Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.14 KB, 24 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đang bước sang giai đoạn mới đó
là thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước định hướng xã
hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh lịch sử mới, hơn lúc nào hết việc chăm lo giáo
dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ về chính trị, tư
tưởng. đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, … giữ vai trò hết sức quan trọng
trong hệ thống giáo dục đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học việc giáo dục
đào tạo nhân tài, phát triển tài năng, sức sáng tạo cho học sinh Tiểu học phải
được chăm lo ngay từ khi các em bước vào trường phổ thông vì bậc Tiểu học
là nền móng cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo.
Tiếng Việt là môn học có ý nghĩa quan trọng ở tiểu học, bởi môn
Tiếng Việt có mục tiêu cơ bản là hình thành và phát triển ở học sinh bốn kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). Đây là những kĩ năng không
thể thiếu để học sinh có thể học tập, giao tiếp.
Việc hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường
hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn
luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ
giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con
người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng
tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa là một trong những mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học.
Tiếng Việt ở bậc Tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Kể chuyện,
Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có một
chức năng, đều góp phần cho việc chuẩn bị vốn kiến thức, trang bị cho học
sinh kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và tình cảm thẩm mĩ. Trong đó
văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện để thể hiện
và với vai trò của mình, văn học luôn có khả năng tác động kì diệu đến đời


1


sống tâm hồn của con người. Một tác phẩm văn học chân chính với lối viết
thực, sống động, với bút pháp sắc sảo, linh hoạt mở ra được nhiều chiều về
đời sống xã hội phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc sẽ khiến người đọc
tìm hiểu xong trở nên tốt hơn, sống độ lượng, vị tha, giàu lòng nhân ái hơn.
Cũng thông qua các bài văn, bài thơ học sinh hiểu thêm về các vùng miền
của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc,
với học sinh Tiểu học để các em hiểu được nội dung tác phẩm và tư tưởng
tình cảm của tác giả thì đọc diễn cảm là một nội dung rất quan trọng, cần
được coi trọng.
Ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng phân môn Tập đọc có
yêu cầu trọng tâm sau: Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học,
báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình
cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Phát triển kĩ năng đọc trơn,
đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1,2,3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc
lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm. Phát triển kĩ năng
đọc - hiểu lên mức cao hơn; nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề
tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, .. để hiểu được ý nghĩa của bài và phát
hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Mở rộng vốn hiểu
biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của
con người mới.
Học phân môn Tập đọc, việc đọc và hiểu được văn bản là hai khâu có
quan hệ mật thiết với nhau. Hiểu được văn bản giúp cho việc đọc diễn cảm
tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc hiểu được bài văn, bài thơ
thêm sâu sắc. Từ đó các em phát hiện được giá trị nghệ thuật của đoạn văn,
đoạn thơ. Như vậy học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội
dung đoạn văn, đoạn thơ thì các em mới thể hiện được cảm xúc, mới nắm

được nội dung và ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong
tiết dạy Tập đọc ở lớp 4 việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần
thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả
cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn.

2


Do vậy nâng cao chất lượng đọc diễn cảm là một vấn đề đã được đặt
ra từ lâu trong thực tiễn giáo dục bộ môn Tiếng Việt. Hiểu được tầm quan
trọng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm song quá trình thực hiện quả là khó
khăn đối với giáo viên, học sinh cũng như các nhà quản lí. Để góp phần nâng
cao chất lượng đọc diễn cảm, tác phẩm văn học trong các trường Tiểu học
đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tôi đã mạnh
dạn đi vào áp dụng, thử nghiêm nội dung :
"Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4"

3


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Trong chương trình tiếng Việt, phân môn tập đọc chiếm vị trí rất
quan trọng giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ và các tác phẩm văn học.
Bên cạnh đó còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết đồng thời tạo nên những rung cảm thẩm mĩ bồi dưỡng giáo dục các
em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Ở các lớp 1,2,3 việc đọc của học sinh chỉ dừng lại ở các kĩ năng đọc
đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản . So với các lớp dưới, ngoài các kĩ
năng đọc trên học sinh lớp 4 còn cần đạt được kĩ năng đọc diễn cảm các văn

bản nghệ thuật. Nội dung các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4
phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành
mạnh… của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng
giàu chất thẩm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm
nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân
cách cho học sinh.
Cụ thể: Học sinh phải thể hiện được tình cảm thái độ của tác giả cũng
như giọng điệu của nhân vật trong bài đọc. Đặc biệt phải biết cách đọc phù
hợp với thể loại và nội dung văn bản. Tuy kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4 chỉ
dừng lại ở mức độ ban đầu nhưng đọc diễn cảm vẫn chiếm một vị trí quan
trọng. Thông qua đọc diễn cảm người đọc, người nghe sẽ cảm thụ văn học tốt
hơn. Đây chính là con đường ngắn nhất để người đọc và người nghe cùng
cảm nhận rõ cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật cũng như xúc cảm, tình
cảm của tác giả trong tác phẩm.
Khái niệm đọc diễn cảm:
- Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu
chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong
từ ghép, từ láy, hoặc cụm từ cố định. Biết đọc nhấn giọng vào những từ ngữ
gợi tả, gợi cảm. Ngoài ra còn biết đọc đúng giọng câu hỏi, câu kể biết phân
biệt giọng người dẫn chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau.

4


Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện được trên
cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Do vậy dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu
cầu phát âm đúng song cũng không nên quá nhấn mạnh ở các phụ âm: tr –
ch; r – gi; s- x làm giọng đọc mất tự nhiên.
Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết trong các giờ Tập
đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn,

trôi chảy sau đó mới yêu cầu đọc diễn cảm. Trong phương pháp dạy học
những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện đồng thời và chi phối
lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức
hơn. Nếu không hiểu cái đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được.
- Đọc diễn cảm còn là phương tiện góp phần giúp học sinh thể hiện
được suy nghĩ tình cảm của mình đối vói nội dung văn bản đồng thời nâng
cao hiệu quả giao tiếp của các em trong cuộc sống.
- Cũng thông qua đọc diễn cảm mà khơi gợi được cảm xúc và lòng say
mê đọc các tác phẩm văn học của người nghe nói chung và của học sinh nói
riêng.
- Đọc diễn cảm còn giúp người đọc và người nghe dễ rung động và
cảm nhận được cái hay cái đẹp của con người, của đất nước và của cuộc sống
trong tác phẩm. Từ đó khiến người đọc, người nghe thêm yêu con người, yêu
quê hương đất nước và yêu cuộc sống hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY ĐỌC DIỄN CẢM Ở LỚP 4 HIỆN
NAY:
Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc nói chung:
Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh
Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú
trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của
các em nâng lên. Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập chung ở các lớp đầu cấp
để làm sao các em đọc đúng, đọc to, đọc trôi chảy là được. Còn ở các lớp
cuối cấp giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn, đọc lưu
loát chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc đọc diễn cảm.

5


Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên còn “dạy chay”, chưa vận dụng tốt
các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy

học Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn tập đọc nói riêng, chưa quan tâm
đến mọi đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là những học sinh học yếu
phân môn tập đọc.
Mặt khác, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh không
thích học môn Tiếng Vệt, “ngại” học Tiếng Việt nhất là ở cuối cấp học sinh
tiểu học không hứng thú với việc học tập đọc như không chú ý theo dõi bạn
đọc trong các giờ tập đọc, khi đọc bài các em chỉ cố gắng đọc cho song chứ
không để ý đến việc đọc đúng giọng của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu, …
Nhiều em ở lớp dưới lên đọc còn chưa thành thạo, chưa ngắt nghỉ đúng, đọc
còn quá nhỏ.
Như ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, các hứng thú về nhận thức,
về tìm hiểu thế giới xung quanh bộc lộ và phát triển rất rõ rệt. Việc sử dụng
các phương pháp tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong
phân môn tập đọc cũng rất cần thiết góp phần đem lại cho người học hứng
thú, niềm vui học tập, phù hợp với đặc tính ưa hoạt động của học sinh tiểu
học nhưng giáo viên lại chưa quan tâm sử dụng triệt để phương pháp dạy học
này vào phân môn tập đọc, còn coi nhẹ phân môn tập đọc.
Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4 - Trường
Tiểu học Thuỵ Vân:
Qua quá trình giảng dạy và qua việc dự giờ để học tập chuyên môn ở
các đồng nghiệp. Tôi nhận thấy việc dạy đọc diễn cảm lớp 4 còn gặp một số
khó khăn:
1.Về phía giáo viên:
Một bộ phận nhỏ trong giáo viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến rèn
đọc diễn cảm cho học sinh, chưa thực sự có những biện pháp tích cực, thích
hợp với từng đối tượng học sinh để khơi dậy hứng thú, khả năng đọc diễn
cảm của học sinh. Giáo viên chưa sử dụng các phương pháp tổ chức dạy học
để phát huy tính của học sinh. Từ đó chưa nâng cao được chất lượng đọc
diễn cảm.


6


Năng lực đọc diễn cảm của một số giáo viên còn hạn chế.
2. Về phía học sinh:
- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư
duy đơn giản trực quan nên việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều
khó khăn. Chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến
chất lượng đọc diễn cảm chưa cao.
- Vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh nhất là học sinh
vùng nông thôn quê của chúng tôi còn hạn chế. Đa số các em là con trong
những gia đình có bố mẹ làm nghề nông thuần tuý nên số phụ huynh có điều
kiện và có ý thức mua sách báo cho con em mình đọc còn rất ít. Nguồn sách
cung cấp chủ yếu cho các em là thư viện trường học. Hơn nữa không ít em
chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với
các tác phẩm văn học. Các em không ham đọc sách, báo.
- Một số em có chất giọng kém cũng dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm
bị hạn chế.
- Một bộ phận không nhỏ học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và
kỹ thuật đọc còn chưa tốt. Số em đọc ngọng các âm có vần uyên, vần oc do
ảnh hưởng của phương ngữ vẫn còn. Ví dụ như tiếng khuyên các em phát âm
thành khuên, hoặc tiếng học các em phát âm thành hoọc. Các lỗi phụ âm
đầu: l/n. Ví dụ như nổi lửa thành lổi lửa.
- Một số em có tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu đối vói học sinh lớp 4 nên
cũng làm ảnh hưởng đến việc đọc diễn cảm cho học sinh.
- Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, rụt rè, nhút nhát, đây cũng
là một yếu tố làm ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh.
Chính vì những khó khăn hạn chế nêu trên nên chất lượng đọc diễn
cảm học sinh lớp 4 chưa đạt kết quả như mong muốn.
Qua khảo sát chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi trong học

kỳ I năm học 2011- 2012 tôi đã thu được kết quả như sau với tổng số học
sinh của lớp là 34 học sinh:
Số học

Số học sinh chưa đạt yêu cầu đọc diễn cảm

7


sinh
bước đầu
biết đọc
diễn cảm

HS chưa thể
hiện được sắc
thái giọng

5/34=14,8% 6/34=17,65%

HS chưa
ngắt giọng
đúng khi
đọc

HS có tốc
độ đọc
chưa chuẩn

HS có ngữ

điệu đọc
chưa đúng

4/34=11,7%

4/34=11,7% 5/34=14,8%

HS chưa biết
nhấn giọng khi
đọc các từ gợi
cảm
6/34=17,65%

HS còn rụt rè
nhút nhát, đọc
nhỏ, ê a

4/34=11,7%

Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về
việc đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 của cả những năm học trước. Trước
thực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo: Làm thế nào để nâng
cao được chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4? Cuối cùng tôi cũng
tìm được một số biện pháp để nâng cao chất lượng đọc điễn cảm cho học
sinh lớp 4. Tôi đã triệt để áp dụng những biện pháp này vào việc đọc điễn
cảm cho học sinh lớp 4 trong năm học 2011- 2012 và tiếp tục đưa vào áp
dụng từ đầu năm học này. Thật đáng mừng qua hơn một năm áp dụng chất
lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi đã được nâng cao một cách rõ rệt.
Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp`
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”.


III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4:
Để nâng cao được chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 đòi hỏi
người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn.
Tôi đã tiến hành những biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn
cảm.
1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh:
Có nhiều hình thức để giúp học sinh say mê hứng thú trong học tập.
Tôi luôn tìm tòi các hình thức để thay đổi trong mỗi giờ tập đọc, tạo cho học
sinh những cảm hứng bất ngờ từ đó học sinh hứng thú hơn với bài đọc.
Những hình thức tạo hứng thú học tập cho học sinh thường được tôi áp dụng
là:
* Giới thiệu bài hấp dẫn:

8


Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn
trong giờ tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu . Để tránh sự đơn điệu
trong giới thiệu bài , mỗi bài tôi lại có cách giới thiệu bài khác nhau:
Giới thiệu bài bằng lời nói một cách hấp dẫn :
Ví dụ: Khi học bài “ Bốn anh tài” ( Tiếng Việt 4 tập 2) tôi có thể giới
thiệu bài như sau : “ Các em ạ ! trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được
biết cuộc đọ sức giữa 4 thiếu niên và một con yêu tinh hung dữ, nhiều phép
thuật. Họ đã làm như thế nào để thắng được con yêu tinh hung dữ kia .Cô
mời các em theo dõi nội dung bài tập đọc: “ Bốn anh tài” .
Giới thiệu bài bằng lời nói kết hợp sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan
như tranh ảnh, băng đĩa,...
Ví dụ : Khi dạy bài “ Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ Tạ Duy Anh

(Tiếng việt lớp 4 tập 1) tôi cho học sinh nghe băng bài hát “ Cánh diều ước
mơ” sau đó giới thiệu:
Tuổi thơ thường gắn với biết bao ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Trò chơi
thả diều đem lại niềm vui cho lũ trẻ mục đồng như thế nào ? Chúng ta cùng
theo dõi, tìm hiểu điều đó qua bài tập đọc : "Cánh diều tuổi thơ" .
* Đọc mẫu của giáo viên:
Cách đọc mẫu diễn cảm hấp dẫn của giáo viên cũng khiến học sinh rất
hứng thú với bài tập đọc vì vậy tôi luôn luôn cố gắng đọc mẫu sao cho thật
hấp dẫn để lôi cuốn các em đến với bài đọc một cách tự nhiên.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh (Tiếng việt 4 tập 1)
tôi gợi cho học sinh tưởng tượng mình là cậu bé trong bài được ngồi trên
lưng ngựa bay qua những miền trung du bạt ngàn, những thảo nguyên xanh
mênh mông, những cánh đồng đầy hoa thơm, quả ngọt.... để học sinh có sự
hứng thú, cảm giác lâng lâng khi được bay đến những vùng đất lạ. Từ đó học
sinh hào hứng với bài tập đọc và tìm hiểu nội dung của bài .
2 . Luyện đọc đúng:
Để tạo cơ sở cho mọi đối tượng đọc diễn cảm tốt, người giáo viên phải
làm tốt khâu luyện đọc đúng. Phải tuân thủ đúng quy trình của bước luyện
đọc đúng không bớt xén, bỏ qua. Khi các em nắm chắc cách đọc sẽ thuận

9


tiện cho việc đọc diễn cảm. Mặc dù đã lên tới lớp 4 nhưng vẫn không tránh
khỏi có những em đọc ấp úng, đọc chưa rành mạch, tốc độ đọc chậm đặc biệt
là do ảnh hưởng của phương ngữ nên các em còn phát âm sai nhất là phát âm
tiếng có vần uyên, tiếng có vần oc. Tiếng có âm l/n. Một số em đọc ê a .Có
những em lại rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin nên dẫn đến đọc quá nhỏ và không
trôi chảy. Đối với những đối tượng trên tôi luôn kiên trì, không nôn nóng
trong việc rèn đọc đúng cho các em. Với từng đối tượng cụ thể thì tôi đề ra

những biện pháp phù hợp để giúp các em đọc đúng. Chẳng hạn:
Với những em đọc ấp úng, ê a đọc chưa rành mạch, tôi tăng cường cho
các em được đọc nhiều, nhắc các em tự luyện đọc nhiều lần ở nhà; Trên lớp
thường xuyên gọi đọc trong tất cả các môn học, tôi còn xếp các em vào cùng
nhóm với những em đọc tốt để học tập cách đọc của bạn.
Ví dụ: Gọi các em đọc đề một bài toán, đọc đề tập làm văn, đọc một số
thông tin để tìm hiểu bài ở môn khoa học, ...như thế sẽ giúp các em bồi
dưỡng dần về năng lực đọc.
Đối với những em có tốc độ đọc chậm tôi thường tổ chức cho các em
thi đọc theo một thời gian nhất định để tăng dần tốc độ đọc cho các em.
3. Lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào tất cả các bước trong giờ
tập đọc.
Để luyện cho học sinh đọc diễn cảm tốt theo tôi người giáo viên cần
hết sức khéo léo lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào từng bước lên lớp
trong giờ tập đọc chứ không chỉ luyện đọc diễn cảm ở phần luyện đọc diễn
cảm. Nhưng tôi vẫn chú ý khi lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào các
phần khác mà không làm đứt mạch gián đoạn bước lên lớp đó. Chỉ lồng ghép
đọc diễn cảm khi có điều kiện thuận lợi và đảm bảo phù hợp với trình độ
năng lực của học sinh trong lớp.
Cụ thể là:
a/ Trong bước kiểm tra bài cũ:
Tôi quan tâm đặc biệt đến việc đọc diễn cảm của bài văn, bài thơ đã
được học trong giờ trước, cho điểm và khen ngợi kịp thời những học sinh đạt
được yêu cầu của việc đọc diễn cảm và những học sinh có cố gắng hơn trong

10


việc đọc diễn cảm. Đối với những học sinh chưa đạt yêu cầu và chưa có cố
gắng hơn trong việc đọc diễn cảm thì tôi kiên trì giúp đỡ động viên sửa cách

đọc cho học sinh đó. Tôi có thể gọi một học sinh đọc tốt cho bạn nghe hoặc
chính bản thân tôi đọc mẫu lại cho học sinh nghe rồi cho em đó đọc luyện
lại. Đồng thời tôi động viên em cố gắng hơn và sẽ cho điểm nếu em có sự có
gắng hơn trong giờ học sau.
b/ Trong bước luyện đọc đúng:
Đây là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ tập đọc và
đây chính là cơ sở để đọc diễn cảm tốt. Trong quá trình luyện đọc đúng tôi
đặc biệt chú ý hơn tới những đối tượng học sinh còn mắc lỗi về ngữ âm, cho
các em đọc bài theo cách đọc nối tiếp, đọc cá nhân có thể cho học sinh phát
hiện tiếng khó đọc , hoặc gọi học sinh phát hiện bạn đã đọc sai tiếng nào thì
giáo viên tập cho học sinh đọc đúng từ, câu có tiếng đó. Với yêu cầu nội
dung và phương pháp phù hợp cụ thể cho từng đối tượng thì mọi học sinh
đều có thể đọc diễn cảm được. Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, theo
nhóm để học sinh có sự phát hiện và sửa cho nhau cách đọc.
c/ Trong bước tìm hiểu bài:
Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì
vậy để học sinh có thể đọc diễn cảm được trước hết học sinh phải cảm thụ
được văn bản.
Muốn học sinh cảm thụ được hết văn bản thì học sinh phải được bồi
dưỡng vững chắc về kiến thức văn học. Chính vì vậy ngay trong khi dạy các
phân môn tập làm văn, luyện từ và câu giáo viên cần cung cấp cho học sinh
kiến thức Tiếng Việt để từ đó học sinh có cơ sở cảm thụ được văn bản. Khi
dạy các bài tập đọc có nội dung miêu tả hoặc theo kết cấu truyện kể tôi
thường cho học sinh dựa vào kiến thức đã học trong môn luyện từ và câu, tập
làm văn để soi vào bài đọc phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật
trong miêu tả cũng như xây dựng tính cách nhân vật từ đó đề ra cách đọc
sáng tạo phù hợp.
Từ việc hiểu nội dung, nghệ thuật của câu văn, đoạn văn học sinh có
thể đọc diễn cảm tốt hơn. Để tạo cơ sở cho việc đọc diễn cảm tốt tôi đã khéo


11


léo lồng ghép việc rèn đọc diễn cảm ngay trong bước tìm hiểu bài khi có điều
kiện.
Ví dụ: Cho học sinh phát hiện tính cách nhân vật sau đó tập thể hiện
lời nói của nhân vật đó thông qua giọng đọc của học sinh.
Trong bước tìm hiểu bài tôi tập trung chú ý nhiều hơn tới các đối
tượng có năng lực cảm thụ văn học hạn chế, xếp những em này vào cùng
nhóm với những em có cảm thụ văn học tốt để các em cùng nhau tham gia
trao đổi thảo luận với nhau về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó
học sinh có thể rút ra được ý đoạn, ý bài và dẫn đến việc học sinh phát hiện
được cách đọc phù hợp với đoạn với bài.
4. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
Tôi luôn tâm niệm một điều là tất cả học sinh trong lớp đều có thể đọc
diễn cảm nếu giáo viên biết dựa vào năng lực của từng em để tạo cơ hội tốt
cho các em thể hiện được giọng đọc diễn cảm .
Với những em có năng lực đọc diễn cảm chưa tốt, tôi luôn tạo điều
kiện để các em có thể đọc diễn cảm bằng cách tôi chọn những câu, những
đoạn phù hợp với khả năng của các em để các em rèn đọc.
Với những em có năng lực đọc diễn cảm tốt, tôi khuyến khích để các
em có thể tự chọn đoạn mình thích để thể hiện cách đọc sáng tạo. Nhưng
nhắc các em đọc sao cho phù hợp với nội dung và nghệ thuật của bài.
Khả năng, mức độ cảm thụ của từng người là khác nhau nên dẫn đến
việc mỗi người có thể thể hiện cách đọc sáng tạo. Nhưng nhắc các em đọc
sao cho phù hợp với nội dung và nghệ thuật của bài.
Biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.
Dựa vào mục tiêu của từng bài cụ thể, dựa vào khả năng của từng đối
tượng học sinh trong lớp tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm theo một
số tiêu chí sau:

*Ngắt giọng:
Hướng dẫn học sinh biết ngừng, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm. Tôi hướng dẫn cho học sinh
biết cách ngắt giọng theo một số quy tắc sau:

12


- Ngắt giọng theo ngữ pháp:
Trong mỗi bài tập đọc cụ thể tôi chú ý cho học sinh tập phát hiện đến
chỗ cần ngừng, nghỉ hơi cho phù hợp với quy tắc ngữ pháp bằng cách dùng
bút chì gạch một gạch(/) đối với chỗ cần ngắt hơi, gạch hai gạch (//) đối với
chỗ nghỉ hơi dựa trên những vốn kiến thức đã có từ việc học phân môn
Luyện từ và câu về cách ngắt, nghỉ giọng khi gặp dấu chấm phẩy, dấu chấm
cảm , ngắt hơi giữa trạng ngữ và thành phần chính, giữa chủ ngữ và vị ngữ...
Ví dụ: Cho học sinh thảo luận tập phát hiện những chỗ cần ngắt giọng
theo đúng quy tắc ngữ pháp trong đoạn văn sau:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn // để chờ đợi một nàng tiên áo
xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin//:
“Bay đi diều ơi// Bay đi// Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi /mang theo nỗi
khát khao của tôi.//”
(Cánh diều tuổi thơ- Tạ Duy Anh)
Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài: Vì đây là
việc làm khó nên tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cách cho học sinh thảo
luận tìm ra chỗ ngắt, nghỉ hơi.
Ví dụ trong câu: Những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên
cảm giác bồng bềnh huyền ảo.//
(Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)
Tôi đã đọc mẫu để học sinh phát hiện chỗ cần ngắt hơi là sau từ “ô tô”.
Ngắt theo nhịp thơ:

Nhịp vần tạo nên nhạc điệu và là đặc trưng của thơ ca. Muốn vậy ngay
từ bước đâù giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết thể thơ tìm ra
nhịp thơ phổ biến từ đó có cách ngắt giọng phù hợp.
Ví dụ: Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4 vì vậy khi đọc
bài – Mẹ ốm- của “Trần Đăng Khoa” học sinh phải biết phát hiện và ngắt
đúng nhịp thơ ở mỗi dòng trong hai khổ thơ sau:
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày.
Ruộng vườn vắng mẹ/ cuốc cày sớm trưa.//
Nắng mưa/ từ những ngày xưa

13


Lặn trong đời mẹ/ đến giờ chưa tan.//
Họăc trong thể thơ thất ngôn thì nhịp phổ biến là 4/3.
Chẳng hạn trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá'của nhà thơ “ Huy
Cận”. Từ việc nắm vững nhịp của thể thơ là nhịp 4/3 mà học sinh có thể ngắt
đúng từng dòng thơ như sau:
Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa
Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.//
Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi
Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.//
Nhịp thơ có thể được ngắt rất linh hoạt tuỳ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp
của mỗi dòng thơ, câu thơ, đặc biệt là trong thể thơ tự do học sinh khó có thể
tìm ra nhịp thơ phổ biến vì vậy cần có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên.
Tôi đặc biệt lưu ý hướng dẫn học sinh cách lấy hơi và cách ngắt hơi
khi đọc thơ sao cho có ngắt nhịp, và có ngữ điệu vẫn mượt mà tự nhiên.
Đoạn thơ tuy có nhiều câu thơ, dòng thơ nhưng ý thơ vẫn liền một mạch từ
đầu đến cuối không bị gián đoạn. Như vậy phải đọc sao cho nhịp thơ rõ mà ý
thơ vẫn liền một mạch theo cảm xúc.

Lưu ý học sinh cách đọc thơ với giọng chậm rãi thong thả, tự nhiên và
có sức rung động từ bên trong.
Ngắt giọng biểu cảm (còn gọi là ngắt giọng tâm lý: ngắt giọng dù
không có dấu câu với ý gây ấn tượng): thông qua hiểu nội dung, cảm thụ bài
sâu sắc giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng biểu cảm tạo cho
người nghe sự tập trung chú ý và góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao
hơn cho đọc văn bản.
Ví du: Chẳng hạn trong câu thơ: “ Mẹ/ là đất nước tháng ngày của
con".//
Từ việc học sinh hiểu rõ qua bài thơ tác giả muốn nói lên niềm tự hào,
lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ và mẹ có vai trò đặc
biệt đối với tác giả. Tôi gợi ý để học sinh ngắt nhịp như thế nào làm bật hình
ảnh người Mẹ, và học sinh đã phát hiện đúng ngắt giọng sau tiếng “Mẹ”.

14


Cách lơi giọng: Tương tự như cách ngắt giọng biểu cảm, kỹ thuật lơi
giọng khi đọc diễn cảm tạo cho người nghe sự hứng thú, ấn tượng và còn
làm người nghe cảm nhận được sâu sắc giá trị nghệ thuật của văn bản.
Ví dụ: Khi đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ “Tạ Duy
Anh”(Tiếng Việt lớp 4 tập I). ở đoạn cuối của bài thơ tôi gợi ý cho học sinh
thử tìm cách đọc như thế nào? Để thể hiện được ước mơ, những khát khao
của em nhỏ được gửi gắm trong cánh diều thì đọc thế nào để âm hưởng của
bài văn còn đọng mãi trong tâm trí người đọc người nghe. Từ gợi ý trên học
sinh đã thể hiện rất tốt cách đọc như sau:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi một nàng tiên áo
xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: //
"Bay đi ...diều ơi// Bay đi..."
*Ngữ điệu đọc:

Để học sinh thể hiện được đúng ngữ điệu đọc, tôi luôn chú ý bồi
dưỡng học sinh cáh thể hiện các loại câu ngay từ khi học phân môn Luyện từ
và câu.
Ví dụ: Khi đọc câu hỏi thì nhấn giọng và hơi cao giọng ở từ dùng để
hỏi (Trăng ơi... từ đâu đến?). Khi đọc câu kể thì giọng đọc chậm rãi, câu
cảm, câu cầu khiến thì thể hiện theo từng cảm xúc vui, buồn.... “Bay đi diều
ơi! Bay đi”.
Qua đó học sinh có thể tự phát hiện các loại câu có trong các bài tập
đọc và nêu cách đọc câu đó mà không cần giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ là
đọc như thế nào.
* Sắc thái giọng đọc.
Tuỳ thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi
hướng dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc
với giọng vui tươi trong sáng (VD: Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận),
có bài đọc với giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương (Như bài :Mẹ ốm của
nhà thơ Trần Đăng Khoa), có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư (Như
bài :Hoa học trò của Xuân Diệu) có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc
với giọng châm biếm, có bài đọc với giọng thiết tha tự hào.

15


Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là
thể loại truyện vì học sinh cần biết phân biệt lời của người dẫn truyện với lời
nhân vật với nhân vật.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thưa chuyện với mẹ”(Tiếng Việt 4 – Tập I): Giáo
viên hướng dẫn học sinh cách đọc lời Cương: Lễ phép, khẩn khoản, thiết tha
xin mẹ đồng ý cho con học nghề rèn và giúp thuyết phục cha. Giọng mẹ
Cương: Ngạc nhiên khi thấy con xin học nghề thấp kém, cảm động dịu dàng
khi hiểu lòng con “Con muốn giúp mẹ như thế là phải...làm đầy tớ anh thợ

rèn”. Lời người dẫn chuyện trong toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng. Ba dòng
cuối bài (hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn): đọc chậm
với suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên.
* Cách đọc nhấn giọng: Tôi có thể cho học sinh tìm từ gợi tả, gợi
cảm, từ trung tâm để làm bật lên ý chính của đoạn văn, đoạn thơ để từ đó học
sinh biết nhấn giọng các từ, cụm từ đó khi đọc bài.
Ví dụ: khi cho học sinh luyện bài đọc diễn cảm bài: “Bè xuôi sông La”
của nhà thơ Vũ Duy Thông. Yêu cầu học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ với
giọng nhẹ nhàng, trìu mến, phù hợp với nội dung miêu tả vẻ đẹp thanh bình
yên ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và
ước mơ về tương lai.
Tôi cho học sinh nhấn giọng các từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của dòng
sông La và bè gỗ trôi trên sông rất cụ thể, sống động qua các cụm từ : trong
veo, mươn mướt, lượn đàn thong thả, lim dim, đằm mình, êm ả, long lanh,
hót. Từ đó học sinh có cách đọc phù hợp với nội dung khổ thơ:
“ Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong yên ả

16


Sóng long lanh vẩy cá
Chim hót trên bờ đê
* Nhịp độ đọc: Thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay

vừa phải. Nhịp độ đọc do nội dung bài văn quyết định. Có đoạn đọc với
giọng chậm rãi, có đoạn đọc với giọng gấp gáp, hối hả.
Ví dụ: Trong bài “ Thắng Biển” của Chu Lai( Tiếng Việt 4- Tập 2).
Ở đoạn 1: Câu đầu đọc với giọng chậm rãi. Những câu sau đọc nhanh
dần
Ở đoạn 2: Giọng đọc gấp gáp, căng thẳng.
Ở đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn. Câu kết giọng đọc khẳng định,
tự hào.
* Cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt: Tư thế, nét mặt, cử chỉ,
ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho
ngữ điệu đọc diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối
với nội dung của tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét
mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nết mặt cũng biểu lộ sự đồng
cảm. Ngoài ra việc thể hiện ánh mắt điệu bộ cử chỉ cũng làm tăng thêm sự
giao cảm giữa người đọc với người nghe:
Ví dụ: Khi đọc bài “Người ăn xin” của Tuốc- ghê- nhép ( Tiếng Việt 4Tập I). Người đọc phải thể hiện nét mặt buồn, ánh mắt đồng cảm khi đọc đến
đoạn miêu tả sự đau khổ, đáng thương của ông lão ăn xin. “Đôi mắt ông lão
đỏ đọc và giàn giụa. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại “Chao ôi!
cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường
nào!”
5. Hoạt động ngoại khoá.
Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm bên cạnh việc tiến hành các biện
pháp nêu trên tôi còn tiến hành một số biện pháp sau:
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá như đọc cho học sinh nghe những
tác phẩm dành cho thiếu nhi ngoài sách giáo khoa như: các tác phẩm “Dế
mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, hai đứa trẻ của Thạch Lam” vào các giờ sinh
hoạt lớp, giờ giải lao để bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê văn học.

17



- Cùng với học sinh xây dựng một ngăn sách văn học trong tủ sách của
lớp bằng cách dùng quyên góp hoặc cho mượn những đầu sách văn học mà
học sinh có.
- Tạo thành các nhóm đọc ngoại khóa, mỗi nhóm có cả những em đọc
diễn cảm tốt và những em chưa đọc tốt để học sinh hỗ trợ nhau trong việc
đọc ngoài giờ.
- Hưởng ứng phong trào mua thẻ bạn đọc được nhà trường phát động
từ đầu năm học, tôi đã quán triệt tới học sinh trong lớp mua thẻ bạn đọc để
khuyến khích 100% các em tham gia đọc sách ở phòng thư viện của nhà
trường theo lịch.
- Trong các giờ đọc báo Thiếu niên do bên Đội xếp lịch hàng tuần tôi
cũng khuyến khích các em tận dụng hết thời gian để đọc báo nhất là những
em đọc còn nhút nhát, rụt rè, ê a thì yêu cầu những em đọc tốt kèm cặp,
hướng dẫn để các em được luyện đọc nhiều bằng hình thức đọc cá nhân hpặc
thi đọc giữa các nhóm những em có trình độ tương đương nhau.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm các bài văn, bài thơ vào các
giờ Hoạt động tập thể có động viên và khen thưởng cho những học sinh đọc
tốt bằng những tặng phẩm nhỏ nhằm khích lệ học sinh cả lớp.

IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua hơn một năm giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên tôi thấy
chất lượng đọc diễn cảm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Từng bước
khắc phục những khó khăn đã nêu ở trên. Cụ thể là:
Số học sinh đạt yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm 27/34 =79,4%
Số học sinh đọc diễn cảm tốt
16/34 = 47,0%

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


18


1. Kết luận:
* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nhgiệm:
Trong thời đại ngày nay - thời đại bùng nổ công nghệ và thông tin,
thời đại của tri thức và trí tuệ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội thì
việc biết đọc càng quan trọng để giúp cho việc sử dụng các nguồn thông tin
một cách nhanh chóng và chính xác. Dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu
học là một vấn đề hết sức cần thiết nó có ý nghĩa rất lớn để kích thích trs tò
mò, sáng tạo của học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm, nhân cách cho học sinh.
Qua bài tập đọc học sinh còn được cung cấp vốn từ ngữ, năng lực diễn
đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó nâng cao trình đoọ văn hoá
nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
Vậy để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 đòi hỏi mỗi giáo
viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học,
đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú học tập. Tôi đã
nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra các biện pháp để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho
học sinh lớp 4. Các biện pháp trên tôi đã và đang áp dụng tại trường Tiểu học
Thuỵ Vân - Việt Trì – Phú Thọ phần nào đã thu được kết quả hết sức khả
quan.
Do thời gian và trình độ có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi mới
chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, việc thử nghiệm còn chưa nhiều (mới chỉ áp
dụng ở lớp 4B năm học 2011 – 2012). Song tôi tin chắc rằng với những biện
pháp này, bằng sự sáng tạo của mình các giáo viên sẽ vận dụng có hiệu quả
trong quá trình rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, làm tiền đề
vững chắc để các em đọc diễn cảm tốt và cảm thụ văn học tốt khi học lên các
lớp trên.
Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.


* Bài học kinh nghiệm:

19


Qua thực tế giảng dạy áp dụng những biện pháp trên, qua học hỏi bạn
bè đồng nghiệp, qua tham khảo các tài liệu, tôi rút ra cho bản thân một số
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 như
sau:
1. Ngay từ đầu năm học khi tiến hành khảo sát việc đọc bài của học
sinh, nắm vững từng đối tượng học sinh để từ đó có biện pháp cụ thể rèn đọc
diễn cảm tốt cho từng đối tượng học sinh
2. Giáo viên chuẩn bị tốt cả về giọng đọc và cách hướng dẫn học sinh
đọc diễn cảm trước mọi tiết học.
3. Cho học sinh tiếp cận văn bản khi vào giờ tập đọc có sự kiểm tra
đánh giá việc đọc bài của học sinh.
4. Tạo cho học sinh niềm say mê văn học, tạo hứng thú thích đọc diễn
cảm cho học sinh.
5. Coi trọng việc rèn đọc diễn cảm có yêu cầu nội dung phương pháp
phù hợp từng học sinh trong các giờ tập đọc.
6. Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn
cho các em đọc trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn
cảm trong lớp nhân dịp kỉ niệm ngày lễ lớn.
2. Những ý kiến đề xuất:
Để việc đọc của học sinh tiếp tục được nâng cao, tôi mạn phép đưa ra
một vài ý kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau:
- Trang bị đầy đủ hơn về đồ dùng trực quan như tranh ảnh môn Tiếng
Việt, các tài liệu tham khảo kịp thời để giờ dạy của giáo viên được hoàn thiện
hơn

- Tăng cường hơn nữa các chuyên đề bồi dưỡng môn Tiếng Việt có
liên quan đến phân môn Tập đọc cho giáo viên Tiểu học.
- Tổ chức các phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho
giáo viên trong khối, trong trường và thành phố.
Trên đây là đề xuất sáng kiến của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp
ý kiến của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để tôi có

20


được các phương pháp dạy môn Tiếng Việt và đặc biệt là phân môn Tập đọc
lớp 4 ngày càng tốt hơn.

Việt Trì , ngày 10 tháng 11 năm 2012
Người viết

Phạm Thị Thu Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


1. Bộ giáo dục và đào tạo – Chương trình Tiểu học năm 2000 – NXB
Giáo dục (2000)
2. Lê Phương Nga – Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội (2000)
3. Nguyễn Trí - Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình
mới – NXB giáo dục (2003)
4. Bộ Giáo dục và đào tạo – Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (Tập 1 + 2)

NXB Giáo dục (2009)
5. Bộ Giáo dục và đào tạo – Sách giáo viên Tiếng Việt 4 (Tập 1 + 2)
NXB Giáo dục (2005)
6. Tạp chí Giáo dục Tiểu học.
7. Thế giới trong ta.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

22


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường TH Thuỵ Vân
1. Tên đề tài: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
2. Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thu Hằng
3. Chức vụ: Giáo viên...... Tổ 4-5.....................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a)Ưudđiểm: .....................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
b)Hạncchế: ......................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường thống nhất xếp
loại : .....................
Những người thẩm định:


Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

............................................................
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT

23


Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Việt Trì
...........................thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:

Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

............................................................
............................................................
............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Phú Thọ
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Phú Thọ

thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:

Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

24



×