Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ HUYỀN

HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ XUÂN SANG

HÀ NỘI, 2018

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực. Những giải pháp và kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Vũ Thị Huyền



năm 2018


MỤC LỤC
............................................................................................................ 1
CHƯ NG

C

SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC .......................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ............................ 6
1.2 Kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ............................ 16
CHƯ NG 2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 .............. 19
2.1. ặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, NSNN của tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng
đến quản lý phân cấp ngân sách nhà nước. ..................................................... 19
2.2. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Hưng Yên. ...... 30
2.3.

ánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tình Hưng

Yên. ................................................................................................................. 48
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HƯNG YÊN ..................... 60
3.1 Bối cảnh ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN ................................... 60
3.2 ịnh hướng phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Hưng Yên ......................... 63
3.3 Giải pháp chủ yếu hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ........................... 65

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CQ P

Chính quyền địa phương

DTNS

Dự toán ngân sách

GTGT

Giá trị gia tang

H ND

Hội đồng nhân dân

NS P

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW


Ngân sách trung ương

QLHC

Quản lý hành chính

QLNN

Quản lý nhà nước

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TT B

Tiêu thụ đặc biệt

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

GDP

Tổng sản phẩm nội địa


GTSX

Giá trị sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2011-2016 tỉnh Hưng Yên ..........................24
Bảng 2.2: Danh mục văn bản trong lĩnh vực thu, chi, phân cấp nguồn thu và nhiệm
vụ chi NSNN địa phương ..........................................................................................30
Bảng 2.3: Tổng hợp thu NSNN tại địa bàn Hưng Yên 2011-2016 ...........................33
Bảng 2.4: Tổng hợp thu NSNN cấp tỉnh Hưng Yên 2011-2016 ...............................34
Bảng 2.5: Tổng hợp thu ngân sách cấp huyện giai đoạn 2011-2016 ........................35
Bảng 2.6: Tổng hợp thu ngân sách cấp xã giai đoạn 2011-2016 ..............................36
Bảng 2.7: Tỷ lệ phân chia nguồn thu tiền từ một số loại thuế trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên ............................................................................................................................39
Bảng 2.8: Tổng hợp chi ngân sách nhà nước ở địa bàn Hưng Yên 2011-2016 ........41
Bảng 2.9: Tổng hợp chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Hưng Yên 2011-2016 .............42
Bảng 2.10: Tổng hợp chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2011 – 2016....................44
Bảng 2.11: Tổng hợp chi ngân sách cấp xã giai đoạn 2011 – 2016..........................45


MỞ Đ U
1. T nh

hế


Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là lĩnh vực rất quan trọng trong phân cấp
quản lý nhà nước. Các cấp chính quyền được phân cấp phải độc lập thực hiện và
thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ khi được phân cấp ngân sách bằng
cách chủ động các nguồn lực cần thiết và đưa ra các quyết định chi tiêu hợp lý.
Phân cấp quản lý NSNN đối với một tỉnh cụ thể luôn là một vấn đề được quan tâm
đặc biệt trong việc phân cấp NSNN. Sau khi được trung ương phân cấp thì việc
phân cấp quản lý NS P phải bám sát vào Luật NSNN, dựa trên đặc điểm của từng
địa phương để chi tiêu cho hợp lý.
Tại tỉnh Hưng Yên, việc quản lý nguồn ngân sách được nhận từ NSTW đã thu
được những kết quả đáng ghi nhận. Nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ
thể, rõ ràng, bám sát cơ sở pháp lý là Luật NSNN. Việc phân cấp do được xây dựng
và phân bổ trong điều kiện cụ thể nên có thể khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa
phương.

ã có một số kết quả rõ ràng hơn trong việc bố trí chi tiêu ngân sách, hạn

chế sự can thiệp sâu của cấp trên vào công việc, quyết định thu-chi của cấp dưới.
Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 75/NQ - H ND ngày 9.12.2016
của H ND tỉnh về định mức chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và
thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành
chức năng kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách bảo đảm đúng định mức, chế
độ, thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, dành nguồn chi trả nợ công và kiểm
soát nợ công, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Trong năm 2017, công tác
điều hành và quản lý chi ngân sách của các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã bám
sát dự toán được giao, đáp ứng được các nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Tuy nhiên,
với bối cảnh kinh tế hiện nay, kết hợp với tình hình kinh tế- chính trị- xã hội trong
nước và trên địa bàn tỉnh, cần có nhiều sự thay đổi, cái cách được thực hiện mạnh
mẽ hơn trong việc phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Hưng Yên. Việc thu NSNN, mà
cụ thể là thu thuế còn gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế không thuận lợi, dẫn

tới cần các biện pháp để đôn đốc, cải thiện tình hình.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn NSNN trong bối cảnh nước ta đang đổi
mới mô hình chính quyền địa phương theo quy định tại Hiến pháp 2013, đổi mới cơ
1


chế phân cấp ngân sách là vô cùng quan trọng. Việc phân cấp này cần đảm bảo tính
thống nhất của ngân sách, duy trì vai trò chủ đạo của NSTW, nhưng vẫn phải tạo cơ
chế để khơi thông tính chủ động của NS P trong khai thác các lợi thế về địa bàn.
Tăng cường kỷ luật tài khóa, cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình
ngân sách, mở rộng hình thức và nội dung công khai; tăng cường trách nhiệm giải
trình... chính là "chìa khóa vàng" để tiến hành cải cách phân cấp ngân sách - một
trong những nội dung quan trọng trong cải cách tài chính công của Việt Nam trong
thời gian tới.
Do vậy, cần có một sự đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng phân cấp quản
lý NSNN tại tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, phân tích rõ những ưu điểm, hạn
chế để có được những giải pháp kịp thời nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân
sách địa phương và định hướng phân cấp quản lý ngân sách tại tỉnh Hưng Yên trong
giai đoạn tới.
Trước những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực ti n của việc phân cấp quản lý
NSNN đối với tỉnh Hưng Yên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của
mình.
2. Tình hình ngh ên ứu
Do việc phân cấp quản lý NSNN là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nhiều
mặt kinh tế- xã hội- chính trị của đất nước, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay,
việc nghiên cứu về đề tài này luôn nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ trong
nước và cả quốc tế.
Tại luận án tiến sỹ quản lý hành chính của Lê Toàn Thắng, năm 2013 về “Phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay” đã nêu lên thực trạng, những

thành tựu, cũng như hạn chế của phân cấp quản lý ngân sách ở nước ta. Tác giả đã
lý giải cơ sở khoa học của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thông qua việc
phân tích các vấn đề lý luận về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và cơ sở thực
ti n qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Từ đó đi sâu phân tích thực
trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên 4 nội dung cơ bản là phân cấp thẩm
quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức ngân sách nhà nước;
phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý
2


thực hiện chu trình ngân sách nhà nước; phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm
toán ngân sách nhà nước. Khi phân tích thực trạng phân cấp trên từng nội dung,
những văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp và đánh giá việc triển khai thực
hiện phân cấp trên thực tế đều được xem xét để đánh giá ưu điểm, hạn chế và làm rõ
những nguyên nhân của hạn chế. Những đánh giá về thực trạng, đặc biệt là những
nguyên nhân hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là căn cứ thực ti n
để tác giả đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở
Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, Luận án tiến sĩ này mới chỉ tiếp cận dưới
góc độ quy định pháp luật về phân cấp, mà thiếu sự áp dụng việc thực hiện phân cấp
với các quy định và tình hình cụ thể của từng địa phương. [20]
Luận văn Thạc sỹ kinh tế học của
TPHC

ào Xuân Liên, trường

ại học kinh tế

năm 2007 về “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp

chính quyền địa phương” cũng đã nghiên cứu về thực trạng của việc phân cấp cho

NS P. Từ những lý luận chung về phân cấp NSNN, trong sự tập trung vào phân
tích vai trò của ngân sách với nền kinh tế thị trường, và phân tích kinh nghiệm tại
một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Australia, Philippin, tác giả đã rút ra được
những bài học nên được học hỏi và áp dụng vào Việt Nam. Tác giả cũng phân tích
thực trạng phân cấp, phân quyền NSNN vào giai đoạn trước năm 2007, từ đó rút ra
những thành tựu và hạn chế, cũng như các nguyên nhân hạn chế của việc phân cấp
NSNN. Bên cạnh đó, các giải pháp để hoàn thiện cơ chế phân cấp NSNN cũng được
tác giả đề xuất nhằm tăng tính hiệu quả của quy trình này. Tuy nhiên, vào thời điểm
đó, những nghiên cứu này chỉ dừng ở mức lý thuyết, hơn nữa, giai đoạn sau này
chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nên những lý thuyết
và thực trạng này không còn mang đúng trong thực tế tình hình tài chính toàn cầu
xấu đi và ảnh hưởng đến nguồn thu cũng như các khoản chi của NSNN. [10]
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học và các luận văn lấy phân
cấp NSNN làm đề tài nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình này đã góp phần
mang lại những cái nhìn đa chiều hơn về phân cấp NSNN cho các địa phương, giúp
đề tài này trở thành một trong những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ về phân cấp quản lý nhà nước nói chung và trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa nghiên cứu đầy đủ về phân cấp quản lý ngân sách
3


nhà nước. Hơn thế, các giải pháp được đưa ra mới chỉ tập trung vào việc đổi mới
công tác quản lý ngân sách nói chung chứ chưa tập trung hoàn thiện các giải pháp
về phân cấp quản lý ngân sách.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các lý thuyết về phân cấp quản lý nhà nước và
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đồng thời xây dựng hệ thống các giải pháp
đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam cùng các nội dung cụ
thể là rất cần thiết trong thời gian tới.
3. M


h

nh

ngh ên ứu

c đ ch nghiên c
Xây dựng cơ sở lý luận và căn cứ thực ti n để đề xuất hệ thống các giải pháp
khả thi nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Hưng Yên trong thời kỳ
2017- 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
nghiên c

3.2. Nhiệ

ầu tiên, dựa trên các lý luận về phân cấp quản lý NSNN, luận văn làm rõ quan
hệ giữa NSTW và NS P. Sau khi xem xét việc phân cấp quản lý NSTW cho tỉnh
Hưng Yên, một số phân tích, đánh giá khoa học về thực trạng phân cấp quản lý
ngân sách giữa các cấp cơ quan địa phương tại tỉnh Hưng Yên được đưa ra. Bên
cạnh đó, luận văn cũng làm rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những
tồn tại, cũng như kết quả đạt được. Nhiệm vụ cuối cùng là đưa ra định hướng, giải
pháp để hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn tới.


ư ng

h

ngh ên ứu

i tư ng nghiên c

ối tượng nghiên cứu của luận văn là những lý luận về phân cấp quản lý
NSNN, trong đó có việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa
phương (bao gồm phân cấp quản lý NSNN của NSTW cho địa phương cụ thể và
phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương của tỉnh đó).
h

i nghiên c

Luận văn nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và
khảo sát kinh nghiệm trong nước tại tỉnh Thái Bình và quận Ba ình, TP Hà Nội.

4


Nghiên cứu về thực ti n phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Hưng Yên trong giai
đoạn 2011-2017.

ịnh hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp

quản lý đến năm 2030.
5. Phương h

luận

hương h

nghiên ứu

Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp sau đã được sử dụng:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để có những đánh giá, những kết luận,

những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực ti n của công tác
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh để làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu
qua các giai đoạn, để từ đó có các nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước.
6. Ý nghĩ lý luận và thực tiễn c a luận ăn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực ti n, là tài liệu góp
phần giúp cho tỉnh Hưng Yên thay đổi, cải cách về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn Ngân sách nhà nước. Luận văn nghiên
cứu khá toàn diện và hệ thống, có ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Hưng Yên.
7.

ế

u

luận ăn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
Chương 3:

iải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên


5


CHƯ NG
C

SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận

hân

quản lý ngân s h nh nướ

1.1.1. Ngân sách nhà nước, phân cấp à phân q yền q ản lý NSNN
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán
và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
(theo luật Ngân sách nhà nước năm 2015).
Khoản 16, điều 4, chương I luật NSNN năm 2015 quy định Phân cấp quản lý
ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các
cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp
với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
Khái niệm phân cấp quản lý NSNN như đã nêu ở trên được hiểu trong luận án
này cụ thể như sau:

ột là, phân cấp quản lý NSNN bao gồm thẩm quyền quyết

định về ngân sách và thẩm quyền quản lý ngân sách nhà nước. Hai là, phân cấp
quản lý NSNN tập trung vào phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan có

liên quan đến thẩm quyền quyết định và thẩm quyền quản lý NSNN.
Phân quyền là sự phân định chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ
quan nhà nước cùng cấp, tạo thành một cơ chế độc lập giữa các cơ quan cùng cấp
và để các cơ quan đó có thể kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau nhằm tránh lạm quyền.
Hoặc là việc trung ương chuyển giao một phần quyền hạn, nhiệm vụ, phương tiện
vật chất... cho các cấp chính quyển địa phương thực hiện.
Do phân quyền theo chiều dọc và phân cấp đều có chung nội hàm là chuyển
giao nhiệm vụ, quyền hạn từ chính quyền trung ương cho chính quyển địa phương
nên d dẫn đến sai lầm là đồng nhất hai khái niệm này.
Phân cấp được hiểu là sự phân chia các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành
chính theo chiều dọc. Trong đó cấp trên có quyền cao hơn và bắt buộc với cấp dưới.
Phân cấp về chức năng, nhiệm vụ, trong đó một nhiệm vụ phân định rõ ràng trách
nhiệm của mỗi cấp... Phân quyền được hiểu là sự phân chia, phân công, phân hóa
6


quyền hạn mà trong đó quyền tuyệt đối của Trung ương và quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương. Việc phân cấp, phân quyền thường có hai
xu hướng: một là, các cơ quan trung ương luôn muốn thu hút quyền lực, làm thay
cơ quan cấp dưới và chính quyền địa phương; hai là, các cấp chính quyền ở địa
phương luôn có mầm mống cát cứ trỗi dậy.
Như vậy, phân cấp quản lý là chính quyền cấp trên giao nhiệm vụ cho chính
quyền cấp dưới thông qua việc thực hiện quyền lập quy và lãnh đạo chính quyền
cấp dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên; còn phân quyền là các cấp chính quyền thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo ủy quyền của người dân thông qua quy
định của Hiến pháp và luật, do vậy quan hệ giữa các cấp chính quyền là bình đẳng.
1.1.2 L i ch à rủi ro của iệc phân cấp q ản lý ngân sách nhà nước
Lợi ích của phân cấp quản lý NSNN
Việc phân cấp nhà nước mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho trung ương, mà
còn cho chính quyền địa phương và tác động tích cực đến nền kinh tế vĩ mô.


ầu

tiên, phân cấp NSSN giúp chính quyền địa phương tăng tính chủ động, tích cực.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nắm rõ tình hình tại địa phương của mình, do đó việc
quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của địa
phương sẽ phù hợp và thực tế hơn. Dựa vào hướng dẫn và khung quy định do Thủ
tướng Chính phủ ban hành, chính quyền địa phương được giao quyền để quyết định
mức phân bổ ngân sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách.
Bên cạnh đó, phân cấp quản lý NSNN góp phần tăng cường kỷ luật tài chính,
góp phần tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Nhờ vào các quy định cụ
thể tử nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa Trung ương và địa phương, chính
quyền địa phương có thể lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính. Tình
trạng địa phương quy định các khoản thu trái với quy định của pháp luật cũng được
xóa bỏ. Chính quyền địa phương được giao quyền nhiều hơn trong giải quyết, quyết
định các vấn đề NSNN, do vậy, địa phương cần phải tăng tính minh bạch và phải có
trách nhiệm giải trình rõ ràng trong việc thực hiện ngân sách.

7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×