Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hiệu quả xóa đói giảm nghèo của chương trình 135 giai đoạn 2011 2015 ở tỉnh sơn la ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHỔNG THIÊM

HIỆU QUẢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA
CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Ở
TỈNH SƠN LA
Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Ngọc Ngoạn

HÀ NỘI - 2018

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách
quan, khoa học và được trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày ….tháng …. năm 2018
Tác giả

Khổng Thiêm




MỤC LỤC
Mở đầu

1

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo và Chương
trình 135

7

1.1. Những vấn đề chung về xóa đói giảm nghèo

7

1.2. Chương trình 135 và nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo
Chương 2. Hiệu quả từ công tác xóa đói giảm nghèo của Chương trình
135 giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.1. Đặc điểm chung và những đặc trưng về KT-XH tỉnh Sơn La
2.2. Thực trạng vấn đề nghèo đói trên địa bản tỉnh Sơn La trước khi triển khai
Chương trình 135 (giai đoạn 2011 - 2015)

17
26
26
38

2.3. Một số kết quả của Chương trình 135 (giai đoạn 2011 - 2015) ở tỉnh Sơn La


44

2.4. Đánh giá kết quả thực hiện

48

2.5. Một số nguyên nhân và hạn chế

58

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo
Chương trình 135 ở Sơn La giai đoạn tới

61

3.1. Bối cảnh trong nước

61

3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước và của địa phương về công tác xóa đói
giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020

65

3.3. Một số giải pháp

66

3.4. Kiến nghị và đề xuất


74

Kết luận

76

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC VIẾT TẮT

1. BGS

: Ban Giám sát

2. CĐT

: Chủ đầu tư

3. CSHT

: Cơ sở hạ tầng

4. CTMTQG

: Chương trình Mục tiêu Quốc gia

5. ĐBKK


: Đặc biệt khó khăn

6. DTTS

: Dân tộc thiểu số

7. DTBD

: Duy tu bảo dưỡng

8. GNBV

: Giảm nghèo bền vững

9. KT-XH

: Kinh tế - xã hội

10. LĐTB&XH

: Lao động Thương binh và Xã hội

11. NCNL

: Nâng cao năng lực

12. NSTW

: Ngân sách Trung ương


13. NTM

: Nông thôn mới

14. PTSX

: Phát triển sản xuất

15. UBDT

: Ủy ban Dân tộc

16. UBND

: Ủy ban Nhân dân

17. TTCX

: Trung tâm cấp xã

18. XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một hiện tượng KT-XH phổ biến và là một phạm trù lịch sử,
tồn tại ở tất cả các quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị xã hội, điều kiện kinh

tế. Nghèo đói gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho xã hội và tạo áp lực cho nền kinh tế
quốc dân. Điều này càng đặc biệt thấy rõ ở các nước kém phát triển hoặc đang phát
triển, nơi mà ở đó hầu hết những người nghèo đều tập trung ở các khu vực nông
thôn, miền núi hoặc vùng DTTS vốn không thuận lợi về giao thông, khó khăn thiếu
thốn mọi mặt về y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe... Chính vì vậy, XĐGN luôn là
mối quan tâm nhưng cũng là một trong những thách thức đặt ra đối với mỗi khu
vực, mỗi quốc gia.
Năm 2013, Gabriel Demombynes - Kinh tế gia cao cấp của Ngân hàng Thế
giới sau khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở Việt Nam đã đưa ra danh sách 5 yếu
tố tương quan là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao của người DTTS ở Việt
Nam. Trong 5 yếu tố kể trên, chúng ta dễ dàng nhận diện ra 4 yếu tố hiện đang tồn tại
ở khu vực Sơn La hiện nay, đó là: 1/Bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận
thị trường; 2/Bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ; 3/Hạn chế trong
tiếp cận đất đai có chất lượng; 4/Trình độ học vấn thấp. Điều này một lần nữa giải
thích tại sao đói nghèo luôn là vấn đề tồn tại “dai dẳng” ở Sơn La trong thời gian qua.
Sơn La được biết đến là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước - địa bàn
cư trú của hơn 12 dân tộc anh em (phần lớn trong số đó là đồng bào các DTTS người Kinh chỉ chiếm khoảng 16%). Bên cạnh đó, Sơn La cũng là tỉnh có đường
biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, do đó Sơn La có vị trí
chiến lược hết sức quan trọng cả trên phương diện chính trị lẫn an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, đến nay Sơn La vẫn có tới 5/12 huyện nghèo;
102/204 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn [22], đời
sống của một bộ phận lớn đồng bào DTTS của tỉnh nhìn chung vẫn còn nhiều thiếu

1


thốn, cùng với đó, khoảng cách về điều kiện sống và tỷ lệ hộ nghèo giữa các dân tộc
khác nhau cũng ngày càng lớn và có xu hướng phân hóa rõ nét. Vấn đề này nếu
không được giải quyết một cách thấu đáo chắc chắc sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không
mong muốn như: vấn đề dân tộc - tôn giáo, vấn đề biên giới lãnh thổ... Ngoài ra, nó

còn gây xói mòn lòng tin của nhân dân các dân tộc nơi đây tới chính sách đoàn kết
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính
sách đúng đắn về xóa đói và giảm nghèo cho người dân các DTTS khu vực miền
núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới như ở khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La
nói riêng, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, giữa đồng bào
miền núi với đồng bào miền xuôi, và một trong số những chính sách trong thời gian
qua mang lại hiệu quả cao là Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay còn gọi là “Chương trình
135”), và đây cũng là CTMTQG về XĐGN.
Bắt đầu từ năm 1998, sau gần 20 năm triển khai thực hiện, chúng ta không
thể phủ nhận những kết quả tích cực đối với vấn đề XĐGN mà Chương trình 135
đã đem lại cho người dân thuộc vùng DTTS và miền núi trên địa bản tỉnh Sơn
La, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn và tạo ra những biến chuyển tích
cực về cơ cấu KT-XH tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi
trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, cũng giống như nhiều
Chương trình/Dự án trước đây, nhiều vấn đề bất cập và những hệ lụy không
mong muốn từ quá trình triển khai thực hiện Chương trình thời gian qua cũng đã
và đang được đặt ra.
Đặc biệt, bối cảnh trong nước hiện nay có nhiều thay đổi: nguồn vốn viện trợ
phát triển từ bên ngoài cho Việt Nam ngày càng bị cắt giảm, cùng với đó các nguồn
lực trong nước phục vụ cho công tác XĐGN vốn đã eo hẹp lại thêm việc đầu tư, sử
dụng nguồn vốn một cách dàn trải, thất thoát dẫn đến hiệu quả mang lại không như
mong đợi. Chính vì vậy để đạt được các MTQG về XĐGN và PTBV thì tăng cường

2


hiệu quả sử dụng các nguồn vốn hiện có là một đòi hỏi cấp thiết.
Hiện nay, khi giai đoạn IV của Chương trình (2016-2020) đã và đang được

tiếp tục triển khai thực hiện, tác giả cho rằng: việc lựa chọn đề tài: “Hiệu quả xóa
đói giảm nghèo của Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015 ở tỉnh Sơn La” có ý
nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đói nghèo là vấn đề chung của mọi quốc gia, và ở Việt Nam XĐGN cũng là
chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các học giả, những nhà nghiên cứu cả
trong lẫn ngoài nước.
Năm 2001, trong khuôn khổ Dự án hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Canada
về giảm nghèo cho các địa phương Việt Nam, bằng kiến thức và kinh nghiệm
nghiên cứu thực tế vấn đề giảm nghèo ở vùng dân tộc ở Việt Nam, nhóm nghiên
cứu Việt Nam thuộc Trung tâm điều phối giảm nghèo với sự tư vấn và chia sẻ
chuyên môn của các chuyên gia Canada đã cho ra mắt công trình nghiên cứu “Giảm
nghèo ở các DTTS Việt Nam” với mục đích trang bị những kiến thức, kinh nghiệm
và phương pháp nghiên cứu cùng tham gia cho những người làm công tác giảm
nghèo ở vùng DTTS. Công trình được đánh giá có tính khái quát và có giá trị thực
tiễn về nghèo đói ở các DTTS ở nước ta.
Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu cụ thể về đói nghèo ở những khía cạnh
và góc độ khác nhau như: Đô thị và đô thị hóa (Mạc Đường, 2000, 2004a, 2004b);
Chính sách đói nghèo (Trần Thị Tường Vân, 2006); Biến đổi nhận thức về đời sống
dưới tác động của các chính sách đói nghèo (Lê Văn Cảnh, 2015) và gần đây là

công trình: Một số lý thuyết về tộc người và tiếp cận ở Việt Nam do Viện Dân
tộc học chủ trì thực hiện cũng đã khái quát một số vấn đề về khung lý thuyết
về nhân học kinh tế trên cơ sở tiếp cận nghiên cứu đói nghèo ở nước ta. Đáng
chú ý có công trình Thực trạng đói nghèo và giải pháp XĐGN ở các tộc người thiểu
số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo và Bùi Bích Lan (2005). Đây là nghiên
cứu đề cập khá toàn diện và chuyên sâu về thực trạng, nguyên nhân đói nghèo của

3



12 DTTS tại chỗ khu vực Tây Nguyên. Trên cơ sở phân tích cụ thể các mặt thuận
lợi và những trở ngại cho việc thực hiện công tác XĐGN, các tác giả đã đề xuất một
số giải pháp nhằm góp phần XĐGN cho các DTTS tại chỗ khu vực này.
Mặc dù vậy, đi sâu vào xem xét, đánh giá hiệu quả của một Chương trình cụ
thể và tại một địa phương cụ thể như tỉnh Sơn La thì đến nay vẫn chưa có công trình
nào thực hiện, và đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Hiệu quả xóa đói giảm
nghèo của Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015 ở tỉnh Sơn La”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xem xét đánh giá hiệu quả của Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015
triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để
nâng cao hiệu quả Chương trình trong giai đoạn tiếp theo, qua đó góp phần XĐGN
một cách bền vững cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp, thu thập các nguồn tư liệu về thực trạng KT-XH tỉnh Sơn La nhất
là giai đoạn trước và sau thời điểm triển khai đến khi kết thúc Chương trình 135 giai
đoạn 2011 - 2015.
Phân tích và đánh giá hiệu quả Chương trình tới công tác XĐGN trên địa bàn
tỉnh Sơn La và những biến chuyển trong đời sống của đồng bào thuộc đối tượng
hướng tới của Chương trình.
Đề xuất một số giải pháp cụ thể giúp nâng cao hiệu quả Chương trình trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả Chương trình 135 với vấn đề XĐGN tại
các xã đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi thuộc tỉnh Sơn La.

4



* Phạm vi nghiên cứu: các vấn đề về XĐGN tại các xã thuộc khuôn khổ
Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tại tỉnh Sơn La.
- Phạm vi thời gian: xem xét đánh giá hiệu quả của Chương trình 135 trên
địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn III (2011-2015) của
Chương trình.
- Phạm vi không gian: các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền
núi thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng
của triết học Mác - Lênin để làm rõ sự vận động và biến đổi của các quy luật phát
triển, luận văn cũng sử dụng thêm một số lý thuyết của kinh tế học trong đánh giá
và dự báo về xu thế nghèo đói nói riêng, những biến chuyển về KT-XH địa phương
nói chung trong thời gian tới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận hệ thống: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng DTTS và miền núi (hay còn gọi là Chương trình 135) là một trong
các hợp phần của CTMTQG về XĐGN bền vững, vì vậy, khi xem xét, đánh giá
hiệu quả của nó ở một địa phương cụ thể cần phải đặt nó trong một cấu trúc trong
mối quan hệ, hệ thống đói nghèo ở phạm vi cấp vùng (vùng Tây Bắc) và cấp quốc
gia. Bản thân vấn đề đói nghèo của tỉnh Sơn La lại được chia thành hệ thống nhỏ
hơn là cấp huyện, xã. Vì vậy khi nghiên cứu đói nghèo tỉnh Sơn La cần tìm hiểu sự
tác động qua lại trong một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau.
- Tiếp cận bền vững và phát triển hệ sinh thái xã hội: đói nghèo đã và đang
là một hiện tượng hiện tồn và phổ biến trên khắp thế giới, nguy cơ tái nghèo đặc
biệt là của các DTTS rất cao. Do đó nghiên cứu xóa đói, giảm nghèo cần trên quan

5



điểm bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tái nghèo trên cơ sở bảo tồn,
giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để tìm ra những sự
khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện việc làm và thu nhập giữa địa
phương Sơn La với các khu vực lân cận trong vùng, và với mức chung của cả nước.
Ngoài ra, đề tài cũng sẽ sử dụng thêm các phương pháp phân tích - tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ cung cấp thêm một số luận điểm và
đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách từ đó giúp vận dụng và nâng
cao hơn nữa hiệu quả công tác XĐGN nói chung, nhất là trong bối cảnh giai đoạn
IV (2016-2020) của Chương trình đã và đang được tiếp tục triển khai thực hiện.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về XĐGN và Chương trình 135 giai đoạn
2011 - 2015
Chương 2: Hiệu quả từ công tác xóa đói giảm nghèo của Chương trình 135
giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Chương trình 135 về vấn đề
XĐGN trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

VÀ CHƯƠNG TRÌNH 135
1.1. Những vấn đề chung về xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Nghèo đói là một hiện tượng KT-XH phổ biến và là một phạm trù lịch sử tồn
tại ở tất cả các quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị xã hội, điều kiện kinh tế.
Điểm qua một số nguồn tài liệu mang tính phố biến hiện nay có thể cho ta một cái
nhìn tổng quan về “Nghèo đói”:
* Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia trong khu
vực đã thống nhất: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào
trình độ phát triển KT-XH, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy
được xã hội thừa nhận”. Khái niệm nghèo đói này bao gồm 3 khía cạnh:
- Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn
hóa, đi lại và giao tiếp xã hội;
- Nghèo thay đổi theo thời gian: thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời
gian; khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay
đổi theo xu hướng ngày một cao hơn;
- Nghèo thay đổi theo không gian: thông qua định nghĩa này cũng chỉ cho
chúng ta thấy sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc
vào sự phát triển KT-XH và các yếu tố văn hóa của từng quốc gia, từng khu vực.
Trên cơ sở đó, nghèo đói sẽ được chia ra bao gồm: nghèo tuyệt đối và
nghèo tương đối:
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã

7



được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán
của địa phương.
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức
trung bình của cộng đồng.
* Theo VOER (Thư viện học liệu mở Việt Nam) thì hiện nay ở Việt Nam có
nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất cho
rằng: nghèo đói là 2 khái niệm riêng biệt, trong đó: 1/Nghèo là tình trạng một bộ phận
dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần những nhu cầu tối thiếu cơ bản của cuộc
sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi
phương diện; 2/Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó
là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng
đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dột
nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng[41].
Như vậy có thể thấy rằng, từ trước đến nay, đã có rất nhiều quan niệm về đói
nghèo được đưa ra, và tùy theo cách tiếp cận khác nhau sẽ có những kiến giải khác
nhau về nghèo đói, và theo thời gian, quan niệm về nghèo đói cũng càng được mở
rộng và bao trùm hơn (cả về mặt lượng và chất) cùng với những tiến bộ xã hội "nhu
cầu" của con người cũng ngày càng cao hơn. Điều đó cho thấy, nghèo đói là một khái
niệm tương đối và có tính biến đổi, tính biến đổi ở đây thể hiện ở trên cả phương diện
không gian cũng như thời gian: ví dụ, chúng ta không thể sử dụng chỉ số xác định
giới hạn nghèo đói của Mỹ để đánh giá mức độ đói nghèo của Việt Nam, hay của Hà
Nội để đánh giá Sơn La; hoặc không thể áp dụng khái niệm nghèo đói giai đoạn trước
để đánh giá cho giai đoạn sau. Hay nói cách khác, các chỉ số xác định giới hạn nghèo
đói không phải là cứng nhắc, bất biến, mà nó luôn biến đổi và phụ thuộc rất nhiều yếu
tố như: sự chênh lệch về phát triển giữa các dân tộc, các quốc gia, giữa các vùng
miền, sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, thậm chí thể chế chính trị xã hội...
Gần đây, Liên Hợp Quốc đã đưa ra một khái niệm có nội hàm phản ánh khá rõ
tính đa chiều của đói nghèo: Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả
vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi


8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×