Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.44 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo “chiến lược con người” mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra đường
hướng rất đúng đắn là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”. Nhà trường của chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực
còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở Trưởng Tiểu học đồng thời với nhiệm vụ
phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát triển bồi dưỡng học sinh giỏi
góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết
và quan trọng.
Nhiều năm qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Tiếng Việt lớp 4, 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu nội dung
chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5 đại trà và nâng cao, tìm phương pháp tối ưu
để giảng dạy có hiệu quả. Và bản thân tôi nhận thấy mục tiêu của việc bồi
dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt không phải để tạo ra các nhà văn, nhà ngôn
ngữ học mặc dầu trên thực tế, trong những học sinh giỏi này sẽ có những em
trở thành những tài năng văn học, ngôn ngữ học. Mục tiêu chính của việc
làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn
ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam hiện đại. Để đạt được những mục tiêu đó, việc bồi dưỡng
học sinh giỏi môn tiếng Việt, đặt ra cho tôi những nhiệm vụ sau:
1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi Tiếng Việt.
2. Bồi dưỡng hứng thú Tiếng Việt cho học sinh.
3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
4. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh.
Chính vì thế tôi quyết định chọn nội dung “Bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm
học này.

1


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Bồi dưỡng học sinh giỏi là những bước đầu tiên bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước. Trong trường Tiểu học việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
quả là vấn đề không đơn giản và việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng
Việt lại càng khó hơn bởi năng khiếu và tri thức văn chương được bồi dưỡng
theo năm tháng, gắn với sự nhạy bén của tố chất cá nhân.
Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận
thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác chiếm từ 5-10% tổng số
học sinh. Vì vậy trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng trẻ còn nhỏ tuổi. Ở nước ta, từ
nhiều năm nay vấn đề này cũng được quan tâm.
Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước, tổ chức giao lưu Olympic môn Tiếng Việt còn có tác dụng thúc
đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, việc bồi dưỡng học sinh giỏi có tác
dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi,
người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình
độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu
nghề, tinh thần tận tâm với công việc.
2. Thực trạng của vấn đề
* Khảo sát tình hình:
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy giáo viên dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt phải nắm khá chắc nội dung chương trình và
kiến thức Tiếng Việt, biết vận dụng đổi mới phương pháp giản dạy : Lấy học
sinh làm trung tâm, biết trân trọng sự sáng tạo dù nhỏ của học sinh, biết sử
dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu bài
tập.

2



Công tác chỉ đạo của nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên đã nhân thức sâu sắc
về các cuộc vận động lớn của ngành.
Tuy nhiên thời gian dành cho chương trình bồi dưỡng đến khi học sinh
dự thi không phải là nhiều mà lượng kiến thức các em cần có thì quá rộng.
Bài tập cảm thụ văn học quá mới mẻ và hết sức khó đối với các em. Sự chú ý
của các em chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao nên học sinh thường
nóng vội, đọc đề qua loa, chưa hiểu thấu đáo đã bắt tay vào làm.
Trình độ ngôn ngữ của các em còn thấp mà yêu cầu đặt ra đối với học sinh
giỏi môn Tiếng Việt tương đối cao và đa dạng do vậy nhiều năm liền số học
sinh giỏi đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh của môn tiếng Việt không cao so
với các môn học khác.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
* Đầu tư xây dựng nội dung - kế hoạch bồi dưỡng
- Người giáo viên cần xây dựng nội dung kế hoạch một cách bài bản có hệ
thống.
- Chịu khó nghiên cứu nắm chắc các mảng kiến thức của khối lớp đang dạy
và kiến thức xuyên suốt theo trục đồng tâm của cấp học.
- Cần xác định được mảng kiến thức trọng tâm ở mỗi phân môn như : Tập
đọc, luyện từ và câu, tập làm văn...
- Cần có phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh một
cách rõ ràng, chắc chắn. Khi giảng dạy cần nhấn mạnh cho học sinh kĩ năng
phân tích đề, kĩ năng vận dụng bài tập
- Phân biệt đối chiếu các dạng bài tập học sinh hay nhầm lẫn.
- Tìm tòi các biện pháp giảng dạy khơi gợi niềm đam mê văn học cho học
sinh.
* Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt:

3



- Phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt:
Những học sinh có khả năng về môn Tiếng Việt có những biểu hiện sau:
Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu
thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện, có những em ước
mơ thành nhà văn hoặc trở thành cô giáo dạy bồi dưỡng môn văn - Tiếng
Việt. Phần lớn các em không hờ hững trước vẻ đẹp của ngôn từ văn chương,
gắng ghi nhớ và ghi chép những câu văn hay.
Các em có những phẩm chất tư duy có tính thống nhất: tư duy phân loại,
phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Có năng lực quan sát, nhận xét ngôn từ của mọi người và của chính mình.
Có em còn biết quan sát hiện thực, biết liên tưởng, giàu cảm xúc. Ví dụ một
em nhìn thấy trăng bị mây che đã nói: “Trăng đắp chăn”. Hay có em khi đọc
2 câu thơ :
“Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế.”
Đã hiểu được vừa hình ảnh vừa cụ thể: mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm
sóc con, lo lắng cho con, làm tất cả những gì mà con cần...
Từ đó ta thấy các em có khả năng tư duy nghệ thuật tức là có khả năng tiếp
nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, biết phát hiện những tín
hiệu nghệ thuật ngôn từ trong việc biểu đạt nội dung.
Về khả năng sử dụng từ: Những học sinh giỏi Tiếng Việt thường có khả
năng sử dụng nhiều tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, sử dụng
những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bổ ngữ, câu văn sáng sủa,
rõ ý, bộc lộ được sự đánh giá, tình cảm của mình với hiện thực được nói tới.
Chúng ta thử so sánh 2 cách diễn đạt của một học sinh trung bình và một học
sinh giỏi môn Tiếng Việt: “ Chúng em đã đến thăm Quảng trường Ba Đình

4



Quảng trường này rất có ý nghĩa vì tại đây Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc
lập, cũng vì thế, lăng Bác được dựng ở đây.”
Học sinh giỏi Tiếng Việt: “ Thế là chúng em đã được đến Quảng trường
Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn đọc lập khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng chính nơi đây toàn dân ta đã chung
sức xây nên nơi an nghỉ cuối cùng của Người”
Đoạn văn của em học sinh giỏi có tác động không phải chỉ vào lí trí mà
cả tình cảm của người đọc.
Vậy cần đặt vấn đề phải phát hiện những học sinh có khả năng giỏi Tiếng
Việt từ lúc nào? Nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp nào?
Trên thực tế, có nhiều trường khi chuẩn bị thi học sinh giỏi mới tập trung
một số buổi để ôn luyện, nhiều trường bồi dưỡng từ lớp 4. Có thể nói việc
bồi dưỡng học sinh giỏi càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả bấy
nhiêu.

Ở lớp 1, nhiệm vụ chính của các em là nhanh chóng chiếm lĩnh công

cụ chữ viết, đọc thông - viết thạo nên ở những trường có điều kiện cũng chỉ
nên bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 2.
Để phát hiện những học sinh có năng lực tiếng Việt, cần có sự điều tra các
phép đo nhằm
khảo sát, tìm hiểu hứng thú, tìm hiểu thông qua phụ huynh, phỏng vấn trực
tiếp các em, theo dõi nắm tình hình học tập của trẻ.
* Bồi dưỡng hứng thú học tập:
Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Không có việc
gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Vì vậy M.goocki
có nói: “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Vì vậy bồi dưỡng
hứng thú học tập rất quan trọng. Không có con đường nào khác là giúp các
em thấy được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của Tiếng Việt – Văn học, từng giờ
từng phút trong giờ Tiếng Việt, người giáo viên đều hướng đến hình thành


5


và duy trì hứng thú cho học sinh
Ví dụ cách giới thiệu bài: "Chúng ta đã được học rất nhiều bài nói về
mẹ, “Bao tháng bao năm mẹ bế con trên đôi tay mềm mại ấy” “ Mẹ là ngọn
gió của con suốt đời” “ Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, những ngón tay gầy
gầy xương xương”... Hôm nay, chúng ta lại được học một bài có tựa đề về “
Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt, các em hãy cùng cô đọc xem bài “Mẹ” này có gì
khác với những bài về mẹ mà các em đã học".
Cả những bài về từ ngữ hay ngữ pháp khô khan cũng đều gây được hứng
thú nếu giáo viên nắm được bản chất vấn đề và biết dùng phương pháp nêu
vấn đề.
Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn
chương, những mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực vì “ không làm thân
với văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó”( Lê Trí
Viễn)
Hứng thú Tiếng Việt – văn chương còn được tạo ra bằng cách kể cho
các em nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, tổ chức
nói chuyện thơ văn, ngoại khóa tiếng Việt...
* Bồi dưỡng vốn sống:
Hiện nay, nhiều giáo viên khi dạy làm văn cho học sinh thường thiên
về dạy kĩ thuật làm mà ít cung cấp các chất liệu sống – cái tạo nên nội dung
bài viết. Khi một em học sinh ngồi trước một đề văn 15-20 phút vẫn chưa
viết được, giáo viên thường cho rằng các em không nắm được lí thuyết thể
văn mà không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có hứng
thú viết là các em không tạo được một quan hệ thân thiết giữa mình với đề
bài - đối tượng kể hoặc tả, nghĩa là các em không có nội dung, không có gì
để nói, để viết. Nguyên nhân đó là việc thiếu hụt về vốn sống, vốn cảm xúc

của học sinh.

6


Từ đó, tôi rút ra phương pháp bồi dưỡng vốn sống cho các em trước hết
đó là vốn sống trực tiếp: cho các em quan sát, trải nghiệm những gì các em
sẽ phải viết.
Ví dụ hướng dẫn các em quan sát con đường trước khi yêu cầu các em tả nó.
Tất nhiên giáo viên cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng
tượng của các em. Nhưng trí tưởng tượng dù có bay bổng đến mấy vẫn phải
có cơ sở bắt nguồn từ thực tiễn. Người giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi
mở, tạo nguồn cảm hứng khơi dậy suy nghĩ trong các em như khi quan sát
một con mèo, một cây chuối đang trổ buồng, một đàn kiến tha hạt gạo, một
cây bàng đang thay lá...
Giáo viên cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách .
Đọc sách, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động
tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp khơi dậy năng lực hành động, bồi
dưỡng tâm hồn. Người xưa nói: “ Trong bụng không có 3 vạn quyển sách,
trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được
* Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng Tiếng Việt:
+ bồi dưỡng kiến thức- kĩ năng từ ngữ: Được chia làm 2 mảng lớn:
- Bồi dưỡng lí thuyết về từ: Nội dung không vượt ra ngoài 12 bài lí thuyết
về từ, từ đơn, từ ghép, từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, các kiểu từ
láy, các dạng từ láy, nghĩa của từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ nhiều
nghĩa, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa.
- Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo: Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra
từ đơn và từ đa âm.
Phân loại nhóm từ đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ:
Nếu có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa là từ ghép. Nếu có mối quan hệ về âm

là từ láy. Lưu ý ở tiểu học, những từ thuần Việt như tắc kè, bồ hóng, bồ kết..
hay những từ vay mượn: mì chính, xà phòng, mít tinh...là những từ mà cả 2.

7


tiếng đều không có quan hệ cả về nghĩa lẫn về âm, vì vậy những từ này
không được dùng làm ngữ liệu để ra bài tập. Nếu học sinh chủ động đưa ra
để hỏi thì giáo viên trả lời đó là một từ ghép đặc biệt: từ ghép ngẫu hợp.
Các từ 2 tiếng có sự giống nhau nào đó về âm như chôm chôm, thằn lằn,
ba ba, ngày ngày, gật gật...đều được xem là từ láy. Các kiểu từ như ồn ào, ầm
ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được giải thích nó giống nhau ở
chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu.
Những từ như cong queo, cuống quýt, kinh coong... cũng là từ láy có phụ âm
đầu viết dưới dạng thức các con chữ khác nhau.
Về phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại;
Từ ghép tổng hợp: Giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập, mang tính tổng
hợp, khái quát
Từ ghép phân loại: Có yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia.
Lưu ý một số từ tùy từng ngữ cảnh mà xếp khi là từ ghép tổng hợp, khi là từ
ghép phân loại . Ví dụ: từ “ sáng trong” trong câu: “ Một tấm lòng sáng trong
như ngọc” là từ ghép tổng hợp. Có thể đổi thành “ trong sáng”. Nhưng trong
câu “ Nhớ mua bóng đèn sáng trong đừng mua bóng đèn sáng đục” thì “
sáng
trong” ở đây là từ ghép phân loại.
+ Làm giàu vốn từ hay luyện kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho học
sinh:
Dạng 1: Yêu cầu HS giải nghĩa từ ngữ hay thành ngữ . Ví dụ: Em hiểu thành
ngữ “ Gió chiều nào che chiều ấy” là thế nào? Lao động trí óc là gì?
Dạng 2: Cho những từ có cùng yếu tố cấu tạo: Ví dụ phân biệt nghĩa của mẹ

đẻ, mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ ghẻ...
Dạng 3: Yêu cầu HS kể ra các từ theo chủ đề

8


Dạng 4: Yêu cầu phân loại từ theo nhóm nghĩa và đặt tên cho nhóm.
Dạng 5: Dạng đề sửa lỗi dùng từ sai.
Dạng 6: Đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn.
Dạng 7: Điền từ vào chỗ trống.
Và nhiều dạng khác nữa, giáo viên phải nắm chắc, cho HS được tiếp cận
nhiều lần thì bài kiểm tra mới đạt hiệu quả cao
+ Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp: trong các đề thi học sinh giỏi,
phần ngữ pháp thường chiếm số điểm 1/4.
Các dạng đề và những điều cần lưu ý cho học sinh:
- Khái niệm câu và bản chất của câu:
Các em thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ là câu, thường đặt
câu thiếu thành phần. Vì vậy cần tập trung vào các dạng bài tập:
- Các ví dụ sau, ví dụ nào đã thành câu? Ví dụ nào chưa thành câu? Vì sao?
Chữa lại cho đúng.
- Chữa câu sai bằng 2 cách:
Cách 1: Cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu:
Đó là các dạng bài tập: Yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần của câu cho
sẵn
Yêu cầu học sinh tìm bộ phận chính, bộ phận phụ của câu
Yêu cầu học sinh kết hợp các thành phần câu
Dạng mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm các thành phần phụ.
Cách 2: Kiến thức về dấu câu và kĩ năng sử dụng dấu câu.
Dạng cho một đoạn văn không có dấu câu yêu cầu học sinh tự đánh dấu câu và
chỗ thích hợp.

Dạng chữa lại những chỗ đã đặt dấu câu không đúng
- Kiến thức về từ loại, kĩ năng xác định từ loại:
Dạng yêu cầu học sinh tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu, đoạn văn...

9


* Bồi dưỡng cảm thụ văn học:
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một quá trình lâu dài và công phu.
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là bồi dưỡng vốn sống cho
các em. Có vốn sống các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận tác
phẩm, tạo điều kiện để các em tiếp xúc nhiều với tác phẩm, giáo viên không
được cảm thụ hộ, biến học sinh thành người minh họa cho mình. Giáo viên là
người gợi mở dẫn dắt cho sự tiếp xúc của HS với tác phẩm tốt.
Hoạt động của giáo viên chỉ có tác động bổ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy
giáo viên cần tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc thực, ngây thơ của trẻ và nâng
chúng lên ở chất lượng cao hơn. Đồng thời giáo viên phải trang bị cho các
em một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, các
đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, một số biện pháp tu từ...
Một trong những biện pháp có hiệu quả nữa là giúp học sinh đọc diễn
cảm có sáng tạo, nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và
kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Để giúp học
sinh cảm thụ được tác phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, bài tập liên
tưởng, tưởng tượng, đó là những câu hỏi về ý nghĩa của tác phẩm giúp học
sinh hiểu mục đích thông báo của văn bản, đánh giá nhân vật, thái độ, tình
cảm, tư tưởng của tác giả, đánh giá giá trị nghệ thuật những từ ngữ hình ảnh
c©u tõ gây ấn tượng.
*Bồi dưỡng làm văn:

10



Làm văn là nơi thử thách ở học sinh các kĩ năng Tiếng Việt: vốn sống, vốn
văn học, năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp. Học sinh phải thể
hiện cảm xúc suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết từ đó rèn cách nghĩ, cách
cảm chân thật, sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên
tiến tới có nét riêng độc đáo. Trước hết để luyện tập kĩ năng viết văn của học
sinh cần có những bài viết tốt, giáo viên biết lựa chọn đề, biết tự ra đề, đề bài
gần gũi, thân thiết quen thuộc với các em nhưng không lặp lại, gò bó, nhàm
chán.
Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, quan
sát tìm ý, những kĩ năng diễn đạt , viết đoạn và hoàn thiện bài viết.Trong
khâu luyện làm văn, khâu đánh giá, sửa chữa rất quan trọng. Giáo viên cần
chấm chữa bài cho từng em thật kĩ lưỡng, trả bài giúp học sinh thấy được
những ưu khuyết điểm của bài viết của mình, tự rút ra kinh nghiệm và sửa
chữa. Nên tạo không khí trao đổi, tranh luận khi chữa bài.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện sáng kiến này, tôi nhận thấy
tuy đây mới chỉ là bước đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng học sinh
giỏi môn Tiếng Việt khối 5 mà tôi phụ trách đã có nhiều bước chuyển biến
mới. Về kiến thức từ ngữ, ngữ pháp các em nắm rất chắc và đã quen thuộc
với các dạng đề. Về khả năng cảm thụ văn học và làm văn thì điểm tốt mới
dùng lại ở một số ít học sinh nhưng các em đã có sự tiến bộ vượt bậc so với
khảo sát đầu năm học :

Kết quả giao lưu olympic môn tiếng Việt lớp 5 ( 2010- 2011 )

Giải
Nhất


Nhì

Ba

KK

2

4

6

6

2

3

9

Cấp
Cấp trường
Cấp thành phố

11


Cấp tỉnh

3

Kết quả giao lưu olympic môn tiếng Việt lớp 5 ( 2011- 2012 )
Giải
Nhất

Nhì

Ba

KK

4

4

6

4

Cấp thành phố

3

3

8

Cấp tỉnh

1


2

Cấp
Cấp trường

III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Tâm hồn và tri thức của người giáo viên sẽ được cụ thể hoá qua từng bài
dạy. Vì vậy muốn có học sinh giỏi Tiếng Việt người giáo viên giảng dạy cần
truyền được cho học sinh ngọn lửa đam mê, yêu thích môn học có như vậy
học sinh mới chịu khó tìm tòi để nâng cao năng lực học tập của bản thân.
Qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã rút ra được bài học
kinh nghiệm sau:
- Để bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt có hiệu quả, trước hết phải có giáo
viên vững về kiến thức – kĩ năng thực hành tiếng Việt, có vốn sống, vốn cảm
xúc phong phú.
- Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, tích lũy được một hệ thống kiến
thức phong phú.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách
thuận tiện, khoa học.
- Tham khảo nhiều sách báo, tài liệu có liên quan, giao lưu, học hỏi các
đồng nghiệp có kinh nghiệm và các trường có nhiều thành tích trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

12


- Luôn thân thiện, cởi mở với học sinh, luôn mẫu mực trong lời nói, việc
làm, thái độ, cử chỉ, có tấm lòng trong sáng, lối sống lành mạnh để học sinh

noi theo.
- Đối với học sinh: Tạo cho các em có niềm say mê hứng thú học môn
Tiếng Việt.
- Học sinh cần có nhiều loại sách để tham khảo.
- Luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia
học tập.
- Thường xuyên cho học sinh được tham quan, quan sát cảnh vật từ đó học
sinh có ý thức tích luỹ vốn sống để vận dụng vào viết văn.
2. Ý kiến đề xuất
* Đối với phòng giáo dục & Đào tạo
Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên dạy đội tuyển Tiếng Việt
* Đối với nhà trường:
-

Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên dạy Tiếng Việt.

- Chuyên môn nhà trường nên tổ chức một số buổi ngoại khóa Tiếng Việt,
báo cáo kinh nghiệm học tập bộ môn.
- Có nhiều giải pháp tốt để nâng cao chất lượng đại trà thì mới tạo nền
tảng vững chắc cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nông Trang, ngày 12 tháng 4 năm 2012
Người viết sáng kiến

Hoàng Thị Lê Na

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt I ở tiểu học

2/ Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt II ở tiểu học
3/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2
4/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
6/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5
7/ Luyện cảm thụ văn học ở tiểu học
8/ Giúp em học tốt Tiếng Việt 5
9/ Bồi dưỡng, phát triển văn 4-5
10/ Các đề tuyển chọn TLV 5
11/ Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 4-5

14


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 01

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 02

1. Cơ sở lí luận

Trang 02

2. Thực trạng vấn đề

Trang 02


3. Nội dung và các biện pháp thực hiện

Trang 03

4. Hiệu quả

Trang 10

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trang 12

1. Kết luận

Trang 12

2. Kiến nghị

Trang 12

15


KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm.
- HS: Học sinh
- HĐKH: Hội đồng khoa học.
- TH: Tiểu học.
- GVCN: Giáo viên chủ nhiệm.


16



×