Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.62 KB, 37 trang )

Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

MỤC LỤC

1
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ BẢNG HÌNH

2
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình xây dựng xã hội ngày càng văn minh, phồn thịnh, con đường đi tất
yếu của mọi quốc gia là phải công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và chính sách ngoại
thương đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này. Hội nhập kinh tế
quốc tế là chủ trương lớn của Đảng ta, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là
một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Trong 30 năm đổi mới vừa
qua, từ Đại hội VI đến Đại hội XII, Đảng ta đã đưa ra chủ trương đúng đắn trong việc mở
rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung
góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mở ra không gian phát
triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia
trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế . Nắm được
tầm quan trọng của vấn đề, nhóm e đã tìm hiểu một số vấn đề liên quan tới đề tài: “ Công


cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam” thông qua các nội dung sau:
1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÔNG CỤ THUẾ QUAN
2. CÔNG CỤ THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ.
3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ QUAN.
4. CÔNG CỤ THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA MỘT SỐ
NƯỚC .

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích mục đích, chức năng, của công cụ
thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt nam; từ đó đưa ra một cái nhìn tổng
quát về tầm quan trọng của công cụ thuế quan trong việc thực hiện các chính sách
ngoại thương, phát triển kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, chỉ tra những thành tựu và hạn
chế trong việc thực hiện công cụ thuế quan này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài, về mặt thời gian từ năm 1985 đến nay, về mặt
không gian , bản thu hoạch tập trung nghiên cứu ở Việt Nam và một số nước trong khu
vực.
Phương Pháp nghiên cứu của bản thu hoạch là dựa trên việc thu thập, tổng hợp
và sử dụng tài liệu, số liệu được tìm kiếm, sau đó phân tích, đánh giá, so sánh số liệu
thống kê, đưa ra ý kiến cá nhân về đề tài.

3
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI
THƯƠNG VÀ CÔNG CỤ THUẾ QUAN
1.1. Chính sách ngoại thương
1.1.1. Khái niệm

Chính sách ngoại thương: là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực
ngoại thương của một nước trong thời kỳ nhất định.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế
của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước
trong từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ
có khác nhau, cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được
những mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp
dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều
có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo
điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự
nhiên để phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại
thương riêng với các biện pháp cụ thể.
1.1.2. Phân loại chính sách ngoại thương
 Tiêu chí phân loại
 Theo mức độ can thiệp của nhà nước đối với hoạt động ngoại thương
+ Chính sách bảo hộ mậu dịch
+ Chính sách mậu dịch tự do
 Theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
+ Chính sách hướng nội
+ Chính sách hướng về xuất khẩu
4
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

1.1.3. Nhiệm vụ và vai trò của chính sách ngoại thương
1.1.3.1. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách ngoại thương là tạo điều kiện thuận lợi cho
ác doanh nghiệp mở rộng buôn bán, giao thương với nước ngoài cũng như thông qua
các đàm phán quốc tế để mở rộng thị trường hợp pháp cho các doanh nghiệp. Bên
cạnh đó chính sách ngoại thương còn góp phần bảo hộ hợp lí sản suất nội địa, hạn
chế cạnh tranh bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Việc xây dựng các chính sách ngoại thương tạo cơ sở định hướng cho các
doanh nghiệp nói riêng và mỗi quốc gia nói chung trong việc trao đổi thương mại
với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, cá nhân doanh nghiệp đều phải tôn trọng các
chính sách ngoại thượng của các nước khác khi kinh doanh, buôn bán với nước
ngoài.
Sự thay đổi của chính sách ngoại thương là một quá trình tất yếu để phù hợp
với chính sách, định hướng, chiến lược phát triển kinh tế chung của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên việc thay đổi chính sách ngoại thương như thế nào còn phụ thuộc vào
việc chính sách đó quan tâm tới doanh nghiệp và người tiêu dùng hay không. Do đó,
chính sách ngoại thương phải bắt đầu từ các lợi ích người tiêu dùng. Chính sách
ngoại thương là một bộ phận cấu thành trong chính sách kinh tế mỗi quốc gia, tuy
nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng như:
Việc ban hành chính sách ngoại thương là việc nội bộ, xuất phát từ lợi ích của
mỗi quốc gia đó nhưng không gây tổn hại đến các quốc gia khác.
Chính sách ngoại thương là cầu nối liên kết kinh tế trong nước và kinh tế thế
giới, tạo điều kiện thuận lợi cho một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
quốc tế một cách hiệu quả.
Chính sách ngoại thương có nhiệm vụ cân bằng cán cân thanh toán. Các hoạt
động ngoại thương không chỉ đơn thuần tác động đến sự phát triển và cân đối nền
kinh tế quốc gia mà còn tác động đến cán cân thanh toán quốc tế.

5
Thực hiện: 10/2017



Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

1.1.3.2. Chức năng
 Chủ yếu: Khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển
các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
 Đối ngoại: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong
nước mở rộng buôn bán với nước ngoài , thông qua đàm phán quốc tế
để đạt được việc mở rộng thị trường hợp pháp cho các doanh nghiệp.
 Đối nội: Góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa, hạn chế cạnh tranh
bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên , chính sách ngoại thương của một
quốc gia bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau. Đó là:
 Chính sách mặt hàng: Phải xác định rõ mặt hàng truyền thống, mặt
hàng trọng điểm, mũi nhọn, chủ lực và mặt hàng mới.
 Chính sách thị trường: Bao gồm định hướng và các biện pháp duy trì
và mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường
trọng điểm ,các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất
song phương hoặc đa phương.
 Chính sách hỗ trợ: Bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm
tác động một cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như
chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả và tỉ giá hối
đoái , cũng như chính sách sử dụng các đòn bẩy kinh tế,…
1.1.4. Các công chủ yếu của chính sách ngoại thương
 Thuế quan
 Các biện pháp nhập khẩu phi thuế quan
 Các biện pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu
6
Thực hiện: 10/2017



Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

1.2. Khái quát về công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương
1.2.1. Khái niệm
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa tại biên giới khi hàng hóa đi từ
lãnh thổ hải quan của một nước này sang lãnh thổ hải quan của nước khác. Nói một
cách khác, thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay
nhập khẩu của mỗi quốc gia, hoặc hàng quá cảnh.Tuy nhiên, trên thế giới thuế quan
nhập khẩu vẫn là chủ yếu cho nên người ta thường hay dung thuật ngữ thuế quan để
chỉ thuế quan nhập khẩu.
Một điều quan trọng để hiểu rõ về thuế quan là xem xét ai được lợi và ai chịu
thiệt khi sử dụng công cụ này. Chính phủ sẽ là người được lợi vì thuế quan mang lại
thu nhập cho ngân sách Chính phủ. Các nhà sản xuất trong nước cũng sẽ là những
người được lợi bởi vì thuế quan sẽ làm tăng chi phí của hàng hóa nước ngoài nhập
khẩu. Người tiêu dùng là người chịu thiệt bởi vì họ phải trả tiền nhiều hơn cho
những hàng hóa nhập khẩu nhất định.
1.2.2. Phân loại
Thuế quan có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
1.2.2.1. Phân loại theo mục đích đánh thuế:
- Thuế tài chính (còn gọi là Thuế ngân sách) : là thuế đánh vào hàng hoá để
tăng thu cho ngân sách nhà nước. Mức thuế này thường ở mức thấp.
- Thuế quan bảo hộ : là mức thuế suất cao đánh vào hàng nhập khẩu, làm
cho giá cả hàng nhập khẩu cao hơn so với giá hàng trong nước và bị suy giảm sức
cạnh tranh, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước.

7
Thực hiện: 10/2017



Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

-Thuế trừng phạt: Là loại thuế, chính phủ áp dụng nhằm trừng phạt, hạn chế
triệt để những hàng hóa ở nước khác xâm nhập vào nước mình.
-Thuế chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung
bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập
khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu
1.2.2.2. Phân loại theo đối tượng chịu thuế
- Thuế nhập khẩu : đánh vào hàng nhập khẩu, thực hiện đồng thời cả hai
chức năng về tài chính và bảo hộ nhằm đạt được những mực tiêu nhất định, trong đó
các mục tiêu cơ bản nhất là:
+ Bảo vệ sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài.
+ Kích thích sản xuất trong nước và sản xuất thay thế hàng hóa nước ngoài
bằng hàng hóa nội địa, từ đó bảo đảm việc làm cho người lao động trong nước
+ Trả đũa các biện pháp hạn chế thương mại do các quốc gia khác tiến hành
+ Tạo ra nguồn thu nhập quan trọng của chính phủ.
Tuy nhiên, thuế nhập khẩu làm giảm hiệu quả tổng thể của toàn bộ nền kinh
tế bởi vì khoản thuế này sẽ khuyến khích các công ty nội địa sản xuất những sản
phẩm mà theo lý thuyết có thể được sản xuất một cách hiệu quả hơn ở nước ngoài.
Kết quả dẫn đến các nguồn lực không được sử dụng một cách hiệu quả. Ví dụ: tại
Hàn Quốc, thuế đánh lên gạo nhập khẩu đã kéo theo sự gia tăng sản xuất gạo tại
nước này, tuy nhiên, trồng lúa gạo ở đây lại là một cách sử dụng không có hiệu
nguồn quả đất đai. Nếu Hàn Quốc mua gạo từ các các nước có chi phí thấp hơn và
tận dụng đất đai có được để làm những việc khác, ví dụ như trồng các loại thực
phẩm vốn không thể được trồng hiệu quả hơn ở các nước khác hoặc dùng làm đất
thổ cư hoặc các mục đích công nghiệp khác thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.
- Thuế xuất khẩu : Chủ yếu đánh vào các mặt hàng mà nhà nước không
khuyến khích xuất khẩu như các nguồn tài nguôn khan hiếm đang cạt kiệt hay các
mặt hàng có tính chất quan trọng liên quan đến an ninh lương thực hay an ninh quốc
gia. Những mặt hàng xuất khẩu này sau khi chịu thuế sẽ bị hạn chế khả năng cạnh

tranh trên thị trường thế giới do những bất lợi về giá.
8
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Nhìn chung, thuế xuất khẩu và nhập khẩu đề làm tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển, nguồn thu đó chiếm một tỷ
trọng rất lớn trong ngân sách quốc gia.
- Thuế quá cảnh : là loại thuế đánh vào hàng hoá khi đi qua biên giới hay
lãnh thổ của một quốc gia.
1.2.2.3. Phân loại theo phương pháp tính thuế :
- Thuế tính theo số lượng : là loại thuế tính ổn định theo số lượng hoặc trọng
lượng của lô hàng.Đây là hình thức thuế đơn giản nhất, dễ tính toán vì nó ko phụ
thuộc vào giá cả của hàng hóa thường có biến động:
P1=Po + Ts
Trong đó: Po là giá nhập khẩu; Ts là thuế tính theo đơn vị hàng
hóa; P1 là giá cả hàng hóa sau khi nhập khẩu.
- Thuế tính theo giá : là loại thuế tính theo tỷ lệ phần trăm của mức giá hàng
hóa trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc:
P1=Po(1+t)
Trong đó: t là tỷ lệ % đánh thuế vào giá hàng.
- Thuế hốn hợp: là loại thuế kết hợp cả tính theo giá và tính theo lượng.
1.2.2.4. Phân loại theo mức tính thuế :
- Thuế suất ưu đãi : áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ những nước hay
những khu vực hợp tác kinh tế trên cơ sơ ký kết các thoả thuận dành cho nhau
những ưu đãi về thuế quan.
- Mức thuế tối đa : là mức thuế áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các
nước có quan hệ nghịch thù hoặc chưa có quan hệ chính phủ tốt.

- Mức thuế tối thiểu: là mức thuế đánh vào hàng hóa có xuất xứ từ các bạn
hàng có quan hệ bình thường với nhau.
1.2.3. Vai trò của thuế quan

9
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ nhà nước nào cũng sử dụng để
hoàn thành chức năng của mình. Mục đích đánh thuế của mỗi quốc gia, ở vào các
thời kỳ khác nhau không giống nhau. Trong xã hội phong kiến, thu thuế chủ yếu là
tăng thu nhập tài chính quốc gia. Bước sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa, thuế quan
không chỉ là nguồn thu tài chính mà còn là công cụ thực hiện chính sách ngoại
thương của các nước. Tuy nhiên, trong tất cả các nền kinh tế xã hội, thuế đều có vai
trò như sau:
1.2.3.1. Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Trong nguồn thu ngân sách của các quốc gia, thông thường gồm các khoản
thu như : thuế, phí và các khoản vay cho ngân sách chính phủ. Trong các khoản thu
đó, có thể nói rằng thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.
Suốt thời kỳ dài của lịch sử từ sau khi thuế quan ra đời, nhìn chung mục đích
thu thuế là để cho giai cấp thống trị hoặc thu nhập tài chính quốc gia. Sau khi kinh tế
tư bản chủ nghĩa phát triển, do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, để bảo vệ sản
xuất và phát triển kinh tế của mình, các nước lợi dụng thuế quan làm phương tiện
bảo vệ bảo hộ, từ đó xuất hiện thuế quan bảo hộ nhưng thuế quan tài chính vẫn là
nguồn thu nhập tài chính của quốc gia. Từ kinh nghiệm của các nước, có hai vấn đề
có tính nguyên tắc cần chú ý trong chính sách thuế quan để có thể tạo nguồn thu dồi
dào cho ngân sách là :
Đối với nhà nước, thuế suất phải đem đến một năng suất thu tối đa mà lại

không gây cản trở, thậm trí còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Thuế
không được triệt tiêu thuế mà trái lại thuế phải nuôi thuế.
Đối với người chịu thuế, thuế suất cần phải hạ, làm sao để người chịu thuế
bớt cảm thấy gáng nặng của thuế.
1.2.3.2. Thuế là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân
Khi kinh tế phát triển, chính phủ có thể gia tăng thuế để làm cán cân thu nhập
nghiêng về phía nhà nước, hạn chế thu nhập có thể sử dụng, tăng tích luỹ nhà nước,
tạo ra một nguồn nhất định dự phòng khi kinh tế bị suy thoái hay gặp những điều
10
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

kiện bất lợi. Nói cách khác, chính phủ sẽ giảm thuế khi nền kinh tế đang khó khăn.
Để phù hợp với chính sách của chính phủ trong từng giai đoạn, thuế được sử dụng
như một biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất thông qua các mức thuế suất phân
biệt đối với từng sản phẩm, dịch vụ hoặc giữa các ngành sản xuất kinh doanh khác
nhau, có chính sách ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành hàng.
1.2.3.3. Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển
Để bảo sản xuất trong nước, một trong những biện pháp hữu hiệu mà chính
phủ các nước hay sử dụng là đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu để làm tăng giá
thành hàng hoá nhập khẩu, dẫn đến giảm mức cạnh tranh với sản phẩm trong nước.
Thuế quan bảo hộ nói chung là bảo hộ cho công nghiệp nội địa còn yếu kém và hàng
hoá mẫn cảm cạnh tranh. Tỷ lệ thuế quan bảo hộ về lý thuyết sẽ không thấp hơn
mức chênh lệch giữa giá trong nước và giá nhập khẩu. Nhưng trong thực tế thì tỷ lệ
thuế cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình hình cung cầu cũng như điều kiện thay đổi
cung cầu gây ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu.
1.2.3.4. Thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại
Có thể nói, thuế quan là biện pháp hay sử dụng để thực hiện phân biệt đối xử

giữa các nước trong quan hệ thương mại. Các nước có thể thực hiện thuế ưu đãi đối
với hàng hoá nhập khẩu từ nước có thoả thuận áp dụng chính sách tối huệ quốc hoặc
những thoả thuận ưu đãi riêng và áp dụng thuế trả đũa đối với hàng hoá nhập khẩu
từ nước có thực hiện các biện pháp bán phá giá, trợ giá của chính phủ hoặc từ những
nước có sự phân biệt đối xử với hàng hoá của nước mình.
1.2.3.5. Góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong
phân phối
Trong nền kinh tế tập trung, tình trạng phân cực giàu nghèo là khó có thể
tránh khỏi. Tình trạng này không chỉ nói lên mức sống bị phân biệt mà còn liên quan
đến đạo đức, công bằng xã hội. Vì vậy sự can thiệp, điều tiết của chính phủ rất quan
trọng, trong đó thuế là một công cụ hữu ích. Thông qua thuế, chính phủ có thể thực
hiện điều tiết thu nhập bằng cách đánh thuế cao đối với những công ty, cá nhân có
thu nhập cao và đánh cao vào những hàng hoá dịch vụ cao cấp mà đối tượng phục
11
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

vụ chủ yếu là tầng lớp có thu nhập cao và ngược lại. Có thể nói thuế đóng một vai
trò vô cùng quan trọng trong chính sách ngoại thương của mọi quốc gia.

CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ THUẾ QUAN TRONG CHÍNH
SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ.
2.1. Giai Đoạn 1985 – 1994
2.1.1. Bối cảnh
 Thời kỳ 1985:
Trong thời kỳ này, cả nước áp dụng hệ thống pháp luật thuế thống nhất, nhưng hệ
thống pháp luật thuế hiện hành này ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm, cản trở sự
phát triển các yếu tố của nền kinh tế thị trường đang nảy sinh

 Thời kỳ 1990 :
Hệ thống chính sách thuế đã bao quát các nguồn thu chủ yếu và động viên hợp lý
vào ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích sản xuất - kinh doanh; đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước và đảm bảo nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
qua đó góp phần đưa ngân sách Việt Nam thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào viện trợ
nước ngoài và chấm dứt phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước từ đầu
những năm 1990.

 Năm 1991: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã thống nhất chế độ
thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, không phân biệt hàng mậu dịch hay phi mậu dịch.
Bảng 1- Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1986-1995
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Năm
1986
1987
1988
1989
1990
Cộng 86-90
1991
1992

Tổng kim
ngạch XNK
2.944,2
3.309,3
3.795,1
4.511,8
5.156,4
19.716,8

4.425,2
5.121,4

Xuất khẩu
789,1
854,2
1.038,4
1.946,0
2.404,0
7.031,7
2.087,1
2.580,7

Nhập khẩu
2.155,1
2.455,1
2.756,7
2.565,8
2.752,4
12.685,1
2.338,1
2.540,7

Cán cân thương mại
Trị giá
-1.366,0
-1.600,9
-1.718,3
-619,8
-348,4

-5.653,4
-251,0
+40,0

Tỉ lệ %
33,6%
34,8%
37,6%
75,8%
87,3%
55,4%
89,3%
101,5%

12
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam
1993
1994
1995
Cộng 91-95

6.909,2
9.880,1
13.604,3
39.940,2

2.985,2

4.054,3
5.448,9
17.156,2

3.924,0
5.825,8
8.155,4
22.784,0

-978,8
-1.771,5
-2.706,5
-5.627,8

76,0%
69,6%
66,8%
75,3%

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)
- Về cán cân thương mại: Trong giai đoạn này, đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ
nước ta và đầu tư trong nước gia tăng, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nhập siêu, nhưng điều đó
lại cần thiết vô cùng cho sư phát triển.
- Về trị giá xuất nhập khẩu: Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất
nhiều lần giai đoạn trước đó.
 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu:
- Về cơ cấu hàng xuất khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu trong 10 năm sau đối mới có
sự thay đổi khá mạnh ở nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Sự thay đổi này là do
chúng ta tăng dần xuất khẩu dầu thô. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất dầu thô với số

lượng là 1,5 triệu tấn; năm 1995 xuất khẩu mặt hàng này tăng lên hơn 7,6 triệu tấn.
Bảng 2 : Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995
( Đơn vị tính % )
Nhóm hàng
1- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
2- Hàng CN nhẹ và TTCN
3- Hàng nông sản và nông sản chế biến
4- Hàng lâm sản
5- Hàng thủy sản
6- Hàng khác
Tổng số

1986

1990
8,0
28,8
40,4
9,1
13,4
0,3
100

1995
25,7
26,4
32,6
5,3
9,9
0,1

100

25,3
28,4
32,0
2,8
11,4
0
100

(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)
Nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sau khi tăng mạnh những năm sau đổi mới,
đến những năm 1990 có xu hướng giảm dần trong cơ cấu xuất khẩu. Xuất khẩu hàng công
nghiệp nhẹ và và thủ công nghiệp tăng nhanh về tổng trị giá nhưng tỉ lệ trong cơ cấu xuất
khẩu ít thay đổi (bảng 2).
- Về cơ cấu nhập khẩu: Cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư
liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng trong 10
năm qua. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, động cơ và phụ tùng
tăng nhanh. Nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu.

13
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Trong nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng, tỷ lệ nhập khẩu lương thực giảm mạnh.
Ngược lại hàng tiêu dùng khác tỷ lệ nhập khẩu tăng đều qua các năm và năm 1995 chiếm
gần 11% giá trị nhập khẩu (bảng 3)


Bảng 3 : Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995
Nhóm hàng
I- Tư liệu sản xuất
1 Thiết bị toàn bộ
2 Máy móc, thiết bị ĐCPT
3 Nguyên vật liệu
II- Vật phẩm tiêu dùng
1 Lương thực
2 Thực phẩm
3 Hàng y tế
4 Hàng tiêu dùng khác
Tổng số

1986
866
19,8
15,0
51,9
13,4
3,4
1,6
1,5
6,8
100

( Đơn vị tính % )
1995
83,5
0
25,7

57,8
16,5
1,4
3,5
0,9
10,8
100

1990
85,1
16,0
11,4
57,8
14,9
1,7
2,5
1,5
9,2
100

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

- Về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu:
Thị trường buôn bán của Việt Nam trong 10 năm sau đổi mới có thay đổi rất
lớn. Các nước thuộc Châu Á có tỷ trọng tăng dần trong kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam.( Nếu Châu Á chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của
Việt Nam trong năm 1986 thì năm 1995 tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%). Ngược lại buôn bán
với Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Nga giảm dần. Năm 1995 Châu Âu chỉ chiếm 18% tổng
trị giá xuất khẩu và hơn 13% giá trị nhập khẩu của Việt Nam (bảng 4)
Bảng 4: Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995.

( Đơn vị: Triệu USD )
1986

1990

Xuất khẩu
Tổng số
1. Châu Á
2. Châu Âu
3. Châu Mỹ
4. Châu Phi
5. Châu ĐD
6. Tchức LHQ
7. Tchức qtế
8.Khuchếxuất

798.100
177.957
446.911
14.234
40
3.607
355

Nhập khẩu

2.155.100
227.972
1.645.581
6.398

399
9.688
31.154
11.577

Xuất khẩu
2.404.000
1.040.401
1.215.138
15.722
4.178
7.701
1.781
-

1995
Nhập khẩu
2.752.400
1.009.438
1.604.409
11.761
2.413
10.694
23.971
1.316

Xuất khẩu
5.448.900
3.944.725
938.033

238.335
38.094
56.909
539
225

Nhập khẩu
8.155.400
6.318.156
1.088.860
169.714
22.659
103.912
21.588
2.912
2.625

14
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam
9. Tgiá k phân tổ chức

145.950

163.326

118.769


88.403

187.091

424.990

(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)

Sự thay đổi thị trường xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm này là do sự đổi
mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà
nước ta. Từ việc chỉ quan hệ buôn bán với các nước Xã hội chủ nghĩa, sang thời kỳ đổi
mới, mối quan hệ này được mở rộng đến tất cả các nước. Nhờ vậy, chúng ta đã nhanh
chóng vượt qua được thời kỳ khó khăn khi thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu có sự
biến động bất lợi cho việc xuất nhập khẩu.

2.1.2. Nội dung chính sách thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1995-

2006
2.1.2.1:
Luật thuế xuất, nhập khẩu đầu tiên Việt Nam ra đời vào tháng 12 năm 1987 để
quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thay thế cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại
thương trước đó. Sau một thời gian áp dụng, Luật thuế xuất nhập khẩu đã được sửa
đổi lần thứ nhất vào năm 1991, lần thứ hai vào năm 1993, và vào năm 1998. Trong
đó vấn đề mà thường xuyên được các thương gia và nhà nước quan tâm nhiều nhất
là biểu thuế suất đối với hàng xuất và nhập khẩu.
1.1 Biểu thuế xuất khẩu:
Mỗi thời kỳ ta có một biểu thuế riêng để ngày càng phù hợp hơn với điều
kiện của đất nước và phát huy lợi thế cạnh tranh.
Vào năm 1991, biểu thuế hàng xuất khẩu của ta có 11 mức ( từ 0% - 45%)
đánh vào hơn 60 nhóm hàng. Ta có thấy kết cấu của biểu thuế thông qua bảng sau

Mã số
1

0300

Nhóm, tên mặt hàng
2

Thuế suất (%)
3

Cá, động vật, giáp xác và động vật

0

thân mềm
03010 0

Cá sống các loại

1

090100

Cà phê các loại rang, chưa rang

0

hoặc đã khử chất Cafein,các chất
thay thế Cafê có chứa Cafê theo tỷ

lệ.
15
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

090200

Chè các loại

0

090400

Hồ tiêu, ớt khô, xay tán

0

100600

Gạo các loại

1

160400

Cá đã chế biến ăn được, trứng cá

0


muối,các sản phẩm trứng cá muối
chế biến từ trứng cá.
2709

Dầu mỏ, dầu chế biến từ khoáng

0

chất Bitum, dạng thô.
27090010

Dầu thô

4

270110

Than

2

270120

Than bánh than quả và các loại

1

nhiên liệu rắn sản xuất từ than
được.

4001

Cao su tự nhiên, nhựa cây Balata

0

400110

Mủ cao su tự nhiên

2

400120

Cao su tự nhiên dạng khác

2
Nguồn: Tổng cục thuế

Biểu thuế suất của Việt Nam biến thiên từ 0-200% với 28 mức thuế suất khác
nhau. Thuế suất được xác định theo thông lệ :thuế suất thấp đối với thiết bị cơ bản,
tư liệu sản xuất, tăng dần với hàng tiêu dùng và cao nhất đối với hàng xa xỉ và
thường có mức chênh lệch rất lớn giữa các mức thuế suất. Biểu thuế suất trên đã
được sửa đổi vào tháng 5-1992 và tháng 1-1993 nhưng vẫn còn 28 mức thuế dao
động từ 0-200% như trước
Thuế xuất khẩu được dựa theo luật thuế xuất nhập khẩu ban hành 1-3-1992 sau
đó được sửa đổi có hiệu lực 1-9-1993 đã tạo cơ sở vững chắc cho việc xử lí thuế
trong giao dịch thương mại quốc tế. Theo đó trừ các loại hàng cấm mọi hàng hoá
được xuất nhập khẩu mà không phải chịu sự hạn chế nào. Trong xuất khẩu những
mặt hàng cấm xuất khẩu bao gồm :vũ khí, đồ cổ các loại ma tuý, gỗ tròn, động vật

hoang dã và động thực vật quý hiếm.
1.2. Biểu thuế nhập khẩu .
16
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Số mặt hàng mà nước ta phải nhập khẩu có tới hơn 3000 mã nhóm mặt hàng. Biểu
thuế nhập khẩu (1991) có kết cấu như sau:
Mã số
1

220400

Nhóm, tên mặt hàng
2

Thuếsuất(%)
3

Rượu vang làm từ nho tươi kể cả vang

100

cao độ
220100

Các loại nước kể cả nước khoáng tự


70

nhiên, nước khoáng nhân tạo và nước
có ga .
230300

Bia sản xuất từ Malt

100

240110

Thuốc lá lá chưa tước cọng

15

24012010

Thuốc lá lá đã cắt thành sợi .

30

240200

Xì gà, xì gà nhỏ

120

300450


Vitamin các loại

0

310200

Phân khoáng và phân hoá học có chứa

0

Nitơ
310400

Các loại phân hoá học hay khóang chất

0

chứa Kali
84183010

Máy đông lạnh dạng tủ dung tích 200lít

15

Máy đông lạnh dạng tủ dung tích 900lít

5

Mức thuế suất các mặt hàng trong biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thường
xuyên thay đổi theo hướng ngày càng khai thác được lợi thế so sánh của nước ta.

Các mức thuế suất này chỉ mang tính chất thời kỳ chứ không phải là vĩnh viễn. Điều
nàycó thể thấy rõ nhất là thuế suất của các mặt hàng thuộc biểu thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu còn bao gồm cả thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt nên
thuế suất rất cao. Vào tháng 1-1994 chính phủ bãi bỏ thuế đánh vào xăng dầu và
phân bón nhưng lại thay vào đó một khoản phụ thu đối với một số mặt hàng có tỉ
suất lợi nhuận cao. Các khoản phụ thu này tuy có tạo được nguồn cho quỹ bình ổn
17
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

giá nhưng lại gây phức tạp và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính phủ thực
hiện chế độ miễn thuế nhập khẩu với thiết bị máy móc phụ tùng, phương
tiện
sản xuất kinh doanh, vật tư để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để
tạo thành tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh(nghị định 191/CP
ngày 28/12/1994).
Nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội bảo vệ thuần phong mĩ tục và bảo vệ một số
ngành công nghiệp trong nước, sau nhiều lần thay đổi, đến 1995 theo quyết định
96TM/XNK chỉ còn 8 mặt hàng cấm nhập : vũ khí, ma tuý, văn hoá phẩm đồ trụy,
hoá chất độc, pháo nổ, thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, ôtô có tay lái
nghịch. Diện mặt hàng nhập khẩu quản lí bằng hạn nghạch cũng giảm dần, đến năm
1995 chỉ còn 7 mặt hàng :xăng, dầu, thép, xi măng, phân bón,…

2.2. Giai Đoạn 1995 – 2006
2.2.1. Bối cảnh
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1990 và cho đến hiện nay có nhiều
thay đổi tích cực mặc dù gặp nhiều khó khăn nhất là từ khi Đông Âu và Liên Xô bị
tan rã. Đảng và nhà nước thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và chuyển sự hoạt

động của nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường.
Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh
tế đối ngoại, đến năm 1995, nước ta đã những điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước, các tổ chức
kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
 12/7/1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.
 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và là thành viên AFTA.
 2000, ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.
 2002, Tổ đàm phán của chính phủ bắt đầu các phiên làm việc về gia
nhập WTO ở Geneva (tháng 4-2002).
Nước ta quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu
lục trên thế giới; đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU.

18
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Năm 1998, việc quản lý nhập khẩu hầu hết hàng hóa tiêu dùng chuyển sang
thuế quan thay cho hạn ngạch hay cấp phép Sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu, áp
dụng ba biểu thuế quan bao gồm:
Thuế suất theo thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT): chiếm khoảng
20% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000.
Thuế suất theo MFN: chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch nhập khẩu năm
2000.
Thuế suất chung dành cho các nước không thuộc loại (1) và (2) (cao hơn 50%
so với thuế suất MFN). Mức thuế quan trung bình của Việt Nam đối với hàng nhập
khẩu từ AFTA đã giảm xuống còn 7,3% so với mức 13,8% khi mới gia nhập
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục tăng bình

quân 21,3%/năm và 13,3% năm. Mặc dù giai đoạn 2001 - 2002, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu có giảm, chỉ đạt bình quân 7,5% nhưng sang năm 2003 đã có dấu hiệu
phục hồi, tăng trưởng vượt qua mức 10%/năm.
Bảng 6 thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của nước
ta giai đoạn này. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu đã tăng cao, đạt bình quân gần
90%, đó là một dấu hiệu đáng để chúng ta hy vọng vượt qua được tình trạng nhập
siêu và bước vào thời kỳ xuất siêu.
Bảng 6: Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1997-2002.
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm

Tổng
kim Xuất khẩu
ngạch XNK

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

1996

18.399,8

7.255,8

11.144,0

-3.888,2

65,1


1997

20.050,0

8.850,0

11.200,0

- 2.350,0

79,0

1998

20.742,0

9.352,0

11.390,0

- 2.038,0

82,1

1999

23.159,0

11.523,0


11.636,0

-113,0

99,0

2000

29.508,0

14.308,0

15.200,0

-892,0

94,1

2001

31.187,0

15.027,0

16.162,0

-1.135,0

93,0


2002

35.830,0

16.530,0

19,300,0

-2.770,0

85,6

Trị giá

Tỉ lệ %

19
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí Ngoại thương 1997,1998,1999,2000,2001,2002)

Bảng 7: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2000
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Chỉ tiêu

1996


1997

1998

1999

2000

1- Thiết bị máy móc

27,6

30,3

30,5

30,1

30,9

2- Nguyên nhiên vật liệu 60,0

59,6

61,0

63,5

63,8


3- Hàng tiêu dùng

10,1

8,5

6,4

5,3

12,4

(Nguồn: An Assessment of the Economic impact of the United States - Vietnam Bilateral
Agreement)

2.2.2. Nội dung chính sách thuế quan của Việt Nam giai đoạn 19952006
2.2.2.1. Điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện các cam
kết quốc tế
Chính sách thuế quan của Việt Nam trong những năm qua nhìn chung hướng
tới:
 Ưu đãi hàng hóa các nước có quan hệ thương mại ưu đãi đối với Việt
Nam;
 Bảo hộ sản xuất trong nước;
 Hỗ trợ xuất khẩu , cắt bỏ hạn chế định lượng đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu và kinh doanh cho các nhà sản xuất trong nước và
nước ngoài;
 Thống nhất chế độ hai giá;
 Thuế quan hóa và cắt bỏ hạn ngạch thuế quan ;
20

Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

 Cắt bỏ dần hạn chế xuất khẩu ;
 Tương thích hóa quy định khác của WTO
Đối với hạn ngạch nhập khẩu: số lượng hàng hóa phải chịu hạn ngạch nhập
khẩu ở Việt Nam đã giảm xuống từ năm 1999. Đến cuối năm 2005 hạn ngạch chỉ
còn áp dụng với đường và xăng dầu nhập khẩu.
Đối với hạn ngạch xuất khẩu: đến nay Việt Nam đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với
hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trừ một số loại hàng thiết yếu đặc biệt là gạo.Trong
chế độ ngoại thương đệ trình lên WTO gạo là nông sản duy nhất bị áp dụng hạn
ngạch xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia.
Đối với thuế xuất khẩu: Việt Nam áp dụng thuế suất những năm đầu đổi
mới, song từ năm 1998 đến nay các loại thuế này đã được dỡ bỏ cùng chiến lược
thúc đẩy xuất khẩu chỉ còn hai mặt hàng chịu thuế xuất khẩu là dầu thô và kim loại
phế thải.
Việt Nam đã từng bước loại bỏ các biện pháp phi thuế quan dưới dạng thụ phu
đối với một số hàng nhập khẩu từ năm 2000 theo chương trình điều chỉnh cơ cấu mở
rộng.
Việt Nam cũng đã từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh
nghiệp/ hàng xuất nhập khẩu trong và ngoài nước giữa các thành phần kinh tế, điều
này thể hiện khá rõ nét trong các biện pháp thuế nhất là thuế quan đánh vào hàng ô
tô, xe máy, điện tử…trong các nỗ lực nội địa hóa các sản phẩm này Điều đáng lưu ý
là khi Việt Nam ngày càng tự do hóa thương mại sâu và rộng hơn thì mức thuế quan
trung bình đã tăng dần từ 10,7% năm 1992 lên 16,2% năm 2000 và 18,5% năm
2003.
2.2.2.2. Điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu để bảo hộ và nâng cao
năng lực các ngành hàng trong nước

Nhìn chung chính sách thuế xuất nhập khẩu chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất
một số ngành nông sản và công nghiêp thay thế nhập khẩu trong đó có hàng tiêu
dùng
 Đối với hàng nông sản

21
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Các sản phẩm nông nghiệp có mức thuế nhập khẩu bình quân là 24,5% với
12 mức thuế suất từ 0-100% cao hơn nhiều so với mức trung bình chung là 18%:
Việt Nam bảo hộ mạnh nhất đối với hoa quả tươi các loại, dầu thực vật đã tinh
chế, các loại đường tinh chế, các sản phẩm nông nghiệp chế biến( với mức thuế suất
nhập khẩu lên tới 40-50%) với mức thấp hơn so với các loại thit( gia súc, gia cầm)
tươi sống và đông lạnh, sữa, các loại thực sạch, gạo, đường thô, gia vị( thuế suất
15%-30%) và khuyến khích nhập khẩu các loại cây giống, con giống, các loại lông
thú, da thú và bông, những nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thuộc da,
công nghiệp dệt và may mặc.
Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc điều chỉnh, cải cách
chính sách thuế của mình , giảm số mức thuế từ 16 xuống còn 11 trong những năm
gần đây.
Việt Nam cũng cố gắng đơn giản hóa cơ cấu thuế theo hướng áp dụng một
mức thuế cho mỗi chương. Việc đơn giản cơ cấu thuế được coi là tác nhân quan
trọng góp phần giảm chi phí hành chính của thủ tục hải quan cũng như giảm thiểu sự
nhầm lẫn giữa các mức thuế đối với người đóng thuế.
Việt Nam cũng đã có những bước tiến dài trong nỗ lực cắt giảm hàng rào phi
thuế quan. Từ hai mặt hàng nông sản chịu hạn ngạch nhập khẩu năm 1999( đường
ăn và dầu thực vật) đến cuối năm 2005 chỉ còn lai một mặt hàng là đường ăn và từ

tháng 1/2006 được chuyển sang hạn ngạch thuế quan. Số lượng các mặt hàng nông
sản thuộc diện chịu hạn ngạch thuế quan cũng giảm đáng kể. Các biện pháp phi thuế
quan đã được Việt Nam nỗ lực cắt giảm.
2.2.2.3. Đối với hàng công nghiệp
Các mặt hàng công nghiệp chế biến nhất là hàng tiêu dùng được bảo hộ với
mức thuế suất nhập khẩu trung bình, nhất là hàng tiêu dùng được bảo hộ với mức
nhập khẩu trung bình cao nhất từ 20-60, nhóm hàng được bảo hộ với mức độ thấp
hơn là nguyên liệu trung gian đầu vào Cơ cấu thuế quan theo công đoạn chế biến
của Việt Nam có những điểm chung với cơ cấu thuế quan của nhiều nước trên thế
giới, nghĩa là có sự leo thang về thuế quan từ hàng thô/ sơ chế qua mức hàng bán
thành phẩm và đạt mức cao nhất đối với hàng thành phẩm.
Tuy nhiên, một số mặt hàng bán thành phẩm nhập khẩu được dùng làm đầu
vào sản xuất mà Việt Nam có lợi thế so sánh trong xuất khẩu có thuế quan cao hơn
22
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

đầu vào cho những ngành cạnh tranh nhập khẩu Các hàng rào phi thuế quan được dỡ
bỏ hay thuế quan hóa. Từ 15 mặt hàng chịu hạn chế định lượng năm 1999 đã giảm
xuống còn một mặt hàng là xăng dầu năm 2003. 72 mặt hàng chịu thụ phu hoặc thu
chênh lệch giá đã được chuyển sang thu bằng thuế nhập khẩu, tiến tới bảo hộ duy
nhất bằng thuế nhập khẩu.

2.3. Giai Đoạn 2006 Đến Nay
2.3.1. Bối cảnh quốc tế:
Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo
xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế
giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại quốc tế là một trong

những lĩnh vực được coi là trọng tâm. Một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy
thương mại quốc tế phát triển chính là các chính sách về thuế quan. Hiện nay, các
nước ngày càng có xu hướng giảm hoặc bãi bỏ các hàng rào về thuế quan để thúc
đẩy thương mại quốc tế. .
2.3.2. Bối cảnh trong nước


Ngày 7/11/2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng

tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.


Ngày 11/1/ 2007, tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới WTO sẽ

tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam. Cùng với việc chính
thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cũng chính thức phải thực hiện các
cam kết đã đưa ra với WTO trong đó bao gồm cả các cam kết chung về thuế quan.
Việc Việt Nam là thành viên thứ 150 góp phần tạo bước ngoặt mới cho nền kinh tế,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để tiếp
tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài

2.3.3. Nội dung chính sách thuế quan của Việt Nam giai đoạn
2006 đến nay.
Trong giai đoạn này, thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam đã liên tục được cắt
giảm theo các hiệp định thương mại song phương, đa phương và các cam kết WTO.

23
Thực hiện: 10/2017



Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Theo cam kết với WTO, toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu gồm 10.600 dòng thuế
với thuế suất cam kết cuối cùng (có mức bình quân giảm 23%, so với mức thuế suất
ưu đãi bình quân (MFN) tại thời điểm gia nhập) giảm từ 17,4% xuống còn 13,4%
trong vòng 5-7 năm( từ năm 2005 đến năm 2014).
Cùng với đó, Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng
thuế, (chiếm khoảng 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành
với khoảng 33.700 dòng,( chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế) ; ràng buộc theo
mức thuế trần với 3.170 dòng thuế, chiếm 30% số dòng của Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi trước thời điểm gia nhập.
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết giảm thuế xuất khẩu đối với
nhóm hàng là phế liệu kim loại. Cụ thể, giảm thuế xuất khẩu của phế liệu sắt thép từ
35% xuống 17% trong vòng 5 năm, giảm thuế phế liêu kim loại màu như đồng,
nhôm, chì...từ 40%, 45% xuống 22% trong vòng 5.
Mức thuế bình quân với các mặt hàng nông sản giảm từ mức hiện hành là
23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong vòng từ 5 -7 năm, với các hàng công nghiệp
giảm từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện trong vòng từ 5 -7 năm.
Hơn thế, thuế suất với các nước đối tác chính như Trung Quốc, Nhật Bản,
ASEAN, Hàn Quốc được giảm mạnh hơn theo các lộ trình cam kết FTA song phương.
Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, ô
tô, xe máy….vẫn duy trì được mức độ bảo hộ nhất định. Những ngành có mức độ giảm
thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và các sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo
khác, máy móc và thiết bị điện – điện tử. Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo
một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp nhất,
đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia
một số ngành. Ngành mà Việt Nam tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may
và thiết bị y tế.
Qua số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và số thu ngân sách đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ năm 2006 đến nay cho thấy, tuy phải thực hiện

cắt giảm thuế hàng năm theo cam kết WTO nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu về cơ bản
năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2009) và số thu ngân sách đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu năm sau đều cao hơn năm trước (từ 15,5% đến 51,7%), vẫn đảm bảo phù
hợp với mục tiêu thu NSNN của cả hệ thống chính sách thuế.

24
Thực hiện: 10/2017


Nhóm C2 – ĐỀ TÀI: Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Tác động của việc cắt giảm thuế trong WTO đối với sản xuất trong nước là
không đáng kể vì mức cắt giảm bình quân hàng năm chủ yếu ở mức 2-3%. Nhiều mặt
hàng sau khi cắt giảm vẫn có mức bảo hộ cao trên 20%. Riêng ngành dệt may có mức
cắt giảm lớn so với mức giảm của sợi là từ 20% xuống 5%; vải giảm từ 40% xuống
12%; quần áo giảm từ 50% xuống 20%... song vẫn là ngành có năng lực cạnh tranh cao,
tăng trưởng mạnh.
Năm 2012 Việt Nam cắt giảm thêm 945 mặt hàng theo lộ trình cam kết WTO.
Đến năm 2013, mức thuế suất bình quân của cả biểu thuế chỉ còn khoảng 10,32%. Như
vậy, ngoài một số ít các mặt hàng nhạy cảm như ô tô có lộ trình đến năm 2019, về cơ bản
hiện nay Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm theo WTO.

Bên cạnh đó, Việt Nam phải cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết trong
các FTA khác. Đến thời điểm 1/1/2014, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban
hành các biểu thuế ưu đãi thuế nhập khẩu đối với 8 FTA đã ký kết.
Đối với các nước trong khu vực ASEAN , Việt Nam cũng thực hiện đúng lộ
trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đến
cuối năm 2014, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế
xuất nhập khẩu) xuống 0%. Để tiếp tục triển khai lộ trình cắt giảm thuế quan giai
đoạn 2015-2018 thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Bộ Tài chính đã

công bố Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
ATIGA giai đoạn này.
Theo đó, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam đã cắt giảm thêm 1.720 dòng thuế từ
thuế suất hiện hành 5% xuống 0% theo cam kết ATIGA. Như vậy, chỉ còn khoảng
7% dòng thuế, tương đương 687 mặt hàng được xem là nhạy cảm theo thỏa thuận
với ASEAN chưa cắt giảm ngay về 0% trong năm 2015 mà thực hiện dần đến năm
2018 (gồm các mặt hàng nhạy cảm cần có lộ trình bảo hộ dài hơn, chủ yếu như: sắt
thép, giấy, vải may mặc, ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô, máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu xây dựng, đồ nội thất...) và 3% số dòng thuế của biểu ATIGA được loại trừ khỏi
cam kết xóa bỏ thuế quan (bao gồm các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm được phép
25
Thực hiện: 10/2017


×