Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 27 trang )

Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chỉ thị 40/ CT. TƯ của Ban chấp hành TW Đảng nêu rõ: “ Phát triển
Giáo Dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là
điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là nòng cốt, có
vai trò quan trọng”. Chỉ thị yêu cầu: “ Phải tăng cường xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ
vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm
thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 và trấn
hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đặc biệt chú trọng bản lĩnh chính trị, nâng cao phẩm chát lối sống
lành mạnh của nhà giáo Việt nam. Thông qua việc quản lí phát triển đúng
định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp
cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên là những người đi tiên
phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, là những người quyết định chất lượng
giáo dục - đào tạo. Vì vậy đội ngũ này cần được bồi dưỡng thường xuyên để
không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực
chuyên môn... Kết luận hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành TW Đảng khóa
IX chỉ rõ: “Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết phải
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt
chú trọng giáo dục tư tưỏng - chính trị, nhân cách, đạo đức lối sống cho
người học...”, “ Các cấp ủy Đảng từ TW đến địa phương cần quan tâm chỉ

Phạm Thị Ngọc Dung -


Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

đạo thường xuyên công tác đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác quản lí cán bộ, đặc biệt chú
trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo”.
Vấn đề cốt lõi của ngành Giáo dục và đào tạo hiện nay là vấn đề nâng
cao chất lượng Giáo dục và đào tạo , bởi vì trên thực tế chất lượng vẫn chưa
tương xứng với sự phát triển về số lượng và yêu cầu của sự phát triển kinh
tế...........
Muốn nâng cao chất lượng có nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố quyết
định nhất đó là “phương pháp Giáo dục”. Vì vậy việc đổi mới phương pháp
Giáo dục là vấn đề quan trọng và cấp bách nhất. Muốn đổi mới phương pháp
Giáo dục phải có “phương tiện”, mà phương tiện chính là “Thiết bị giáo dục”
nếu không chỉ là “Lý thuyết suông”.
Các nhà tâm lý Giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: Nếu HS chỉ
nghe GV giảng thì tri thức nhớ lại được 25%, nếu nghe giảng kết hợp với
nhìn thấy trực quan thì đạt được 50%, còn nếu HS được thực hành nữa thì tri
thức lĩnh hội được sẽ đạt tới 80%.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “
Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương
trình nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc
lập suy nghĩ của HS, sinh viên.
Để đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là một bộ phận
quan trọng không thể thiếu giúp cho quá trình dạy học thuận lợi, tạo điều
kiện tốt nhất cho quá trình nhận thức.
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ “ Thiết bị dạy học vừa thiếu, vừa

lạc hậu...Hiệu quả sử dụng thiết bị còn thấp, Công tác quản lý thiết bị còn
yếu kém, số lượng thiết bị còn ít thường là Giáo viên kiêm nhiệm nên không

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

phát huy được hiệu quả dử dụng ở các cơ sở trường”...Đồng thời nghị quyết
cũng cảnh báo: “Trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học
tập mới chỉ đáp ửng được 20% yêu cầu. Tình trạng dạy chay còn phổ biến.
Yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị dạy
học là nguồn cung cấp tri thức, là phương tiện cho HS hoạt động và học tập”
Với cương vị là người cán bộ quản lý giáo dục tôi nhận thấy: Trong
những năm gần đây thiết bị dạy học đã được các nhà trường và Trường tiểu
học Đinh Tiên Hoàng - Việt Trì- Phú Thọ tăng cường trang bị đầu tư trang
thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu của bộ giáo dục và đào tạo.Thậm chí
có những loại dư thừa nhưng việc quản lý, sử dụng còn kém hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu là do:
- GV chưa được hướng dẫn, sử dụng thành thạo, tâm lý ngại sử dụng
thiết bị khi giảng bài VD: GV cao tuổi tiếp cận thông tin và công nghệ thông
tin kém. việc sử dụng thiết bị chưa đều trong quá trình lên lớp của giáo viên,
một bộ phận giáo viên nhận thức về việc sử dụng thiết bị còn hạn chế...
- Cán bộ phụ trách TB không phải là chuyên trách, phần lớn là GV
kiêm nhiệm vừa dạy học vừa phụ trách TB nên không có nhiều thời gian
dành cho việc hướng dẫn, giúp đỡ GV sử dụng TB dạy học đặc biệt là GV
cao tuổi. Thậm chí ngay cả cán bộ phụ trách TB dạy học cũng chưa sử dụng
thành thạo các TB dạy học hiện đại.

- Mặt khác, TB còn thiếu đồng bộ, thiếu vật tư thực hành. chưa có
phòng bộ môn, chất lượng thiết bị chưa cao
- Quy trình quản lý, sử dụng TB chưa được thiết lập tối ưu.
- Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TB chưa thường xuyên,
chua được chú ý, chưa thành nề nếp.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Tất cả những vấn đề nêu trên dẫn đến chất lượng giảng dạy và học
tập gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất
lượng giảng dạy.
Từ thực tế đó tôi không khỏi băn khoăn và đưa ra nhiều câu hỏi: nếu
công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường được coi trọng,
được tiến hành liên tục, thường xuyên, có hiệu quả thì năng lực giáo viên sẽ
được nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới, đạt mục tiêu giáo dục tiểu học hiện
nay. Việc nâng cao chất lượng công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học của
nhà trường là một nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với các nhà trường.
Bắt đầu từ năm học: 2008- 2009 chúng tôi đã tiến hành một số biện
pháp nâng cao chất lượng chỉ đạo công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học thì
trường TH Đinh Tiên Hoàng - Việt Trì - Phú Thọ, đã đạt được kết quả đáng
mừng. Rút ra từ thực tế, tôi sẽ trình bày kinh nghiệm trong việc quản lý, sử
dụng thiết bị tốt hơn để đạt hiệu quả giáo dục. Chúng tôi coi đây là những kinh
nghiệm có thể áp dụng. Tuy đã được thử nghiệm tại trừơng TH Đinh Tiên
Hoàng, nhưng vẫn chỉ là kinh nghiệm cá nhân, nếu được đánh giá tốt thì cần
nhân rộng, coi như một đóng góp nhỏ vào kho tàng kinh nghiệm của Giáo dục

Việt Trì.Vì vậy tôi xây dựng sáng kiến:" Nâng cao chất lượng chỉ đạo công
tác quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học”.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận:
1.1.1.Thiết bị dạy học là gì:
Theo PGS - TS Trần Kiều và PGS - TS Vũ Trọng Rỹ thì thiết bị dạy
học là l thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà
người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động
nhận thức của học sinh. Còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là
các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa
học... hình thành ở họ các kĩ năng, kĩ sảo, đảm bảo cho việc giáo dục, phục
vụ mục đích dạy học và giáo dục
Như vậy có thể hiểu thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và
tất cả những phương tiện được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình
dạy học.
Thiết bị dạy học rất phong phú , đa dạng. Thiết bị dạy học được xây
dựng trên nguyên tắc trực quan. Đối với các cấp học,việc học tập trên
nguyên tắc trực quan là phù hợp với quy luật nhận thức:" Từ trực quan sinh
động đến tư duy trưu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con
đường nhận thức biện chứng của sự nhận thức chân lí khách quan". (V.I
Lênin- Bút kí triết học NXB Sự thậtt Hà Nội 1983)

1.1.2. Vai trò , chức năng, nhiệm vụ của TB dạy học trong nhà trường:
Dạy học là chức năng xã hội nhằm truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
mà xã hội tích luỹ được, nhằm biến kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất cá
nhân; là sự tác động qua lại giữa thầy và trò làm cho trò lĩnh hội một phần
nào đó kinh nghiệm của xã hội. Như vậy quá trình dạy học là một quá trình
truyền thông tin trong một môi trường sư phạm thích hợp, sự tương tác giữa
người học và thông tin. Trong bất kì một tình huống nào, dạy học cũng có

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

một thông điệp được truyền đi. Nhờ có quá trình dạy học mà quá trình nhận
thức của học sinh diễn ra một cách thuận lợi.
Thiết bị dạy học là một nhân tố của quá trình dạy học nó có mối quan
hệ tương hỗ với các thành tố khác trong quá trình dạy học và giáo dục. Như
vậy: Thiết bị dạy học với tư cách là một bộ phận cơ sở vật chất trường học, là
một thành tố cấu thành quá trình sư phạm hẹp, nó bình đẳng với các thành tố
khác và không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện nguyên lí giáo dục:" Học đi
đôi với hành lí luận gắn liền với thực tiễn"
Trong đổi mới giáo dục phổ thông thì đổi mới phương pháp dạy học
được coi là yếu tố quyết định.hiết bị dạy học là điều kiện tiên quyết để đổi
mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lí thuyết, tạo điều kiện cho
học sinh hoạt động, với tư cách làm trung tâm của qua trình dạy học giúp cho
việc đẩy mạnh và phát triển năng lực nhận thức của học sinh, giúp học sinh
tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách,

kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, hợp lí hoá quá trình hoạt động
dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Tóm lại: Thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá
trình dạy học, chúng có tác dụng tích cực và là động lực, tác động một cách
hiệu quả đối với quá trình lao động của thầy và trò. Thiết bị dạy học chịu sự
chi phối của nội dung và phương pháp dạy học và nó cũng có tác động trở lại
vì thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện nội dung và phương pháp.
1. 2. Cơ sở thực tiễn:
Trường TH Đinh Tiên Hoàng là một trường nằm ở trung tâm thành
phố Việt Trì, có điều kiện kinh tế xã hội ổn định. Phần lớn cha mẹ học sinh là
cán bộ nhà nước, trình độ dân trí cao có điều kiện và rất quan tâm tới học tập
của con em. Toàn trường có 1202 học sinh, các em ở rải rác trong các khu

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

dân cư của phường Nông Trang. Ngoài ra còn có khoảng 1/3 số học sinh
trong trường là con em các xã phường trong toàn thành phố.
Nhà trường có 70 đ/c là CB - GV- NV
Trong đó: Biên chế : 48 người
Hợp đồng: 22 người(18 nhân viên + 4 giáo viên)
Chi bộ: 41 đảng viên
được chia thành 5 tổ
Tổ: 1; Tổ: 2+3; Tổ 4+5; Tổ: Văn phòng; Tổ: Tin học - Ngoại ngữ.
* Thuận lợi:
- 100% các khối lớp đều có bộ thiết bị dạy học đồng bộ, mỗi phòng

học đều có một tủ thiết bị dạy học riêng.
- Nhà trường có 02 phòng học tin học với gần 50 máy vi tính, các máy
tính đều nối mạng Internet, giúp học sinh giải Toán, Tiếng Anh trên mạng
Internet, rất hiệu quả. Số lượng học sinh tham gia giải Toán Tiếng Anh rất
đông. 100% học sinh lớp 3,4,5 tham gia.
- Nhà trường có khoảng gần 50% CB - GV có máy tính sách tay, có 7
máy chiếu đa năng rất thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập.
* Khó khăn:
Chưa có giáo viên chuyên trách phụ trách công tác thiết bị dạy học.
Một số giáo viên tuổi cao hạn chế trong việc sử dụng thiết bị dạy học
hiện đại, nên chất lượng giáo dục không cao.
Những năm học 2004 - 2005 trở về trước chất lượng giáo dục không cao còn
nhiều vấn đề cần bàn.
* Cụ thể: - Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều
Giáo viên xếp loại giỏi: 37 đ/c.
Giáo viên xếp loại Khá: 09 đ/c.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Giáo viên xếp loại TB : 03 đ/c.
- Chất lượng giờ dạy: Tổng số giờ dự: 90 giờ.
Trong đó: Loại giỏi: 60 giờ
Loại Khá: 20 giờ
Loại TB : 10 giờ.
- Giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp:

Cấp Tỉnh: không
Cấp Thành phố: 15 đ/c
Cấp trường: 25 đ/c
Qua đó cho thấy số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi chưa nhiều, chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường cũng còn nhiều hạn chế.
* Cụ thể:
Năm học 2005- 2006
* Học sinh:
TSHS

890

Tỷ lệ HSG

Xếp loại cuối năm
Toán

Cấp

Cấp

Cấp

Cấp

QG

Tỉnh

TP


Trường

TS

%

TS

%

2

2

150

270

520

58.4

215

24.2

Tiếng Việt
T
TS

%
S
137 15.4 18

* Giáo viên

Kỹ năng sử dụng thiết bị

Năm

SD thành

học
TS

2008
So

Chưa

thạo
TS %

TS

%

46

33


71.7

10

21.7

3

6.5

46

37

80.4

13

28.3

0

46

4

8.7

3


6.6

3

20062007
2007-

Biết SD

Chất lượng giờ dạy

Phạm Thị Ngọc Dung -

biết SD
TS %

Giỏi

TS

Khá

T. Bình

TS

%

TS


%

TS

%

90

60

66.7

20

22.2

10

11.1

0

90

65

72.2

25


27.7

0

0

6.5

90

5

5.5

5

5.5

10

11.1

Trường TH Đinh Tiên Hoàng

%
2.0


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH


sánh

Tóm lại: Trong 2 năm học: 2005 - 2006; 2006 - 2007 và những năm
học trở về trước chúng tôi chưa áp dụng những biện pháp nhằm năng cao
chất lượng sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường, nhìn chung kết quả
chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế.
Những bất cập ấy có thể do nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân
quan trọng là do hoạt động cuả công tác quản lí và sử dụng thiết bị dạy học
nằm trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời, đáp ứng đòi
hỏi của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng của vấn đề:
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục nói chung,giáo
dục tiểu học nói riêng, đặc biệt là đổi mới về nội dung chương trình, sách
giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học, trong giai doạn hiện nay thì
công tác quản lí và sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường trở thành một
nhu cầu bức thiết. Thực tế, tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng - Việt Trì Phú Thọ, tuy các hoạt động của công tác quản lí và sử dụng thiết bị dạy học
của nhà trường ,vẫn diễn ra thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao. Nếu áp
dụng những biện pháp tích cực chỉ đạo, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
quản lí và sử dụng thiết bị dạy học, thì chất lượng hoạt động của công tác
quản lí và sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường sẽ có sự chuyển biến
mạnh mẽ và bền vững hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường.
3.Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
* Quy trình tiến hành
Để công tác quản lí và sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường có hiệu
quả, chúng tôi tiến hành một số biện pháp chỉ đạo bao gồm:
* Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên phụ trách:

Phạm Thị Ngọc Dung -


Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị
dạy học về vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong nhà trường. Giúp cho đội
ngũ giáo viên,nhân viên phụ trách thiết bị dạy học thấy được việc bảo quản,
sử dụng thiết bị dạy học là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy
học. Từ đó, giáo viên, nhân viên phụ trách có ý thức sử dụng và bảo quản
thiết bị dạy học mang tính thường xuyên hơn.
Người phụ trách cần phân loại TB dùng để GV minh hoạ cho bài giảng
trên lớp, TB dùng cho HS thực hành ngay từ đầu năm học để tiện việc sử
dụng.
Các giờ HS thực hành trên TB thì GV trực tiếp giảng dạy là người chịu
trách nhiệm chính, việc chỉ đạo hướng dãn giúp đỡ và bảo quản TB dạy học.
* Biện pháp 2: Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chuyên môn:
Để sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả thì công tác bồi dưỡng cho
giáo viên về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng sử dụng các
thiết bị dạy học chỉ có trên cơ sở trình độ về chuyên môn vững vàng, sử dụng
thành thạo thiết bị dạy học có hiệu quả thì người giáo viên mới dạy tốt, mới
có thẻ cải tiến phương pháp dạy học. Cần huy động tối đa giáo viên tham dự
các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học. Cần nắm vững nguyên tắc sử
dụng thiết bị dạy học.
Nâng cao chất lượng học sinh sử dụng thiết bị thông qua hoạt động
của tổ chuyên môn.
Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về quản lý và sử dụng
thiết bị trong tổ chuyên môn và hội đồng sư phạm.
Qua đó giúp các giáo viên trong nhà trường có những năng lực nhất

định để sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
Hàng năm, mỗi khi có thiết bị mới về nhà trường thường tổ chức cho
giáo viên học cách sử dụng, bảo quản. Nếu có những vướng mắc nhà trường

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

có kế hoạch chủ động tháo gỡ bằng cách: mời các đồng nghiệp có kinh
nghiệm ở trường bạn hay các chuyên gia về thiết bị dạy học về hướng dẫn,
giúp đỡ.
100% bài giảng sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả.
100% bài giảng đạt yêu cầu trở lên về đổi mới phương pháp dạy học.
*Biện pháp 3: Chỉ đạo việc bảo quản khai thác, sử dụng:
Nhà trường luôn chú trọng công tác bảo quản thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học rất đa dạng chính vì vậy trong công tác bảo quản cũng
rất phức tạp, có nhiều thiết bị dễ vỡ, rễ cháy..... vì thế người quản lí phải xây
dựng dựng kế hoạch, bảo quản an toàn tuyệt đối.
Hiệu trưởng nhà trường đã có một số biện pháp cụ thể:
- Xây dựng nội quy sử dụng thiết bị dạy học. Để có điều kiện giữ gìn,
bảo quản thiết bị dạy học hiệu trưởng phải tạo các điều kiện vật chất cần thiết
: Danh mục thiết bị hiện có (Nguồn gốc xuất xứ, hiện trạng về mỗi thiết bị
dạy học..) Sổ theo dõi mượn ,trả thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh,
tủ, giá để thiết bị, các phương tiện phòng chống ẩm mốc, mối mọt, phòng
cháy, có phương tiện để sử dụng thiết bị dạy học.
- Có sự phân công rõ ràng mọi công việc cho tổ chuyên môn và phó
hiệu trưởng trong việc quản lí thiết bị dạy học.

- CB phụ trách TB dạy học có sổ theo dõi mượn, trả TB dạy học. GV
phải kí sau mỗi lần mượn và trả (Đầu và cuối năm học)
Việc sử dụng thiết bị dạy học dã được quy định trong chương trình của
từng môn học. Đây chính là quy định bắt buộc với giáo viên và học sinh.
Hiệu trưởng cùng với tổ chuyên môn cần nắm được kế hoạch sử dụng thiết bị
từng môn học ở mỗi khối lớp để nắm được số lần sử dụng, số giờ sử dụng
thiết bị dạy học đối chiếu với thiết bị dạy học đã có để chuẩn bị thiết bị dạy
học trước khi bước vào năm học.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên cũng phải được đưa vào
kế hoạch dạy học của từng cá nhân. Có như vậy người giáo viên mới chủ
động đề xuất với cán bộ phụ trách TB dạy học chuẩn bị tốt thiết bị dạy học
cho từng tuần.
Ban Giám hiệu cùng tổ chuyên môn luôn quan tâm chú ý làm thế nào
để sử dụng thiết bị dạy học cho có hiệu quả và nâng cao được chất lượng
giáo dục. Yêu cầu GV phải thực hiện nghiêm túc việc sử dụng TB dạy học
vào bài giảng, nếu giờ dạy không sử dụng TB dạy học thì không xếp loại.
Muốn vậy người giáo viên phải luôn có ý thức học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn. Hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của nguyên lý giáo dục “
Học đi đôi với hành lý luận gắn liền với thực tiễn”. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ
của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn,
về kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học.
Nhà trường luôn có quy chế khuyến khích, động viên giáo viên, học

sinh sử dụng thiết bị dạy học. Có thể có chế độ khen thưởng cho giáo viên sử
dụng thiết bị có hiệu quả.
Hàng năm, nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về
chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học, để các tổ chuyên môn tổng kết, rút kinh
nghiệm về việc sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học vào việc giảng dạy.
Yêu cầu tổ chuyên môn có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng TB dạy học
thường xuyên, đưa việc đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng.
*Biện pháp 4: Quan tâm mua sắm trang thiết bị dạy học cho hoạt động
dạy học và tổ chức công tác tự làm thiết bị:
Để phong phú thêm về thiết bị dạy học, bên cạnh số thiết bị mà nhà
nước cấp, hàng năm nhà trường luôn có kế hoạch mua sắm mới để đáp ứng
yêu cầu của GV và HS. Sau mỗi năm học căn cứ vào biên bản kiểm kê thiết
bị dạy học cuối năm, số thiết bị mà nhà nước cấp phát và đối chiếu với yêu

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

cầu dạy học, nhà trường có kế hoạch trang bị , mua sắm, bổ sung kịp thời.
Dựa vào sự đề xuất của các tổ chuyên môn, kinh phí dự trù cho việc mua
sắm các vật dụng cần thiết, nhà trường còn biết khai thác nguồn lực sẵn có
trong nhân dân, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội khác.
Nhà trường khuyền khích đội ngũ giáo viên và cha mẹ học sinh tự làm
đổ dùng dạy học thông qua các cuộc thi, tạo thành phong trào mang tính
thường xuyên. Việc làm đồ dùng dạy học có giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh
thần. Qua việc làm đồ dùng dạy học cũng rèn được kĩ năng, kĩ xảo, phát triển
tư duy cho giáo viên và học sinh, đồng thời có tác dụng hình thành nhân cách

cho học sinh, ý thức giữ gìn bảo vệ thành quả lao động, ý thức tạo ra của cải
vật chất cho xã hội. Thiết bị dạy học tự làm phải đảm bảo chất lượng thể hiện
ba tính chất sau: tính khoa học sư phạm, tính kinh tế, tính sáng tạo.
Mặc dù nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng
như các điều kiện khác phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Tuy nhiên
chúng tôi luôn quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất ở mức độ cao
nhất có thể dể tổ chuyên môn hoạt động một cách thuận lợi như: Bố trí
phòng sinh hoạt tổ chuyên môn; đầu tư kinh phí trang thiết bị điện, bảng
điện, hệ thống ánh sáng và quạt mát đảm bảo ở các lớp học, trang thiết bị
điện tử như: ti vi, đầu đĩa, đài hai chức năng( băng, đĩa), máy vi tính, đầu in,
mua thêm các loại sách báo và tạp chí: báo “Giáo dục và thời đại”, tạp chí
“Dạy và học ngày nay”, tạp chí “khoa học giáo dục”, báo khuyến học... các
tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, sách thiết kế bài dạy, sách
tham khảo, sách nâng cao... giúp cho giáo viên thuận lợi trong công tác tự
học, tự bồi dưỡng và giảng dạy.
Nhằm tạo điều kiện thận lợi cho việc giảng dạy của thầy, việc học của
trò nhà trường đã triển khai phòng học tin học với gấn 50 máy tính và 7 máy

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

chiếu đa năng một cách khoa học, phát huy tối đa hiệu quả giờ dạy sử dụng
thiết bị đồ dùng.
Song song với việc khai thác, sử dụng triệt để thiết bị đồ dùng được
nhà trường chỉ đạo, khuyến khích các tổ chuyên môn, giáo viên sưu tàm, tự
làm đồ dùng dạy học. Đặc biệt mỗi gíao viên tự làm ít nhất một đồ dùng có

chất lượng, hiệu quả tham gia dự thi cấp trường.
Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên tham mưu với lãnh đạo địa
phương, huy động sức đóng góp, ủng hộ của các đoàn thể, của cha mẹ học
sinh để tu sửa lớp học, bàn ghế, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy
và học, xây dựng đề án trường tiểu học đạt chuẩn Quốc Gia vào thời gian
gần nhất và đã được đưa vào nghị quyết của chi bộ Đảng nhà trường và Đảng
bộ phường Nông Trang.
* Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử
dụng TB dạy học:
Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu trong công tác quản lí
thiết bị dạy học với 3 chức năng: Đánh giá, phát hiện, điều chỉnh.
Cụ thể: Nhà trường kiểm tra đánh giá các mặt sau:
Kiểm tra đánh giá việc mua sắm các thiết bị đã được chỉ định đến mức
nào, chất lượng ra sao, cho lắp đặt và vận hành thử. Nếu có khó khăn vướng
mắc gì thì có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện tại về kinh
phí, nhân sự, nguồn cung cấp.
Kiểm tra đôn đốc giáo viên tự làm, bảo quản thiết bị trên cơ sở chỉ tiêu
xây dựng.
Kiểm tra đánh giá giáo viên sử dụng thiết bị.
Kiểm tra việc dạy của giáo viên.
Kiểm tra giáo án, nếu sử dụng thiết bị dạy học phải ghi rõ sử dụng
thiết bị nào, sử dụng vào lúc nào, những lưu ý khi sử dụng...

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH


Dự gìơ kiểm tra giáo viên trên lớp: Đây là khâu quan trọng mà nhà
trường hết sức chú ý trong việc đánh giá giáo viên. Đối với dạy có sử dụng
thiết bị dạy học cần chú ý bảo đảm các nguyên tắc sử dụng thiết bị, đảm bảo
an toàn khi sử dụng.
Kiểm tra sổ nhật kí giờ học: Yêu cầu giữa giáo án và sổ nhật kí giờ học
phải trùng khớp tên bài, ngày dạy, tiết dạy.
Kiểm tra theo kế hoạch: kế hoạch sử dụng của giáo viên phải thống
nhất với kế hoạch của tổ chuyên môn.
Đối thoại trực tiếp với giáo viên: Hiệu trưởng có thể đối thoại với giáo
viên trong trường hợp cần thiết, tin tưởng họ song phải tôn trọng hiện thực
khách quan.
Kiểm tra việc học tập của học sinh: Xem vở ghi của học sinh hoặc
kiểm tra bằng test nhỏ, hoặc đối thoại.
Nhận xét đánh giá đúng, khách quan, động viên khuyến khích kịp thời.
Sau mỗi đợt kiểm tra, bao giờ cũng có nhận xét, đánh giá, xếp loại cụ thể bài
dạy của từng giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên
môn và hội đồng sư phạm. Hàng tháng đều công bố kết quả hiệu quả sử dụng
thiết bị dạy học và xếp loại chuyên môn, thực hiện nề nếp, quy chế chuyên
môn của giáo viên trong nhà trường.
Trong mỗi năm học, nhà trường đã đảm bảo đầy đủ chế độ kiểm kê.
- Kiểm tra theo định kì trong kế hoạch 2 lần/ năm học.
- Các kì kiểm kê phải xác định được danh mục của các thiết bị dạy học
với số liệu cụ thể đó là:
Số lượng và tình trạng của thiết bị dạy học. Từ đó đối chiếu với yêu cầu
và tiêu chuẩn để xã định danh mục các thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đạt
yêu cầu, những
thiết bị dạy học cần thanh lí, số thiết bị cần mua sắm.

Phạm Thị Ngọc Dung -


Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi tiến hành đồng bộ các biện pháp đã trình bày ở trên, kết quả
đạt được như sau:
* Về nhận thức: - Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã tác động
mạnh mẽ việc sử dụng TB dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy và giáo dục đến toàn bộ GV, HS trong trường, từ đó họ có ý thức tự giác
chấp hành. Ngoài ra còn có tác dụng lan toả đến cha mẹ HS, các môi trường
giáo dục xung quanh tạo điều kiện để giáo dục phát triển
Cụ thể:
Trong hai năm học: 2005- 2006 và 2006- 2007 khi chúng tôi chưa áp
dụng sáng kiến kinh nghệm thì chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục
không cao. Đội ngũ giáo viên chưa thấy được tác dụng của việc sử dụng TB
dạy học, cũng như việc bảo quản TB dạy học trong nhà trường có tầm quan
trọng như thế nào? họ chưa thực sự quan tâm đến TB dạy học sử dụng TB
dạy học trong giảng dạy mang tính chống đối, qua loa và thậm chí một số
giáo viên còn chưa biết sử dụng. Vì vậy chất lượng giáo dục còn nhiều hạn
chế.
Qua các năm học: Từ 2007- 2008 và 2008- 2009 đến nay chúng tôi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng chỉ đạo bị việc sử dụng
thiết dạy học” thì chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục đạt kết quả rất
đáng mừng, chứng tỏ nhận thức của đội ngũ giáo viên đã được nâng lên rõ
rệt. Họ đã thấy được tác dụng của TB dạy học trong nhà trường là rất quan
trọng, không thể thiếu được trong bài giảng là một trong những yếu tố quyết
định đến sự thành công giờ dạy và việc tiếp thu kiến thức của các em.
Kết quả đó được so sánh cụ thể như sau:

Giáo viên:

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Kỹ năng sử dụng thiết bị

Năm
học
20072008
20082009
So
sánh

TS

SD thành

Biết SD

Chất lượng giờ dạy
Chưa

thạo
TS
%

33 71.7

TS
10

%
21.7

46

37

80.4

13

28.3

0

46

4

8.7

3

6.6


3

46

Phạm Thị Ngọc Dung -

biết SD
TS %
3 6.5

TS

Giỏi

Khá

T. Bình

90

TS
60

%
66.7

TS
20

%

22.2

TS
10

%
11.1

0

90

65

72.2

25

27.7

0

0

6.5

90

5


5.5

5

5.5

10

11.1

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Năm học 2007 - 2008
* Học sinh:

TSHS

890

Tỷ lệ HSG

Xếp loại cuối năm

Cấp

Cấp


Cấp

Cấp

QG
2

tỉnh
2

TP
150

Trường
270

Giỏi

Toán
%
Khá

%

520

58.4

30.9


267

Giỏi

Tiếng Việt
%
Khá

%

417

48.2

42.2

365

*Về Giáo viên:
TSGV

45

Tỷ lệ GVG
Cấp trường
TS
%
22
48,9


Cấp TP
TS
13

Cấp Tỉnh
TS
%
1
2,2

%
28,9

Ghi chú

Năm học 2008 - 2009
*Về Học sinh:
TSHS

956

Tỷ lệ HSG

Xếp loại cuối năm

Cấp

Cấp

Cấp


Cấp

QG
3

tỉnh
7

TP
205

Trường
315

Giỏi
520

Toán
%
Khá
54.5 215

%
22.5

Giỏi
417

Tiếng Việt

%
Khá
48.2 365

*Về Giáo viên:
TSGV

45

Tỷ lệ GVG
Cấp trường
TS
%
32
71.1

Phạm Thị Ngọc Dung -

Cấp TP
TS
13

%
28.9

Cấp Tỉnh
TS
%
1
2.2


Ghi chú

Trường TH Đinh Tiên Hoàng

%
42.2


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Năm học: 2009 - 2010
*Về Giáo viên:
TSGV

Tỷ lệ GVG
Cấp trường
TS
%
37
80.4

45

Cấp TP
TS
15

%
32.6


Cấp Tỉnh
TS
%
1
0.2

Ghi chú

*Về Học sinh:
TSHS

1021

Tỷ lệ HSG

Xếp loại cuối năm

Cấp

Cấp

Cấp

Cấp

QG
2

tỉnh

30

TP
288

Trường
700

Toán
%
Khá

Giỏi
814

79.7

154

%

Giỏi

Tiếng Việt
%
Khá

15.7

663


64.9

305

%
29.9

Năm học: 2010 - 2011
*Về Giáo viên:
TSGV

Tỷ lệ GVG
Cấp trường
TS
%
37
80.4

45

Cấp TP
TS
15

%
32.6

TS
1


Cấp Tỉnh
%
0.2

Ghi chú

*Về Học sinh:
TSHS

Tỷ lệ HSG
Cấp

1111

QG
10

Cấp
tỉnh
30

Cấp
TP
368

Xếp loại cuối năm
Cấp
Trường
700


Giỏi
814

Toán
%
Khá
79.7

154

%

Giỏi

Tiếng Việt
%
Khá

15.7

663

64.9

305

Năm học: 2011 - 2012
Tổng số
GV

44

Giáo viên giỏi các cấp
Trường
TP
Tỉnh
19
7
2

Tổng số
HS
1202

HSG các cấp
Trường
TP
Tỉnh
316
131
26

Ghi
chú

* Nhận xét:

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


%
29.9


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Rõ ràng, qua hai năm thực hiện một số biện pháp tăng cường hoạt
động của tổ chuyên môn đã làm cho năng lực chuyên môn của giáo viên
cũng như chất lượng giờ dạy, chất lượng giáo dục của học sinh tăng lên rõ
rệt. Cụ thể:
- Số lượng giáo viên xếp loại giỏi tăng từ 71,7 % lên 80,4 %
- Số lượng giáo viên xếp loại khá tăng từ 21,7% lên 28,3%
- Số lượng giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp tăng lên.
Trong hai năm học trước không có giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh
thì sau hai năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã có:
- 2 giáo viên giỏi cấp tỉnh chiếm 4,3%, giáo viên giỏi cấp thành phố
tăng 15%, 37 giáo viên giỏi cấp trường tăng 9.3%.
Số giờ dạy xếp loại giỏi tăng từ 67,7 % lSố giờ dạy xếp loại trung bình
giảm từ 11,1% xuốn* Về chất lượng giáo dục:- Hạnh kiểm:
- Học lực: Số học sinh xếp loại học lực giỏi tăng từ 58,4% lên 69,5%
Số học sinh xếp loại khá tăng từ 24,2% lên 29,5%
Số học sinh xếp loại trung bình giảm từ 15,4% xuống 0,1%
* Đặc biệt qua hai năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm số học sinh giỏi các
cấp tăng cao:
- Cấp quốc gia: 10 học sinh tăng 0,22%
- Cấp tỉnh: 30 học sinh tăng 2.19%
- Cấp thành phố: 688 học sinh tăng 20.92%
- Cấp trường: 700 học sinh tăng 38.2 %
4.1 Kết quả đạt được nhờ áp dụng sáng kiến:

Trong năm học 2008 - 2009 Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ kiểm tra
công tác thư viện, thiết bị trường học và được đánh giá cao về sử dụng thiết
bị, đồ dùng dạy học trong đó có thành tích rất lớn của hai tổ chuyên môn.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

Trường đã được công nhận thư viện chuẩn 01 và duy trì thư viện xuất sắc,
bên cạnh đó công tác thiết bị được đánh giá cao.
Qua các đợt kiểm tra của phòng GD và ĐT Việt Trì từ năm học từ
2007 - 2008 và năm học 2008 - 2009 đến nay Phòng giáo dục đã ghi nhận sự
cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn vươn lên của nhà trường, đặc biệt là
vai trò hoạt động tích cực của công tác quản lí thiết bị dạy học, được phòng
phòng GD và ĐT Việt Trì đánh giá cao và đều xếp loại tốt, các cấp lãnh đạo
đều ghi nhận thành tích mà nhà trường đạt được về giáo viên giỏi, học sinh
giỏi, chất lượng giáo dục đại trà.
4. 2. Kết quả được kiểm chứng qua thực tế
Sau khi chúng tôi áp dụng đồng bộ các biện pháp đã nêu trên thì việc
sử dụng thiết bị đã dạy học có những chuyển biến tích cực. Các thành viên
trong từng tổ từng bước được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thiết
bị dạy học trong công tác giảng dạy. Thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học
chất lượng giờ dạy cũng như năng lực giảng dạy của giáo viên dược nâng lên
rõ rệt. Mặt khác lại tạo được không khí thi đua sôi nổi trong các thành viên
của tổ cũng như giữa các tổ chuyên môn trong nhà trường.
4.3 Hiệu quả mới của sáng kiến kinh nghiệm:


Cuối năm học 2007 - 2008 100% các tổ chuyên môn trong nhà trường
đều được danh hiệu Lao động tiên tiến. Trong đó có 3 tổ chuyên môn được
danh hiệu Lao động tiên tiến xuất sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen.Tập
thể nhà trường trong năm học 2006 - 2007 nhận được cờ thi đua xuất sắc
đẫn đầu bậc học trong toàn tỉnh Phú Thọ, được UBND tỉnh tặng bằng khen,
đặc biệt năm học 2008- 2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Năm học 2009 – 2010 là đơn vị lá cờ đầu bặc tiểu học UBND Tỉnh tặng bằng
khen.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

4. 4 Ý nghĩa mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Có được những kết quả đáng tự hào như vậy là do có sự đóng góp tích
cực của các tổ chuyên môn dưới sự quản lí, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của các
cán bộ quản lí nhà trường và của tổ chuyên môn trong việc quản lí sử dụng
thiết bị dạy học. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần tăng cường, chỉ đạo
sát sao, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh. Có như
vậy thì thiết bị dạy học mới trở thành phương tiện quan trọng, đắc lực thực
hiện cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng
tri thức vào cuộc sống.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng



Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
1.1 Kinh nghiệm cụ thể:
Qua quá trình thực hiện " Kinh nghiệm nâng cao chất lượng chỉ đạo
việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của trường tiểu học Đinh Tiên
Hoàng - Việt Trì - Phú Thọ" chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm
cụ thể sau:
*Một là: Phải xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của nhà
trường thật cụ thể, từ đó tiến hành chỉ đạo các biện pháp thích hợp nhằm thực
hiện kế hoach đã xây dựng.
Tổ chuyên môn phải cụ thể hoá kế hoạch sử dụng thiết bị của nhà
trường và kế hoạch của tổ, kế hoạch của mỗi cá nhân trong tổ cũng như xác
định các biện pháp hữu hiệu để thực hiện.
*Hai là: Trong quá trình chỉ đạo cần đặc biệt coi trọng chất lượng sử
dụng thiết bị dạy học của các đồng chí giáo viên trong các tổ chuyên môn.
Coi đây là khâu quan trọng nhất nhằm nâng cao hoạt động của tổ.
*Ba là: Cần giúp cho các tổ chuyên môn và các giáo viên hiểu rằng:
Tự bồi dưỡng là con đường cơ bản nhất để hoàn thiện mình.
*Bốn là: Để củng cố và nâng cao hiệu quả dụng thiết bị dạy học cần
tổ chức hoạt động chuyên môn phong phú, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt
trong các hoạt động của nhà trường, đặc biệt tổ chuyên môn phải phát huy
vai trò “ Đầu tàu gương mẫu” cũng như nhân điển hình giáo viên thực hiện
đổi mới phương pháp tốt, sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, có kinh
nghiệm tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi...
*Năm là: Phải tham mưu tốt với lãnh đạo cấp trên,cũng như làm tốt
công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện để xây dựng, bổ xung, mua sắm


Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tài liệu để tổ chuyên môn có thể
hoạt động chất lượng, hiệu quả.
1.2. Cách sử dụng sáng kiến:
Để thực hiện được sáng kiến như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp cần thực hiện một cách đồng bộ,
không tách rời nhau, trong đó cần chú ý thực hiện các biện pháp theo một
chu trình: Đầu tiên là khâu xây dựng kế hoạch, tiếp đến là các biện pháp chỉ
đạo thực hiện kế hoạch, cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá.Làm được như
vậy thì chắc chắn hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học sẽ thực sự được nâng
cao.
Để nang cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì tổ chuyên môn
phải hoạt động thường xuyên. Muốn vậy cán bộ quản lí nhà trường phải thực
sự quan tâm đến công tác chỉ đạo của các tổ chuyên môn, đưa các tổ chuyên
môn vào hoạt động có nề nếp, có chièu sâu, có tác dụng thiết thực trong hoạt
động giáo dục của nhà trường đạt tới một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu giáo
dục hiện nay cũng như sự quan tâm của cha mẹ học sinh và của toàn xã hội.
1.3. Đề xuất hướng phát triển sáng kiến
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Việt Trì sẽ tiếp tục thực hiện và
hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này trong công tác chỉ đạo và sử dụng thiết
bị dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong
những năm học tiếp theo.
2- Kiến nghị:

Để sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện tốt, chúng tôi mạnh dạn đề
nghị với các cấp lãnh đạo một số yêu cầu sau:
*với Phòng Giáo dục và Đào tạo Việt Trì
+ Ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn, sử dụng TBDH.
+ Đề xuất với cấp trên bổ xung cán bộ phụ trách TBDH.
+ Tiếp tục duy trì, tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên
môn liên trường để cho đội ngũ giáo viên thường xuyên được trao đổi, bàn
bạc về chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà
trường.

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác quản lí sử dụng TB dạy học ở trường TH

+ Cung cấp kịp thời và đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công
tác dạy và học, về chế độ chính sách , quản lí cán bộ, khen thưởng....., cung
cấp cá thiết bị dạy học có chất lượng phục vụ dạy và học của các nhà trường
giúp cán bộ quản lí nhà trường thực hiện tốt các hoạt động giáo dục của nhà
trường, trong đó có việc quản lí sử dụng thiết bị dạy học.
+Tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật
chất và thiết bị phục vụ cho dạy và học. Có kế hoạch giúp nhà trường mua
sắm bổ xung các trang thiết bị còn thiếu để phục vụ cho dạy và học.
+Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn cũng như
các đồng chí giáo viên, tham gia học các lớp bồi dưỡng về sử dụng thiết bị
dạy học và các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để đáp ứng
nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
* Với công ty sản xuất TB dạy học:

- Bổ xung, khắc phục ngay những điểm yếu về chất lượng TB (VD: Tủ
đựng đồ dùng).
- Cung cấp các TBDH đồng bộ cho các nhà trường.
* Đề nghị nhà nước cần tăng thêm chế độ ưu đãi cho người cán bộ
quản lý GD, có chính sách khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt công
tác chỉ đạo và sử dụng TB dạy học ở các nhà trường góp phần nâng cao chất
lượng GD&ĐT trong những năm tiếp theo.
Người viết

Phạm Thị Ngọc Dung

Phạm Thị Ngọc Dung -

Trường TH Đinh Tiên Hoàng


×