Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.35 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN THÀNH

GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO NHÂN SỰ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số

: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ TUẤN HƯNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng;
những phát hiện đưa ra trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác
giả Luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ VĂN THÀNH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ......... 10
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 10
1.2. Nội dung của đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các doanh nghiệp
khởi nghiệp ............................................................................................................... 29
1.3. Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến hiệu quả công việc của các doanh nghiệp
khởi nghiệp ............................................................................................................... 34
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các
doanh nghiệp khởi nghiệp ........................................................................................ 35
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO NHÂN SỰ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .............................................................................................................. 39
2.1. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 39
2.2. Thực trạng kỹ năng mềm của nhân sự các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay ở
Việt Nam .................................................................................................................. 47
2.3. Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các doanh nghiệp khởi nghiệp
ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 52
2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các doanh
nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay ................................................................ 54
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN SỰ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2025......................................... 58
3.1. Phương hướng và mục tiêu ............................................................................... 58
3.2. Giải pháp ........................................................................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 79



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VN

Việt Nam


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ngành nghề khởi nghiệp có sự phân hoá đa dạng ............................. 40
Hình 2: Đặc điểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở VN hiện nay............ 41
Hình 3: Đặc điểm (tiếp) của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................... 41
Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở

Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 42
Hình 5: Triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................... 42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài năm trở lại đây, thúc đẩy khởi nghiệp được coi là mục tiêu và
đồng thời là phương tiện để thực hiện ba đột phá chiến lược của VN, bao gồm
thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Kiếm sống, làm giàu và phụng sự xã hội
bằng con đường khởi nghiệp đang được các tổ chức chính quyền, đoàn thể,
các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phát triển, hiệp hội, trường đại học
đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh đó là bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, khốc
liệt, các DN đặc biệt là các DN khởi nghiệp sẽ phải có rất nhiều thay đổi trong
cách thức tổ chức quản lý và cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Điều
này đòi hỏi người lao động, nhân sự sẽ phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn
và đóng góp một cách có hiệu quả hơn đối với việc gia tăng năng suất lao
động cùng các hoạt động đổi mới liên tục của DN. Nhiều công việc không chỉ
đòi hỏi người lao động phải có trình độ được đào tạo ngày một cao hơn, mà
họ còn phải có kỹ năng thích ứng với sự thay đổi, có năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn công việc nhiều hơn! Nói
cách khác, người lao động trong thế kỷ XXI, trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 phải có được trình độ chuyên môn xuất sắc nhất, có tư duy sáng
tạo nhất và cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối mặt với mọi sự
thay đổi của công nghệ, của thị trường.
Việc không được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm không chỉ là một
thiệt thòi cho bản thân người lao động, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả công việc của mỗi cá nhân từ đó làm giảm sức cạnh tranh của DN, đặc
biệt là DN khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Càng chậm trễ

trong việc trang bị các kỹ năng mềm cho nhân sự, người lao động bao nhiêu,
các DN nói chung và các DN khởi nghiệp nói riêng sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá để

1


gia tăng hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của chính DN mình
trên thương trường bấy nhiêu!
Căn cứ vào tình hình thực tế nói trên kết hợp với những hiểu biết và đam
mê về kỹ năng mềm cũng như lĩnh vực khởi nghiệp, tác giả đã chọn đề tài
“Giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự doanh nghiệp
khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong khoảng 4 năm trở lại đây, “sức nóng” của lĩnh vực khởi nghiệp
dành được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia nghiên cứu và lý luận thực
tiễn của VN. Các công trình của các nhà nghiên cứu đã được công bố dưới
nhiều hình thức như đề tài nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sỹ, luận văn
Thạc sỹ, các loại tạp chí, sách tham khảo, giáo trình, tài liệu hội nghị, hội
thảo, tài liệu giảng dạy. Dưới đây là một số tài liệu tiêu biểu:
“Chính sách tài chính hỗ trợ DN khởi nghiệp: Kinh nghiệm một số nước
và gợi ý cho VN”, [3]của Thạc sỹ Lê Minh Hương, Tạp chí Quản lí Ngân quỹ
Quốc gia số 176 (2/2017). Bài viết nhận định, xu hướng khởi nghiệp sẽ là tất
yếu với VN trong những năm tới đây, vì thế cần chuẩn bị các điều kiện cần và
đủ để hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi giúp các DN khởi nghiệp có thể phát
triển và tăng trưởng nhanh. Tác giả tập trung vào các nhóm giải pháp liên
quan đến tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ
thông qua các vườn ươm và một số chính sách khác từ kinh nghiệm tham
khảo của các nước trong khu vực và trên thế giới để gợi ý cho VN. Tuy đã lấy
những minh chứng và ví dụ rất rõ ràng từ kinh nghiệm, chính sách của các nước

trong khu vực (Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,…) hay trên thế giới như
các nước thuộc OECD (Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế) nhưng tác giả lại chưa đề cập đến một vấn đề rất quan

2


trọng liên quan đến đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự mà cụ thể là những người
đứng đầu các DN khởi nghiệp cùng với các nhân sự liên quan đến bộ phận tài chính
(cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn kỹ năng) để sao cho có thể sử dụng, tận dụng và
khai thác triệt để nhất hiệu quả từ các chính sách về tài chính vĩ mô mà các DN khởi
nghiệp được thụ hưởng.

Cuốn “Khởi nghiệp ngay – Sạt nghiệp luôn”, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà
Nội, 2016 của Thạc sỹ Vũ Tuấn Anh – Trưởng dự án Khởi nghiệp Cộng đồng
Hoa Sen Group kiêm Giám đốc Điều hành Viện quản lý Việt Nam [1]. Cuốn
sách tập hợp nhiều bài viết khác nhau được chia thành ba phần, gồm: Hiểu về
khởi nghiệp; Chuẩn bị cho khởi nghiệp và Những bài học khởi nghiệp; kể lại
kinh nghiệm 20 năm khởi nghiệp và góc nhìn của tác giả về những vấn đề từ
vi mô đến vĩ mô trong cộng đồng khởi nghiệp hiện nay tại VN. Ngoài việc
dặn dò các bạn sinh viên có ý định khởi nghiệp cần có trách nhiệm với thất
bại (nếu xảy ra) của bản thân, tránh để gia đình, người thân phải gánh vác
gánh nặng không phải do họ gây ra thì tác giả cũng gợi ý tương đối chi tiết
những việc cần làm để chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp. Một trong những
gợi ý vô cùng quan trọng đó là trau dồi và hoàn thiện các kỹ năng mềm như
giao tiếp, làm việc đồng đội,… để có thể phối hợp với cộng sự cũng như vượt
qua được những áp lực công việc trong giai đoạn khởi nghiệp. Dù đã đánh giá
cao và có những gợi ý, lời khuyên rất sát sườn cho những bạn trẻ khởi nghiệp liên
quan đến kỹ năng mềm nhưng tác giả mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm hay góc nhìn
của bản thân mà chưa đưa ra được những giải pháp mang tính hệ thống hay những

kế hoạch mang tính bài bản, dài hạn lâu dài để nhân sự các DN khởi nghiệp có thể
chủ động trong quá trình tiếp thu, rèn luyện, tự học, tự đào tạo và phát triển kỹ năng
mềm của bản thân phù hợp với các vị trí công việc hay từng giai đoạn cụ thể của
các DN khởi nghiệp hiện nay ở VN.

Bài viết “Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Thực trạng và giải pháp”, của
TS. Nguyễn Hoàng Quy – Học viện Hành chính Quốc gia năm 2017 [6]. Bài

3


viết nghiên cứu các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay tại VN. UNCTAD
(2012) đưa ra 6 nội dung cơ bản liên quan đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
cần ưu tiên đầu tư, bao gồm: (i) xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia;
(ii) tối ưu hóa môi trường pháp lý; (iii) tăng cường giáo dục tinh thần khởi
nghiệp và phát triển các kỹ năng; (iv) tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công
nghệ; (v) hỗ trợ tiếp cận tài chính; và (vi) nâng cao nhận thức về khởi nghiệp
và thiết lập các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, các hiệp hội hỗ trợ. Kết
quả khảo sát 198 DN khởi nghiệp năm 2015 - 2016 trên địa bàn Hà Nội chỉ ra
rằng tuy các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp rất được Nhà nước quan tâm,
nhưng vẫn còn những lỗ hổng, hạn chế, khiến các DN khởi nghiệp chưa đủ
điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải
pháp cải thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại VN trong thời gian tới. Bài
viết cũng cho thấy, theo UNCTAD, trọng tâm của kỹ năng khởi nghiệp bao
gồm kỹ năng mềm và các năng lực chuyên môn cần có như kiến thức cơ bản
về khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, năng lực tài chính và kỹ năng quản lý.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát điều tra, nhìn chung, các chính sách về giáo
dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển kỹ năng chưa nhận được sự hài lòng
hoàn toàn từ các DN.
Luận văn Thạc sỹ Quản lí kinh tế “Phát triển thương hiệu trong giai đoạn

khởi nghiệp của công ty TNHH Đồ chơi Thân thiện” (2016) của Nguyễn Đức
Tính, Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội VN [9]. Đề
tài đã nghiên cứu và chứng minh vai trò quan trọng của việc xây dựng thương
hiệu tại các DN khởi nghiệp và đưa ra một số đề xuất với việc xây dựng
thương hiệu tại công ty TNHH Đồ chơi Thân thiện. Đề tài mới chỉ dừng lại ở
việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho một DN khởi nghiệp cụ thể chứ
chưa khái quát được sự khác biệt giữa các DN khởi nghiệp và các DN khác để
đưa ra các chiến lược, mục tiêu và kế hoạch làm thương hiệu bền vững hơn

4


nữa. Bên cạnh đó, luận văn cũng chưa chú trọng tới việc đào tạo các kỹ năng
đặc biệt là các kỹ năng mềm (kỹ năng sáng tạo, kỹ năng phản biện,…) cho đội
ngũ quản lí và thực thi việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho DN, giúp
DN khởi nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, do đề tài khởi nghiệp vẫn còn khá mới mẻ tại VN nên dù đã
có nhiều cách tiếp cận, góc nhìn nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các vấn đề
vĩ mô như cơ chế, chính sách, hệ sinh thái, vốn, công nghệ,… hỗ trợ khởi
nghiệp, chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu để hỗ trợ đào tạo nhân sự, những
người trực tiếp tham gia hoạch định đường lối, điều hành và triển khai các
công việc cụ thể trong các DN khởi nghiệp, đặc biệt là đào tạo và phát triển
mảng kỹ năng mềm.
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cuốn sách “The startup game” (Cuộc chơi khởi nghiệp), 2013, William
Henry Draper III. Willliam Draper III là một trong những nhà đầu tư mạo
hiểm đầu tiên ở khu vực bờ Tây[24], California, Hoa Kỳ. Ông từng là người
sáng lập quỹ đầu tư Sutter Hill ở Palo Alto, Chủ tịch ngân hàng Xuất – Nhập
khẩu Hoa Kỳ, Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc, và hiện đang là cổ đông hoạt
động của Tổng công ty Đầu tư mạo hiểm Draper Richard L.P., công ty Draper

Investment và tập đoàn Draper International. Cuốn sách lý giải làm thế nào để
một công ty khởi nghiệp lọt được vào mắt xanh của những nhà đầu tư đầy
kinh nghiệm? Điểm đặc biệt của cuốn sách được thể hiện ở cách mà tác giả
phân tích các yêu tố để giúp khởi nghiệp thành công thông qua hai yếu tố: con
người và sản phẩm của mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề
cập đến những giải pháp giúp đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự
các DN khởi nghiệp, chính là liên quan đến một trong hai yếu tố quan trọng
bậc nhất giúp DN khởi nghiệp thành công, đó là con người.

5


Cuốn “Startup Communities” (Cộng đồng khởi nghiệp), 2014, Brad
Feld. Brad Feld là một nhà đầu tư giai đoạn đầu, một doanh nhân với hơn hai
mươi năm kinh nghiệm [23]. Trước khi đồng sáng lập Foundry Group, quỹ
đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu đặt trụ sở tại Boulder, Colorado chuyên đầu tư
vào các công ty công nghệ thông tin trên toàn nước Mỹ, anh đã đồng sáng lập
Mobius Venture Capital và trước đó nữa là sáng lập Intensity Ventures, một
công ty chuyên hỗ trợ thành lập và vận hành các công ty phần mềm. Feld
cũng là đồng sáng lập của chương trình TechStars và tích cực tham gia nhiều
tổ chức phi lợi nhuận. Anh là một diễn giả nổi tiếng về chủ đề đầu tư mạo
hiểm và khởi nghiệp.
Cuốn sách trình bày điều kiện cần để thành lập cộng đồng khởi nghiệp
bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Qua nó, chúng ta sẽ thu thập được kiến thức
quý giá để xây dựng cộng đồng khởi nghiệp năng động, phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu cho hệ sinh thái khởi nghiệp bằng cách nhân rộng kết nối
giữa doanh nhân và người đỡ đầu, tạo điều kiện tiếp cận kiến thức khởi
nghiệp, thiết lập sự kiện và hoạt động để thu hút mọi thành phần trong cộng
đồng khởi nghiệp, và còn nhiều nữa.
Trong quyển sách này, Feld đề cập chi tiết các nguyên tắc thiết yếu để

hình thành cộng đồng khởi nghiệp bền vững, thảo luận triển khai những chiến
thuật khác nhau. Chúng ta có thể làm quen với khái niệm doanh nhân phải là
người dẫn dắt sự thay đổi nếu muốn cộng đồng phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, và củng cố mật độ khởi nghiệp trong cộng đồng. Nó cũng cho thấy
rằng để trở thành nhà lãnh đạo cộng đồng khởi nghiệp, cách duy nhất là phải
gắn kết lâu dài.
Feld cũng thảo luận cho thấy rằng tinh thần chào đón bất cứ ai muốn
tham gia cộng đồng khởi nghiệp – sinh viên, nhà nghiên cứu, giáo sư, hay
nhân viên công ty, luật sư, chính quyền, nhà đầu tư – là yếu tố rất quan trọng.

6


Tác giả cũng nhấn mạnh phải có hoạt động và sự kiện trong cộng đồng khởi
nghiệp để thu hút sự tham gia của mọi người từ trên xuống dưới. Vì thế, cho
dù bạn tổ chức sự kiện thúc đẩy, họp mặt, cuối tuần khởi nghiệp, bạn phải
luôn nhớ chào đón tất cả mọi người.
Bạn cũng có thể thiết lập cộng đồng khởi nghiệp bền vững hầu như tại
bất cứ thành phố nào trên thế giới. Nhưng bạn phải biết rằng muốn làm được
điều này bạn cần hiểu rõ các vấn đề có thể phát sinh trong hệ quyền lực của
cộng đồng. Cẩm nang thực tiễn này không chỉ cho bạn thấy cách thức hoạt
động của cộng đồng khởi nghiệp, nó còn chỉ cho bạn cách xây dựng thành
công cộng đồng khởi nghiệp ở bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, cũng giống như cuốn sách của William Henry Draper III, tác
giả chưa đề cập nhiều đến việc đàu tư và phát triển kỹ năng mềm cho các
nhân sự trong vai nhà sáng lập DN khởi nghiệp hay sáng lập các cộng đồng
khởi nghiệp để các thành tựu đạt được trở nên bền vững và trường tồn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng

mềm cho nhân sự DN khởi nghiệp ở VN hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đào tạo
và phát triển kỹ năng mềm cho nhân sự các DN khởi nghiệp.
Thứ hai, đánh giá thực trạng của việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
cho nhân sự DN khởi nghiệp ở VN hiện nay.
Thứ ba, xem xét nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp đào tạo và phát
triển kỹ năng mềm cho nhân sự các DN khởi nghiệp ở VN hiện nay.

7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×