiếu cho trẻ ngồi, mũ thỏ.
+ Mũ hoa mai, hoa đào, hoa hồng đủ cho 3 tổ
+ Quần áo đủ cho tất cả trẻ thực hành
III. Tổ chưc thực hiện:
+ Cô hướng dẫn trẻ gấp áo:
- Cô đưa áo ra hỏi trẻ: Đây là cái gì?
- Bạn nào giỏi có thể cho cô biết đây là phần gì của áo nào?
- Đây là phần gì của áo?
- Có mấy tay áo?
- Đây là phần gì của áo?
- Thân áo có thân trước và thân sau.
- Đây là phần gì của áo?
- Để gấp được những bộ quần áo gọn gàng và không bị nhăn, bây giờ các con hãy chú ý
nghe cô hướng dẫn nhé!
- Đầu tiên chúng mình sẽ lộn áo sang mặt phải, trước khi gấp chúng mình phải rủ quần
áo cho phẳng, tiếp theo trải áo ra, lấy tay vuốt áo cho thật phẳng phiu, rồi nhẹ nhàng gấp
16


tay áo bên phải vào trong thân áo, sau đó gấp tiếp tay áo bên trái vào trong thân áo. Cầm
2 bên gấu áo gấp lên trên làm sao cho gấu áo bằng với tay áo, cuối cùng gấp đôi thêm
một lần nữa.

Trẻ thực hành
- Cô cho 2 bạn lên gấp giúp cô (Một bạn gấp áo, 1 bạn gấp quần)
- Gợi ý, khen gợi, động viên trẻ.
- Bây giờ các con có muốn được gấp quần áo như các bạn không?
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều quần áo cho các con rồi đấy, cô mời các con lên
chọn cho mình món đồ mà mình thích nhất nào! (Cho trẻ tự lấy món đồ mà mình thích
nhất)
- Trong quá trình trẻ gấp, cô gợi ý, động viên trẻ thực hiện. (Cô mở nhạc nhẹ nhàng)
- Trẻ thực hiện xong cô nhận xét và cho trẻ đổi đồ cho nhau.
Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét tuyên dương
C/ ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

17



Thứ năm, ngày 05 tháng 10 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* HOẠT ĐỘNG: MỪNG SINH NHẬT.
I.Mục đích – yêu cầu :
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát kết hợp vtp theo cô cả bài hát “Mừng sinh nhật” nhạc anh lời
việt Đào Ngọc Dung.
- Rèn kỹ năng hát và vỗ tay nhịp nhàng theo bài hát.
- Giáo dục trẻ lòng tự hào về bản thân mình, chia sẻ niềm vui cùng bạn bè.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa.
- Bài hát, thanh phách, xắc xô.
III. Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1 : CTC: Đoán tên bạn hát
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Trẻ ngồi tập trung quanh cô giáo.Cho một bạn( A) đứng tách ra phía ngoài,
đội mũ chụp kín mặt hoặc đứng quay mặt vào tường không nhìn thấy người hát.Cô chỉ
định 1 trẻ ( B)bên dưới hát bài hát ngắn.Sau khi hát xong bạn hát chuyển dịch qua chổ
khác. Cháu (A) bỏ mũ quay lại nói tên bạn hát. Nếu nói đúng thì hai bạn đứng ra trước
lớp hát lại cho cả lớp nghe bài đó. Nếu nói không đúng thì cháu (A) phải hát một mình.
Sau đó bạn khác lên chơi.
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét, dẫn dắt trẻ vào bài hát “mùng sinh nhật” nhạc anh
lời việt Đào Ngọc Dung.
* Hoạt động 2 : Sinh nhật dễ thương.
- Cô xướng âm âm “la” cho trẻ đoán tên bài hát.
+ Cô vừa xướng âm “la” của giai điệu bài hát gì?
- Trẻ trả lời đúng cô và trẻ cùng hát “ Mừng sinh nhật”. 1-2 lần

- Gợi ý cho trẻ cách vỗ tay theo phách.
+ Lần 1 cô vỗ tay theo phách không giải thích
+ Lần 2 kết hợp giải thích cho trẻ: cô vỗ tay vào câu thứ nhất của bài hát và cứ thế cô vỗ
tay liên tục cho hết bài.
- Tổ chức cho cả lớp cùng vỗ tay liên tục theo cô. Sau đó kết hợp vỗ tay theo lời bài hát
“Mừng sinh nhật” (2-3 lần)
- Cho trẻ hát và vỗ tay theo phách dưới nhiều hình thức thi đua của tổ, nhóm nam, nữ,
cá nhân.
18


- Trong quá trình trẻ luyện tập, cô chú ý quan sát, sửa sai động viên trẻ kip thời.
- Giáo dục trẻ: Biết tự hào về bản thân mình, chia sẻ niềm vui cùng bạn bè.
* Hoạt động 3 : Hãy lắng nghe.
- Cô giới thiệu tên bài hát “ Cho con” nhạc “Phạm Trọng Cầu”, thơ “Tuấn Dũng”
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe.
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Giảng nội dụng bài hát: Lời bài hát nhẹ nhàng, vui tươi nói về tình cảm của ba mẹ
dành cho đứa con của mình.
- Cô mở nhạc vận động minh họa cho trẻ xem.
- Kết thúc cô cho trẻ hát và vỗ tay theo phách bài hát “Mừng sinh nhật”
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
TÊN HOẠT ĐỘNG: ĐỒNG DAO “BÀN TAY TRẮNG”
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết tên và nội dung bài đồng dao.
- Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ kết hợp động tác với lời ca.
- Giáo dục trẻ tinh thần tập thể khi học, khi chơi.
II. Chuẩn bị.
- Đĩa nhạc bài đồng dao, bài hát “ Bàn tay trắng”
III. Tổ chức hoạt động

- Cô cho trẻ xem 1 đoạn video có cảnh các bé nắm tay nhau vừa đi vừa đọc bài đồng
dao “Bàn tay trắng”.
“Bàn tay trắng
Bàn tay đen
Đĩa đậu đen
Đĩa đậu đỏ
Bỏ vô nồi
Nước sôi”
- Cô giới thiệu bài đồng dao
- Cô đọc lần 1 diễn cảm
- Cô đọc lần 2 với minh họa trên màn hình
- Cô dạy trẻ đọc từng câu 2 lần
- Cả lớp đọc cùng Cô
- Cô chia nhóm bạn trai – bạn gái: đọc to - nhỏ,
- Mời cá nhân, cặp đôi lên đọc
- Cho cả lớp đọc bài đồng dao kết hợp động tác minh hoạ (nắm tay đi vòng tròn)
C. ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
19


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

20


Thứ sáu, ngày 06 tháng 10 năm 2017
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
* LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* HOẠT ĐỘNG: Kể Chuyện BÉ

MINH QUÂN DŨNG CẢM.

I. Mục đích – yêu cầu :
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện , nhớ tên các nhân trong câu chuyện.
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, trẻ nói trọn câu, rõ ràng. Phát triển vốn từ: dũng cảm.
- Giáo dục trẻ tính dũng cảm, gan dạ, biết giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị :
- Máy tính, slide câu chuyện
- Tranh ảnh minh họa những công việc trẻ nên làm và không nên làm
- 2 cái bảng xoay cho trẻ dán
- Giai điệu bài hát “Em búp bê”
III. Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1. Hát và trò chuyện bài hát “Em Búp bê”
- Trẻ nghe hát bài “Em Búp bê”
- Đàm thoại nội dung bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát gì? Bai hát nói tới ai?

+ Vậy em búp bê trong bài hát như thế nào?
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, không khóc nhè.
- Dẫn dắt giới thiệu câu chuyện “Bé Minh Quân dũng cảm”
* Hoạt động 2 :

Kể chuyện “Bé Minh Quân dũng cảm”

- Cô kể chuyện cho trẻ nghe 2 lần.
- Cô kể lần 1 không tranh
- Cô kể lần 2 kêt hợp tranh minh họa.
- Đàm thoại nội dung câu chuyện:
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì ?
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Minh quân đã gặp chuyện gì?
+ Cậu đã làm thế nào? Minh Quân có ngoan không? Vì sao?
+ Con có thích ngoan như bạn Quân không? Vậy phải làm những gì?
21


- Giảng từ mới: dũng cảm là không ngại, sợ sệt trước những con vật hay điều khó khăn
để giúp đỡ người khác.
- Trẻ trả lời cô khái quát lại
- Giáo dục trẻ: tính dũng cảm, gan dạ, biết giúp đỡ mọi người
- Cô mở video câu chuyện trên ti vi cho trẻ xem lại một lần nữa.
- Dẫn dắt chuyển hoạt động
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “Chọn tranh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ có nhiệm vụ chạy nhanh lên rổ tìm bức
tranh những việc trẻ nên làm và dán lên bảng xoay của đội mình.
+ Luật chơi: Đội nào chọn nhiều tranh hơn sẽ thắng cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
- Kết thúc trò chơi, cô nhận xét kết quả chơi của trẻ
- Động viên, tuyên dương trẻ
- Kết thúc hoạt động.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
* Vệ sinh: Lao động cuối tuần
- Cô tập trung trẻ
- Phân công nhiệm vụ của mỗi tổ
+ Tổ 1 lau kệ góc xây dựng
+ Tổ 2 lau kệ góc Phân vai
+ Tổ 3 lau kệ góc âm nhạc
- Trong quá trình trẻ làm vệ sinh cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ.
- Sau khi trẻ lau dọn xong, cô tuyên dương trẻ.
* Nêu gương cuối tuần
C / ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

22


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TUY HÒA
TRƯỜNG MNCL PHƯỜNG 1

23


KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH:

CƠ THỂ TÔI NHƯ THẾ NÀO?
Từ ngày 09 - 10 đến ngày 13 - 10- 2017
Hoạt động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Đón trẻ, trò - Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trẻ cơ thể trẻ.
chuyện, thể - TDS: tập theo nhạc bài Bé khỏe bé ngoan.
dục sáng - Điểm danh đầu giờ

Hoạt động
học


PTNT:
Cơ thể của
tôi

PTTC:
Đi theo
đường hẹp
đầu đội túi
cát

PTTM:
- Tập nặn
viên bi (mắt
tròn)

PTTM:
Hát- VĐMH
“Tay thơm
tay ngoan”

PTNN:
- Thơ “Tay
ngoan”.

- Góc phân vai: chơi thể hiện các vai trong gia đình.
Hoạt động - Góc xây dựng: xây công viên vui chơi.
- Góc tạo hình: vẽ khuôn mặt bé, vẽ mặt cười- khóc.
góc
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.


Hoạt động
ngoài trời

- Quan sát: Bạn trai- Bạn gái.
- Quan sát: Tháp dinh dưỡng.
- Quan sát thời tiết
- Trải nghiệm : Nhặt lá trên sân trường, đi trên cát, nước,..
- TC : mèo đuổi chuột, , nu na nu nống, chi chi chành chành.
- Chơi tự do.

Vệ sinh ăn
trưa, ngủ
trưa

- Trẻ vệ sinh trước khi ăn và sau khi ăn
- Tập trẻ ăn hết suất, không rơi vãi
- tập nề nếp, thoái quen ngủ trưa im lặng trật tự.

Làm quen
Hoạt động với trò
chơi mới
chiều

Chơi trò chơi Dạy trẻ lễ
tay phải, tay
phép với ông
trái của bé
bà, người lớn
tuổi, bạn bè
24


Vệ sinh, nêu
Ôn hoạt
động sáng gương cuối
tuần


Trả trẻ

- Vệ sinh trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày

*Những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung:

KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 09 tháng 10 năm 2017
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
* LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* HOẠT ĐỘNG:

CƠ THỂ BÉ YÊU

I. Mục đích – yêu cầu :
- Trẻ nhận biết cơ thể gồm các bộ phận như: Đầu, tay, chân và biết tác dụng của các bộ
phận đó. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể. Biết lựa chọn đúng đồ dùng để
giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
- Phát triển khả năng quan sát , ghi nhớ có chủ đích của trẻ. Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ
ràng mạch lạc
- Giáo dục trẻ biết được tầm quan trọng của các bộ phận và cách bảo vệ.
II. Chuẩn bị :

- Tranh vẽ em bé. Thước chỉ, 1 trống lắc, nước hoa…
- 3 tranh bé gái còn thiếu các bộ phận. Mảnh rời các bộ phận, giác quan còn thiếu.
III. Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện
- Cô cho cả lớp hát bài hát “Cái mũi” và hỏi trẻ:
+ Cả lớp vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về bộ phận gì?
+ Ngoài cái mũi ra trên cơ thể con người còn có những bội phận gì nữa?
- Trẻ trả lời, cô khái quát lại
- Dẫn dắt chuyển hoạt động
* Hoạt động 2: Cơ thể bé yêu.
- Cô cho trẻ xem tranh em bé
- Đàm thoại với trẻ:
+ Có những bộ phận nào trên đầu em bé? (Tóc, tai, mắt, mũi, miệng)
+ Bộ phận nào giúp chúng ta nhìn được? Có mấy mắt? Gọi là gì?
+ Muốn cho đôi mắt luôn sáng, đẹp thì phải làm gì?
+ Bảo vệ như thế nào? Mắt gọi là giác quan gì? (Thị giác).
- Cô xịt nước hoa và hỏi trẻ xem thấy có gì khác lạ! Cái gì giúp ta ngửi thấy mùi thơm?
Thế mũi để làm gì? (Ngửi, thở).
+ Mũi gọi là giác quan gì? (Khứu giác) Thế phải làm gì để bảo vệ mũi?...
25


×