Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP sửa lỗi CHÍNH tả CHO học SINH lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.33 KB, 23 trang )

+
-----------------*****-----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 4

MỤC LỤC
STT
1
2
3

Nội dung
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận của vấn đề

Trang
1
4
4


4
5
6
7
8
9
10



Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của Sáng kiến kiến kinh nghiệm
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Kết luân
Những ý kiến đề xuất
Tài liệu tham khảo

7
8
15
17
17
18
20

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vị trí, tầm quan trọng, nhiệm vụ của chính tả
Chính tả là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Theo định nghĩa trong từ điển, Chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn quy tắc
về cách viết chuyển lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả dạy cho
học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở
dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp. Nếu Tập viết dạy cho học sinh biết
viết, tức là hoạt động tạo ra chữ thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các


chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành một chất liệu hiện thực hoá ngôn
ngữ.
Chính tả ngoài việc thực hiện mục tiêu chung của môn Tiếng Việt còn

giải quyết vấn đề dạy cho trẻ em biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các
môn học khác và để sử dụng trong giáo tiếp. Do đó phân môn này, các quy
tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí
trong tiết dạy riêng mà dạy lồng ghép trong trong hệ thống bài tập chính tả.
Điều này thoạt nghe rất phù hợp với học sinh, nếu nhìn từ góc độ tâm sinh lí
lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh. Nhưng cũng chính đó học sinh rất
dễ quên vì khả năng tổng hợp thành hệ thống còn hạn chế. Do đó khắc phục
tình trạng này là một yêu cầu cần thiết. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí
quan trọng như các phân môn khác trong cơ cấu chương trình môn Tiếng
Việt.
Phân môn Chính tả ở Tiểu học có nhiệm vụ.
- Phối hợp với Tập viết, tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản
và hệ thống ngữ âm Tiếng Việt. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh hệ
thống chữ cái, mối liên hệ âm - chữ cái, cấu tạo và cách viết chữ.
- Cung cấp tri thức cơ bản và hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất
Chính tả Tiếng Việt: Quy tắc liên kết và khu biệt khi viết các chữ, các quy
tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết....Rèn luyện thuần
thục kỹ năng viết, đọc, hiểu chữ viết Tiềng Việt.
1
- Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giáo
tiếp (ghi chép, viết, đọc, hiểu bài học, bài làm.....).
Phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy khoa học cho học sinh. Chính
tả có quan hệ với chính âm, với Tập viết và Tập đọc với luyện từ và câu và
với Tập làm văn... là những phân môn Tiếng Việt, góp phần bồi dưỡng


những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ: tính chính xác,
tính khoa học, tính thẩm mỹ,...
2. Những bất hợp lí trong Tiếng Việt
Hiện tại chữ viết Tiếng Việt còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân:

lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ khác nhau. Những người tạo ra Tiếng Việt
đã không tuân thủ một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm
vị học trong chữ viết. Do đó đã để lại trong lòng cơ cấu cấu chữ Việt nhiều
hiện tượng chính tả trái ngược với nguyên tắc ngữ âm học của chữ viết và đã
làm nhức nhối bao thế hệ học giả trong và ngoài nước hằng thế kỉ nay.
Những bất hợp lí của chữ Việt có thể quy vào hai trường hợp chính sau đây:
2.1. Vi phạm nguyên tắc tương ứng “ một – một” giữa kí hiệu và âm thanh.
Điều này thể hiện ở chỗ, dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm.
Thí dụ:
- Âm / k/ được biểu thị bằng ba kí hiệu c, k, q.
- Âm / i / được viết bằng hai kí hiệu i, y
- Âm / / được biểu thị bằng hai kí hiệu g, gh.
- Âm / / được biểu thị bằng hai kí hiệu ng, ngh.
- Âm / ie / được biểu thị bằng bốn kí hiệu: iê, yê, ia, ya.
- Âm / u / được biểu thị bằng hai kí hiệu: uơ, ưa.
- Âm / u / được biểu thị bằng hai kí hiệu: uô, ua.
Các thí dụ trên chứng tỏ chữ Việt còn nhiều những bất hợp lí
2.2. Vi phạm tính đơn trị của kí hiệu. Điều này thể hiện cụ thể ở một số kí
2 thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ
hiệu biểu thị nhiểu âm khác nhau tùy
với những âm trước và sau nó.
Ví dụ 1:
Chữ g khi đứng trước các âm không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm / γ /,
nhưng khi đứng trước i mà sau i không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm / z /


( gia, giữ, giục, … ); khi g đi cùng với h thì biểu thị là âm / γ / ( ghi, ghét,
ghế, … ); khi đứng trước i hoặc iê thì một mình g lại biểu thị âm / z / ) gì,
gìn, giết, … )
Ví dụ 2:

Chữ o dùng chủ yếu để biểu thị nguyên âm / / , nhưng khi đứng ngay
sau a hoặc e với tư cách là một âm cuối thì biểu thị bán nguyên âm / u /
( gạo, kẹo,…), còn khi đứng trước a hoặc e thì lại biểu thị một giới hạn âm
( âm đệm ) đó là / u / ( hoa, hoe, … )
* Tiếng Việt- chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ người Âu sáng tạo ra hồi thế
kỉ XVI – XVIII theo chữ La- tinh để tiện cho việc truyền giáo vào nước ta.
Trên đây là hai trường hợp chính tả thể hiện cái bất hợp lí trong chữ
Quốc ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ còn phân vân về tình trạng dùng
nhiều dấu phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư; hoặc ghép nhiều con chữ để
biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh, nh, ng, ngh, ph, tr, th.
Điều đó quả không thuận tiện lắm song cũng là giải pháp riêng. Đó
khộng là những bất hợp lí việc vi phạm nguyên tắc cơ bản của chính tả ngữ
âm hoc và không gây cản trở hay sự lộn xộn nào do chính tả Quốc ngữ, thậm
chí ngay cả khi dùng chữ Việt trên máy vi tính.
Từ những lí do trên, bằng kiến thức đại cương và những kinh nghiệm
nhiều năm giảng dạy lớp 4. Trong quá trình giảng dạy tôi đã đi sâu vào
nghiên cứu và đã đúc kết thành sáng kiến
3
“ Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:
* Chính tả Tiếng Việt là Chính tả ngữ âm, sử dụng hệ thống chữ viết
ghi âm (chữ cái La tinh). Chữ cái chữ Việt gồm các chữ cái sau:


- Có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, u, ư và 3 nguyên âm
đôi: iê ( yê, ia, ya), ươ ( ưa), uô (ua).
- Có 23 phụ âm: a, b, c ( k, q), ch, d, đ, g ( gh), h, kh, l, m ,n, nh,
ng(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
- Ngoài các chữ cái do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên chữ

viết tiếng Việt còn sử dụng them 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: ( ) ghi thanh
huyền; (~ ) ghi thanh ngã; ( ’ ) ghi thanh hỏi; (

) ghi thanh sắc; ( . ) ghi

thanh nặng và không dùng dấu để ghi thanh ngang ( thanh không).
* Chính tả ngữ âm chuyển hình thức biểu hiện bằng âm thanh (hay
biểu tượng âm thanh) của ngôn ngữ nói (tiếp nhận bằng thính giác) thành
hình thức biểu hiện bằng chữ viết (ký tự) của ngôn ngữ viết (tiếp nhận bằng
thị giác).
Phương tiện của chính tả ngữ âm là bộ chữ cái và các quy tắc tổ hợp
chữ cái - các quy tắc Chính tả - được lĩnh hội và vận dụng một cách tự giác,
tự động hoá và ý thức thành kỹ năng Chính tả.
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và dạy ngôn ngữ thường xây dựng
những hệ thống nguyên tắc chỉ đạo sự lựa chọn và áp dụng các phương pháp
dạy Chính tả thích hợp.
1. Nguyên tắc xây dựng chữ Việt:
So với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ Việt có phần
thuận lợi hơn. Do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn nhiều. Nguyên nhân
sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ Việt được xây dựng theo nguyên tắc
4
âm vị học ( còn gọi là nguyên tắc ngữ âm học). Nguyên tắc âm vị học trong
chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng “ một – một”.
Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Việt phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện:
mỗi âm chỉ do một kí hiệu biểu thị và mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ có một giá
trị- tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ.


Về căn bản chữ Việt được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện
trên đó.

2. Một số nguyên tắc dạy Chính tả:
a. Nguyên tắc dạy Chính tả gắn với sự phát triển của tư duy:
Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Vận dụng các phương pháp thích hợp rèn luyện thao tác tư duy giúp
cho học sinh chủ động tích cực lĩnh hội tri thức và thụ luyện kỹ năng Chính
tả tự động hoá.
- Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để hiểu “chữ viết và hiểu” chức
năng của chữ viết trong hệ thống các biểu hiện của ngôn ngữ, “hiểu” tác
dụng của chữ viết trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ viết.
- Luyện tập, thực hành các hình thức chính tả để củng cố chức năng viết
và kỹ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh.
b. Nguyên tắc dạy Chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói.
Nguyên tắc này yêu cầu sự phát triển phong phú và đa dạng các kiểu bài
thực hành giao tiếp. Học chữ và học viết chính tả là để viết thạo tiếng nói, để
có công cụ học tập và giao tiếp để phát triển ngôn ngữ. Hướng về dạng thức
viết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, sẽ kích thích học sinh đem lại
hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân môn Chính tả.
c. Nguyên tắc dạy Chính tả phải chú ý đến trình độ phát triển ngôn ngữ
của học sinh.
5
Nguyên tắc này đòi hỏi khi dạy Chính tả phải tính đến độ tuổi, nguồn
gốc dân tộc, địa bàn cư trú, trình độ nắm và sử dụng dạng thức nói của học
sinh ở từng lớp và cấp học.
d. Nguyên tắc phát triển song song dạng thức nói và dạng thức viết của ngôn
ngữ.


Dạy Chính tả hướng tới đồng thời cả dạng thức nói và dạng thức viết
trên cơ sở mối liên hệ âm - chữ; âm - chữ và nghĩa nhằm hoàn thiện kỹ năng
đọc - viết; viết - đọc; viết, đọc và hiểu. Học sinh được đối chiếu so sánh,

phân biệt dạng thức nói với dạng thức viết trong các trường hợp đồng âm
(khác nghĩa), đồng tự (khác âm hay khác nghĩa). Những trường hợp đồng âm
không đồng tự (phát âm như nhau, viết khác nhau) đồng tự không đồng
âm( Viết như nhau, đọc khác nhau); những biểu thổ ngữ âm trong lời nói,
biến thể ngữ âm trong phương ngữ và chuẩn chữ viết, chuẩn chính tả thống
nhất.....
Giải quyết vấn đề dạy chính tả theo nguyên tắc trên như thế nào và bằng
cách thức như thế nào là nội dung của phương pháp chính tả ở Tiểu học .
3. Một số phương pháp dạy Chính tả thường dùng :
a. Phương pháp luyện tập theo mẫu (Luyện tập thực hành ).
Phương pháp này còn gọi là PP trực quan hay PP trực tiếp
Giáo viên giới thiệu mẫu chữ và mẫu chính tả , giải thích yêu cầu viết
chính tả và thể hiện yêu cầu đó qua cách viết . Sau đó học sinh làm bài tập
phân tích nhận biết mẫu và quy tắc chính tả . Viết chính tả theo mẫu . Hình
thức phổ biến nhất là kiểu bài tập chép ở lớp 1,2,3 và làm bài tập để vận
dụng kiến thức vào thực tế .
b. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại là phương pháp trao đổi giữa thầy và trò trong đó thầy thường
6
nêu ra những câu hỏi gợi ý , dẫn dắt học sinh quan sát các tài liêu và hiện
tượng chính tả , suy nghĩ , so sánh , nhận biết ....rút ra kết luận .
Câu hỏi đưa ra phải “có vấn đề” có tính hệ thống được sắp xếp , lựa chọn
khoa học , hợp lí theo yêu cầu của bài , vừa sức với học sinh .
Hình thức phổ biến là đặt câu hỏi trực tiếp hoặc câu hỏi trắc nghiệm trực
tiếp .


c. Phương pháp giao tiếp .
Đàm thoại và luyện tập theo mẫu chỉ là cơ sở để học sinh chuyển sang
hoạt động có tính chất chủ động và có hiệu quả : Hoạt động giao tiếp .

Phương pháp giao tiếp trong dạy chính tả yêu cầu phát hiện và khắc phục
lỗi chính tả cá biệt , hoặc lỗi chính tả do phát âm địa phương và các lỗi gây
cản trở quá trình giao tiếp. Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải luyện tập
thường xuyên các kỹ năng chính tả trong tiết học chính tả và cả trong tất cả
các tiết học những bộ môn khác nữa.
d. Phương pháp cùng tham gia .
Tổ thức cho học sinh cùng cộng tác làm bài , cùng tham gia các trò
chơi học tập nhằm hình thành kiến thức , rèn luyện kỹ năng chính tả . Các
hình thức phổ biến để thực hiện phương pháp cùng tham gia là thực hành
theo nhóm, đóng vai, thi đua ...
II. Thực trạng của vấn đề.
Mặc dù Chính tả được coi trọng nhưng do những nguyên nhân khách
quan, chủ quan từ giáo viên và học sinh dẫn đến chất lượng Chính tả ở
trường tôi chưa cao. Qua khảo sát chữ viết đầu năm (Khối lớp 4) năm học
2011 - 2012 tôi thấy.
Cách thực hiện: Đọc một đoạn văn (Khoảng 50 chữ), học sinh viết với
thời gian 15 phút.
a. Kết quả.
Kết
quả

7 số HS)
Tốc độ viết 45 phút (Tính
Dưới
Từ 36 Từ 41 Từ 46
35 chữ

Số HS

68


1

đến 40

đến 45

chữ trở

chữ

chữ

lên

5

14

48

b. Các lỗi Chính tả học sinh hay mắc phải:

Số lỗi trong đoạn văn
0 lỗi
1-2
3-4
5 lỗi

5


lỗi

lỗi

trở lên

10

34

19


- Lỗi về phụ âm đầu: l / n, s / x, ch / tr, d / r / gi.
- Lỗi về nguyên âm đôi: uô - uâ (Cuốn - cuấn), iê - ươ (rượu - riệu).
- Lỗi đối với những tiếng và từ khó: quều quào, ngoằn ngoèo, nghí ngoáy,
khuỵu chân....
- Lỗi không viết hoa tên riêng, viết tên riêng nước ngoài chưa đúng quy tắc.
- Lỗi về thiếu dấu thanh, ghi sai dấu thanh do ảnh hưởng phương ngữ (dấu
ngã viết là dấu sắc).
c. Nguyên nhân:
- Do hạn chế của chữ quốc ngữ: nhiều dấu phụ, cách ghi âm chưa hoàn
chỉnh.
- Do hạn chế của bản thân học sinh về bộ máy phát âm dẫn đến ghi âm
không chính xác.
- Do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương khi đọc và viết.
- Một số học sinh có thói quen viết bừa, viết ẩu.
- Các tiếng khó, từ khó chưa được đầu tư thời gian thích hợp trong
giảng dạy.

- Cách tổ chức giờ dạy, chữa lỗi sai cho học sinh của giáo viên còn có
những hạn chế.
- Một số học sinh chưa có ý thức phải viết đúng chính tả.
- Học simh chưa nắm được quy tắc viết tên riêng Việt Nam, tên riêng
nước ngoài.

8
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Dựa trên cơ sở khoa học cùng với sự phân tích thực trạng về lỗi chính
tả cúa học sinh khối lớp 4 ( khối mắc lỗi chính tả phổ biến nhiều hơn cả
trong trường) và qua dự giờ thăm lớp tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
chỉ đạo cùng với GV khối 4 hạn chế và khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
1. Phương hướng chung.


Hiện nay các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng như các nhà sư phạm đều
có chung quan điểm việc viết đúng chính tả Tiếng Việt là yêu cầu bắt buộc
đối với mỗi học sinh và là yêu cầu đặc biệt khắt khe đối với những người
dạy học ở bậc tiểu học và đối với học sinh hoàn thành chương trình tiểu học.
Một là: Đọc và viết nhiều lần để ghi nhớ các chữ hay viết sai. Đọc càng
nhiều, viết càng nhiều, tần số xuất hiện của các chữ ấy càng cao là càng có
cơ hội để tránh lỗi khi viết. Chính vì vậy mà có một thực tế là học sinh càng
lên lớp cao thì càng viết sai ít lỗi chính tả.
Hai là: Cần luôn có ý thức về hệ thống phát âm được lấy làm cơ sở cho
chữ viết. Đặc biệt chú ý quan tâm đến những chữ mà cách phát âm của địa
phương có sự sai lệch so với chuẩn. Trong trường tiểu học, người giáo viên
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp học sinh viết đúng chính
tả.Chữ viết của giáo viên còn trên cả mức tác động mà thẩm thấu vào thói
quen viết chữ của học sinh. Do đó, giáo viên phải viết cho đúng, viết cho
đẹp, cho thật khoa học trước học sinh như viết trên bảng, phê bài làm của

học sinh.
Ba là: Dùng một số biện pháp khoa học ( mẹo chính tả). Đây là phương
pháp loại trừ lỗi chính tả, nếu nắm chắc rồi thì rất dễ nhớ mà còn nhớ lâu
nữa. Rất phù hợp với các lớp cuối cấp.
Bốn là: Áp dụng luật áp dụng cho từ láy: Tiếng Việt có sáu thanh chỉ
thành hệ đối lập nhau về âm vực. Âm vực thấp bao gồm dấu luyến, dấu ngã
9
và dấu nặng, âm vực bao gồm dấu ngang,
dấu sắc và dấu hỏi. Khi gặp một từ
láy có hia âm tiết, không biết viết “hỏi” hay “ngã” nếu âm tiết kia mang dấu
huyền, dấu nặng ( đỡ đần, gặp gỡ,…)
Năm là: Áp dụng luật áp dụng cho từ Hán – Việt: Luật từ Hán – Việt
bắt đầu bằng một trong bảy phụ âm m, n, nh, v, l, d, ng được viết với dấu ngã
( Mình Nên Nhớ Là Dấu Ngã ).


Thí dụ: Mĩ thuật, mẫu số, mãnh hổ - m, nỗ lực, phụ nữ, truy nã - n,
vv…
2. Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của phân môn Chính tả ở
Tiểu học tới GV , HS và cha mẹ HS.
Đây là biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó quyết đinh việc tổ
chức dạy chính tả và khắc phục lỗi chính tả cho HS đi đúng hướng.
Hình thức quán triệt nhận thức thông qua các buổi họp Hội đồng Sư
phạm, họp phụ huynh khối 4, họp tổ chuyên môn; giờ chào cờ đầu tuần, thi
đua khen thưởng nội dung là nhấn mạnh tầm quan trọng của chính tả ở
trường Tiểu học ; Coi trọng việc rèn chữ - giữ vở ; nét chữ - nết người ...,
Trong kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu cần đạt, thời gian, các công việc
cụ thể như :
Bồi dưỡng GV, dự giờ, kiểm tra khảo sát chữ viết, đánh giá lỗi chính
tả đã khắc phục được ...

3. Bồi dưỡng Giáo viên.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục (Nghị quyết TW 2
khóa VIII). Nhận thức rõ điều này tôi đã tiến hành trao đổi với GV trong tổ
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi tọa đàm khi đi học
MODUL kiến thức về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và
các mẹo luật chính tả . Khi GV có kiến thức vững vàng thì mới có cơ sở để
dạy tốt các tiết Chính tả .

10

Xây dựng giáo án mẫu của một tiết Chính tả lớp 4 lựa chọn một đồng
chí giáo viên dạy giỏi thể hiện tiết dạy cho cả khối đến dự và rút kinh
nghiệm . Cuối tiết dạy tổ chức tham gia ý kiến rút kinh nghiệm để GV trong
tổ học tập cách vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, các phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh, tìm biện
pháp khắc phục những hạn chế của tiết dạy, những lỗi chính tả của học sinh


hay mắc phải ; việc lựa chọn sử dụng đồ dùng dạy học sao cho đạt hiệu quả
cao nhất . Từ đó đưa ra những định hướng chung cho toàn khối .
4. Xây dựng , sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học
Yêu cầu GV sử dụng triệt để các đồ dùng đã được trang bị trong các
tiết dạy chính tả . Khuyến khích , động viên giáo viên làm đồ dùng dạy học
5. Kiểm tra, khảo sát chữ viết học sinh.
Tiến hành kiểm tra khảo sát chữ viết của học sinh theo tuần. Chấm bài
và tổng hợp số lỗi chính tả: các lỗi học sinh thường mắc phổ biến, các lỗi ít
mắc phải, các lỗi đã hạn chế bớt so với tuần trước. Những học sinh mắc trên
5 lỗi chính tả trong bài viết, tốc độ viết. Từ đó, thông báo tới giáo viên chủ
nhiệm lớp để cùng với họ bàn và đề ra phương hướng phát huy những ưu
điểm, khắc phục tiếp những lỗi chính tả mà học sinh còn hay mắc phải.

6. Kiểm tra việc chấm, chữa bài chính tả của giáo viên.
Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc chấm, chữa bài chính tả
trong mỗi tiết dạy. Chỉ đạo họ phân đối tượng học sinh để chấm ở mỗi giờ là:
những học sinh chưa có điểm bài chính tả, những học sinh viết chậm hay
mắc lỗi phải được chú ý rèn cặp thường xuyên. Nhận xét, kịp thời tuyên
dương những học sinh có nhiều tiến bộ, phát hiện những lỗi thường mắc để
các em chú ý sửa chữa. Giáo viên không chữa lỗi ngay vào trong bài cho học
sinh mà chỉ giúp học sinh tự kiểm tra và chữa nỗi theo các cách sau:
- Giáo viên treo bảng viết sẵn bài chính tả (nghe - đọc, nhớ - viết) lên
11
bảng lớp để học sinh tự đối chiếu và chữa bài của mình.
- Học sinh đổi vở của nhau để chấm bài của bạn.
- Giáo viên đọc từng câu cho cả lớp soát lỗi, kết hợp chỉ dẫn các chữ dễ
viết sai chính tả.
7. Những biện pháp cụ thể.


Yêu cầu giáo viên trong quá trình giảng dạy thực hiện một số biện pháp cụ thể
sau:
a. Chính tả ghi nhớ:
Nhắc học sinh học thuộc đoạn văn, đoạn thơ phải viết chính tả (cho các
em kiểm tra lẫn nhau)
Biện pháp này buộc học sinh phải học thuộc lòng, nhớ từng chữ theo
phương châm “sai gì học nấy”. Giáo viên phải lập danh sách những chữ các
em viết sai với tần số lớn, từ đó đề ra phương pháp sửa chữa luyện tập.
b. Chính tả đọc.
Nhắc học sinh tập viết những từ ngữ khó, dễ sai lẫn đối với bản thân
mình ở nhà trước hôm có tiết chính tả.
Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn và luyện cho học sinh đọc đúng những
vần khó, tiếng khó, từ khó để tránh lỗi chính tả.

c. Chính tả gắn với từ ngữ.
Giáo viên giảng nghĩa các từ khó để học sinh hiểu tận gốc, từ đó giúp các
em viết đúng khi gặp lại những từ ấy.
d. Lựa chọn, xây dựng hoặc hệ thống các bài tập về chính tả.
Nhìn chung có thể chia thành sáu kiểu bài tập về rèn luyện chính tả. Các
kiểu bài chính tả tuy khác nhau nhưng đều phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ
bản. Thứ nhất là phải sát với đối tượng. Thứ hai là đáp ứng yêu cầu từng lối
12
có thể mắc phải. Kiểu thứ ba là đưa ra những câu hỏi, trong đó có hai hay
nhiều chữ viết khác nhau mà học sinh hay nhầm lẫn. Kiểu thứ tư là dùng
mẹo mà giải nghĩa. Kiểu thứ năm là đưa ra những chữ viết chính tả sai theo
cách thường gặp của học sinh và yêu cầu các em chữa lỗi, đồng thời giải
thích. Kiểu thứ sáu là yêu cầu học sinh tự đặt ra những câu, trong đó có sự
đối lập giữa các âm hoặc vần.


Yêu cầu giáo viên đọc trước các bài tập chính tả trong sách giáo khoa
lớp 4, căn cứ vào đối tượng HS của lớp mình (hay mắc những lỗi chính tả
nào) để lựa chọn bài tập phù hợp (ở dạng bài tập lựa chọn trong SGK Tiếng
Việt 4).
Chú trọng đến các bài tập: điền vần khó (oao, oeo, uyu,...); tìm từ chứa
tiếng bắt đầu bằng l hay n; d, gi hay r; s hay x; ch hay tr... đặt câu phân biệt
nồi - lồi; no – lo… ; tìm nhanh các từ gồm hai tiếng, tiếng nào cùng bắt đầu
bằng âm s hoặc x ; các bài tập tìm từ gắn với nghĩa của từ cho trước ; từ trái
nghĩa , cùng nghĩa....
Chú ý giúp học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả, nắm nghĩa của các từ
thường viết sai.
Hướng dẫn cách ghi nhớ một số mẹo chính tả: Ở địa phương tôi công
tác học sinh hay sai ch với tr, s với x, r với gi và d.
+ Cách phân biệt ch với tr: Ở Phú thọ nói chung và ở Thụy Vân nói

riêng không phân biệt ch và tr và học sinh xã Thụy Vân không nằm ngoại lệ.
Học sinh quen gọi ch là “ chờ nhẹ” và tr là “ chờ nặng” đây là cách gọi
không đúng vì hai cái tên này không xuất hiện trong bảng chữ cái Tiếng Việt.
Về mặt kết hợp ở trong âm tiết tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt
đầu bằng “ oa, oă, oe, uê”. Do đó gặp những vần này ta cứ viết ch.
Ví dụ: choáng váng, chích chòe, loắt choắt, …
Những từ Hán- Việt có dấu nặng hoặc dấu huyền đều không đi với ch mà
đi với tr. Do đó ta có tr đi với dấu nặng.
Ví dụ: trịnh trọng, trụ sở, triệu13
phú, trị giá, doanh trại, …
Vì vậy ta có mẹo gặp từ gốc Hán – Việt mà ta không phân biệt được ch
hay tr nhưng nếu viết với dấu nặng hay dấu huyền thì chữ ấy viết với tr chứ
không viết với ch.


Về mặt láy âm, sự khác nhau giữa ch vat r cũng rất rõ mặc dù về hình
thức cấu tạo có vẻ giống nhau. Do đó, nếu gặp từ láy âm không phân biệt
được ch hay tr thì dứt khoát đó là điệp âm đầu, cả hai chữ đều là tr hoặc ch.
Những từ điệp âm tr rất ít chủ yếu đó là những từ mang nghĩa “ trơ” ( nghĩa
gốc – nghĩa đen như: trơ trọi, trống trải, trần truồng, … ), hoặc mang nghĩa
“ trơ” ( nghĩa chuyển – nghĩa bóng như: trơ tráo, trơ trẽn, trâng tráo, trừng
trợn, …) hay mang nghĩa là “ chậm” như: trì trệ, trục trặc, …
Nếu ta có thể tạo nên một từ điệp âm đầu hay thấy một từ như thế thì
trong trường hợp phân vân giữa ch và tr, không kể những ngoại lệ trên đây,
đó là một từ điệp ch.
Tr không láy âm đầu với một phụ âm khách, nó trừ bốn ngoại lệ là tr
cả. Trái lại, ch lấy âm đầu với rất nhiều phụ âm khác bằng cách đứng trước
hoặc đứng sau. Ta có mẹo nếu một chữ có thể tạo nên một từ láy âm không
điệp âm đầu, thì trừ bốn ngoại lệ là trọc lóc, trót lọt, trẹt lét đó là một chữ với
ch chứ không phải với tr.

Ví dụ 1: ch đứng ở vị trí thứ nhất: chum lum, chồm hỗm, chênh hênh,
chơi bời, chèo bẻo, chàng màng, chào mào, chểnh mảng, …
Ví dụ 2: ch đứng sau: lã chã, lao chao, lau chau, lỏng chỏng , loai
choai, lởm chởm, lủn chủn.
+ Cách phân biệt s với x:
Cũng như với ch và tr thì học sinh Thụy Vân thường gọi s là “ xờ
nặng” và x là “ xờ nhẹ”. Về mặt kết hợp ở trong âm tiết thì S không đi với
các âm đầu bằng “ oa, oă, oe, uê”. Do đó ta có: “xuê xoa, xoay xở, xuêch
14
xoạc, xoắn xuýt, xoèn xoẹt, xuyền xoàng, xun xoe, …” mà không có “ soa,
soăn, soe, suê,…” là vì vậy ( trừ suê trong “ sum suê” là không có nghĩa).
Về mặt láy âm, S và X đều láy điệp vần đầu nhưng S lại không láy với
X. Do đó cả hai chữ đều phải hoặc là điệp S hoặc là điệp X.


+ Cách phân biệt r với gi và d:
Ở Thụy Vân R cũng được đọc như D và Gi, kết quả là ba chữ “ ra”, “
da”, “ gia” thường viết lẫn lộn.
Về mặt kết hợp, R cũng giống như Gi không đứng trước các vần bằng “
oa, oă, oe, uâ, uê, uy”. Vì vậy gặp những vần này cứ yên tâm viết là D. Chỉ
trừ một trường hợp duy nhất ngoại lệ viết R trong “ dây cu roa”- một từ
phiên âm từ tiếng Pháp, chỉ dung trong ngành kĩ thuật.
Về mặt từ Hán – Việt, không có từ Hán – Việt nào đi với R. Tuy nhiên
trong thực tế, ngay cả trong quyển từ điển, chữ R vẫn là phổ biến ( Nam Hoa
từ điển) và nhiều sách báo cũng duy trì tình trạng này.
Về mặt láy âm, R không láy với Gi và D, thế nên có ba kiểu láy âm điệp
âm đầu tiện lợi cho việc phân biệt.
Ví dụ: rung rinh, rảnh rang, rắc rối, rõ rang, …
Chính xắc thái miêu tả của những từ láy âm với R là rất mạnh cho nên
sự lẫn lộn với Gi và R về mặt láy âm là tương đối ít với học sinh tiểu học.

Ngoài cách điệp âm đầu R còn có những hình thức láy âm mà Gi và D
không có. Nó láy với âm b, c ( bứt rứt, co ro, …).
R vốn chung nguồn gốc với Gi và D, cho nên có một số chữ hiện được
viết với biến thể, chẳng hạn: “nô rỡn – nô giỡn”, “ sóng rợn – sóng dợn”, “
rập rờn – dập dờn”. Để cho chính tả có tính thống nhất cao, nên biết theo cái
biến thể chung là R hơn là biến thể của địa phương hoặc cá nhân.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
15
Được các đồng chí giáo viên khối 4 nhiệt tình ủng hộ và thực hiện tốt
các biện pháp đề ra, sau một năm học, bài viết chính tả của học sinh lớp 4 đã
có tiến bộ rõ rệt. Qua bài khảo sát chữ viết cuối năm học ( Bài viết khoảng
50 chữ / 10 phút)
Kết quả khảo sát

16


Kết quả

Số HS

70

Tốc độ viết 10 phút( tính số HS)
Dưới 35

từ36=>40

Từ41=>


chữ

chữ

45 chữ

0

0

0

Số lỗi trong đoạn văn

Từ 46
chữ trở

0 lỗi

1=>2lỗi

3 =>4 lỗi

15

42

10

5 lỗi trở


lên

70

lên

3

( Tốc độ viết 50 chữ / 10 phút tương đương với tốc độ 70 chữ / 15 phút - tốc
độ theo yêu cầu về cuối năm đối với học sinh lớp 4 ).
Nhìn vào bảng ta thấy số học sinh mắc từ 0 => 2 lỗi( So với đầu năm)
tăng lên 28 em = 23%
Các lỗi học sinh hay mắc phải như: l, n, s, x, ch, tr, d, r, gi, lỗi không
viết hoa sau dấu chấm ( . ), tên riêng, lỗi tiếng khó, từ khó, lỗi thiếu dấu
thanh giảm đi rất nhiều.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
* Trong bất kì thời đại nào và cho dù hình thái xã hội có biến đổi thì
vấn đề về chữ viết Tiếng Việt vẫn được coi trọng. Trong định hướng giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc thì việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ là một
vấn đề cần được quan tâm, nó có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc tiến tới hoàn
thiện ngôn ngữ thống nhất- ngôn ngữ toàn dân mà một trong những vấn đề
tiên quyết là viết chữ đúng chính tả. Nét chữ là nết người. Hình thức chữ viết
cho dù có thanh đậm đến mấy nhưng sai chính tả thì có còn đẹp không ?


* Qua thời gian một năm học thực hiện các biện pháp đề ra nhằm nâng
cao chất lượng chính tả ở khối lớp 4 tự bản thân tôi rút ra được một số bài

học như sau:
Bài học kinh nghiệm:
1. Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục
tiêu của môn tiếng Việt là rèn luyện và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho
học sinh trong đó có năng lực viết. Vì vậy cần phải chú trọng đến chữ viết
của học sinh ngay từ lớp 1.
2. Giáo viên cần phải bồi dưỡng thường xuyên cho bản thân kiến thức
về nội dung , phương pháp, hình thức dạy chính tả, luật chính tả; cách kiểm
tra, đánh giá đối với học sinh. Giáo viên phải là người mẫu mực về chữ viết.
3. Trường cần có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn ,
nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn.
4. Thường xuyên kiểm tra việc dạy và học chính tả đôí với giáo viên và
học sinh ( Qua dự giờ thăm lớp. kiểm tra chữ viết) sau đó tổng kết, rút kinh
nghiệm đề ra biện pháp phát huy và khắc phục.
Trong khuôn khổ của một bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi mới chỉ đề
cập đến những biện pháp hạn chế và khắc phục lỗi chính tả,cho học sinh
khối lớp 4 ở trường Thụy Vân chưa đề cập đến vấn đề nét chữ, cỡ chữ, mẫu
chữ. Tôi hi vọng sẽ tiếp tục nghiên17
cứu thành công và nâng cao hiểu biết hơn
nữa cho bản thân trong quá trình dạy học ở Tiểu học.
II. Những ý kiến đề xuất:
Để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em nắm được kiến thức,
vận dụng vào thực hành, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
1. Về phía nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho giáo viên.


- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Quan tâm, khích lệ giáo viên kịp thời những đồng chí có thành tích
nổi bật để tạo sự phấn khởi và niềm đam mê công việc.
2. Đối với giáo viên:
- Khi lên kế hoạch dạy học cần chuẩn bị kĩ nội dung, đồ dùng và
phương pháp dạy học.
- Mạnh dạn đưa ra các cách làm nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cho
học sinh.
- Mỗi giáo viên thực sự phải yêu trẻ, mến nghề và luôn tâm huyết với
nghề nghiệp.
- Mỗi giáo viên phải đề cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, luôn luôn học
hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Người giáo viên phải dày công nghiên cứu tài liệu và theo dõi học
sinh qua nhiều năm, nắm được điểm yếu của học sinh để tập trung khắc
phục. Có như vậy việc giảng dạy và giáo dục mới thành công như mong
muốn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua
quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn chắc chắn sẽ
có những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô và
18
bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Thụy Vân, tháng 10 năm 2012
Người viết


Nguyễn Thị Định

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Phương Nga và Nguyễn Trí: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
Tiểu học – NXB Đại học Quốc gia, năm 1999.
2. Nguyễn Hữu Quýnh: Tiếng Việt hiện đại – Trung tâm biên soạn Từ
điển Bách khoa Việt Nam.
3. Bùi Minh Toán, Lê A và Đỗ Việt Hùng : Tiếng Việt thực hành – NXB
Giáo dục, năm 1998.


4. Tiếng Việt 4 – Tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục năm 2006
5. Nguyễn Đình Cao : Sổ tay chính tả Tiếng Việt Tiểu học – NXB
Giáo dục, năm 2006.
6. Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh: Giáo trình Tiếng Việt 2 – NXB
Giáo dục – 2001

20


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 – 2013
Đánh giá, xếp loại của HĐKH trường Tiểu học Thụy Vân
1. Tên đề tài: “ Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4”
2. Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Định
3. Chức vụ: Giáo viên – Tổ 1- 2- 3
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về Sáng kiến kinh nghiệm:
a, Ưu điểm:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
b, Hạn chế:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau thẩm định, đánh giá sáng kiến trên, HĐKH trường Tiểu học Thụy
Vân thống nhất xếp loại: …………………….
Những người thẩm định
( Kí, ghi rõ họ tên )

Chủ tịch HĐKH
( Kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên )



×