Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.39 KB, 16 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ST

Chữ viết tắt

Giải thích

T
1

BTTHNHĐ

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp

BLDS

đồng
Bộ luật dân sự

2


Lời mở đầu
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ) là một trong những chế định
quan trọng trong ngành luật dân sự của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chế định
này giúp đảm bảo lợi ích hợp pháp của chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Đặc biệt hơn
khi quá trình hội nhập đang là xu thế chung của thế giới thì vấn đề về BTTHNHĐ
lại càng trở lên đa dạng và phức tạp. Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Mọi người
có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những
việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có


quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định
của pháp luật”. Với các căn cứ pháp lý cao nhất được quy định tại Hiến pháp thì
bất kỳ một chủ thể nào xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì chủ thể đó
phải có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà mình gây ra không phụ
thuộc vào việc chủ thể đó là ai. Điều này đã trở thành một nguyên tắc quan trọng
trong pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung. Do đó, em xin
phép trình bày bài tiểu luận “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài”


I.
Khái quát chung
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp định nào về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”, pháp luật chỉ nêu những vấn đề về điều kiện pháp sinh, về xác định thiệt
hại, về mức độ bồi thường, về chủ thể bồi thường... Tuy nhiên, có thể hiểu bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự theo đó, người vi
phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất
do mình gây ra mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bị
thiệt hại không có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây
thiệt hại xảy ra không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng1
2. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

BTTHNHĐ là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy
ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thỏa
thuận hoặc hợp đồng nào. Trước hết, cần phải hiểu là BTTHNHĐ có yếu tố nước
ngoài được định nghĩa giống như BTTHNHĐ, xong nó xuất hiện thêm một yếu tố
đó là “yếu tố nước ngoài” như vậy “yếu tố nước ngoài” ở đây được định nghĩa như

thế nào. Pháp luật Việt Nam đã định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
trong một số văn bản, đây là điểm khác biệt so với tư pháp quốc tế một số nước:
Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình luật dân sự 2, tr 202,203.


Có thể thấy được là bộ luật dân sự Việt Nam định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài dựa trên ba tiêu chí: Chủ thể; khách thể; sự kiện pháp lý. Dựa vào cơ sở
trên có thể rút ra định nghĩa như sau về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu
tố nước ngoài như sau: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là
trách nhiệm dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Cụ thể là
các yếu tố sau:
(1) Các bên chủ thể tham gia trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có quốc tịch khác nhau;
(2) Các bên tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là công
dân Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện
hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài;
(3) Các bên tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là công
dân hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ bồi thường đó ở nước
ngoài.2
3. Các đặc điểm của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước

ngoài

BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài trước hết cũng là một quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, do vậy nó cũng có đầy đủ đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Như sau:
a) Quốc tịch của chủ thể

BLDS 2015 quy định “có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp
nhân nước ngoài” như vậy đây là dấu hiệu để nhận biết về quốc tịch của các chủ
thể. ở bộ luật dân sự 2005 ngoài thì có thêm chủ thể đó là “người Việt Nam định cư
ở nước ngoài” nhưng tại BLDS 2015 thì chủ thể này đã bị loại bỏ, việc loại bỏ chủ
2 Bài viết “TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI” của
tác giả NGUYỄN HỒNG BẮC – Khoa Pháp luật Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội tại địa chỉ
“ />

thể này là hợp lý, bởi lẽ, người Việt Nam cư trú ở nước ngoài không phải là một
loại chủ thể mang yếu tố nước ngoài điển hình và việc loại bỏ này còn giúp thống
nhất với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
b) Nơi xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ

Theo pháp luật Việt Nam, một quan hệ dân sự cũng được coi là có yếu tố nước
ngoài nếu việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra tại nước
ngoài.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ là: có hành vi gây thiệt hại, hậu quả thực
tế, mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, có thể có lỗi. Nói cách khác, hành
vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại thực tế của hành vi đó chính là việc xác lập,
thực hiện, thay đổi, chấm dứt một quan hệ BTTHNHĐ. Do đó, dù là quan hệ giữa 2
công dân Việt Nam nhưng hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả thực tế xảy ra ở nước
ngoài thì được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
c) Đối tượng của quan hệ

BLDS 2015 lại quy định: “Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân

Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”. Đối tượng của
quan hệ dân sự không chỉ là tài sản cụ thể mà còn có thể là những lợi ích khác,
chẳng hạn như việc thực hiện hành vi nhất định (vận chuyển người, đưa đi du
lịch…).
Như vậy BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài sẽ có những đặc điểm trên của quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài như đã phân tích ở trên, bên cạnh đó nó cũng có những
đặc điểm của quan hệ BTTHNHĐ đã nêu ở phần trên.
II.

Giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài

1. Xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

có yếu tố nước ngoài


Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều
chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, do có sự khác nhau giữa pháp luật của
các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính đối tượng điều chỉnh của tư pháp
quốc tế. Đây là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong thực tiễn khi giải quyết quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Từ đó, có thể hiểu xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp
luật của các quốc gia khác nhau cùng có thể điều chỉnh các quan hệ bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Nguyên nhân xung đột pháp luật về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài
Các quốc gia trên thế giới có những điều kiện văn hóa kinh tế khác nhau nên việc
xây dựng hệ thống pháp luật khác nhau là điều hiển nhiên và xung đột pháp luật là

điều tất yếu. Giữa các nước không có sự thống nhật về hệ thống pháp luật thì khi
xảy ra xung đột thì có thể giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế bằng các quy phạm
xung đột của pháp luật trong nước, và trong nhiều trường hợp nó sẽ dẫn chiếu đến
pháp luật nước ngoài, do giới hạn về ngôn ngữ nên nhiều khi việc xét xử sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Điều này càng khẳng định được vai trò của các điều ước quốc tế
khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là vai trò của
các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước, nó là căn cứ pháp lý chung
để các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên việc thống nhất một
cách giải quyết cụ thể giữa hai quốc gia là điều vô cùng khó khăn, tốn thời gian,
công sức và tiền của. Do đó, cho đến nay các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình,
lao động, thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài hầu hết không được
điều chỉnh bằng các quy phạm thực chất thống nhất, và điều này đã dẫn đến xung
đột pháp luật.


Ví dụ đơn giản là tuổi kết hôn ở Việt Nam quy định nam là từ 20 tuổi trở lên,
nữ từ 18 tuổi trở lên thì mới có quyền kết hôn. Trong khi đó tại Pháp độ tuổi này là
18 và không phân biệt nam hay nữ.

2. Giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở một số

nước trên thế giới
Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài, các nước thường giải quyết bằng phương pháp xung đột. Các hệ thuộc luật
thường được áp dụng đó chính là: do các bên thỏa thuận, nơi phát sinh hậu quả thưc
tế của sự kiện gây thiệt hại, luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, luật nơi cư trú của
đương sự.
A) Trên bình diện quốc tế
• Điều ước quốc tế


Trên thế giới, không có nhiều ĐƯQT đa phương quy định về vấn đề này, một số ít
trong đó chỉ quy định về một số lĩnh vực cụ thể, có thể kể đến một số điều ước tiêu
biểu như: Công ước về Luật áp dụng đối với tai nạn giao thông ngày 04 tháng 05
năm 1971, Công ước về Luật áp dụng đối với trách nhiệm sản phẩm ngày 02 tháng
10 năm 1973, Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô
nhiễm dầu Bunker 2001… Vì thế hầu như việc xác định luật áp dụng trong các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều được điều chỉnh bởi các ĐƯQT song
phương.


Luật quốc gia

Các quốc gia đều có những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ có yếu tố
nước ngoài, một số quốc gia tiến bộ hơn thì có riêng bộ luật Tư pháp quốc tế (Thụy
Sĩ, Ý, Bỉ…) để giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế. Có thể thấy, mỗi quốc gia lại
có những quy định về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài khác nhau cả về hình thức
và nội dung.


-

Các nước Liên mình châu Âu EU, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
điều chỉnh theo quy định ROME II: “ Các bên có thể thỏa thuận chọn pháp
luật áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng: (a) bằng một thỏa thuận sau
khi sự kiện dẫn chiếu đến gây thiệt hại xảy ra; hoặc (b) Khi các bên tham
gia vào một hoạt động thương mại, bằng một thỏa thuận thương lương tự do
trước khi sự kiện dẫn đến gây thiệt hại xảy ra. Sự lựa chọn phải phù hợp với
một sự chắc chắn rằng trong mọi trường hợp sẽ không làm phương hại đến

-


các quyền của bên thứ ba.”3
Pháp luật Trung Quốc quy định: pháp luật để áp dụng giải quyết quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng được điều chỉnh theo hệ thuộc luật: Luật do
các bên đương sự thỏa thuận hoặc sử dụng hệ thuộc luật khác phù hợp với

-

từng loại vi phạm pháp luật.
Pháp luật Hàn Quốc quy định: luật tư pháp quốc tế của Hàn Quốc quy định
hệ thuộc chính điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là

-

luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại...4
Pháp luật Nhật Bản quy định: “Việc xác lập và hiệu lực của trái quyền phát
sinh do hành vi trái pháp luật tuân theo luật cả nước nơi phát sinh của hậu
quả hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên nếu không xác định được nơi phát sinh

-

hậu quả của hành vi gây thiệt hại thì xác định nơi hành vi gây thiệt hại.” 5...
Pháp luật Thái Lan quy định: Luật xung đột Thái Lan, B.E. 2481 được ban
hành ngày 10/03/1938. Mục 15 quy định về BTTHNHĐ: “Nghĩa vụ phát
sinh từ hành vi sai phạm được điều chỉnh bởi luật nơi thực hiện hành vi sai
phạm đó”. Như vậy, nguyên tắc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm được áp
dụng nhằm điều chỉnh quan hệ BTTHNHĐ. Mục 9 của luật quy định: “Trừ
khi có quy định khác của đạo luật này hoặc các đạo luật khác của Xiêm, hình
thức bắt buộc để đảm bảo giá trị của một hành vi pháp lý được điều chỉnh
3 Khoản 1 Điều 14 quy định Rome II.

4 Điều 32 Luật tư pháp quốc tế Hàn Quốc số 6465 ngày 07/04/2001.
5 Điều 17 Luật tư pháp quốc tế Nhật Bản.


bởi pháp luật quốc gia nơi hành vi thực hiện. Tuy nhiên, luật quốc gia nơi có
tài sản sẽ quy định hình thức bắt buộc đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng,
văn bản hoặc các hành vi pháp lý khác liên quan đến bất động sản”.
Nhìn chung, trong pháp luật các quốc gia cũng như trong các quy định về
cách xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài đều
dựa trên những quy tắc và hệ thuộc chung nhất định. Có quốc gia ưu tiên sự lựa
chọn pháp luật áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên đương sự, có quốc gia lại
lựa chọn theo nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu qủa của hành vi
gây thiệt hại... Tuy nhiên không hệ thuộc luật nào có thể giải quyết tuyệt đối các
xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi áp dụng cũng có thể
có các ngoại lệ nhất định.
3. Giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại việt nam
A) Theo quy định tại Việt Nam

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp
luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của
các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Tham khảo, rút kinh nghiệm từ một số quốc gia
trên thế giới, Việt Nam đã và đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật của
mình để phù hợp với xu hướng quy định quốc tế. Năm 2015 là năm một loạt các
văn bản luật quan trọng của Việt Nam được thay thế, như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố
tụng dân sự, Bộ luật hình sự…trong đó phải kể đến BLDS 2015 ra đời với rất nhiều
các quy định mới ngày càng gần gũi hơn với các quy định quốc tế, đặc biệt là các
quy định về quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài. Quan hệ BTTHNHĐ có yếu
tố nước ngoài là một trong những trường hợp thuộc quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Do đó, ở Việt Nam, khi nghiên cứu về vấn đề xác định pháp luật áp dụng
cho quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài cần xem xét đến các quy định thuộc

Phần thứ Năm của BLDS 2015, đặc biệt là các quy định: điều 664 - 671 quy định
về việc xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; và


điều 687 quy định riêng về việc xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ
BTTHNHĐ như sau:
Điều 687 BLDS năm 2015 quy định:
“1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của
sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.”
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá
nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của
nước đó được áp dụng.”
Như vậy có thấy Việt Nam cũng quy định áp dụng các hệ thuộc luật khác nhau để
giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
 Hệ thuộc luật thứ nhất: Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn. Theo đó các

bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Có thể nhận thấy rõ ràng, điểm tiến bộ nhất trong các quy định của pháp luật Việt
Nam về quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài ở BLDS 2015 so với BLDS
2005 đó là cho phép các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng. Cụ
thể, điều 687 quy định: “(1) Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu
quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. (2) Trường hợp bên gây thiệt hại và bên
bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại
cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.”.
Các nhà làm luật Việt Nam ngày càng có xu hướng đưa pháp luật Việt Nam

hòa nhập với pháp luật thế giới, điều này thể hiện ở chỗ, các quy định về Tư pháp
quốc tế Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự, hình sự


nói chung đều đã và đang rất gần gũi với các quy định tương ứng trong pháp luật
quốc tế. Việc cho phép thỏa thuận lựa chọn thể hiện sự tôn trọng và mở rộng quyền
tự do định đoạt của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung
và quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, xuất phát từ tính chất của
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là các quan hệ tư, được hình thành trên
nguyên tắc là nền tảng là sự thỏa thuận giữa các bên. Việc cho phép các bên trong
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quyền chọn pháp luật áp dụng
không ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội mà còn có
ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là bên bị
thiệt hại.
 Hệ thuộc thứ hai: Áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của

sự kiện gây thiệt hại, nếu các bên không có thỏa thuận.
Theo đó, khi xảy ra thiệt hại ngoài hợp đồng mà các bên không có thỏa thuận lựa
chọn pháp luật áp dụng để giải quyết việc bồi thường thì sẽ áp dụng pháp luật của
nước nơi phát sinh sự kiện gây thiệt hại. Việc pháp luật quy định áp dụng pháp luật
của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại để giải quyết các vấn đề
liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có những ý nghĩa
nhất định như thể hiện tính khách quan, trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên
bị thiệt hại không cùng quốc tịch hoặc nơi cư trú thì áp dụng nguyên tắc này là phù
hợp; giúp Tòa án có thể dễ dàng hơn trong việc điều tra, thu thập chứng cứ, xác
minh về việc thu thập vụ án…
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự
kiện gây thiệt hại cũng có điểm khó khăn, đó là trong trường hợp hậu quả của sự
kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài thì tòa án Việt Nam sẽ phải áp dụng pháp
luật nước ngoài. Ngoài ra, để có thể giải quyết vụ việc đúng thời hạn, đảm bảo

quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được sự thì cần có sự hợp tác tương trợ tư
pháp quốc tế giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với cơ quan hữu quan của
nước ngoài. Bên cạnh đó hệ thuộc nơi cư chú cũng đã bộc lộ điểm yếu khi không


giải quyết được các tranh chấp về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài mà hành vi gây
thiệt hại xảy ra trên internet – nơi không có đương biên giới.
Như vậy, có thể thấy quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài bản chất vẫn là một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do đó, vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng cho
quan hệ BTTHNHĐ sẽ được điều chỉnh bởi hai điều khoản đó là điều 687 quy định
cụ thể về việc xác định pháp luật áp dụng cho BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài, và
điều 664 là xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
nói chung. Về nguyên tắc, đối với quy phạm xung đột thì phải áp dụng quy định
chung trước, rồi đến nguyên tắc riêng sau, do đó khi giải quyết quan hệ BTTHNHĐ
có yếu tố nước ngoài, tòa án sẽ phải áp dụng điều 664 sau đó đến điều 687 của
BLDS 2015.
- Đối với vấn đề thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì nếu không có điều ước
quốc tế về xác định thẩm quyền xét xử quốc tế thì Tòa án Việt Nam sẽ căn cứ vào
các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong pháp luật tố tụng Việt Nam về xác định
thẩm quyền của mình. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, việc
xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài được quy định tại Điều 469, 470. Cụ thể theo một số dấu hiệu như dấu
hiệu quốc tịch, dấu hiệu về lãnh thổ, dấu hiệu xác định thẩm quyền theo sự lựa
chọn của các bên.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số lĩnh vực cụ thể cơ bản
không có hệ thuộc luật riêng để giải quyết xung đột mà chủ yếu áp dụng quy định
chung tại Điều 687 Bộ luật dân sự 2015 để giải quyết như lĩnh vực bồi thường thiệt
hại do xâm phạm bí mật đời tư, quyền nhân thân; lĩnh vực bồi thường thiệt hại do
sản phẩm gây ra; bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực cạnh tranh...
- Đối với lĩnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí

tuệ. Bộ luật dân sự năm 2015 đã thừa nhận quan điểm có xung đột pháp luật trong
quan hệ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhựng quyền sở hữu trí
tuệ. Mặc dù không có quy định riêng biệt giải quyết xung đột pháp luật về bồi


thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, với quy định tại Điều
679 Bộ luật dân sự năm 2015 và các quy định pháp luật nội dung ở Luật sở hữu trí
tuệ năm 2005, có thể hiểu Việt Nam thiên về sử dụng hệ thuộc luật của nước nơi
quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ.6
- Đối với lĩnh vực tai nạn giao thông cơ bản vẫn áp dụng quy định chung tại
điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên cần chú ý Khoản 3 Điều 3 Bộ luật
hàng hải Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột
pháp luật như sau: (1) Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va,
tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của
quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó; (2) Trường hợp quan hệ pháp
luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp
dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ
lý giải quyết tranh chấp. (3) Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế
giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển
mang cờ quốc tịch.
B) Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Bên cạnh các quy định pháp luật trong nước thì việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết trên cơ sở các quy định của điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Các quy định của điều ước quốc tế ở
đây chính là các quy định được ghi trong các Hiệp định tương trợ tư pháp
(HĐTTTP) về dân sự Việt Nam ký kết với nước ngoài. Cụ thể : Hiệp định với Liên
Xô (cũ) tại Điều 33, với Tiệp Khắc (cũ) tại Điều 33, với Hungari tại Điều 30, với
Bungari tại Điều 31, với Ba Lan tại Điều 38, với Lào tại Điều 23, với Liên Bang
Nga tại Điều 37, với Ucraina tại Điều 33, với Mông Cổ tại Điều 41 và với Beelarut

tại Điều 39 quy định nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân
của cùng một nước kí kết thì áp dụng pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân.

6 Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, tr 472.


Còn lại ba Hiệp định là Hiệp đinh với CuBa, Hiệp định với Trung Quốc , và Hiệp
định với Cộng Hòa Pháp không có điều khoản về quy định về vấn đề này.
Nội dung của điều khoản quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong các Hiệp định kể trên tương đối thống nhất.
Ví dụ, Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên bang Nga năm 1998 quy định:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ( do hành vi vi phạm pháp luật)
được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của một
Bên ký kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở, ở một Bên ký kết, thì áp dụng
pháp của Bên ký kết đó”. Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp với Lào cũng có nội
dung trương tự như vậy. Tức là, nếu các bên đương sự có quốc tịch khác nhau
nhưng cùng thường trú trên lãnh thổ một nước ký kết thì áp dụng pháp luật của
nước họ có nơi thường trú chung. Điều 30 HĐTTTP với Hungari còn quy định:
“Về trách nhiệm do gây thiệt hại, sẽ áp dụng pháp luật của nước kí kết nơi đã xảy
ra hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, nếu các đương sự thường trú trên lãnh thổ
nước kí kết kia thì áp dụng pháp luật của nước kí kết”. Khoản 2 điều 33 HĐTTTP
với Ucraina quy định nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng có quốc
tịch của nước kí kết, tức áp dụng hệ thuộc luật Tòa án. Trong trường hợp này người
bị thiệt hại cần phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền là tòa án nước kí kết nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại để đòi bồi thường. Ngoài ra để đảm bảo quyền của người bị
thiệt hại, HĐTTTP còn quy định, người bị thiệt hại cũng có thể gửi đơn kiện đến
tòa án của nước kí kết nơi người gây thiệt hại thường trú để đòi bồi thường.



III.

Kết luận
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng

trong khoa hoc luật dân sự cũng như khoa học tư pháp quốc tế, không chỉ bởi vì nó
là một trong những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ,mà còn vì đây là một loại
trách nhiệm bồi thường hành vi gây thiệt hại thường xuyên gặp trong cuộc sống,
đặc biệt là trong quan hệ giao lưu quốc tế. Ngày nay trong xu thế hội nhập, mở cửa
nền kinh tế, khi các quan hệ dân sự ngày càng được mở rộng và phát triển thì
không chỉ đối với pháp luật Việt Nam mà cả trong pháp luật thế giới, chế định
BTTHNHĐ là một chế định quan trọng trong việc bảo đảm công bằng xã hội, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại cũng như đóng vai trò tích cực
ngăn chặn và hạn chế các hành vi gây thiệt hại xảy ra trong thực tế, tạo môi trường
pháp lý bình đẳng cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế.


Danh mục tài liệu tham khảo
* Văn bản pháp luật:
1. Bộ luật dân sự năm 2005;
2. Bộ luật dân sự năm 2015
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004(2011);
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
*Sách, báo, tạp chí:
5. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB công an Nhân dân, Hà Nội2013;
6. TS.Đỗ Văn Đại-PGS.TS.Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam (Quan hệ dân sự, lao
động, thương mại có yếu tố nước ngoài), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội-2010;
7. Trần Việt Anh, So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự

ngoài hợp đồng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4(276)/2011.

8. TS.Nguyễn Hồng Bắc, Bài viết “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố
nước ngoài”; ngày 7/4/2010;



×