Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số bài tập Địa 12 và hướng dẫn giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.94 KB, 23 trang )

Một số bài tập Địa lý lớp 12
Bài 1. Điền tiếp vào hình sau thời gian cách đây và thời gian diễn ra của 3 giai đoạn hình thành
lãnh thổ Việt Nam.
← Giai đoạn Tiền Cambri → ← Giai đoạn → ← Giai đoạn
Cổ kiến tạo Tân kiến tạo
Ngày nay
Hướng dẫn trả lời:
← Giai đoạn Tiền Cambri → ← Giai đoạn → ← Giai đoạn
Cổ kiến tạo Tân kiến tạo
2 tỉ năm 477 tr năm
2,5 tỉ năm 542 tr năm 65 tr năm Ngày nay
Bài 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy so sánh về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm
của ba địa điểm. Giải thích.
Địa điểm
Lượng mưa
(mm)
Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
Huế
Tp. Hồ Chí Minh
1676
2868
1931
989
1000
1686
687
1868
245
Nhận xét:
- Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa nhiều nhất, sau đó đến Tp. Hồ Chí Minh,


Hà Nội có lượng mưa ít nhất.
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
- Về cân bằng ẩm: cao nhất là Huế rồi đến Hà Nội sau đó đến Tp. Hồ Chí Minh.
Giải thích:
- Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất là do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã đón gió thổi theo
hướng đông bắc từ biển vào, ảnh hưởng của mưa bão và dải hội tụ nhiệt đới. Do mưa nhiều, lượng bốc
hơi nhỏ nên cân bằng ẩm lớn.
- Tp. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam từ biển thổi
vào cùng với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh gây mưa nhiều, nhưng do nhiệt độ cao, lượng bốc
hơi mạnh nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
- Hà Nội do có mùa đông lạnh, nên lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng ẩm cao.
Bài 3 . Dựa vào bảng dưới đây, nhận xét và giải thích về đặc điểm khí hậu của 3 địa điểm
.
Địa điểm
Số tháng
lạnh
Số tháng
nóng
Mùa mưa (từ
tháng ... đến
tháng ...)
Mùa khô (từ
tháng... đến
tháng ...)
Số tháng khô, số
tháng hạn
Hà Nội 2 5 V → X XI → IV 3 tháng khô
Huế 0 7 VIII → I II → VII Không có tháng khô
Tp. Hồ Chí Minh 0 12 V → XI XII → IV
1 tháng khô

3 tháng hạn
1
Nhận xét
– Hà Nội khí hậu có 2 mùa: mùa đông và mùa hè. Mùa đông lạnh, mưa ít, không có tháng hạn,
mùa hè nóng, mưa nhiều.
– Huế có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô không quá khô hạn, mùa mưa vào thu đông.
– Tp. Hồ Chí Minh có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô rõ rệt, khí hậu nóng quanh năm.
Giải thích
– Hà Nội: do ảnh hưởng của mùa đông lạnh và có mưa phùn khi khối khí lạnh đi qua biển vào cuối
mùa đông.
– Huế: do ảnh hưởng của địa hình (dải Trường Sơn, dãy Bạch Mã chắn các khối khí từ biển vào),
do bão và dải hội tụ nhiệt đới.
– Tp. Hồ Chí Minh: do gần Xích đạo, chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc; không chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Bài 4. Qua bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự biến đổi nhiệt độ theo vĩ độ.
Địa điểm
t
o
TB năm
(
o
C)
t
o
TB tháng lạnh
nhất (
o
C)
t
o

TB tháng
nóng nhất (
o
C)
Biên độ t
o
TB
(
o
C)
Hà Nội (vĩ độ 21
o
01'B) 23,5 16,4 (thángI) 28,9 (tháng VII) 12,5
Huế (vĩ độ 16
o
24'B) 25,1 19,7 (thángI) 29,4 (tháng VII) 9,7
Tp. Hồ Chí Minh (vĩ độ
10
o
47'B)
27,1 25,8 (thángXII) 28,9 (tháng IV) 3,1
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ:
– Nhiệt độ trung bình năm càng vào Nam càng tăng.
– Biên độ nhiệt trung bình càng vào Nam càng giảm.
– Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất có sự chênh lệch rất lớn từ Bắc vào Nam.
– Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất chênh lệch ít.
– Miền Trung từ Huế trở vào không có tháng lạnh.
Bài 5 . Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (
O

C)
Địa điểm
t
o
TB
năm
t
o
TB tháng
lạnh nhất
t
o
TB tháng
nóng nhất
Biên độ
t
o
TB
t
o
tối
thấp
tuyệt
đối
t
o
tối
cao
tuyệt
đối

Biên độ
t
o
tuyệt
đối
Hà Nội
(21
o
01B)
23,5
16,4
(tháng 1)
28,9
(tháng 7)
12,5 2,7 42,8 40,1
Tp. Hồ Chí
Minh
(10
o
47B)
27,1
25,8
(tháng 12)
28,9
(tháng 4)
3,1 13,8 40,0 26,2
2
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
a) Nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
b) Nguyên nhân khác biệt của khí hậu Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn trả lời:
a) Nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa
– Ở Hà Nội:
+ Có 2 tháng lạnh nhiệt độ dưới 18
0
; nhiệt độ thấp nhất là tháng I (16
0
4), nhiệt độ tối thấp 2,7
0
C;
có 5 tháng nóng (từ tháng V đến tháng IX), nhiệt độ cao nhất là vào tháng VII: 28,9
0
C, nhiệt độ tối cao
lên tới 42,8
0
C. Biên độ nhiệt cao (12,5
0
C) gấp khoảng 4 lần biên độ nhiệt của Tp. Hồ Chí Minh.
+ Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, tổng lượng mưa mùa mưa vào khoảng trên 1400mm.
+ Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV, tổng lượng mưa mùa khô vào khoảng 250mm.
– Ở Tp. Hồ Chí Minh:
+ Nóng quanh năm. Biên độ nhiệt thấp hơn so với Hà Nội. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và
tối thấp của vùng nhỏ hơn so với Hà Nội.
+ Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, lượng mưa vào mùa mưa cao hơn Hà Nội.
+ Mùa khô từ tháng XII đến tháng IV, có tới 2 tháng khô và 3 tháng hạn.
b) Nguyên nhân
– Khí hậu Hà Nội có sự phân mùa, đó là mùa đông và mùa hạ. Mùa đông lạnh, không quá khô, có
tới 2 tháng nhiệt độ dưới 18
0
C. Nguyên nhân do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,vào cuối mùa đông

khối khí lạnh đi qua biển gây nên hiện tượng mưa phùn nên Hà Nội không có tháng hạn. Mùa hạ Hà
Nội có mưa nhiều vì đón gió Đông Nam từ biển thổi vào gây mưa lớn.
– Khí hậu Tp. Hồ Chí Minh có 2 mùa rất rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ nóng quanh
năm, mưa nhiều, do Tp. Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,
chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc và ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam mang mưa cùng
với tác động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh hơn nên mưa lớn, nhưng nhiệt độ cao đặc biệt vào mùa khô
nên bốc hơi nước mạnh gây hạn.
3
Bài 6. Cho bảng số liệu sau:
Địa điểm t
0
TB năm Lượng mưa TB năm
Quy Nhơn 26,8 1692
Plây Ku 21,8 2272
a) Từ bảng số liệu rút ra nhận xét.
b) Tại sao Quy Nhơn gần biển lại có t
0
TB năm cao hơn và lượng mưa ít hơn của Plây Ku.
Hướng dẫn trả lời:
a) Nhận xét: Quy Nhơn có t
0
TB năm cao hơn Plây Ku nhưng lại có lượng mưa ít hơn Plây Ku.
b) Giải thích: Vì Plây Ku có địa hình đón gió; đón nhận trực tiếp gió mùa Tây Nam nên mưa
nhiều, mặt khác do độ cao địa hình nên t
0
TB năm thấp hơn Quy Nhơn.
Bài 7 . Cho bảng số liệu sau:
Năm
Tổng diện tích
rừng (triệu ha)

Diện tích rừng tự
nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng
trồng (triệu ha)
Độ che phủ (%)
1943 14,3 14,3 0 43,0
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2005 12,7 10,2 2,5 38,0
Nhận xét sự biến động diện tích rừng của nước ta.
Hướng dẫn trả lời:
Phân tích theo từng giai đoạn:
– Từ 1943 đến 1983, nước ta mất đi 7,1 triệu ha rừng. Trung bình mỗi năm nước ta mất đi 0,18
triệu ha rừng. Giai đoạn này diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng 0,4
triệu ha. Giai đoạn này, diện tích rừng trồng không bù lại được diện tích rừng bị phá lên độ che phủ
rừng giảm từ 43% còn 22%.
– Giai đoạn 1983 đến 2005, diện tích rừng nước ta tăng lên 5,5 triệu ha. Trung bình mỗi năm nước
ta tăng được 0,25 triệu ha rừng. Giai đoạn này diện tích rừng trồng vượt diện tích rừng bị phá nên độ
che phủ rừng tăng từ 22% lên 38%.
Bài 8 . Dựa vào bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA NĂM 1999 VÀ 2005
(Đơn vị: %)
Năm
Độ tuổi
1999 2005
Từ 0 – 14 tuổi
Từ 15 – 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
33,5
58,4
8,1

27,0
64,0
9,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số nước ta qua các năm trên.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu trên. Giải thích nguyên nhân.
4
Hướng dẫn trả lời:
a) Vẽ biểu đồ:
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn. Một cho năm 1999, một cho năm 2005. Kích thước biểu đồ hình tròn
năm 2005 lớn hơn so với biểu đồ hình tròn năm 1999.
- Có tên biểu đồ.
- Có bảng chú giải chung cho 2 biểu đồ.
b) Nhận xét:
- Có sự chênh lệch khá lớn về cơ cấu giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động (15
- 59) luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó đến nhóm tuổi dưới tuổi lao động (0 –14) và chiếm tỉ
trọng nhỏ nhất là nhóm tuổi trên độ tuổi lao động.
- Đang có sự thay đổi về cơ cấu giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động giảm về tỉ
trọng, nhóm tuổi trong và trên độ tuổi lao động tăng tỉ trọng.
- Giải thích: do thực hiện tốt chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ trẻ em sinh
ra trong những năm gần đây giảm nhanh. Do đời sống được nâng lên và chăm sóc sức khoẻ tốt nên
tỉ lệ người cao tuổi tăng.
Bài 9. Dựa vào bảng số liệu sau:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2006
Vùng Mật độ dân số (người/km
2
)
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
1225
148
69
207
200
89
511
429
254
a) Vẽ biểu đồ so sánh mật độ dân số các vùng của nước ta.
b) Nhận xét về sự chênh lệch mật độ dân số giữa các vùng. Giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn trả lời:
a) Vẽ biểu đồ hình cột, trên đỉnh cột ghi số liệu mật độ dân số. Có tên biểu đồ.
b) Nhận xét:
- Có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số giữa các vùng. Dân cư tập trung đông nhất ở các vùng
đồng bằng, ven biển; thưa thớt ở các vùng miền núi, cao nguyên. ĐBSH là vùng có mật độ dân số
cao nhất, cao gấp 4,8 lần trung bình cả nước và cao gấp 17,7 lần vùng có mật độ thấp nhất (Tây
Bắc).
- Giải thích: Những vùng có điều kiện sản xuất và sinh sống thuận lợi (các vùng đồng bằng, ven
biển) dân cư tập trung đông. Còn các vùng miền núi, cao nguyên, điều kiện sống, giao thông đi lai
khó khăn nên dân cư thưa thớt hơn. Vùng ĐBSH dân cư tập trung đông nhất vì gắn với hoạt động
canh tác lúa nước từ lâu đời, mặt khác đây là vùng tập trung nhiều đô thị đông dân.
5
Bài 10. Dựa vào bảng số liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ,

GIAI ĐOẠN 2000 – 2005
(Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế 2000 2002 2003 2004 2005
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Tổng số
65,1
13,1
21,8
100,0
61,9
15,4
22,7
100,0
60,3
16,5
23,2
100,0
58,8
17,3
23,9
100,0
57,3
18,2
24,5
100,0
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai
đoạn 2000 – 2005.
b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta qua các năm trên.

Hướng dẫn trả lời:
a) Vẽ biểu đồ: biểu đồ miền, chú ý khoảng cách năm; có kí hiệu và chú giải cho từng thành
phần. Có tên biểu đồ.
b) Nhận xét:
– Có sự chênh lệch lớn về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. Lao động có
việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và ít nhất ở khu vực công nghiệp –
xây dựng (dẫn chứng).
– Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế đang có xu thế chuyển dịch từ khu vực nông – lâm
– ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên còn chậm (dẫn chứng).
Bài 11. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ SO VỚI SỐ DÂN CẢ NƯỚC,
GIAI ĐOẠN 1990 – 2005
Năm Số dân thành thị (triệu người) Tỉ lệ dân thành thị (%)
1990
1995
2000
2005
12,9
14,9
18,8
22,3
19,5
20,8
24,2
26,9
a) Vẽ biểu đồ (biểu đồ đường kết hợp với biểu đồ cột) thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành
thị của nước ta qua các năm trên.
b) Kết hợp với với kiến thức đã học, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành
thị trong dân số cả nước trong thời gian trên.
Hướng dẫn trả lời:

a) Vẽ biểu đồ: nên vẽ số dân bằng biểu đồ đường, tỉ lệ dân thành thị bằng biểu đồ cột. Có ghi
các số liệu trên biểu đồ ở các năm tương ứng. Có chú giải và tên biểu đồ.
b) Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 – 2005, số dân thành thị tăng thêm 9,4 triệu người. Tuy
6
nhiên, do số dân đông nên tỉ lệ dân thành thị tăng chậm. Nước ta còn ở trong giai đoạn đô thị hoá
chậm phát triển (dẫn chứng).
Bài 12. Dựa vào bảng số liệu sau:
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG THEO VÙNG
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm
Vùng
1999 2005
Đông Bắc
Tây Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
210,0
210,0
280,3
212,4
252,8
344,7
527,8
342,1
295,0

379,9
265,7
448,2
317,1
414,9
390,2
833,0
471,1
484,4
Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng của nước ta trong các
năm trên.
Hướng dẫn trả lời:
Vẽ biểu đồ: biểu đồ dạng cột, mỗi vùng có 2 cột (một cột năm 1999 và một cột năm 2005); có
kí hiệu riêng cho năm 1999 và 2005; có ghi số liệu trên các cột. Có tên biểu đồ và bảng chú giải.
Bài 13 . Dựa vào biểu đồ và số liệu, hãy so sánh và nhận xét về mức thu nhập bình quân đầu
người/tháng giữa các vùng ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời:
- Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn.
ĐNB luôn đứng đầu cả nước về thu nhập bình quân theo đầu người. Tây Bắc luôn là vùng thấp
nhất.
- Nhìn chung, trong giai đoạn 1999 – 2005, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa
các vùng ở nước ta đều tăng khá, tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. Những vùng tăng
mạnh nhất là ĐNB và ĐBSH, vùng tăng thấp nhất là Tây Bắc (dẫn chứng).
Bài 14 . Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ,
GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 (%)
Năm
Khu vực
199
0

199
1
199
5
199
7
199
8
200
2
200
5
Nông, lâm, ngư nghiệp 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0
Công nghiệp – xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0
Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0
7
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong GDP của nước ta qua
các năm trên.
b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu.
Hướng dẫn trả lời:
a) Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ miền, chú ý khoảng cách các năm; có kí hiệu để phân biệt các khu
vực kinh tế. Có tên biểu đồ và bảng chú giải.
b) Nhận xét:
– Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng
của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I; khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định (dẫn
chứng).
– Tốc độ chuyển dịch còn chậm.
Bài 15. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (%)
Loại cây trồng

Tỉ trọng
Năm 1990 Năm 2005
Cây lương thực 67,1 59,2
Rau đậu 7,0 8,3
Cây công nghiệp 13,5 23,7
Cây ăn quả 10,1 7,3
Cây khác 2,3 1,5
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt phân theo loại cây trồng
nước ta năm 1990 và năm 2005.
b) Nhận xét về cơ cấu ngành trồng trọt phân theo loại cây trồng qua các năm trên.
Hướng dẫn trả lời:
a) Vẽ biểu đồ: vẽ 2 biểu đồ hình tròn, một thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm
1990 và năm 2005 (kích thước hình tròn năm 2005 lớn hơn năm 1990). Có tên biểu đồ, có kí hiệu cho
từng loại cây và có bảng chú giải chung cho cả 2 biểu đồ.
b) Nhận xét:
– Có sự chênh lệch rất lớn về cơ cấu các loại cây trồng: cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng lớn
nhất, lớn hơn rất nhiều so với các loại cây khác; cây công nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn, còn lại chiếm
tỉ trọng nhỏ.
– Đang có sự thay đổi về cơ cấu: cây lương thực, cây ăn quả và các loại cây khác giảm; cây công
nghiệp và rau đậu tăng.
Bài 16. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỊT CÁC LOẠI
(Đơn vị:nghìn tấn)
Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 1412,3 49,3 0,1 1080 212,9
2000 1853,2 48,4 93,8 1418,1 292,9
8
2005 2812,2 59,8 142,2 2288,3 321,9
Hãy nhận xét về sự phát triển chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại qua các
năm 1996, 2000 và 2005.

Hướng dẫn trả lời:
a) Tính cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)
Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 100,0 3,5 4,9 76,5 15,1
2000 100,0 2,6 5,1 76,5 15,8
2005 100,0 2,1 5,1 81,4 11,4
b) Nhận xét:
– Từ năm 1996 đến năm 2005, sản lượng thịt các loại tăng gần 2 lần, trong đó lợn là vật nuôi
chính.
– Về cơ cấu: đàn trâu có xu hướng giảm về tỉ trọng do nhu cầu về sứa kéo giảm; đàn bò ổn định do
chuyển sang nuôi lấy thị và sữa; đàn gia cầm năm 2005 giảm khá mạnh là do dịch cúm gia cầm. Chăn
nuôi lợn vẫn giữ được vị trí và ngày càng tăng nhanh do nguồn thức ăn được đảm bảo và khả năng xuất
khẩu cao.
Bài 17. Cho bảng số liệu dưới đây:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (THEO GIÁ SO SÁNH 1994)
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Tổng số Lương
thực
Rau đậu Cây công
nghiệp
Cây ăn quả Cây khác
1990 49 604,0 33 289,6 3 477,0 6 692,3 5 028,5 1 116,6
1995 66 183,4 42 110,4 4 983,6 12 149,4 5 577,6 1 362,4
2000 90 858,2 55 163,1 6 332,4 21 782,0 6 105,9 1 474,8
2005 107897,6 63852,5 8 928,2 25 585,7 7 942,7 1 588,5
a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm
1990 = 100%).
b) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục toạ độ các đường biểu diễn tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
Hướng dẫn trả lời:

a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 =
100%) rồi điền vào bảng theo mẫu sau:
Năm Lương thực Rau đậu Cây công
nghiệp
Cây ăn quả Cây khác
1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1995
2000
2005
9

×