Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.73 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ HOÀI

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỪ THỰC TIỄN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ HOÀI

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỪ THỰC TIỄN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số:

60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN TÚ

HÀ NỘI, 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ............... 9
1.1. Một số khái niệm về chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy chữa
cháy ............................................................................................................................................. 9
1.2. Nội dung chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ....... 12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy
chữa cháy ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách
phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ............................................ 15
Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ............................................................................................ 23
2.1. Khái quát chung về bộ máy, tổ chức, đội ngũ cán bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở
Việt Nam hiện nay ................................................................................................................... 23
2.2. Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở
Việt Nam hiện nay ................................................................................................................... 27
2.3. Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................................................... 38
Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA

CHÁY Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................ 54
3.1. Quan điểm về tăng cường chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy
chữa cháy ở nước ta ................................................................................................................. 54
3.2. Các giải pháp tăng cường chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát phòng cháy
chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới .............................................................................. 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 75
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 77


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của lực lượng Cảnh sát PCCC ................................................... 25
Bảng 2.2: Thống kê biên chế của lực lượng Cảnh sát PCCC ............................................... 26
Bảng 2.3: Thống kê trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực Cảnh
sát PCCC .................................................................................................................................. 29
Bảng 2.4: Thống kê trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ PCCC của nguồn nhân
lực Cảnh sát PCCC .................................................................................................................. 29
Bảng 2.5: Thống kê số lượng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC là đảng viên, đoàn viên, kỷ
luật, bị thương, hy sinh ............................................................................................................ 31
Bảng 2.6: Thống kê số lượng nguồn nhân lực Cảnh sát PCCC theo độ tuổi và dân tộc ... 33
Bảng 2.7: Nguồn nhân lực chất lượng cao Cảnh sát PCCC ................................................. 40


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CAND

: Công an nhân dân

CNH, HĐH


: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

PC&CC

: Phòng cháy và chữa cháy

PCCC&CNCH

: Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS. Hoàng Văn Tú. Các số liệu trong luận văn là trung thực,
chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hoài


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nguồn nhân lực được coi là yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục
tiêu chiến lược của một quốc gia, một ngành cũng như một tổ chức. Thực tế cho
thấy, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so
với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản
xuất kinh doanh. Hơn nữa, để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, việc huy
động các nguồn lực tham gia vào quá trình này là không thể thiếu, tuy nhiên, trong
các nguồn lực đó, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định các
nguồn lực khác.
Đối với Việt Nam, để đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững
trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng ta khẳng định: “Phát triển
nhanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững” [Đại hội Đảng lần thứ XI]. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta thì lĩnh vực PCCC đã, đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế
ở nước ta đã góp phần làm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, trung tâm thương mại, nhà
cao tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, giàn khoan khai thác dầu lửa, khí đốt, nơi

chế biến, sang chiết khí gas, xăng, dầu, nhà ga, chợ... xuất hiện ngày càng nhiều;
ngoài ra, biến đổi của khí hậu ngày càng phức tạp, hậu quả để lại ngày càng lớn cho
xã hội; tình hình cháy rừng, lũ lụt, hạn hán bất thường; vấn đề đảm bảo an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội có nhiều biểu hiện mới, khó lường; đặc biệt,
ý thức của một bộ phận người dân về PCCC còn hạn chế, chủ quan; mặt khác, thời
gian qua, các vụ cháy, nổ lớn và thiệt hại do cháy, nổ gây ra có chiều hướng gia
tăng, đã xuất hiện các vụ cháy, nổ lớn khó khống chế. Trong khi đó, chính sách phát

1


triển nguồn nhân lực lực lượng Cảnh sát PCCC dù đã được quan tâm nhưng chưa
đáp ứng được yêu cầu, còn dàn trải, hiện đang tồn tại không ít vấn đề ở các phương
diện khác nhau, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực Cảnh sát PCCC và
sau đó là đến hiệu quả công tác của lực lượng PCCC Việt Nam.
Chính vì vậy, để góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo an toàn cháy, nổ trong điều kiện đất
nước hội nhập quốc tế thì chính sách phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát PCCC là
rất quan trọng, là vấn đề cấp bách và có tính thời sự cao trong giai đoạn hiện nay.
Từ những vấn đề nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển nguồn
nhân lực từ thực tiễn lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam hiện
nay” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công là hết sức cần thiết, có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về nguồn
nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát PCCC, cụ thể như sau:
- Tác giả Đào Hữu Dân (2012), “Tập bài giảng xây dựng lực lượng PCCC”.
Cuốn sách này tác giả tập trung trình bày các vấn đề nghiên cứu trong 2 chương.
Chương 1, tác giả trình bày tóm tắt lịch sử PCCC thông qua một số nội dung sau:
Hoạt động PCCC trước cách mạng tháng 8 năm 1945, hoạt động PCCC trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ xâm lược và hoạt động PCCC từ sau khi
giải phóng đất nước đến nay và những bài học kinh nghiệm, đồng thời, còn làm rõ
những biểu hiện mới của công tác PCCC và có vai trò ngày càng quan trọng của
PCCC đối với sự phát triển đất nước. Chương 2, tác giả cuốn sách trình bày khái
niệm, vai trò của lực lượng PCCC, các quan điểm xây dựng lực lượng PCCC, xây
dựng lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành, xây dựng lực
lượng cảnh sát PCCC và làm rõ các các nhiệm vụ, tổ chức, quản lý, chế độ chính
sách, tránh nhiệm và tầm quan trọng của lực lượng PCCC nói chung và nguồn
nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC nói riêng.

2


- Tác giả Lê Thế Tiệm (2009), “Đổi mới công tác đào tạo, nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực PCCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ CNH, HĐH đất
nước”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục PCCC. Ở bài báo này, ngoài việc đánh giá
những thành tựu, hạn chế của công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cảnh
sát PCCC của Trường đại học PCCC, tác giả cũng khẳng định để đáp ứng cho yêu
cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thì công tác giáo dục và
đào tạo nói chung, công tác giáo dục và đào tạo lực lượng cảnh sát PCCC nói
riêng cần nhanh chóng đổi mới, như tác giả khẳng định: “Tình hình thế giới vẫn
tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ và khủng bố
quốc tế có nguy cơ ảnh hưởng đến nước ta…tình hình đó đã đặt ra cho lực lượng
Công an nhân dân nói chung và các đơn vị đào tạo nói riêng những yêu cầu, nhiệm
vụ mới, trong đó có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy”; ngoài ra, để đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực cảnh sát PCCC đáp
ứng yều cầu của đất nước trong giai đoạn mới thì tác giả bài báo đưa ra 5 giải
pháp hữu hiệu để thực hiện mục đích trên.
- Tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2009), “Một số suy nghĩ về xây dựng lực lượng
cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, Tạp chí Khoa học

và giáo dục PCCC. Ở bài báo này tác giả đã đưa ra nhiều số liệu thống kê về tình
hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong 5 năm từ 2004-2008 và làm rõ
trước tình hình đó sự phát triển của lực lượng cảnh sát PCCC là rất quan trọng và
tầm quan trọng của công tác PCCC đối với các quốc gia phát triển, cũng như Việt
Nam là rất quan trọng; đồng thời, qua phân tích các vụ cháy, nổ, số lượng, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, sự phân bố cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC
và phương tiện chữa cháy trước ảnh hưởng của kinh tế thị trường, tác giả đưa ra 5
giải pháp để thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực cảnh sát PCCC đáp ứng
về cơ cấu tổ chức, trình độ chuyên môn trong tình hình mới.
- Sách tham khảo của Bùi Văn Ngần (chủ biên-2006), “Những văn bản quy
phạm pháp luật về PCCC”, Nxb Công an nhân dân. Cuốn sách được kết cấu thành
6 phần: Phần 1 trình bày về luật PCCC; phần 2 trình bày các thông tư, nghị định,

3


chỉ thị hướng dẫn thực hiện luật PCCC; phần 3 trình bày các tiêu chuẩn của Việt
Nam về an toàn cháy, nổ; phần 4 trình bày các tiêu chuẩn về PCCC của Bộ Công
an; phần 5, trình bày các tiêu chuẩn về xây dựng để đảm bảo an toàn cháy, nổ;
phần 6 trình bày quy chuẩn xây dựng của Việt Nam. Trong 6 phần trên thì phần 1
có nội dung liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cảnh sát
PCCC, công tác PCCC, công tác phối hợp trong hoạt động PCCC, cũng như phát
triển nguồn nhân lực cảnh sát PCCC và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
cảnh sát PCCC ở Việt Nam. Cuốn sách này trở thành hành lang pháp lý quan trọng
để thực hiện các hoạt động PCCC và là nền tảng cơ bản để phát triển nguồn nhân
lực cảnh sát PCCC, nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Vũ Văn Bình (chủ nhiệm-2003),
“Những giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo đại học PCCC”. Đề tài này tập trung
làm rõ các quan điểm, đường lối, phương hướng đổi mới đào tạođĐại học của
Đảng của Nhà nước, chất lượng trong giáo dục đại học, các tiêu chí để đánh giá

chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; đồng thời, tác giả phân tích
công tác tổ chức và quản lý và năng lực học viên của Trường đại học PCCC và
cuối cùng tác giả của đề tài đưa ra 8 giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực cảnh sát PCCC ở nước ta.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở của Nguyễn Quang Thứ (2010) “Dịch vụ PCCC
trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu đối với việc đào tạo nguồn nhân lực làm
công tác PCCC ở nước ta từ nay đến năm 2020”. Đề tài này tập trung làm rõ những
vấn đề như: Những vấn đề lý luận về dịch vụ PCCC trong điều kiện đất nước thực
hiện kinh tế thị trường. Ở phần này tác giả của đề tài tập trung làm rõ vấn đề dịch
vụ PCCC là một loại hàng hóa công cộng, nội dung chủ yếu và tầm quan trọng của
dịch vụ PCCC trong kinh tế thị trường, kinh nghiệm về phát triển dịch vụ PCCC.
Chương 2, trình bày thực trạng dịch vụ PCCC ở nước ta trong những năm qua. Ở
chương 3 tác giả đưa ra các dự báo tình hình cháy, nổ ảnh hưởng tới việc xác định
phương hướng phát triển dịch vụ PCCC và đưa ra 5 giải pháp chủ yếu để phát

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×