Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.78 KB, 17 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

- Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Công nghệ
thông tin “bùng nổ” đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống con
người, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục. Thông tin có vai trò cực kỳ quan
trọng trong việc giúp các nhà quản lý ra Quyết định quản lý đúng đắn, phù
hợp với thực tiễn.
- Trong nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển
như vũ bão của các ngành khoa học và công nghệ nói chung, ngành Công
nghệ thông tin đã đạt được những thành tựu to lớn trong tự động hóa việc xử
lý thông tin. Các thiết bị phần cứng ngày càng được thu nhỏ nhưng tốc độ xử
lý thông tin lại ngày càng được nâng lên. Bên cạnh những thành tựu của thiết
bị phần cứng thì phần mềm cũng phát triển không kém.
- Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những Chỉ thị,
Nghị quyết về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các cơ quan
hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp. Thể hiện sự quyết tâm hiện đại
hóa nền hành chính của Đảng và Nhà nước. Chẳng hạn Chỉ thị 58-CT/TW
ngày 17/10/2000, Nghị quyết 07/2000 ngày 05/6/2000 của Chính phủ, Chỉ
thị 29/2001/CT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ứng dụng
công nghệ thông tin.
- Việc ứng dụng thành tựu của các ngành khoa học công nghệ rất mạnh
trong cả nước nói chung và trong thành phố Việt Trì nói riêng. Đặc biệt là
việc đưa công nghệ thông tin vào để giải quyết các vấn đề trong các nhà
trường phổ thông góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất và hiệu
quả công việc. Ngoài ra tin học còn góp phần không nhỏ cho việc giảng dạy


và đào tạo ở các trường trong thành phố, nhằm sớm đưa các em tiếp cận với
công nghệ thông tin. Trong công tác quản lý thì Tin học như một cuộc cách
mạng, nó làm thay đổi cơ bản về tư duy quản lý trong một xã hội thông tin,
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


Với ý tưởng này, trong Phòng Giáo dục và đào tạo Việt Trì tác giả Lê
Quốc Minh đã có đề tài nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra
tính đúng sai của dữ liệu nhập vào bảng tính. Qua thực tế công tác tại trường
tiểu học, tôi đã tiến hành nghiên cứu, áp dụng một số giải pháp góp phần tự
động hóa công tác thống kê trong nhà trường Tiểu học đó là tận dụng các
nhóm hàm thống kê, nhóm hàm điều kiện trong excel để giải quyết các bài
toán thống kê trong quản lý và đây chính là: "Ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lí trường tiểu học"


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi
sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới cũng như của Việt
Nam. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin góp phần giải phóng
sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển. Công nghệ thông tin thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế,
giúp Chính phủ các nước nâng cao năng lực quản lý điều hành, người dân dễ
dàng tiếp cận với kinh tế và tri thức, doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao
hiệu suất hoạt động. Tại Việt Nam, công nghệ thông tin và truyền thông cũng
là một công cụ rất quan trọng hàng đầu và là ngành kinh tế mũi nhọn để thực
hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong nhiều năm qua, Chính phủ
Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực để
phát triển công nghệ thông tin và kết quả là ngành này đã có bước phát triển
khá nhanh, duy trì được tốc độ phát triển cao. Năm 2008, doanh thu của
ngành công nghệ thông tin - truyền thông đạt trên 10 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng

Internet đạt khoảng 25% và phổ cập điện thoại ở mức cao. Kết quả này đã
góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu
quả kinh tế của Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của người
dân, đẩy nhanh sự hội nhập với thế giới.
Microsoft Excel, còn được gọi theo tên đầy đủ Microsoft Office
Excel, là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của


hãng phần mềm Microsoft. Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện
rất thân thiện với người dùng. Excel cung cấp cho người sử dụng khá nhiều
giao diện làm việc. Tuy nhiên, bản chất thì chúng đều giống nhau Excel là
chương trình đầu tiên cho phép người sử dụng có thể thay đổi font, kiểu chữ
hay hình dạng của bảng tính, excel cũng đồng thời gợi ý cho người sử dụng
nhiều cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Đặc biệt là excel có khả năng đồ thị
rất tốt.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý được viết
nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý trong các cơ quan, xí nghiệp, các
sở, ban, ngành và các tổ chức xã hội. Mỗi phần mềm đều được các nhà lập
trình viết ra để đáp ứng nhu cầu của từng công việc của từng ngành, từng tổ
chức xã hội như phần mềm quản lý Kế toán, phần mềm quản lý tài chính,
quản lý thuế... Trên thực tế cũng đã có rất nhiều phần mềm được các viết ra
nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành Giáo dục và Đào tạo. Đối với các trường
trung học phổ thông, trung học cơ sở và trường Tiểu học hiện nay đã có
những phần mềm như: Phần mềm quản lý điểm, phần mềm xếp thời khoá
biểu, phần mềm Phổ cập giáo dục, phần mềm sổ liên lạc điện tử...
- Để giải các bài toán thống kê trong nhà trường. Là một người giáo
viên thường xuyên giúp hiệu trưởng lập báo cáo thống kê tôi thấy không phải
yêu cầu thống kê nào phần mềm quản lý cũng đáp ứng được một cách đầy
đủ. Mặt khác các phần mềm quản lý thường có giá thành rất cao. Trong khi
đó điều kiện của các nhà trường còn hạn hẹp về kinh phí, việc đầu tư chi phí

để mua tất cả các phần mềm quản lý nhằm thỏa mãn nhu cầu thống kê trong
nhà trường là điều không thể và nếu có thì sẽ trở thành lãng phí lớn.
- Như vậy một vấn đề đặt ra là phải cần một phần mềm mở để người
sử dụng tùy biến theo nhu cầu thực tế của công tác thống kê phục vụ hệ
thống thông tin cho các nhà quản lý giáo dục. Trong phạm vi sáng kiến này


tôi chỉ đề cập đến một phần mềm trong số rất nhiều phần mềm đáp ứng được
yêu cầu trên, đó là phần mềm Microsoft Excel nằm trong bộ Microsoft
Office.
2. Thực trạng của vấn đề:
- Trong mỗi đơn vị trường học đều có rất nhiều máy tính được cài đặt
phần mềm Microsoft Excel được tích hợp trong bộ phần mềm Microsoft
Office của hãng Microsoft.
Qua thực tế công tác, tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác thống kê báo cáo là rất có hiệu quả, tiện lợi, khoa học.
Đặc biệt là phần mềm MICROSOFT EXCEL, là một công cụ hữu hiệu giúp
người sử dụng lập những thống kê báo cáo thật nhanh, thật chính xác và thật
hiệu quả. Từ các hàm trong Excel phần mềm có thể giúp các nhà quản lý làm
được rất nhiều công việc tưởng chừng như rất khó, rất phức tạp, mất nhiều
thời gian... Các nhóm hàm như nhóm hàm thống kê gồm các hàm: Hàm
VLOOKUP, hàm HLOOKUP, hàm COUNT, hàm COUNTIF, hàm
COUNTA... Nhóm hàm điều kiện gồm các hàm: Hàm IF, hàm AND, hàm
OR.
- Khi sử dụng phần mềm Excel sẽ giúp người lập báo cáo thống
kê đảm nhiệm, giải quyết các bài toán thống kê và đáp ứng được phần lớn
các yêu cầu thống kê của lãnh đạo đặt ra.
2.1. Tổ chức thông tin quản lý thành một cơ sở dữ liệu trên bảng
tính Excel.
- Các bài toán thống kê nhỏ thường gặp ở cấp tiểu học:

+ Số học sinh nam, nữ của toàn trường, từng khối.
+ Số học sinh giỏi là nam, là nữ của toàn trường, của khối.


+ Số học sinh trong độ tuổi nào đó.
+ Số học sinh khuyết tật.
+ Một số nội dung khác có liên quan.
Từ những yêu cầu thống kê đặt ra, người lập báo cáo thống kê xác
định thông tin đầu vào cho các bài toán thống kê trên, đó là các thông tin:
* Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, khối, lớp, tình trạng sức
khỏe, dân tộc, thường trú, điểm kiểm tra....
* Các thông tin đó được tổ chức thành dạng hàng, cột trên bảng tính
Excel. Chẳng hạn như sau:
A

B

1

Họ đệm

Tên

2
3
4
5
6
7
8

9
10

Nguyễn Thu
Hà Minh
Trần Thái
Bùi Ngọc
Khổng Tú
Nguyễn Bích
Nguyễn Thuý
Nguyễn Hải
Nguyễn Linh

Phương
Phương

Anh
Uyên
Ngọc
An
Linh
Chi

C
Ngày
sinh

D
Tháng
sinh


E
Năm
sinh

7

9

2000

25

3

2000

14

9

2000

1

10

2000

23


11

2000

13

9

2000

23

4

2000

16

1

2000

1

7

2000

F

Giới
tính
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ

G
Chỗ ở
hiện nay

H
Ghi chú

Gia Cẩm
Nông Trang
Minh Nông
Nông Trang
Gia Cẩm
Nông Trang
Nông Trang
Gia Cẩm
Nông Trang

2.2. Sử dụng các hàm thống kê để giải các bài toán trên

2.2.1. Nhóm hàm thống kê:
Hàm Countif: Nhiệm vụ của hàm Countif là hàm đếm số lượng ô
trong vùng dữ liệu có giá trị thoả mãn điều kiện thống kê nào đó.
=COUNTIF (Vùng dữ liệu cần đếm, Điều kiện)


VD: Có bảng dữ liệu sau:
A

B

1

Họ đệm

Tên

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nguyễn Thu
Hà Minh
Trần Thái

Bùi Ngọc
Khổng Tú
Nguyễn Bích
Nguyễn Thuý
Nguyễn Hải
Nguyễn Linh

Phương
Phương

Anh
Uyên
Ngọc
An
Linh
Chi

C
Ngày
sinh

D
Tháng
sinh

E
Năm
sinh

7


9

2000

25

3

2000

14

9

2000

1

10

2000

23

11

2000

13


9

2000

23

4

2000

16

1

2000

1

7

2000

F
Giới
tính
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ

Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ

G
Chỗ ở
hiện nay

H
Ghi chú

Gia Cẩm
Nông Trang
Minh Nông
Nông Trang
Gia Cẩm
Nông Trang
Nông Trang
Gia Cẩm
Nông Trang

Bảng 1
Trên cơ sở dữ liệu ở bảng 1 ta cần thống kê số học sinh trên địa bàn
các phường có trong cơ sở dữ liệu. Ta tổ chức một bảng phụ để chứa kết quả
thống kê và lập công thức như hình sau:
Sau đó ta sao chép
công thức xuống
cho những đơn vị

hành chính phía
dưới. Kết quả ta sẽ
được tương ứng
mỗi đơn vị hành chính có trong cơ sở dữ liệu có bao nhiêu học sinh.
Hàm Count:
Nhiệm vụ: Hàm Count là hàm đếm số lượng các ô trong danh sách đối
số chứa giá trị số. Nếu đối số là một vùng trong bảng tính thì mỗi ô trong vùng
là một phần tử trong danh sách đối số, còn đối số là một giá trị cụ thể hoặc là
một biến, một biểu thức thì mỗi đối số như vậy được tính là một phần tử.


Ứng dụng hàm này vào để ta thống kê những học sinh chưa có điểm
kiểm tra của một môn nào đó. Hàm này sẽ cho kết quả là một số tự nhiên, số
này biểu thị số ô đã nhập điểm, muốn biết những ô chưa có điểm thì ta chỉ
việc lấy tổng số ô trừ đi giá trị của hàm này là xong.
Hàm cho kết quả là giá trị kiểu số trong các giá trị từ GT1 đến GTn.
+ VD: =Count(5;6;"VietTri";2)
Hàm cho giá trị = 3
Hàm CountA:
Nhiệm vụ: Hàm CountA đếm số lượng phần tử có dữ liệu trong danh
sách đối.
Hàm cho kết quả là giá trị kiểu số hoặc kiểu chuỗi trong các giá trị từ
GT1 đến GTn.
+ VD: =Count(5;6;"VietTri";2)
Hàm cho giá trị = 4.
2.2.2. Nhóm hàm điều kiện:
Hàm if:
VD: Có bảng điểm sau:
E
C

D
Ngày
Giới
tháng năm
HSKT
tính
sinh

A

B

1

Họ đệm

Tên

2

Nguyễn Thu

Phương 07/09/2000

Nữ

3

Hà Minh


Phương 25/03/2000

Nữ

4

Trần Thái



14/09/2000

Nữ

5

Bùi Ngọc

Anh

01/10/2000

6

Khổng Tú

Uyên

7


Nguyễn Bích

Ngọc

8

F
Lớp

G

H

Điểm Điểm
ĐK1 ĐK2

5ABM

8

8

KT

5ABM

6

8


KT

5BBM

7

7

Nữ

5CBM

9

7

23/11/2000

Nữ

5DBM

6

6

13/09/2000

Nữ


KT

5ABM

9

9

Nguyễn Thuý An

23/04/2000

Nữ

KT

5ABM

7

7

9

Nguyễn Hải

Linh

16/01/2000


Nữ

5ABM

9

9

10

Nguyễn Linh

Chi

01/07/2000

Nữ

5ABM

9

9

J
Điểm
Cộng


Với dữ kiện như trên bảng tính, yêu cầu cộng thêm 1 điểm cho những

học sinh là khuyết tật (KT) vào ô điểm cộng, còn lại thì không.
Như vậy ta sẽ có công thức sau:
J2 =IF(E2="KT",(1+(G2+H2)/2),(G2+H2)/2)
Sau đó ta sao chép công thức xuống cho những học sinh phía dưới
Hàm And:
Hàm And là hàm điều kiện.
Hàm And có chức năng cho giá trị đúng (True) nếu tất cả các biểu thức
logic trong danh sách đều đúng, nếu có biểu thức logic nào đó trong danh
sách là sai (False) thì hàm sẽ cho giá trị sai.
VD: Có bảng điểm sau:

1

A

B

Họ đệm

Tên

C
D
Ngày
Giới
tháng năm
tính
sinh

E

Lớp

G

H

J

K

Điểm Điểm Điểm
Thưởng
HKI HKII
CN

2

Nguyễn Thu

Phương 07/09/2000

Nữ

5ABM

8

8

8


3

Hà Minh

Phương 25/03/2000

Nữ

5ABM

6

8

8

4

Trần Thái



14/09/2000

Nữ

5BBM

7


7

7

5

Bùi Ngọc

Anh

01/10/2000

Nữ

5CBM

9

8

8

6

Khổng Tú

Uyên

23/11/2000


Nữ

5DBM

6

6

6

7

Nguyễn Bích

Ngọc

13/09/2000

Nữ

5BBM

9

9

9

8


Nguyễn Thuý

An

23/04/2000

Nữ

5ABM

7

7

7

9

Nguyễn Hải

Linh

16/01/2000

Nữ

5ABM

9


9

9

10

Nguyễn Linh

Chi

01/07/2000

Nữ

5ABM

9

9

9

Để chọn được những học sinh học lớp 5BBM và có điểm tổng kết năm
>=8 thì sẽ được thưởng 50.000đ, còn lại thì không thưởng. Chúng ta có công
thức sau:


K2 =IF(AND(E2="5BBM";J2>=8);50000;0)
Sau đó ta sao chép công thức xuống cho những học sinh phía dưới

Hàm Or:
Hàm Or cho giá trị đúng (True) một biểu thức logic nào đó trong
danh sách mang giá trị đúng, nếu tất cả các biểu thức logic trong danh sách
đều sai (False) thì hàm sẽ cho giá trị sai.
VD: Có bảng điểm sau:

1

A

B

Họ đệm

Tên

C
D
Ngày
Giới
tháng năm
tính
sinh

E

G

H


J

Hoàn
cảnh

Điểm
HKI

Điểm
HKII

Điểm
CN

8

8

8

2

Nguyễn Thu

Phương 07/09/2000

Nữ

3


Hà Minh

Phương 25/03/2000

Nữ

Khó khăn

8

9

9

4

Trần Thái



14/09/2000

Nữ

Khó khăn

7

7


7

5

Bùi Ngọc

Anh

01/10/2000

Nữ

9

7

7

6

Khổng Tú

Uyên

23/11/2000

Nữ

6


6

6

7

Nguyễn Bích

Ngọc

13/09/2000

Nữ

Khó khăn

9

9

9

8

Nguyễn Thuý

An

23/04/2000


Nữ

Khó khăn

7

9

9

9

Nguyễn Hải

Linh

16/01/2000

Nữ

9

9

9

10

Nguyễn Linh


Chi

01/07/2000

Nữ

9

9

9

K

Với dữ kiện như trên bảng tính chúng ta sẽ tìm ra những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn (Khó khăn) và có điểm cả năm (CN)>=9 để thưởng cho
các mỗi em thoả mãn điều kiện trên 50.000đ, còn lại thì không. Ta sẽ có công
thức sau:
K2 =IF(OR(E2="Khó khăn",J2>=9),50000,0)
Kết quả: có 3 học sinh được thoả mãn điều kiện được thưởng 50.000đ


Sau đó ta sao chép công thức xuống cho những học sinh phía dưới
Hàm Rank:
Hàm cho biết thứ hạng của giá trị x trong danh sách giá trị (Thứ hạng
này được xếp theo giá trị giảm dần, nếu x có giá trị là giá trị lớn nhất trong
danh sách thì hàm Rank cho thứ hạng là 1, nếu x có giá trị là giá trị nhỏ nhất
trong danh sách thì hàm Rank cho thứ hạng cuối cùng.
VD: Có bảng điểm sau:


1

A

B

Họ đệm

Tên

C
D
Ngày
Giới
tháng năm
tính
sinh

E
Lớp

G

H

J

K

Điểm

TNKQ

Điểm
Tự luận

Tổng
điểm

Xếp
thứ

2

Nguyễn Thu

Phương 07/09/2000

Nữ

5ABM

8

8.5

16.5

3

Hà Minh


Phương 25/03/2000

Nữ

5ABM

6

8

14

4

Trần Thái



14/09/2000

Nữ

5BBM

7

9

16


5

Bùi Ngọc

Anh

01/10/2000

Nữ

5CBM

9

7.5

16.5

6

Khổng Tú

Uyên

23/11/2000

Nữ

5DBM


5

6.5

11.5

7

Nguyễn Bích

Ngọc

13/09/2000

Nữ

5ABM

9

8

17

8

Nguyễn Thuý

An


23/04/2000

Nữ

5ABM

7

6.5

13.5

9

Nguyễn Hải

Linh

16/01/2000

Nữ

5ABM

8

9

17


10

Nguyễn Linh

Chi

01/07/2000

Nữ

5ABM

9

8

17

Để sắp xếp thứ bậc cho biểu trên:
Có công thức tính như sau: K2=Rank(J2;$J$2:$J$11)
Sau đó ta sao chép công thức xuống cho những học sinh phía dưới
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Dựa vào dữ liệu sẵn có trên các sổ đăng bộ, sổ phổ cập, sổ điểm.
Người lập báo cáo tập hợp các dữ liệu, thông tin và tổ chức theo cấu trúc


dạng bảng để có thể liệt kê, dò tìm, xoá hay rút trích những dòng dữ liệu thoả
mãn một tiêu chuẩn nào đó. Để thực hiện được các thao tác này, người lập
báo cáo phải tạo ra các vùng cơ sở dữ liệu, vùng tiêu chuẩn và vùng trích dữ

liệu. Có thể bằng những thủ thuật hoặc những mẹo nhỏ mà người tập hợp dữ
liệu có thể lấy dữ liệu từ những nguồn có sẵn trên các máy tính trong nhà
trường, rồi thiết lập thành những báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo trong
từng thời điểm của năm học.
- Việc viết các hàm trên bảng thống kê cũng rất đơn giản nếu như
người lập báo cáo xác định được mục đích của từng loại báo cáo và thiết lập
các hàm trên bảng tính chính xác và đảm bảo hiệu quả.
So sánh với phương pháp lập báo cáo thống kê bằng phương pháp thủ
công như trước kia thì việc lập báo cáo thống kê trên bảng tính Excel có thể
nói là một bước nhảy vọt của ngành công nghệ thông tin. Nhất là khi sử dụng
các hàm trong bảng tính Excel đã mang lại một kết quả đáng kinh ngạc,
ngoài sức tưởng tượng của con người. Khi lập báo cáo thống kê bằng máy
móc thì tốc độ nhanh gấp nhiều lần và độ chính xác có thể nói là tuyệt đối.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình làm việc trên phần mềm Microsof Excel tôi nhận thấy
rằng Excel là một phần mềm rất thông dụng mà có thể áp dụng trong mọi
lĩnh vực trong đời sống vì: Khi lập báo cáo thống kê mà chúng ta biết sử
dụng các hàm trong bảng tính Excel thì Excel sẽ giúp chúng ta thực hiện
được các phép toán từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh chóng, chính
xác. Đặc biệt Excel còn tự động tính toán lại kết quả khi dữ liệu bị thay đổi.
Excel dễ dàng tạo ra các báo cáo tổng hợp hoặc phân tích từ bảng dữ liệu ban
đầu giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát hoặc chi tiết hơn với bảng dữ
liệu của mình. Ngoài ra Excel còn dễ dàng xây dựng đồ thị minh hoạ cho


bảng dữ liệu giúp người quản lý có cái nhìn trực quan hơn đối với dữ liệu
của mình.
Sau khi triển khai việc sử dụng các hàm vào thống kê trên bảng tính
Excel như đã đề cập ở trên, tôi đã tiến hành đối chứng giữa 2 phương pháp:
thống kê bằng phương pháp thủ công và thống kê bằng các hàm trên bảng

tính, trên cùng một danh sách giống nhau, 2 người cùng thực hiện đồng thời
và tính thời gian, kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:

Thời gian thực hiện
Yêu cầu thống kê

Thủ công

Thống kê số học sinh giỏi
toàn trường.

Bằng Hàm
thống kê

Độ chính xác
Thủ công

Bằng Hàm
thống kê

120 phút

10 phút

95% - 98%

100%

240 phút


15 phút

93% - 95%

100%

120 phút

10 phút

95% - 98%

100%

Thống kê số học sinh của
từng

phường

học

tại

trường Đinh Tiên Hoàng.
Thống kê tình trạng sức
khoẻ của học sinh toàn
trường qua đợt khám
bệnh đầu năm học.



PHẦN III: KẾT LUẬN

Trong thời đại ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ vào
cuộc sống trên toàn thế giới, tại Việt Nam nói chung và với thành phố Việt
Trì nói riêng, việc đưa công nghệ thông tin vào để giải quyết các vấn đề
trong các nhà trường phổ thông góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
năng suất và hiệu quả công việc. Ngoài ra công nghệ thông tin còn góp phần
tích cực cho việc giảng dạy và đào tạo ở các trường học trong thành phố,
nhằm sớm đưa các em tiếp cận với công nghệ thông tin.
Qua quá trình làm việc với phần mềm Microsoft Excel nằm trong bộ
Microsoft Office tôi nhận thấy rằng Microsoft Excel đã giải quyết các bài
toán thống kê thường gặp trong công tác quản lý trường tiểu học. Đề xuất
được cách thức tổ chức cơ sở dữ liệu trên bảng tính Excel một cách khoa học
và dùng nhóm hàm thống kê và nhóm hàm điều kiện để giải các bài toán
thống kê trên cơ sở dữ liệu đó một cách nhanh chóng và chính xác. Việc làm
này góp phần tự động hóa công tác thống kê trong nhà trường Tiểu học.
Có thể nói bảng tính Excel là một phần mềm rất phổ thông, rất tiện ích
và hiệu quả trong việc giúp các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội nói
chung và các trường học trong thành phố Việt Trì nói riêng lập được hầu hết
các báo cáo thống kê rất nhanh, rất chính xác, tiết kiệm thời gian mà lại
không phải tốn kém về kinh phí. Như vậy trong điều kiện kinh phí ở các
trường tiểu học trong thành phố Việt Trì còn nhiều hạn chế thì việc mua các
phần mềm quản lý khác là chưa cần thiết. Lãnh đạo các trường học trong
thành phố Việt Trì nên khai thác và sử dụng phần mềm Microsoft Excel nằm
trong bộ Microsoft Office, Excel sẽ giúp các bạn có những niềm vui trong
công việc và những điều bất ngờ trong cuộc sống.


Sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lí trường tiểu học" tôi đã, đang áp dụng trong đơn vị, bản thân tự

đánh giá nó đã góp phần tích cực trong việc tự động hóa công tác thống kê
trong nhà trường Tiểu học, đảm bảo các yêu cầu NHANH, CHÍNH XÁC,
KHOA HỌC của các báo cáo theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo trong thời
gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Nông Trang, ngày 9 tháng 1 năm 2013
NGƯỜI VIẾT

Lê Kim Cương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình tin học A, tác giả: Hoàng Kiếm (chủ biên) - Nhà xuất bản
Giáo dục năm 2000.
- Giáo trình Tin học 2. Tác giả: Ngô Thị Thảo (Chủ biên) - Trung tâm
MULTIMEDIA - ĐHQG Hà Nội.
- Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.moet.edu.vn


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

PHẦN II: GIÁI QUYẾT VẤN ĐỀ


3

1. Cơ sở lý luận của vấn đề

3

2. Thực trạng của vấn đề

5

2.1. Tổ chức thông tin quản lý thành một cơ sở dữ liệu trên bảng
tính excel.

5

2.2. Sử dụng các hàm thống kê để giải các bài toán

6

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

11

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

12

PHẦN III: KẾT LUẬN

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

16



×