Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận cao học Sử dụng ngôn ngữ truyền thông tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.35 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh, cấp ủy Đảng, chính quyền đã thường xuyên quan tâm triển khai thực
hiện những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các cơ chế ưu đãi
của tinh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước trong 10 năm qua (1998 - 2008) tỉnh đã tập
trung đầu tư xây dựng nhiều hệ thống cơ sở hạ tâng tại các xã vùng đồng bào
dân tộc thiểu số như: Các công trình giao thông, thủy lợi, điện thắp sáng, điện
thoại, trường học, trạm y tế, gắn với ổn định dân cư, tạo điều kiện cho đồng
bào có nơi ở ổn định; thực hiện tốt các chính sách trợ cước, trợ giá giống, vật
tư nông nghiệp; tạo điều kiện cho các hộ gia đình được vay vốn với lãi suất
ưu đãi; quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số;
huy động nhiều nguồn lực tập trung thực hiện chương trình xóa đói, giảm
nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. . . Thông qua các chương trình,
dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đời sống
vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện một số chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn
hạn chế, bất cập. . . vấn đề ổn định dân cư, phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là giao thông đi lại còn nhiều khó
khăn; sản xuất còn manh mún, vẫn mang tính tự cung, tự cấp, chưa hình thành
sản xuất hàng hóa; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
còn hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất
lượng cao còn chậm; công tác giáo dục, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn,
bất cập. Một trong nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hiện tượng đó
là việc sử dụng ngôn ngữ để truyền thông cho người dân tộc chưa phù hợp với
đặc điểm ngôn ngữ, nếp sống, và những đặc thù của từng dân tộc.
Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện đề tài: "Sử dụng ngôn ngữ
1



truyền thông tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang” là rất cần thiết. Từ việc phân tích, đánh giá đúng những kết
quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, xác định đúng nguyên nhân; từ đó
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu quá trình triển khai, tổ chức thực hiện; phân tích, đánh giá
tác động việc lựa chọn loại hình ngôn ngữ để thực hiện tuyên truyền các chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp lựa chọn loại hình ngôn ngữ để tiếp tục
triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước đối với đồng bào dân tộc thiểu.
3. Nhiệm vụ
Nghiên cứu sâu về việc lựa chọn và sử dụng các loại hình ngôn ngữ phù
hợp cho đồng bào dân tộc khi thực hiện truyền thông các chủ trương chính
sách, kiến thức khoa học tại tỉnh Tuyên Quang. Rút ra được những kết luận và
đánh giá khách quan, chính xác về bản chất, xu hướng phát triển, lợi ích…
của việc lựa chọn ngôn ngữ và phương pháp truyền thông đối với đồng bào
dân tộc thiểu số và sự phát triển của cộng đồng các dân tốc trên địa bàn tỉnh.
4. Đối tượng, phạm vi nhiên cứu
- Một số dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên
Quang.
- Khảo sát trong thời gian từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
- Đưa ra được cách sử dụng các loại hình ngôn ngữ truyền thông hợp lý
để truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang.
- Nghiên cứu đề tài để làm tư liệu cho việc học tập và làm việc sau này

2


- Hiểu được sâu hơn về các điểm mạnh và hạn chế trong việc lựa chọn
ngôn ngữ để truyền thông đối với người dân tộc thiểu số, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, nghiên cứu
- Logic
- Thống kê
- Đánh giá

Chương 1
CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Vài nét về chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam
1.1.1. Chính sách bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc thiểu số (Nghị
quyết TW5 khoá 8)
- Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng,
3


phát triển những giá trị mới về vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật của các dân tộc
thiểu số. - Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi
với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc
đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng
nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng
tác, sưu tầm, nghiên cứu vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu
số. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài nǎng sáng tạo các tác
phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào

các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về
phục vụ quê hương. Phát huy tài nǎng các nghệ nhân.
- Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị
vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
- Xây dựng nếp sống vǎn minh, gia đình vǎn hóa, mở rộng mạng lưới
thông tin ở vùng dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc
thiểu số, sớm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xóa mù
chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục.
Trong đó, chính sách sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp giữa cộng
đồng các dân tộc Việt Nam không chỉ phù hợp với tư tưởng tiến bộ của nhân
loại về quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà còn phù hợp với nhu cầu thực tế
của đồng bào dân tộc thiểu số trong nước, góp phần bảo vệ, xây dựng và phát
triển đất nước.
Tác giả Trần Trí Dõi trong bài viết Chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số
ở Việt Nam và giá trị của nó trong phát triển bền vững vùng lãnh thổ. Theo
kết quả khảo sát, nhóm tác giả cho rằng người dân tộc sử dụng thành thạo
tiếng phổ thông (tức ngôn ngữ quốc gia) sẽ là nguồn nhân lực có trình độ lao
động cao hơn, có thu nhập xã hội cao hơn. Cũng vậy, người đồng thời sử dụng
thành thạo tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ sẽ có đời sống văn hóa phong phú
và đa dạng hơn. Chính vì thế, ở Việt Nam,người dân tộc thiểu số có nhu cầu
4


cao trong việc sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ của mình. Và đồng
thời người ta cũng nhận ra vai trò nghiêng về chức năng “phát triển” kinh tế xã hội đối với tiếng phổ thông và ưu tiên về chức năng “nâng cao giá trị văn
hóa” cho việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình đối với người dân tộc. Như vậy,
theo tác giả Trần Trí Dõi, người dân tộc thiểu số mà thành thạo cả ngôn ngữ
phổ thông và ngôn ngữ dân tộc sẽ có trình độ cao hơn và có thu nhập cao hơn.
Đó là mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và văn hoá.

1.1.2. Chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống, kết thành cộng đồng xây
dựng, gìn giữ và phát triển đất nước trong suốt những năm trường lịch sử và
để lại cho các thế hệ mai sau. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng, ngôn
ngữ riêng, có lịch sử lâu dài gắn bó với Tổ quốc Việt Nam. Với chính sách
dân tộc - đoàn kết - bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, từ lâu,
Đảng và Nhà nước đã ý thức rất rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và phát
triển nền văn hoá vùng dân tộc thiểu số. Và với sự đa dạng về ngôn ngữ, cộng
đồng 54 dân tộc ở Việt Nam cần có ngôn ngữ chung để các dân tộc giao tiếp
được với nhau, bình đẳng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đó cũng chính là
sự thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta.
- Chủ trương phổ cập tiếng phổ thông (tiếng Việt) cho tất cả các dân
tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển
bình đẳng ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau và không có nghĩa là không
tạo điều kiện để tiếng mẹ đẻ của các dân tộc được duy trì, phát triển. Ngay
từ năm 1941, khi chưa giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
nêu trong nghị quyết của mình: “Văn hoá của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát
triển, tồn tại và được bảo đảm”. Tư tưởng, đường lối chính sách đúng đắn
này đã được thể hiện nhất quán và rõ ràng trong các Hiến pháp của ta từ đó
đến nay.
- Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 nhấn mạnh: “Các dân tộc có
5


quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình”.
Để thực thi những quyền cơ bản về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số
trong các luật của Nhà nước, nhiều biện pháp hướng dẫn cụ thể đã được xây
dựng và thực hiện: - Theo Quyết định 53-CP/1980 của Hội đồng bộ trưởng:

“Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tôn
trọng, duy trì, giúp đỡ và phát triển”. Theo tinh thần quyết định, Luật phổ cập
giáo dục tiểu học đã được Quốc hội thông qua, trong đó hướng dẫn việc dạy
và học tiếng nói, chữ viết dân tộc.
- Năm 1997, Bộ Giáo dục Đào tạo có Thông tư số 1 GD-ĐT cụ thể hoá
kế hoạch này: “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết
của dân tộc mình cùng tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học.
Trong những chính sách khác nhau nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội, chính sách ngôn ngữ nói chung và chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số
nói riêng đóng một vai trò quan trọng. Ngôn ngữ có hai chức năng: vừa là
phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy. Hai chức năng này góp phần
quan trọng vào việc phát triển tri thức, kinh nghiệm, trao truyền văn hoá và
đồng thời cũng là công cụ để trao đổi sản phẩm văn hoá trong cộng đồng các
dân tộc. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của tác giả Trần Trí Dõi về chính
sách ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam, nhiều phiếu thống kê cho rằng, ngôn ngữ
của các dân tộc thiểu số chỉ giữ vai trò là phương tiện trao đổi trong cộng
đồng theo nghĩa đơn giản nhất. Và như vậy, việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ của
các dân tộc thiểu số tại các địa phương mới chỉ dừng lại ở mục đích có tiếng
nói để sử dụng trong cuộc sống.
Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước, nhiều địa phương có các dân tộc thiểu số ở miền Bắc đã tổ chức
các hoạt động dạy chữ Thái, Tày, Nùng và Mông. Từ sau năm 1975, một vài
dân tộc thiểu số khu vực Trường Sơn Tây Nguyên và Nam bộ cũng được học
tiếng mẹ đẻ. Thực hiện theo nghị quyết TW5 khoá 8 về vấn đề “Bảo tồn và
6


phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn
ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc
thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân

tộc mình”… Các chương trình đào tạo ở bậc tiểu học, trung học, đại học vùng
Đồng bào dân tộc thiểu số đã áp dụng việc đào tạo tiếng dân tộc thiểu số. Tuy
nhiên, do nhiều yếu tố, việc dạy và học tiếng mẹ đẻ tại các địa phương còn
nhiều bất cập và chưa hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này, tôi trình bày thực
trạng việc sử dụng ngôn ngữ để truyền thông các chủ trường chính sách cho
đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang.

7


Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRUYỀN THÔNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
2.1. Thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc tại tỉnh Tuyên Quang
2.1.1. Vai trò của các kênh truyền thông trong việc xây dựng các chương
trình tuyên truyền bằng tiếng dân tộc.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ban Tuyên
giáo Tỉnh uỷ và 2 Đài quốc gia, Bộ Thông tin-Truyền thông, sự phối hợp giúp
đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể các cơ quan truyền thông
(Đài PT&TH Tuyên Quang, Báo Tuyên Quang, Báo Tân Trào, các tạp chí
chuyên ngành...) đã từng bước trưởng thành mọi mặt, đáp ứng nhiệm vụ chính
trị của tỉnh. Bộ phận chuyên đề, chuyên trang tiếng dân tộc luôn phát huy
truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, bám sát kế hoạch tuyên truyền
của cơ quan, định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sản xuất các chương
trình tiếng, các bài báo sử dụng dân tộc phát sóng, đăng tải trên địa bàn tỉnh
và cộng tác với các cơ quan Báo, Đài quốc gia hiệu quả, chất lượng. Các
chương trình, chuyên trang, chuyên đề luôn được đổi mới, hình thức đa dạng,
nội dung phong phú, tăng cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng
nhu cầu độc giả xem báo, khán thính giả nghe đài và xem truyền hình.
Năm 2014, chương trình Phát thanh tiếng dân tộc đã sản xuất 107

chương trình tiếng Mông, 105 chương trình tiếng Tày, 105 chương trình
tiếng Dao phát ở 58 Đài, Trạm Phát thanh FM và Truyền thanh không dây
trên toàn tỉnh, số hộ được nghe Đài Phát thanh đạt 92%, đạt 100% kế
hoạch. Báo Tuyên Quang mỗi tuần ra 02 sản phẩm báo chí phát cho đồng
bào các dân tộc vùng cao, phát hành đến tận địa điểm bưu điện văn hóa xã,
nhà văn hóa thôn bản.
Chương trình truyền hình sản xuất được trên 92 chương trình công tác
với VTV5, trong đó: tiếng Mông 24 chương trình, mỗi chương trình có thời
8


lượng từ 25 đến 30 phút và phát sóng trên tất cả 07/07 Đài, trạm trên toàn
tỉnh, đạt 109% kế hoạch, tỷ lệ số hộ được xem Truyền hình đạt 80%.
Trên cơ sở tin bài phóng viên tiếng phổ thông, bộ phận tiếng dân tộc (của
Đài PT-TH tỉnh, Báo Tuyên Quang) đã chọn lọc những tin bài phù hợp với
các dân tộc dịch thuật, dùng từ ngữ dân tộc, dễ nghe, dễ hiểu, dễ làm theo.
Tuy nhiên do dịch từ tiếng phổ phông ra tiếng dân tộc nên độ chính xác
cũng như lời hay, ý đẹp nhiều khi chỉ còn khoảng từ 80 đến 90%. Vì một số từ
khoa học, kinh tế, chính trị, chức vụ, địa danh…không có từ riêng phải mượn
từ mới.
Mặt khác, một số tác giả gửi bài đến nhưng viết không rõ hoặc hay cải
biên một số địa danh nếu người dịch không am hiểu vốn dân tộc, không có
kinh nghiệm sẽ không đúng nghĩa thậm chí sai cả địa danh. Tên bản, xã, hay
con sông, suối, đồi, núi…bao giờ cũng gắn với lịch sử thì mới có ý nghĩa.
Ví dụ: huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang là một huyện nằm ở đầu phía
bắc của tỉnh. Tiếng Tày Nà là la ruộng trên. Nhưng lâu nay các phóng viên
viết là huyện Na Hang, nếu người dịch mà không hiểu cứ dịch theo tác giả thì
địa danh sẽ vô nghĩa, người tày sẽ không biết huyện đó ở đâu.
Khó khăn trong công tác dịch thuật khiến cho nội dung thông tin chưa
thật chuẩn xác là nhiều từ mới không có tiếng dân tộc tương ứng. nên phải

dùng từ mượn, chưa chọn được từ chung cho cả một dân tộc. Ví dụ: Bệnh
HIV/AIDS, Bệnh tai xanh ở lợn, dịch cúm A(H5N1)…hay một số tên cơ
quan, tổ chức: nguyên Chủ tịch A, nguyên bí thư B…; Tổ chức Y tế Thế giới;
Trung tâm phục hồi chức năng; Trại giáo dưỡng...Vì thế. nhiều câu trở nên
"lủng củng" vì chen quá nhiều từ mượn tiếng Việt.
Ví dụ: Trạm bảo vệ thực vật dịch là Trạm pảy trừ co púk bông, nhiều
người nghe không hiểu là cơ quan nào. Nếu không dịch thì dùng hoàn toàn
tiếng phổ thông cũng không ổn.
Ví dụ khác: Giống ngô Baiôxit năng xuất, chất lượng cao dịch là Chợ
khảu lý Baiôxit năng xuất, chất lượng sung hay Tái định cư thủy điện Sơn La
9


nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ dịch là tái định cư thủy điện Sơn La bón dú máư đi
hơn bón dú cáu… Có thể kể ra nhiều ví dụ tương tự.
2.1.2. Thực trạng của các hoạt động sử dụng ngôn ngữ để truyền
thông trực tiếp cho đông bào dân tộc
- Từ tế cho thấy đa phần các hoạt động truyền thông trực tiếp lâu nay
được các tuyên truyền viên từ tỉnh đến huyện thực hiện tuyên truyền trực tiếp
đều sử dụng tiếng kinh để truyền thông cho người dân tộc. Do đặc thù của
từng vùng, đồng bào không phải tất cả đã hiểu hết được tiếng kinh, nên việc
tiếp thu các kiến thức rất hạn chế, thậm chí hiểu sai và dẫn đến làm sai. Ví dụ
như chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình đi tuyên truyền ở thôn bản,
cán bộ chuyên trách dân số thực hiện tuyên truyền các biện pháp tránh thai
bằng biện pháp dùng bao cao su. Khi thực hiện cán bộ chuyên trách lấy cán
quốc để lồng bao cao su, hoặc có nơi lồng vào ngón tay cái để hướng dẫn
đồng bào. Kết quả là người dân tộc do hiểu không hết tiếng kinh và người
hướng dẫn không am hiểu đặc thù của người dân tộc nên tình trạng sinh con
thứ 3 vẫn diễn ra thường xuyên. Khi được hỏi tại các trạm y tế xã thì người
dân đều trả lời là đã làm theo đúng hướng dẫn của cán bộ dân số là “khi quan

hệ vợ chồng lồng bao cao su vào ngón tay cái hoặc càn quốc”. Hoặc đồng bào
có thói quen đi rừng lấy măng, rau, nấm về ăn. Tuy nhiên việc phân biệt nấm
độc và nấm lành rất khó khăn. Cán bộ người kinh đã truyền thông rất nhiều
hình thức trực tiếp, gián tiếp, qua đài phát thanh địa phương nhưng không có
kết quả. Vì nhiều năm trở lại đây, tình trạng tử vong do ngộ độc nấm diễn ra
thường xuyên. Mặc dù các cấp chính quyền vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ, các
phương tiện truyền thông làm rất tốt công việc của mình song người chết vì
nấm độc vẫn tăng theo thời gian. Trong năm 2014 - 2015, toàn tỉnh đã có 15
trường hợp tử vong do ăn nấm độc.
- Từ thực tế khi đi khảo sát trực tiếp người dân tộc, thì đều có câu trả lời
là không hiểu hết được các hoạt động truyền thông của các tổ chức chính
quyền địa phương thực hiện. Cán bộ truyền thông trực tiếp chưa thông thạo
10


tiếng dân tộc từng vùng hoặc không sử dụng tiếng dân tộc để truyền thông
nên người dân tộc không hiểu nên làm theo trí tưởng tượng và dẫn đến sai. Từ
đó để lại hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của đồng bào nói riêng và
cộng đồng các dân tộc nói chung.
2.2. Biện pháp khắc phục sự bất đồng ngôn ngữ và phương pháp sử
dụng ngôn ngữ đối với việc tuyên truyền cho đối tượng là đồng bào dân tộc
- Trước hết là về mặt ngôn ngữ, các phương tiện truyền thông đã thống
nhất cách sử dụng chữ viết Latinh cho công tác biên tập, biên dịch đặc biệt
là cho các chương trình tiếng Tày, tiếng Dao và tiếng mông. Tổ chức các lớp
tập chuyên đề cho người dân tộc hiểu tiếng kinh để thông qua đối tượng này
truyền thông các chủ trương, chính sách, kiến thức cho người dân tộc.
- Do trình độ chuyên môn không đồng đều, đa số mới vào nghề chưa có
kinh nghiệm thực tiễn, vốn ngôn ngữ dân tộc ít, am hiểu về bản sắc văn hoá
dân tộc chưa nhiều. Do vậy, tại Tuyên Quang, các cơ quan ban ngành của tỉnh
đã mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức đi thực tế ở các

vùng có đồng bào dân tộc (theo phương án cùng làm, cùng ăn, cùng ở sinh
hoạt tại chỗ với đồng bào) trên cơ sở đó để tiếp cận những ngôn ngữ ở đia
phương đang sử dụng về áp dụng vào công việc cho phù hợp với từng vùng
miền. Có kế hoạch dạy chữ dân tộc và bồi dưỡng chuyên môn về bản sắc văn
hoá, hiểu biết phong tục tập quán dân tộc.
- Tăng cường phương pháp chỉ đạo dùng ngôn ngữ dân tộc cho phù hợp
với từng nhóm, từng vùng. Chăm lo đến công tác tổ chức cán bộ, quan tâm
đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, cán bộ quản lý công tác báo chí truyền
thông có đủ năng lực phẩm chất, để phát huy có hiệu quả của vai trò của các
cơ quan thông tin đại chúng của một tỉnh miền núi trong giai đoạn cách mạng
hiện nay.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, có chế độ,
chính sách về tiền lương, chế độ nhuận bút, chế độ phụ cấp… phù hợp với
điều kiện chung của địa phương.
11


- Cùng với việc quy hoạch đào tạo nâng cao chất lượng của cán bộ quản
lý của các cơ quan truyền thông, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ phóng
viên, biên tập viên, biên dịch viên, cán bộ kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng cần
phải có chính sách, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cả trước mắt cũng
như lâu dài.
- Đổi mới nội dung tuyên tuyền các hoạt động dùng tiếng dân tộc cho
phù hợp với địa bàn của tỉnh Tuyên Quang; công tác biên tập, biên dịch đảm
bảo đúng, trúng với văn hóa, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc trên
địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan tuyên truyền đã tăng cường phối hợp với các đơn vị khối
tư tưởng văn hóa với các ngành, địa phương xây dựng mạng lưới cộng tác
viên là người dân tộc thiểu số. Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, phối hợp cộng
tác của các ngành. kịp thời động viên, khuyến khích cộng tác viên, tham mưu

với Ủy ban nhân dân tỉnh cải tiến chế độ cho phù hợp và thực hiện tốt chế độ
khen thưởng đối với những cộng tác viên tiêu biểu có nhiều đóng góp cho
chương trình nội dung của Đài, báo tỉnh.
- Các chương trình truyền thông trực tiếp thay vì cán bộ người kinh thực
hiện thì được thay thế bằng cán bộ của chính dân tộc tại các vùng đã được đào
tạo kỹ kiến thức, kỹ năng truyền thông. Từ đó họ có thể chuyển tải chính xác
nội dung cần truyên thông và quan trọng người dân dộc có thể hiểu rõ và làm
theo đúng hướng dẫn. Từ thực tế cho thấy sau khi áp dụng tốt các biện pháp
trên đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện tốt các chủ trương chính
sách cần truyền thông. Không có người tử vong do các các loại bệnh tật nguy
hiểm. Không có người sinh con thứ ba ngoài ý muốn. Người dân yên tâm với
chế độ chính sách, ổn định phát triển kinh tế hộ gia đình.

12


KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập toàn cầu các phương tiện công nghệ thông tin phát
triển mạnh mẽ, các luồng văn hoá không lành mạnh du nhập... đòi hỏi các cơ
quan tuyên truyền nói chung, các đơn vị thực hiện các chương trình truyền
thông chủ trương chính sách tại các vùng dân tộc phải nỗ lực, không ngừng
đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình, trong đó có các tiếng
dân tộc. Đặc biệt việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ để tuyên truyền cho
đồng bào dân tôc.
Chất lượng các chương trình truyền thông ngày được nâng lên thu hút
được khán thính giả và độc giả. Các cơ quan truyền thông (Báo Tuyên Quang,
Đài phát thanh & truyền hình ....) đã trở thành người bạn gần gũi với đồng
bào dân tộc, là món ăn ko thể thiếu trong mỗi gia đình. Vai trò của các chương
trình tiếng dân tộc, các hoạt động truyền thông thông qua chính người dân tộc
thực hiện đã có tác động lớn trong xã hội, thực sự đem lại hiệu quả trong công

tác tuyên truyền. Là một kênh thông tin không chỉ trong lĩnh vực thực hiện
nhiệm vụ chính trị của tỉnh mà còn góp phần nâng cao văn hoá tinh thần cho
nhân dân các dân tộc, đồng thời góp phần phát huy và bảo tồn những giá trị
văn hoá đặc sắc của dân tộc.
Để đáp ứng được nhiệm vụ của địa phương, trong thời gian tới việc sử
dụng tiếng dân tộc trên các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh phải
tiếp tục nâng cao có nội dung tuyên truyền phong phú về thể loại, đa dạng về
hình thức, đào tạo đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ người dân tộc, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, quy hoạch chiến lược phát triển
đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc. Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa
học công nghệ thông tin như hiện nay đòi hỏi những người làm công tác
tuyên truyền nói chung và bộ phận thực hiện chương trình tiếng dân tộc nói
riêng nỗ lực vượt bậc mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời
cần có sự chỉ đạo sát sao và sự quan tâm nhiều mặt của Đảng bộ tỉnh, Ủy ban
13


nhân dân tỉnh, sự cộng tác giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đồng tình ủng
hộ của nhân dân các dân tộc để cộng đồng nhân dân các dân tộc trên địa bàn
tỉnh ổn định về chính trị kinh tế phát triển, quốc phòng, an ninh vững mạnh,
văn hóa xã hội lành mạnh, xứng đáng với truyền thống truyền thông quê
hương cách mạng, thủ đô giải phóng của cả nước./.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thu Hằng, Truyền thông - lý thuyết
và kĩ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, H2006
2. Báo chí truyền thông Việt Nam-Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển,

Tạp chí lý luận chính trị, số 3-2007
3. Allan Bell, The Language of the new media (Ngôn Ngữ truyền thông),
Blackwell Publishers UK, USA, 1991, 1993,1994
4. Trần Hữu Quang, Chân dung công chúng truyền thông
5. Trần Hữu Quang, “Truyền thông và chiến tranh”, Thời báo kinh tế Sài
Gòn, 23-3-2003, trang 19-20.
6. Đinh Thị Thúy Hằng, báo chí thế giới-Xú hướng phát triển, Chương 5:
Hội tụ truyền thông, NXB Thông Tấn, H2008
7. Vũ Quang Hào, Ngôn Ngữ Báo Chí, NXB - Thông tấn, XB lần thứ 5,
2010
8. Vũ Quang Hào, Một thỏa luận về công chúng chuyên biệt của truyền
thông dân tộc, Tạp chí nghề báo, TP HCM, số 102, 103, tháng 4-5/2011
9. PGS-TS Nguyễn Văn Dùng: "Báo chí truyền thông hiện đại", NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2010.
10. Claudia Mats "Truyền thông đại chúng công tác biên tập", NXB
Thông tấn, H 2007.
11. PGS-TS Nguyễn Văn Dùng (Chủ biên), "Truyền thông lý thuyết và
kỹ năng cơ bản", NXB Lý luận Chính trị H 2006.
12. Nhà báo Phan Quang trong tác phẩm có viết: “Người mong muốn
báo chí ta phải luôn luôn “gần gũi quần chúng”. Nhà báo suốt đời tâm niệm:
“Vì ai mình viết? Viết cho ai, Viết để làm gì?…Văn phóng báo chí phải “giản
đơn, dễ hiểu, phổ thông, hoạt bát…”” (Trích 7 Tài Liệu Tham Khảo, tr 33)
13. “Đi một ngày đàng, học một sang khôn. Đi giúp ta kiểm nghiêm qua
thực tiễn vốn hiểu biết để mà bồi đắp thêm. Đi nhiều, sẽ trở thành lịch lãm.
15


Đi, mới phát hiện được nhiều đề tài thú vị. Đi, còn để thâm nhập cuộc sống
thực, lấy cuộc sống thổi vào bộ xương, để tìm cái sẽ làm nên da thịt bồi đắp
cho ý tưởng bào viết của mình,…”

14. Nguyễn Văn Dững (tái bản 2013); Cơ Sở lý luận báo chí; Nxb Lao
Động.
15. Tạ Ngọc Tấn (1999); Báo chi - từ lý luận đến thực tiễn; Nxb CCQG.
Nghị quyết TW 5 (khoa 8): “Về Chính sách bảo tồn phát triển văn hoá
dân tộc thiểu số”
16. Nghị quyết TW 4 (khoa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay”
17. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
18. Nguyễn Phú Trọng: “Quyết tâm làm cho Đảng ngày càng trong sạch
hơn, vững mạnh hơn; mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ hơn; nội bộ
đoàn kết hơn; nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc hơn”; tạp chí Cộng sản số 834,
4/2012.
19. Nghị quyết TW 6 (lần 2) (khóa VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp
bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay;
20. Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị khóa VII về tăng cương công tác quản lý
báo chí và xuất bản;
21. Chỉ thị Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới và
tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản; ngày 17-10-1997
22. Nhiều tác giả, C. Mác, Lê-nin, Hồ Chí Minh,...bàn về báo chí; Nxb
Chính trị-Hành chính; H. 2011.

16


MỤC LỤC



×