Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Đánh giá tính bền vững cộng đồng di dân tái định cư thủy điện sơn la bằng thước đo BS và LSI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỘNG ĐỒNG DI DÂN TÁI
ĐỊNH CƢ THỦY ĐIỆN SƠN LA BẰNG THƢỚC ĐO BS VÀ LSI
Mã số: B 2016 - TTB - 04

Chủ nhiệm đề tài: ThS, NCS. Đặng Thị Nhuần

Sơn La, tháng 03 năm 2018
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỘNG ĐỒNG DI DÂN TÁI
ĐỊNH CƢ THỦY ĐIỆN SƠN LA BẰNG THƢỚC ĐO BS VÀ LSI
Mã số: B 2016 - TTB - 04

Xác nhận của tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

TS. Đoàn Đức Lân


ThS, NCS. Đặng Thị Nhuần

Sơn La, tháng 03 năm 2018
2


NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn

1

NCS. Đặng Thị Nhuần

Đại học Tây Bắc - Địa lý kinh tế

2

ThS. Bùi Hoa Mận

Đại học Tây Bắc - Địa lý kinh tế

3

ThS. Vũ Thị Nự


Đại học Tây Bắc - Nông nghiệp

4

NCS. Đỗ Xuân Đức

Cao đẳng Sơn La - Môi trường & Phát triển bền vững

3


LỜI CẢM ƠN
Ban chủ nhiệm và chủ nhiệm đề tài xin gửi lời biết ơn đến Vụ Khoa học
Công nghệ và Môi trường, Bộ giáo Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ kinh phí thực
hiện đề tài khoa học, mã số: B2016 - TTB - 04.
Tác giả gửi lời biết ơn đến ban lãnh đạo trường Đại học Tây Bắc, Phòng
Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, các phòng chức năng liên quan, Khoa
Sử - Địa, Khoa Nông Lâm, Trường Cao đẳng Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi
để Ban chủ nhiệm và các thành viên hoàn thành đề tài.
Tác giả gửi lời biết ơn đến Ban lãnh đạo chính quyền cơ sở và cộng đồng
người dân địa phương diện tái định cư trên địa bàn các xã, thị trấn: Khu TĐC đô
thị Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai; xã Chiềng Lao, huyện
Mường La; xã Cò Nòi, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn; xã Tân Lập, xã Lóng
Sập, huyện Mộc Châu; Khu TĐC đô thị Noong Đúc, Phiềng Chiềng Sinh, TP
Sơn La. Đã nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ và giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá
trình đến địa phương thực địa, khảo sát.
Tác giả gửi lời cảm ơn đến đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học
tại trường Đại học Tây Bắc, Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên (ĐHQGHN), các nhà quản lý, lãnh đạo của Ban quản lý dự án di dân TĐC
thủy điện Sơn La, Công ty thủy điện Sơn La.

Sơn La, ngày

tháng năm 2017

Chủ nhiệm đề tài

ThS,NCS. Đặng Thị Nhuần

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 13
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................13
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 15
3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 15
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 15
5. Những điểm mới của đề tài ...............................................................................16
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 16
7. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................16
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............17
1.1.Tổng quan tài liệu ..................................................................................................17
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................17
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................................19
1.2.3. Nghiên cứu tại Tây Bắc ..............................................................................20
1.2. Cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và tính bền vững cộng đồng ...................21
1.2.1. Phát triển bền vững .....................................................................................21
1.2.2. Tính bền vững ............................................................................................. 23
1.2.3. Cộng đồng và phát triển cộng đồng bền vững ............................................24
1.3. Cơ sở lý thuyết di dân và các kiểu tái định cƣ thủy điện ..................................25

1.3.1. Di dân ..........................................................................................................25
1.3.2. Tái định cư ..................................................................................................25
1.3.3. Kiểu tái định cư thủy điện...........................................................................26
1.4. Cơ sở lý thuyết phƣơng pháp đánh giá tính bền vững cộng đồng ...................27
1.4.1. Phương pháp CSA ......................................................................................27
1.4.2. Phương pháp thước đo BS và LSI .............................................................. 28
CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............30
2.1. Cách tiếp cận .........................................................................................................30
2.2.1. Cách tiếp cận liên ngành .............................................................................30
2.2.2. Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái trong quản lý tài nguyên .....................30
2.2.3. Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái trong phát triển bền vững ........................... 31
2.2.4. Tiếp cận theo khung sinh kế bền vững .................................................................. 31
2.2.5. Tiếp cận dựa vào cộng đồng và sự kết hợp Từ trên xuống với Từ dưới lên ...... 32

5


2.2. Phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu ..................................................................33
2.2.1. Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu ....................................................33
2.2.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu.....................................................33
2.2.3. Phương pháp và công cụ nghiên cứu thực địa ............................................34
2.2.4. Phương pháp bản đồ ...................................................................................35
2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT ...................................................................35
2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ......................................................... 35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................37
3.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại các cộng đồng di
dân TĐC thủy điện Sơn La ......................................................................................... 37
3.1.1.Vị trí địa lý ...................................................................................................37
3.1.2. Địa hình, đất đai .......................................................................................... 37
3.1.3. Khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái ...................................................................38

3.1.4.Chuyển biến cơ cấu kinh tế..........................................................................39
3.1.5. Hoạt động kinh tế mới ................................................................................43
3.1.6. Quan hệ xã hội ............................................................................................ 44
3.1.7. Lao động và việc làm ..................................................................................47
3.1.8. Giáo dục ......................................................................................................48
3.1.9. Y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội .................................................51
3.2. Kết quả xử lý dữ liệu sinh thái tự nhiên và dữ liệu xã hội nhân văn tại 8 điểm
TĐC theo thƣớc đo BS và chỉ số LSI ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thước đo mức độ bền vững BS và chỉ số LSI tại các cộng đồng TĐC tập
trung nông thôn .....................................................................................................52
3.2.2. Thước đo mức độ bền vững BS và chỉ số LSI tại các cộng đồng di dân TĐC xen
ghép nông thôn .................................................................................................................... 54
3.2.3. Thước đo mức độ bền vững BS và chỉ số LSI tại các cộng đồng TĐC đô thị ..... 56
3.2.4. Thước đo mức độ bền vững BS và chỉ số LSI tại các cộng đồng TĐC di vén….46
3.3. Nhận diện các yếu tố điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức ảnh hƣởng đến tính
bền vững cộng đồng di dân tái định cƣ thủy điện Sơn La .......................................61
3.3.1. Điểm mạnh.................................................................................................61
3.3.1.1. Cơ sở hạ tầng đồng bộ .............................................................................61
3.3.1.2. Chính sách ổn định đời sống....................................................................62
3.3.2. Điểm yếu ....................................................................................................63

6


3.3.2.1. Thiếu đất canh tác và chậm chuyển đổi sinh kế ......................................63
3.3.2.2. Tỷ lệ hộ nghèo cao ...................................................................................65
3.3.2.3. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ..................................................................66
3.3.2.4. Trình độ dân trí và tiếp cận đào tạo nghề ................................................66
3.3.2.5. Tập quán sản xuất truyền thống ............................................................... 68
3.3.3. Cơ hội .........................................................................................................69

3.3.3.1. Cộng đồng di dân năng động ...................................................................69
3.3.3.2. Chất lượng cuộc sống cộng đồng di dân nâng cao ..................................69
3.3.4. Thách thức .................................................................................................71
3.3.4.1. Xuống cấp hệ thống cơ sở hạ tầng ........................................................... 71
3.3.4.2. Biến đổi một số giá trị truyền thống ........................................................ 72
3.3.4.3. Tai biến thiên nhiên .................................................................................73
3.4. Đánh giá vai trò các bên liên quan đến tính bền vững cộng đồng di dân tái
định cƣ thủy điện Sơn La ............................................................................................ 76
3.4.1. Vai trò của chính quyền Trung ương và địa phương ..................................76
3.4.2. Vai trò của tập đoàn điện lực Việt Nam và Công ty thủy điện Sơn La .................... 78
3.4.3. Vai trò của cộng đồng cư dân sở tại và tổ chức xã hội tại địa phương tái định cư .. 79
3.4.4. Vai trò của cơ quan chuyên môn, đơn vị đào tạo, tổ chức nghiên cứu, khoa
học công nghệ .......................................................................................................80
3.5. Xác định các nguy cơ và mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đến tính bền vững
cộng đồng di dân tái định cƣ thủy điện Sơn La ........................................................ 80
3.5.1. Nguy cơ đe dọa trực tiêp .............................................................................80
3.5.2. Nguy cơ đe dọa gián tiếp ............................................................................83
3.5.2.1. Cộng đồng di dân tái định cư tập trung nông thôn ..................................83
3.5.2.2. Cộng đồng di dân tái định cư xen ghép nông thôn ..................................84
3.5.2.3. Cộng đồng di dân tái định cư tập trung đô thị .........................................85
3.5.2.4. Cộng đồng di dân tái định cư di vén tại chỗ ............................................88
3.6. Đánh giá các rào cản ảnh hƣởng đến tính bền vững ở các cộng đồng di dân
tái định cƣ thủy điện Sơn La ......................................................................................90
3.6.1. Rào cản do cơ chế, chính sách ....................................................................90
3.6.2. Rào cản do hạn chế năng lực các bên liên quan tham gia công tác di dân tái
định cư ..................................................................................................................92

7



3.6.3. Rào cản liên quan ứng dụng khoa học công nghệ và thị trường tại cộng
đồng di dân tái định cư ......................................................................................... 93
3.6.4. Rào cản trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm......................94
3.7. Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao tính bền vững trong các cộng di dân tái
định cƣ thủy điện Sơn La ............................................................................................ 95
3.7.1. Nhóm giải pháp nâng cao phúc lợi sinh thái ..........................................95
3.7.1.1. Phát triển mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên ..................................................... 95
3.7.1.2. Truyền thông bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai khu vực tái định cư 96
3.7.1.3. Phát huy giá trị của hệ thống tri thức bản địa về bảo vệ môi trường trong cộng
đồng di dân di vén .............................................................................................................. 99
3.7.1.4. Phát triển không gian xanh trong cộng đồng di dân tái định cư đô thị ......100
3.7.2. Nhóm giải pháp nâng cao phúc lợi nhân văn .................................................. 101
3.7.2.1. Giải quyết dứt điểm việc đền bù thiệt hại và hỗ trợ sản xuất sau tái định cư... 101
3.7.2.2. Hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân thuộc diện đói nghèo, diện chính
sách tại các điểm tái định cư ...............................................................................101
3.7.2.3. Chuyển đổi sinh kế, phát triển nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế
phù hợp lợi thế khu vực tái định cư ....................................................................102
3.7.2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục, bổ túc văn hóa, lớp học
cộng đồng tại các điểm TĐC ..............................................................................103
3.7.2.5. Nâng cao chất lượng hệ thống y tế, tăng cường bác sỹ, trang bị phương
tiện hiện đại trong khám và phòng trừ dịch bệnh tại các điểm TĐC ..................103
3.7.2.6. Đào tạo nghề hỗ trợ cộng đồng TĐC tìm kiếm và tự tạo việc làm........104
3.7.2.7. Giải quyết dứt điểm mặt trái xã hội tại các điểm tái định cư.................105
3.7.2.8. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá gắn bảo tồn giá trị
truyền thống theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ....................................106
3.7.2.9. Nâng cao vai trò, năng lực của các tổ chức xã hội trong các cộng đồng di
dân tái định cư .....................................................................................................107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................109
Kết luận ..............................................................................................................109
Kiến nghị nâng cao phúc lợi sinh thái .............................................................110

Kiến nghị nâng cao phúc lợi nhân văn............................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
TĐC

Tái định cư

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

PTBV

Phát triển bền vững

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


CTNS

Chương trình nghị sự

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

HST

Hệ sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế Anh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

PVS

Phỏng vấn sâu

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TC

Trung cấp



Cao đăng

ĐH

Đại học

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKBM-TE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

GTVT

Giao thông vận tải


VH-TT-DL

Văn hóa, thể thao, du lịch

HTX

Hợp tác xã

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

BV&PTR

Bảo vệ phát triển rừng

TBTT

Tai biến thiên tai

NXB

Nhà xuất bản

HN


Hà Nội

9


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phương pháp thước đo độ bền vững BS ............................................. 28
Bảng 1.2. Phương pháp chỉ số bền vững địa phương (LSI)................................ 29
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tại 08 bản TĐC ........................................................... 40
Bảng 3.2. Thống kê hiện trạng trường lớp tại 08 điểm TĐC .............................. 50
Bảng 3.3. Mức độ bền vững tại cộng đồng di dân TĐC tập trung nông thôn theo
thước đo độ bền vững BS .................................................................................... 52
Bảng 3.4. Bền vững cộng đồng TĐC theo chỉ số bền vững địa phương LSI tại
cộng đồng di dân TĐC tập trung nông thôn........................................................ 53
Bảng 3.5. Mức độ bền vững tại cộng đồng di dân TĐC xen ghép nông thôn theo
thước đo độ bền vững BS .................................................................................... 54
Bảng 3.6. Bền vững cộng đồng TĐC theo chỉ số bền vững địa phương LSI tại
cộng đồng di dân TĐC xen ghép nông thôn ....................................................... 55
Bảng 3.7. Mức độ bền vững tại cộng đồng di dân TĐC đô thị theo thước đo độ
bền vững BS ........................................................................................................ 56
Bảng 3.8. Bền vững cộng đồng di dân TĐC đô thị theo chỉ số bền vững địa
phương LSI .......................................................................................................... 57
Bảng 3.9.Mức độ bền vững cộng đồng di dân TĐC di vén theo thước đo độ .... 58
bền vững BS ........................................................................................................ 58
Bảng 3.10. Bền vững cộng đồng di dân TĐC di vén theo chỉ số bền vững địa
phương LSI .......................................................................................................... 59
Bảng 3.11. Tổng hợp trọng số và xếp loại bền vững theo thước đo BS tại 08
điểm TĐC ............................................................................................................ 59

Bảng 3.12. Tổng hợp giá trị và kết quả chỉ số bền vững địa phương LSI .......... 60
tại 08 điểm TĐC .................................................................................................. 60
Bảng 3.13. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại 8 điểm TĐC ........................................... 61
Bảng 3.14. Diện tích đất thổ cư & đất sản xuất được sử dụng tại 8 điểm tái định
cư ......................................................................................................................... 63
Bảng 3.15. Hiện trạng hộ nghèo tại 8 điểm TĐC năm 2016 .............................. 65
10


Bảng 3.16. Phụ nữ tái định cư với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã
hội tại nơi ở mới .................................................................................................. 71
Bảng 3.17. Tác động của tai biến thiên nhiên đến kinh tế tại các điểm tái định cư ...75
Bảng 3.18. Các nguy cơ và mối đe dọa trực tiếp liên quan đến thiếu đất sản xuất,
thiếu vốn làm ăn, thiên tai dịch bệnh ..............................................................................81
Bảng 3.19. Nhận diện các nguy cơ và mối đe dọa gián tiếp tại các cộng đồng di
dân tái định cư tập trung nông thôn .................................................................... 83
Bảng 3.20. Nhận diện các nguy cơ và mối đe dọa gián tiếp ảnh hưởng đến tính
bền vững cộng đồng di dân tái định cư xen ghép nông thôn .............................. 84
Bảng 3.21. Nhận diện các nguy cơ và mối đe dọa gián tiếp ảnh hưởng đến tính
bền vững cộng đồng di dân tái định cư tập trung đô thị ..................................... 85
Bảng 3.22: Nhận diện các nguy cơ và mối đe dọa gián tiếp ảnh hưởng đến tính
bền vững cộng đồng di dân tái định cư di vén tại chỗ ........................................ 88

11


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 3.1. Hiện trạng giáo dục tại 08 điểm TĐC

37


Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bên liên quan cộng đồng di dân TĐC

64

Biểu đồ 3.1. Nhận diện nguy cơ trực tiếp từ đói nghèo thu nhập

69

thấp, thiếu việc làm
Biểu đồ 3.2. Nguy cơ/mối đe dọa trực tiếp do thiếu đất sản

70

xuất,thiếu vốn và thiên tai dịch bệnh tại 8 điểm TĐC 2016
Bản đồ vị trí 8 điểm di dân TĐC tỉnh Sơn La

Sau trang 25

Bản đồ các chỉ số bền vững của 02 điểm TĐC tập trung nông thôn

Sau trang 41

huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Bản đồ các chỉ số bền vững của 02 điểm TĐC xen ghép nông thôn

Sau trang 43

huyện Mai Sơn
Bản đồ các chỉ số bền vững của 02 điểm TĐC đô thị tỉnh Sơn La


Sau trang 45

Bản đồ các chỉ số bền vững của 02 điểm TĐC di vén tại chỗ, huyện

Sau trang 46

Mường La, tỉnh Sơn La

12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất ở Việt Nam có công
xuất 2.400 MW, trải dài trên 3 tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Trong
đó, tỉnh Sơn La có số dân phải di chuyển và tái định cư lớn nhất với 58.337 khẩu phải
di dời đến nơi ở mới tại 54 khu, 208 điểm tái định cư tập trung nông thôn; 2 khu, 13
điểm tái định cư đô thị; 14 xã, 36 bản tái định cư xen ghép với tổng số khoảng 12.500
hộ dân tái định cư. Nhà máy thủy điện Sơn La và công tác di dân tái định cư trên địa
bàn tỉnh Sơn La chứng minh quyết tâm lớn của Đảng, nhà nước, các cơ quan trung
ương và địa phương trong việc ổn định đời sống cho người dân TĐC với phương châm
nơi ở mới tốt hơn hơn nơi ở cũ.
Sau một thời gian TĐC, đời sống cộng đồng di dân trên địa bàn tỉnh Sơn La thay
đổi theo hướng tích cực, phương châm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ được thực hiện với
rất nhiều chính sách ưu đãi, đầu tư hậu tái định cư. Tuy nhiên, sau nhiều năm tái định
cư, đời sống người dân ở cả 4 loại hình tái định cư: tái định cư di vén tại chỗ; tái định
cư tập trung nông thôn, tái định cư xen ghép và tái định cư đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn
La còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều dự án thành phần xây dựng tại các điểm tái
định cư vẫn đang dở dang, tiến độ chậm, thậm chí chưa khởi công. Vì vậy, đời sống

người dân TĐC vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù phần lớn là đồng bào dân
tộc thiểu số, bản sắc văn hóa và tập quán canh tác khác nhau, đa phần người dân phải
di chuyển đến vùng có điều kiện canh tác, sản xuất khác biệt, việc hướng dẫn chuyển
đổi nghề nghiệp còn chậm, nhiều hộ dân chưa có cuộc sống ổn định, bền vững trên quê
hương mới, dẫn đến nhiều biến động cả về kinh tế và văn hóa, xã hội tại các khu điểm
tái định cư. Do vậy, những chính sách, giải pháp triển khai trước và sau TĐC cần được
nhìn nhận lại và tiếp tục cần thêm các cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ phù hợp
với thực tiễn tại các địa phương đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững các điểm
TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La và khu vực Tây Bắc.
Tại các điểm TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La, không gian sống, môi trường sinh
thái, điều kiện tự nhiên, lối sống và phương thức mưu sinh khác trước và biến đổi gần
như hoàn toàn, điều này tác động nhiều mặt đến người dân tái định cư ở tất cả các loại
hình tái định cư trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trước tái định cư, cộng đồng dân tộc thiểu
số vùng hồ thủy điện Sơn La vốn quen với nương rẫy, lệ thuộc chặt chẽ vào các sản

13


phẩm khai thác từ rừng, nông, lâm sản ngoài gỗ và các hoạt động chăn nuôi tự cung, tự
cấp, canh tác thủ công nhưng nay di chuyển đến các khu/điểm tái định cư có điều kiện
môi trường, cư trú, canh tác và chuyển đổi sinh kế khác biệt. Việc thích ứng với nơi ở
mới, ổn định đời sống và phát triển bền vững tại các điểm tái định cư ở trên địa bàn
tỉnh Sơn La đang đặt ra những yêu cầu bức thiết. Các cộng đồng TĐC do quá trình
biến đổi điều kiện sống tại nơi ở mới, liệu có bền vững hay không bền vững. Đó là vấn
đề đòi hỏi cần nghiên cứu làm sáng tỏ.
Tính bền vững cộng đồng TĐC được hiểu là một cộng đồng dân cư cụ thể sau
khi TĐC họ được hưởng những phúc lợi từ cuộc sống mang lại, trên các khía cạnh
điều kiện sống đảm bảo, phát triển: có đất ở phù hợp, có đất canh tác hợp lý, được đào
tạo, hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, tạo việc làm thông qua các chính sách ưu tiên TĐC,
được dùng nước sạch, người dân TĐC có bảo hiểm y tế, trẻ em có được chăm sóc y tế,

đi học đúng tuổi, người dân TĐC từ 15 tuổi trở lên biết chữ, môi trường sống trong
lành, xã hội ổn định tạo điều kiện người dân TĐC hòa nhập với người dân sở tại, được
phát triển toàn diện theo phương châm “nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ”. Thực tế sau vài
năm TĐC đến nơi ở mới vì dòng điện tổ quốc, cuộc sống các cộng đồng cư dânTĐC
tại tỉnh Sơn La có nhiều thay đổi theo hướng tốt lên. Tuy nhiên, những tác động của
nhiều yếu tố cả mặt tích cực/ tiêu cực đã làm giảm tính bền vững các điểm TĐC, ảnh
hưởng trực tiếp đời sống của cộng đồng TĐC.
Do vậy, việc đánh giá cộng đồng TĐC sinh sống tại 4 loại hình tái định cư bền
vững hay chưa bền vững là vấn đề cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi phải có phương pháp
đánh giá phù hợp. Từ thực tiễn tiếp cận phương pháp thước đo BS và chỉ số LSI, đã
chỉ ra tính ưu việt như đơn giản, ít tốn kinh phí, rút ngắn thời gian đồng thời ứng dụng
hai phương pháp đánh giá này còn chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến quá trình
phát triển bền vững cộng đồng TĐC trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện tại và tương lai. Do
đó, trên cơ sở thang đo của bộ chỉ số bền vững vận dụng cho cộng các cộng đồng tái
định cư. Trên cơ sở các chỉ số đo được từ kết quả của phương pháp BS và LSI sẽ là
công cụ giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách tái định cư bổ sung, điều chỉnh
các giải pháp hậu tái định cư theo hướng ổn định đời sống, giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững trong khi nhiều công trình
thủy điện vẫn tiếp tục được triển khai tại khu vực Tây Bắc. Vì vậy, chúng tôi đề xuất

14


đề tài KH&CN cấp bộ năm 2016: Đánh giá tính bền vững cộng đồng di dân tái định
cư thủy điện Sơn La bằng thước đo BS và LSI.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được tính bền vững/chưa bền vững trong các cộng đồng di dân TĐC
thủy điện Sơn La trên chỉ thị phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn của thước đo độ
bền vững BS và giá trị bền vững địa phương của chỉ số LSI.
- Đề xuất được các nhóm giải pháp nâng cao phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân

văn nhằm đảm bảo tính bền vững tại các cộng đồng di dân TĐC thủy điện Sơn La.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đánh giá tính bền vững cộng đồng di dân tái định cư thủy điện Sơn La bằng
thước đo BS và LSI.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trường hợp tại 8 điểm cụ
thể trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc 4 loại hình TĐC (TĐC tập trung nông thôn và xen
ghép nông thôn, TĐC di vén, TĐC đô thị ) thuộc các cộng đồng người Thái trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong 24 tháng: 01/2016 -12/2017.
- Phạm vi nội dung: giới hạn trong các vấn đề sau: 1. Cơ sở lý thuyết chuyên
môn, tập trung làm sáng tỏ: Khung lý thuyết phát triển bền vững và tính bền vững
cộng đồng; Cơ sở lý thuyết các kiểu tái định cư thủy điện; Cơ sở lý thuyết phương
pháp đánh giá tính bền vững cộng đồng.
2. Nội dung chuyên môn tập trung nghiên cứu các vấn đề: Đánh giá điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội tại 08 điểm TĐC; Xử lý dữ liệu sinh thái tự nhiên và dữ liệu xã
hội nhân văn tại 8 điểm TĐC theo bộ chỉ số BS và LSI; Nhận diện các yếu tố điểm
mạnh, yếu, cơ hội, thách thức ảnh hưởng đến tính bền vững cộng đồng di dân TĐC
thủy điện Sơn La; Đánh giá vai trò các bên liên quan đến tính bền vững cộng đồng di
dân TĐC thủy điện Sơn La; Xác định các nguy cơ và mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp
đến tính bền vững cộng đồng di dân TĐC thủy điện Sơn La; Đánh giá các rào cản ảnh
hưởng đến tính bền vững ở các cộng đồng di dân TĐC thủy điện Sơn La; Đề xuất
nhóm giải pháp nâng cao tính bền vững trong các cộng di dân TĐC thủy điện Sơn La.

15


5. Những điểm mới của đề tài
- Đề tài ứng dụng được thước đo BS (thang đo phúc lợi sinh thái - tự nhiên và
phúc lợi xã hội - nhân văn) và LSI (chỉ số bền vững địa phương), với các trọng số

tương ứng để lượng hóa tính bền vững cộng đồng di dân tại 4 kiểu TĐC thủy điện của
công trình thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Kết quả thước đo BS và LSL làm căn cứ xác định và nhận diện các yếu tố
điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức; Vai trò các bên liên quan; Nhận diện nguy cơ và
mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp; Xác định các rào cản ảnh hưởng đến tính bền vững ở
các cộng đồng di dân tái định cư thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đó, đề xuất nhóm giải
pháp nâng cao giá trị phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn trong các cộng di dân tái
định cư thủy điện Sơn La.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung bằng chứng về cách tiếp cận thước đo chỉ số bền
vững BS và LSI, góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh tính bền vững của cộng đồng
di dân TĐC thủy điện trong quá trình phát triển bền vững địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học
cho các nhà hoạch định chính sách di dân tái định cư, các cơ quan chức năng thực thi
TĐC, các nhà quản lý, chính quyền địa phương tại tỉnh Sơn La tham vấn nhằm đưa ra
các cơ chế, quyết sách, giải pháp kiến tạo, hỗ trợ tăng cường năng lực giúp cộng đồng
di dân TĐC xây dựng, phát triển các khu, điểm TĐC có tính bền vững cao tại tỉnh Sơn
La và khu vực Tây Bắc.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Phần
nội dung chính đề tài được trình bày trong 03 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

16


CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Tổng quan tài liệu

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu phương pháp thước đo độ bền vững BS (Barometer of
Sustainability), tiêu biểu có công trình “Thước đo độ bền vững”, của tác giả R
Prescott-Allen (1995) [31]. Nghiên cứu này đề xuất một sự tiến bộ hướng tới một xã
hội bền vững dựa trên thang đo BS. Năm 1997, tác giả này xuất bản cuốn sách có tựa
đề “Đo lường và truyền đạt phúc lợi và phát triển bền vững” [32]. BS được coi là một
công cụ để đo lường và truyền đạt cho một xã hội phúc lợi và tiến bộ hướng tới sự bền
vững. Nó cung cấp một phương pháp tổ chức và kết hợp các chỉ số để người sử dụng
có thể rút ra kết luận về điều kiện của người dân.
Nghiên cứu: “Các chỉ số dựa vào cộng đồng: Hướng dẫn cho cán bộ hiện
trường thực hiện giám sát và đánh giá ở cấp cộng đồng” tác giả D Lee-Smith (1997)

[26]. Nghiên cứu này phân tích phương pháp tự đánh giá của thước đo BS (đối với các
tổ chức và cộng đồng để kiểm tra thái độ của họ, năng lực và kinh nghiệm), các Công
cụ Cơ cấu lại (để sử dụng kết hợp với bất kỳ các phương pháp hoặc với các phương
pháp khác).
Tác giả Yannis A Phillis (2001), công bố nghiên cứu: “Tính bền vững: khái
niệm không rõ ràng và đánh giá bằng logic mờ, Kinh tế học sinh thái” [34]. Các kết
quả ứng dụng tập trung vào các khía cạnh xây dựng mô hình đánh giá tính bền vững,
đánh giá (SAFE), cung cấp một cơ chế cho việc đo lường phát triển bền vững. Sinh
thái (đất, nước, không khí, và đa dạng sinh học) và con người (kinh tế, xã hội, giáo
dục, và chính trị) đầu vào được xử lý riêng rẽ và sau đó kết hợp với sự trợ giúp của
logic để cung cấp một biện pháp tổng thể. Các đầu ra của mô hình là một mức độ (%)
tính bền vững của hệ thống dưới, kiểm tra (địa phương, tiểu bang, quốc gia, vv). Mô
hình này được mở cửa cho đầu vào mới là thực tế và biến đổi kinh nghiệm, và nó chỉ
nặng tất cả các yếu tố đầu vào theo tác động của chúng. Trong một nghiên cứu khác
của nhóm tác giả: Betsy Blunsdon và Melanie Davern (2007), về “Nghiên cứu các chỉ
số tổng hợp (LSI) đánh giá sự phát triển của cộng đồng trên khía cạnh chất lượng
cuộc sống” [24]. Các vấn đề đặt ra từ các nghiên cứu này, là việc sử dụng các chỉ số
tổng hợp để đánh giá tính bền vững của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, cộng đồng,

địa phương, khu vực và quốc gia.

17


Nghiên cứu về “Tính bền vững của khu vực: Các công cụ đánh giá tính bền
vững hiện nay hữu ích như thế nào ở quy mô vùng?”, nhóm tác giả Graymore, NG
Sipe, RE Rickson Regional sustainability (2008) [28]. Kết quả từ nghiên cứu này chỉ
ra, tính bền vững được tạo ra bởi phương pháp này cho thấy mức độ bền vững của toàn
khu vực rộng lớn.
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chỉ số bền vững địa phương (LSI - Local
Sustainability Index): Trong công bố của nghiên cứu “Tổng quan về các phương
pháp đánh giá tính bền vững”[29]. Nhóm tác giả RK Singh, HR Murty, SK Gupta, AK
Dikshit thực hiện, cho rằng, Các chỉ số về tính bền vững và chỉ số tổng hợp ngày càng trở
nên quan trọng và ngày càng được công nhận là công cụ mạnh mẽ để hoạch định chính
sách và truyền thông công cộng trong việc cung cấp thông tin về các quốc gia và hoạt
động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực như cải thiện môi trường, kinh tế, xã hội hay
công nghệ. Bằng cách khái niệm hiện tượng và xu hướng nổi bật, các chỉ số bền vững đơn
giản hóa, định lượng, phân tích và truyền đạt thông tin phức tạp và phức tạp.
LSI được ứng dụng trong các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia: Nghiên cứu “Đánh
giá bền vững ở Thụy Sĩ” [23]. Nhóm tác giả AM Priceputu, H Greppin…Archives des
…, vận dụng cách tiếp cận ở cấp địa phương Sustainability Assessment in
Switzerland: a sub-national approach. Bốn phương pháp khác nhau để giải thích các
mối quan hệ phức tạp giữa khả năng tồn tại / bền vững của vùng và địa phương và tính
dễ bị tổn thương đã được điều tra. Kỹ thuật dấu chân sinh thái, phân tích sâu, phương
pháp đánh giá vốn tự nhiên và các phương pháp đền bù khu vực được sử dụng để suy
luận và tổng hợp các khía cạnh bền vững / khả năng tồn tại khác nhau của lãnh thổ
Thụy Sĩ. Các kết quả của nghiên cứu này và khảo nghiệm cho thấy sự kết hợp và tính
bổ sung của phương pháp đa được sử dụng. Hơn nữa, đặc điểm địa lý sinh học, sinh
học và kinh tế của Thụy Sĩ, khác biệt chủ yếu từ canton đến canton, xác định một sự

khác biệt quan trọng về mức độ bền vững của địa phương và khả năng ứng phó với khí
hậu bắt buộc hành động. Đề xuất kế hoạch tiếp cận phương pháp chung của Thụy Sĩ
về tính bền vững, một sự đối xử khác biệt đối với các bang, dựa trên các bất bình đẳng
về không gian liên quan đến các cấu trúc, tiềm năng cơ bản về thể chất, sinh học và
kinh tế. Mặc dù có một cách tiếp cận thống nhất, toàn cầu và liên bang, việc thực hiện
các biện pháp và luật về tính bền vững cần được điều chỉnh sau đó cho từng bang,

18


bằng cách tính đến tất cả những khác biệt về thể chất, sinh học và nhân tạo (đối xử
bình đẳng).
Nghiên cứu: “Hệ thống thông tin môi trường địa phương và hệ thống chỉ tiêu
bền vững” [30], nhóm tác giả người Trung Quốc: KH Liu, PH Li, HY Lin, LB Lu
(2006). Công trình này ứng dụng LSI nghiên cứu chỉ số bền vững môi trường tại một
số địa phương thuộc Đài Loan, Trung Quốc.
Nghiên cứu: “Xem xét chức năng cảnh quan bền vững trên toàn nước Cộng hòa
Moldova của tác giả: R Shaker (2016)” [33]. Nghiên cứu này, ứng dụng LSI góp phần
làm sáng tỏ mối quan hệ tồn tại giữa cảnh quan và động lực dân số - và sự bền vững
của địa phương chỉ số phát triển (LSDI) được tạo ra cho Moldova; và (2) tự động
không gian địa phương ... Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp các nhà quy
hoạch bền vững khu vực và các nhà khoa học cảnh quan.
Như vậy, đến nay một số nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng BS
(Phương pháp thước đo độ bền vững BS (Barometer of Sustainability) và phương
pháp chỉ số bền vững địa phương (LSI - Local Sustainability Index) ở nhiều khía
cạnh khác nhau, tập trung trong các lĩnh vực chỉ số bền vững xã hội, môi trường,
chỉ số bền vững kinh tế, bên cạnh các nghiên cứu khung lý thuyết về thước đo BS
và chỉ số LSI, các nghiên cứu còn quan tâm vận dụng thước đo và chỉ số này vào
đánh giá tính bền vững những không gia trong phạm vi địa phương, khu vực, vùng
cụ thể tại các quốc gia.

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thước đo BS và chỉ số LSI được nghiên cứu trong cuốn sách
“Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” của tác giả Lưu Đức Hải và cộng sự
(1998)[6]. Cuốn sách giới thiệu về thước đo BS và chỉ số LSI đồng thời nghiên cứu
định lượng hóa cho sự phát triển bền vững bằng các chỉ BS và LSI và các nguyên tắc
xác lập các chỉ thị trên. Thước đo BS dưới phương diện công cụ tiếp cận hệ thống ứng
dụng trong nghiên cứu của cuốn sách “Môi trường và phát triển bền vững”của nhóm
tác giả Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2006).[7]. Nghiên cứu ứng dụng thước đo BS
và chỉ số bền vững LSI, được phát triển ở cấp độ khóa luận, đồ án tốt nghiệp đại học,
thực hiện ở cấp độ luận văn thạc sĩ các chuyên ngành liên quan tới Môi trường, Địa lý
tài nguyên, Sinh thái môi trường, Phát triển bền vững. Tác giả Đỗ Thu Hạnh với khóa
luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh thái tài nguyên “Đánh giá mức độ phát

19


triển bền vững của hai phường Vĩnh Trại và Đông Kinh thị xã Lạng Sơn trên cơ sở chỉ
số bền vững địa phương LSI”, chuyên ngành sinh thái tài nguyên, trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN (2000) [12]. Nguyễn Mai Hoa (2002), nghiên cứu
“Cải tiến chỉ số bền vững địa phương (LSI) để đánh giá độ bền vững của 2 phường Lý
Thái Tổ và Chương Dương quận Hoàn Kiếm – Hà Nội trong 2 năm 2000 và 2001”,
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh thái tài nguyên, trường ĐHKHTN,
ĐHQGHN [13]; Đồng Thị Ngọc, có khóa luận “Đánh giá độ bền vững của xã Hoa
Động và xã Thuỷ Đường huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng bằng phương
pháp biểu đồ BS (Barometer of sustainability), Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên
ngành sinh thái tài nguyên, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, 2007 [18]. Như vậy, ở Việt
Nam thước đo BS và chỉ số LSI, được nghiên cứu, ứng dụng trở thành công cụ, thước
đo quan trọng trong các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực sinh thái môi trường, môi
trường và phát triển bền vững, Quản lý môi trường nhằm đánh giá mức độ phát triển
bền vững của các địa phương.

1.1.3. Nghiên cứu tại Tây Bắc
Nghiên cứu tái định cư thủy điện: Tác giả Nguyễn Viết Thịnh, chủ nhiệm đề tài
cấp Bộ “Nghiên cứu tác động môi trường và kinh tế - xã hội của việc tái định cư vùng
hồ thủy điện Hòa Bình” (1998). Đề tài KHCN-07.07 (1999) [21]: Diễn biến môi
trường liên quan đến công trình thủy điện Sơn La, thuộc Chương trình Khoa học cấp
Nhà nước KHCN-07 do Cục Môi trường chủ trì (1999) [3]. Báo cáo chỉ ra những vấn
đề môi trường của dự án thủy điện Sơn La. Tác giả Lê Mỹ Phong có công trình luận án
tiến sĩ Đại lý “Nghiên cứu sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Sơn La khi có công trình thủy
điện trên cơ sở phân tích cảnh quan” [19]. Nội dung luận án đề cập đến vấn đề phân
vùng lãnh thổ tự nhiên, thay đổi cảnh quan tự nhiên, cảnh quan kinh tế của tỉnh Sơn La
khi xây dựng các công trình thủy điện. Ngoài ra, có thể kể đến một số công tình nghiên
cứu cụ thể ở các khu vực TĐC thủy điện ở tỉnh Sơn La như: Phạm Quang Linh (2008),
Đánh giá tác động xã hội của dự án thủy điện Sơn La đối với người dân TĐC tại bản
Nậm Tôm, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La [16]; Trần Thị Mai Lan (2007),
Người Thái ở khu TĐC xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La [17], Lâm Minh
Châu (2010), TĐC và biến đổi kinh tế trong đời sống của người Thái (Trường hợp bản
Nậm Rên, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La [4]),… Đây là các nghiên cứu
trường hợp về TĐC tại các khu vực cụ thể về hiện trạng TĐC trên các cộng đồng dân

20


cư cấp làng bản. Năm 2013, tác giả Phạm Văn Lợi, chủ trì đề tài khoa học cấp tỉnh
Sơn La: “Nghiên cứu những biến đổi điều kiện sống, đề xuất giải pháp phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng cư dân khu vực tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh
Sơn La”; Đề tài KHCN cấp tỉnh Sơn La; Mã số: KX-09-2013 [15]. Đề tài tập trung
nghiên cứu biến đổi sống, từ đó đề xuất giải pháp tổng thể phát triển các vùng TĐC
trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Nghiên cứu ứng dụng BS và LSI: Tác giả Thiều Quang Phi Hùng có nghiên cứu
“Đánh giá mức độ bền vững của một số điểm tái định cư trên địa bàn huyện Thuận

Châu, tỉnh Sơn La”, Luận văn thạc sỹ khoa học Môi trường, trường ĐHKHTN,
ĐHQGHN, (2011) [14]. Trong nghiên cứu này, tác giả ứng dụng BS và LSI làm thước
đo đánh giá, định lượng mức độ bền vững của một số điểm TĐC trên địa bàn huyện
Thuận Châu, Sơn La. Hai thành viên của đề tài là: Đỗ Xuân Đức, Vũ Thị Nự, công bố
nghiên cứu “Đánh giá mức độ bền vững cộng đồng tái định cư thủy điện bằng phương
pháp thước đo BS và chỉ số LSI”, trên tạp chí Môi trường (2014) [5]. Nghiên cứu ứng
dụng BS và LSI để đánh giá tính bền vững tại một số điểm TĐC di vén tại chỗ tại địa
bàn hai huyện Mường La và Quỳnh Nhai. Kết quả phân tích bằng thước đo BS và chỉ
số LSI đã định lượng những trọng số làm căn cứ xác định và nhận diện những nguy cơ
tiềm ẩn đe dọa đến quá trình phát triển bền vững cộng đồng TĐC di vén hiện tại và
tương lai. Đây chính là phần kết quả nghiên cứu được đề tài tham khảo.
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước, tại khu vực Tây Bắc được tổng
hợp trên có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được xác định là những tư
liệu quan trọng, có giá trị tham khảo cao cho đề tài khi tiếp cận và ứng dụng bộ thước
đo này vào nghiên cứu cụ thể tại các loại hình TĐC trong cộng đồng di dân TĐC thủy
điện Sơn La tại địa bàn tỉnh Sơn La.
1.2. Cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và tính bền vững cộng đồng
1.2.1. Phát triển bền vững
Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV), (Sustainable Development), xuất hiện
khi hệ thống trái đất, xã hội và con người đứng trước giới hạn của sự phát triển,giới
hạn sống còn để có thể tồn tại.Năm 1971, chương trình con người và sinh quyển của
UNESCO với mục tiêu phát triển cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo tồn
các tài nguyên của sinh quyển và cải thiện quan hệ toàn cầu giữa loài người và môi
trường. Năm 1980, trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội

21


Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN), đưa ra định nghĩa
PTBV là“Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà

còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường
sinh thái học”. Năm 1987: Bản báo cáo Brundtland (Tương lai chung của chúng ta),
cảnh tỉnh rằng con người phải thay đổi rất nhiều trong cách sống và hành động của
mình, việc phát triển phải phù hợp với giới hạn sinh thái của hành tinh; định nghĩa
PTBV là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không

ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai...”. Đến hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị
Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng
hòa Nam Phi, 2002 đã thống nhất đưa ra định nghĩa PTBV là “PTBV là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm:
phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi
trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường; phòng chống cháy rừng và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên)” [8]. Như vậy, ba trụ cột phát triển bền vững được xác
định từ các khái niệm trên là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế
bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội
là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu
chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân
trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền
vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.
Hiện nay, đã có nhiều mô hình lý thuyết PTBV được đưa vào sử dụng và tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, mô hình PTBV được UNESCO đưa ra
2005 được sử dụng và trích dẫn nhiều trong nghiên cứu PTBV trên thế giới hiện nay.
Trong mô hình lý thuyết PTBV của UNESCO, chỉ ra được 3 trụ cột PTBV nằm trong
không gian văn hóa, như vậy, cách tiếp cận PTBV theo mô hình này ngoài 3 trụ cột là
kinh tế, xã hội, môi trường, thì văn hóa trở thành nhân tố nền tảng, quan trọng quyết
định để đạt mục tiêu PTBV.


22


Đến nay, trên phạm vi toàn cầu có trên 120 nước xây dựng và thực hiện
Chương trình nghị sự (CTNS) 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 CTNS
21 cấp địa phương [9]. Bước sang thế thế kỷ 21, ngày 25/9/2015, Tại New York, USA,
Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững Liên Hợp Quốc 2015 (UN Sustainable
Development Summit 2015), được sự chấp thuận bởi 193 quốc gia thành viên đồng ý
đạt được một chương trình nghị sự đầy tham vọng với 17 mục tiêu phát triển bền vững
mới trong đó bao gồm việc chấm dứt đói nghèo, thúc đẩy sự thịnh vượng và hạnh phúc
cho người dân đồng thời bảo vệ môi trường vào năm 2030 [35]. Như vậy, PTBV đã trở
thành mối quan tâm của nhiều quốc gia, khu vực và địa phương. Trên phạm vi toàn
cầu xu hướng PTBV đã trở thành vấn đề chiến lược của nhiều quốc gia. Khung lý
thuyết PTBV dựa trên các mô hình phát triển, trong đó xác định các trụ cột phát triển
bao gồm 4 lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường.
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải
thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định.
PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện
tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn PTBV phải
lồng ghép được 4 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế,
văn hóa, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên lý chung để hướng sự
phát triển bền vững của các lĩnh vực.
1.2.2. Tính bền vững
Sau lý thuyết phát triển bền vững được định nghĩa và hiểu tương đối đầy đủ trên
phạm vi toàn cầu, từ đó, đến nay ở nhiều nước, trong rất nhiều các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tên của nhiều tổ chức đã theo xu hướng có tính từ bền vững (sustainable),
xanh (green, blue) hoặc sinh thái (eco-) với hàm ý phát triển hợp sinh thái
(ecologically sustainable development): phát triển xanh/tăng trưởng xanh/kinh tế xanh,
năng lượng xanh, lối sống xanh, cơ quan xanh, xí nghiệp xanh, đô thị xanh, cộng đồng

xanh, đô thị thân thiện môi trường, đô thị sinh thái, cộng đồng sinh thái.
Bền vững (tiếng Anh: sustainability) là khả năng duy trì. Trong sinh thái học, từ
"bền vững" lý giải cách thức hệ thống sinh học duy trì được sự đa dạng giống loài và
sinh sôi theo thời gian. Những vùng đất ẩm ướt và khu rừng tươi tốt lâu đời là điển
hình cho hệ thống sinh học bền vững. Đối với con người, tính bền vững là khả năng

23


duy trì lâu dài trạng thái sức khỏe tốt, điều này chịu ảnh hưởng bởi các mặt về môi
trường, kinh tế và xã hội [Bách khoa toàn thư mở Wikipedia].
Tính bền vững xét về sinh thái – các chiến lược nhằm đảm bảo tính đa dạng,
khả năng chống chọi và phát triển liên tục của các hệ sinh thái trong việc thực hiện
chức năng lâu dài (như hệ sinh thái) [Assé, Rainer, Tại sao cần bảo tồn để phát triển
bền vững].
Một số nghiên cứu khác định nghĩa tính bền vững là: sự đảm bảo cho các thế hệ
tương lai có cơ hội công bằng đối với tài nguyên mà hành tinh chúng ta cung cấp hay
tính bền vững là các kiểu phát triển về mặt kinh tế và xã hội mà không làm ảnh hưởng
đến môi trường với các thuộc tính sau.
- Con người và các cơ thể sống khác hài hòa với các hệ thống trợ giúp tự nhiên
như không khí, nước và đất (bao gồm các hệ sinh thái).
- Chính sách năng lượng không làm ô nhiễm khí quyển gây ra những trạng thái
lo lắng về khí hậu như nóng lên toàn cầu.
- Kế hoạch sử dụng các tài nguyên có thể phục hồi như nước, rừng, đồng cỏ, đất
nông nghiệp, ngư trường không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và phá hủy các hệ
sinh thái.
- Kế hoạch sử dụng tài nguyên không thể phục hồi không gây tổn hại cho môi
trường toàn cầu, và cung cấp một phần cho tài nguyên không tái tạo cho thế hệ tương lai.
1.2.3. Cộng đồng và phát triển cộng đồng bền vững
Khái niệm cộng đồng: Ajinder Walia, cho rằng, “cộng đồng” là khái niệm mơ

hồ, nó được hiểu và diễn giải khác nhau từ những người khác nhau. Tuy nhiên, nói
một cách phổ quát: “cộng đồng” là đời sống kinh tế xã hội trên một khu vực địa lý, có
các tâm lợi ích và hoạt động chung và được nhận dạng bởi sự gắn kết xã hội. Nhìn
gần hơn, cộng đồng được hình dung thông qua những nhóm xã hội cùng chia sẻ một
môi trường, trong một phạm vi địa lý; nơi họ cùng nhau nỗ lực, chung niềm tin, chung
nguồn tài nguyên, cùng có nhu cầu và chịu cùng rủi ro cũng như hàng loạt điều kiện
chung khác đang tác động đến cuộc sống của họ [22].
Trong các nghiên cứu phát triển cộng đồng ở Việt Nam, tiêu biểu là tài liệu Sổ
tay hướng dẫn phát triển cộng đồng ở Việt Nam dành cho người làm công tác phát
triển cộng đồng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ xuất bản, chủ
biên: Lê Văn An, Ngô Tùng Đức và cộng sự, đưa ra định nghĩa cộng đồng: “Là nhóm

24


người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã, phường của khu vực nông thôn và thành
thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Cộng đồng có những điểm
giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số
yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay” [2].
Cộng đồng đóng vai trò chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương mình. Vai trò
chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là người chủ động, tích
cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng. Bởi vì họ: Hiểu rõ nhất về cộng đồng
của họ, biết các khó khăn, thách thức và mong muốn của mình; Hiểu tiềm năng, lợi
thế; Biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau; Cộng
đồng chịu trách nhiệm về kết quả các hoạt động của họ. Thực tiễn ở nhiều địa phương
cho thấy công trình của cộng đồng như các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng dòng
họ, làng bản… đã được người dân địa phương thực hiện tốt.
Phát triển cộng đồng bền vững: Phát triển cộng đồng bền vững “sự phát triển
nhằm thỏa mãn cho các nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển của

cộng đồng đó trong tương lai; đặc biệt là việc khai thác, sử dụng các nguồn lực cho
hiện tại như con người, xã hội, tài chính, tài nguyên, môi trường nhưng không làm ảnh
hưởng đến tương lai” [2].
1.3. Cơ sở lý thuyết di dân và các kiểu tái định cƣ thủy điện
1.3.1. Di dân
Theo nghĩa rộng nhất, “Di dân là sự dịch chuyển của con người (cá nhân hoặc
cộng đồng) trong không gian và thời gian hay đó chính là sự thay đổi nơi cư trú tạm
thời hay vĩnh viễn. Với cách hiểu này di dân về cơ bản đồng nghĩa với sự di chuyển/ di
động dân cư”. Theo nghĩa hẹp di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ
(làng, xã, huyện, tỉnh, quốc gia) này sang một đơn vị lãnh thổ (làng, xã, huyện, tỉnh,
quốc gia) khác, với mục tiêu xác định một nơi cư trù mới thay thế cho nơi cư trú cũ,
trong một thời điểm nhất định/ xác định” [1].
1.3.2. Tái định cƣ
Tái định cư (TĐC) luôn đi liền và gắn bó chặt chẽ, mật thiết với các cuộc di
dân. Có di dân mới có TĐC. Trừ những cuộc di dân do nguyên nhân chiến tranh và
thiên tai, còn lại với các cuộc di dân do các nguyên nhân khác (kinh tế, văn hóa, xã
hội,...) mục tiêu sớm ổn định lại cuộc sống và cuộc sống ở nơi ở mới phải cao hơn, tốt

25


×