Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khảo sát chi phí ngoài y tế và chi phí gián tiếp của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại một số cơ sở y tế trên địa bàn bắc ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CHU THỊ NHƯ

KHẢO SÁT CHI PHÍ NGOÀI Y TẾ VÀ
CHI PHÍ GIÁN TIẾP CỦA BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI MỘT SỐ
CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN BẮC NINH
NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CHU THỊ NHƯ
Mã sinh viên: 1301309

KHẢO SÁT CHI PHÍ NGOÀI Y TẾ VÀ
CHI PHÍ GIÁN TIẾP CỦA BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI MỘT SỐ
CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN BẮC NINH
NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
Ds. Kiều Thị Tuyết Mai
Nơi thực hiện:


Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ds. Kiều Thị Tuyết Mai Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược. Cô đã ân cần chỉ dạy, quan tâm hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên, dìu dắt và truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào
tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình 5 năm học tập tại trường, đã cho tôi tiếp thu những kiến thức bổ
ích và nhiều kinh nghiệm quý báu làm hành trang bước vào cuộc đời.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, gia đình tôi đã sinh thành, nuôi
dưỡng, gắn bó với tôi, là động lực cho tôi học tập và nghiên cứu. Cám ơn bạn bè tôi
luôn chia sẻ, động viên, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập và quá trình làm
khóa luận.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Chu Thị Như


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Phân tích chi phí bệnh tật ( Cost of illness- COI). ...............................................3
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................3
1.1.2. Các thành phần chi phí trong nghiên cứu COI. .................................................3
1.1.3. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.1.4. Các phương pháp xác định chi phí......................................................................7
1.2. Đại cương về bệnh đái tháo đường .......................................................................9
1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................................9
1.2.2. Phân loại đái tháo đường .....................................................................................9
1.2.3. Chẩn đoán ...........................................................................................................10
1.2.4. Điều trị ................................................................................................................11
1.3. Tác động của bệnh đái tháo đường .....................................................................13
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................................13
1.3.2. Việt Nam..............................................................................................................14
1.3.3. Chi phí trực tiếp ..................................................................................................16
1.3.4. Chi phí gián tiếp .................................................................................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................................18
2.3.2. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................... 19
2.3.3. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................ 19
2.3.4. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ...............................................................................19
2.3.5. Xác định biến số .................................................................................................20
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 22



2.3.7. Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ...................................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1. Chi phí trực tiếp ngoài y tế của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 .....................................27
3.1.1. Chi phí đi lại của bệnh nhân..............................................................................27
3.1.2. Chi phí ăn uống của bệnh nhân ........................................................................28
3.1.3. Chi phí ở trọ của bệnh nhân ..............................................................................28
3.1.4. Chi phí của người đi cùng..................................................................................29
3.1.5. Một số chi phí khác ............................................................................................ 29
3.1.6. Chi phí trực tiếp ngoài y tế trung bình cho một lần đi khám ........................... 30
3.1.7. Mối liên hệ giữa một số yếu tố tới chi phí trực tiếp ngoài y tế ......................... 31
3.2. Chi phí gián tiếp của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ...................................................... 33
3.2.1. Chi phí mất đi do bệnh nhân nghỉ làm để đến cơ sở khám chữa bệnh ...........33
3.2.2. Chi phí mất thời gian lao động của người chăm sóc ........................................34
3.2.3. Chi phí giảm năng suất lao động của bệnh nhân .............................................34
3.2.4. Chi phí gián tiếp trung bình trong một tháng đi khám ....................................35
3.2.5. Mối liên hệ giữa một số yếu tố tới chi phí gián tiếp ..........................................36
3.3. Chi phí ngoài y tế và chi phí gián tiếp trung bình năm của bệnh nhân ĐTĐ
typ 2 ............................................................................................................................... 38
3.3.1. Chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp trung bình năm của bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 ............................................................................................................38
BÀN LUẬN ..................................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADA


Tên tiếng Anh
American Diabetes
Association

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì
Bệnh nhân

BN
IDF

Tên tiếng Việt

International Diabetes
Federation

Liên đoàn đái tháo đường thế giới
Trung tâm y tế dự phòng

Cơ sở A

tỉnh Bắc Ninh
Bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du

Cơ sở B
COI

Cost of illness

Chi phí bệnh tật


WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới
Đái tháo đường

ĐTĐ
CEA

Cost Effectiveness
Analysis

Chi phí hiệu quả

CBA

Cost Benefit Analysis

Chi phí lợi ích

CUA

Cost Utylity Analysis

Chi phí thỏa dụng

T2DM


Type 2 Diabetest Mellius

Đái tháo đường typ 2

TLTK

Tài liệu tham khảo

TB

Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Ví dụ về các loại chi phí liên quan đến sức khỏe .......................................4
Bảng 1-2: Các loại chi phí bệnh tật trong các quan điểm nghiên cứu ......................6
Bảng 1-3: Các phương pháp tiếp cận ..........................................................................8
Bảng 1-4: Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành,
không có thai ................................................................................................................11
Bảng 2-5: Danh sách biến số nghiên cứu ...................................................................20
Bảng 2-6: Chỉ số nghiên cứu ....................................................................................... 22
Bảng 2-7: Một số đặc điểm xã hội học của mẫu nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
Bảng 3-8: Chi phí đi lại của bệnh nhân .....................................................................27
Bảng 3-9: Chi phí ăn uống của bệnh nhân ................................................................ 28

Bảng 3-10: Chi phí của người đi cùng .......................................................................29
Bảng 3-11: Chi phí phát sinh khác .............................................................................29
Bảng 3-12: Chi phí trực tiếp ngoài y tế trung bình cho một bệnh nhân ĐTĐ typ 2
trong một tháng ...........................................................................................................30
Bảng 3-13: Chi phí trực tiếp ngoài y tế trung bình cho một lần khám bệnh .........31
Bảng 3-14: Chi phí giảm số ngày làm việc do bệnh nhân nghỉ việc để đến cơ sở
khám chữa bệnh...........................................................................................................33
Bảng 3-15: Chi phí mất thời gian lao động của người chăm sóc............................. 34
Bảng 3-16: Chi phí giảm năng suất lao động của bệnh nhân trong một tháng .....34
Bảng 3-17: Chi phí gián tiếp trung bình của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong một
tháng ............................................................................................................................. 35
Bảng 3-18: Chi phí gián tiếp trung bình hàng tháng của bệnh nhân ..................... 36
Bảng 3-19: Chi phí bình quân trên một năm của bệnh nhân ..................................38


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: : Phác đồ điều trị ........................................................................................ 12
Hình 1-2: Tình hình ĐTĐ tại Việt Nam ....................................................................15
Hình 1-3: Chi phí điều trị ĐTĐ tại Việt Nam ........................................................... 15
Hình 3-4: Cơ cấu chi phí trực tiếp ngoài y tế của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong một
tháng ............................................................................................................................. 30
Hình 3-5: Cơ cấu chi phí gián tiếp của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong một tháng ...35


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính ngày càng
phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới với tốc độ phát triển rất nhanh. Theo ước
tính của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017, cứ mười người trưởng
thành sẽ có một người bị mắc ĐTĐ, điều này cũng có nghĩa hiện nay trên thế giới có

khoảng 425 triệu người mắc bệnh và dự đoán đến năm 2045 số người mắc bệnh ĐTĐ
trên toàn thế giới sẽ là 625 triệu người. Cũng theo IDF, Việt Nam có tới 3,53 triệu
người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Tỉ lệ gia tăng ĐTĐ tại Việt Nam so
với các nước trong khu vực và toàn cầu giai đoạn 2017-2045 là 78,5% và chi phí điều
trị sẽ tăng 42% từ 2017-2045 từ 765,6 triệu USD lên 1,085 tỷ USD [24].
Đái tháo đường tạo ra gánh nặng khổng lồ cho nền kinh tế, cho bệnh nhân và
toàn xã hội. Ở các nước công nghiệp phát triển chi phí cho bệnh ĐTĐ thường chiếm từ
5-10% ngân sách dành cho Y tế. Đến năm 2013, theo ước tính, chi phí trực tiếp và
gián tiếp cho bệnh ĐTĐ khoảng 827 tỉ đô la Mỹ. Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế
ước tính chi phí cho căn bệnh ĐTĐ đã tăng gấp 3 lần từ năm 2003 đến năm 2013. Một
nghiên cứu khác ước tính chi phí toàn cầu cho bệnh ĐTĐ hàng năm là 1,7 nghìn tỉ
USD, trong đó 900 tỉ USD là của các nước phát triển, 800 tỉ USD là của các nước có
thu nhập thấp và trung bình. Năm 2017, 12% chi phí cho y tế của toàn thế giới được
chi cho ĐTĐ (727 tỷ USD), ước tính vào năm 2045 con số này sẽ vượt quá 776 tỷ
USD [24].
Những gánh nặng khổng lồ của bệnh ĐTĐ không chỉ là do tác động của chi phí
điều trị. Bên cạnh các chi phí y tế trực tiếp, các khoản chi phí gián tiếp, các khoản chi
ngoài y tế cũng tạo ra hao phí rất lớn cho xã hội. Kết quả nghiên cứu tác động kinh tế
của ĐTĐ ở Mỹ năm 2012 cho thấy tổng chi phí ước tính của bệnh ĐTĐ là 245 tỷ đô
la, bao gồm 176 tỷ đô la cho chi phí y tế trực tiếp và 69 tỷ đô la trong chi phí gián tiếp
[8]. Từ đó, ta thấy được chi phí gián tiếp cũng là một thành phần quan trọng trong chi
phí bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam còn có rất ít nghiên cứu về chi phí
gián tiếp và chủ yếu được tiến hành tại các thành phố lớn như đề tài của Nguyễn
Hoàng Lan (thành phố Huế) [7], Nguyễn Tử Đặng Lê và cộng sự (thành phố Hồ Chí
Minh) [30].

1


Với mong muốn tìm hiểu thêm về chi phí trực tiếp ngoài y tế, chi phí gián tiếp

và một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí này, đề tài được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Ước tính chi phí trực tiếp ngoài y tế và các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí trực
tiếp ngoài y tế của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
2. Ước tính chi phí gián tiếp và các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí gián tiếp của
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Phân tích chi phí bệnh tật (Cost of illness- COI).
1.1.1. Khái niệm
Ngày này già hóa dân số và sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm
đang tạo ra gánh nặng kinh tế to lớn đối với toàn xã hội. Với nguồn lực hạn hẹp, các
nhà hoạch định chính sách, bác sĩ và bệnh nhân luôn luôn phải cân nhắc làm sao để
phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý. Việc thu thập và phân tích các số liệu về chi phí
bệnh tật (Cost of illness- COI) sẽ giúp ước tính tổng gánh nặng của một căn bệnh cụ
thể đối với các bên liên quan, từ đó, có thể đưa ra những quyết định, chính sách phù
hợp [1]. Ước tính tổng gánh nặng của một căn bệnh cụ thể đối với xã hội là xác định
và đo lường tất cả các chi phí của một bệnh cụ thể bao gồm cả chi phí trực tiếp, chi phí
gián tiếp, chi phí vô hình và đầu ra sẽ được thể hiện bằng tiền tệ.
Chi phí bệnh tật (COI) là kỹ thuật đánh giá kinh tế được sử dụng trong lĩnh vực
y tế. Mục đích chính là để đo lường gánh nặng kinh tế của bệnh tật đối với xã hội [36].
Các nghiên cứu về chi phí bệnh tật sẽ đánh giá các nguồn lực được sử dụng và mất đi
do một bệnh cụ thể, có thể phân tích gánh nặng y tế và kinh tế lên một tổ chức, cá
nhân hay thậm chí là toàn xã hội [15], [18]. Ngoài ra, các nhiên cứu COI còn là bước
nghiên cứu cơ bản phục vụ cho cho các đánh giá kinh tế y tế như phân tích hiệu quả chi phí nhằm so sánh các can thiệp y tế [18].
1.1.2. Các thành phần chi phí trong nghiên cứu COI.

Theo các lí thuyết về kinh tế y tế, chi phí bệnh tật bao gồm chi phí trực tiếp, chi
phí gián tiếp và chi phí vô hình. Trong đó, chi phí trực tiếp sẽ bao gồm chi phí y tế và
chi phí ngoài y tế.

3


Bảng 1-1: Ví dụ về các loại chi phí liên quan đến sức khỏe
Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp y tế
Chăm sóc nội trú.

Phí khám ngoại trú.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Tư vấn bác sĩ chuyên khoa,
chuyên gia.
Dịch vụ hỗ trợ như dinh dưỡng,
vật lí trị liệu, xe cứu thương.

Chi phí gián tiếp

ngoài y tế
Chi phí di chuyển.
Các dịch vụ xã hội như tư
vấn, đào tạo lại.

Giảm năng suất lao
động.

Bệnh tật, nghỉ làm.

Sửa chữa tài sản bị hư

Hao phí thời gian lao

hại.

động của người nhà.

Chi phí cho thời gian tìm
kiếm thông tin về bệnh, di Tàn tật do bệnh.
chuyển, chờ đợi…
Chăm sóc con cái.

Phân bổ các chi phí đầu tư ban
đầu, xây dựng cơ sở vật chất,
chi phí thiết bị.
Thuốc kê đơn và không kê đơn.
Thuốc, vật tư, trang thiết bị do
gia đình tự chi trả.
Xét nghiệm.
Dịch vụ điều trị: phẫu thuật, thủ
thật, thở oxy…
Chế độ ăn đặc biệt.
Dịch vụ phòng ngừa, tầm
soát…
Phục hồi chức năng.
Đào tạo giáo dục: Tập huấn tự
chăm sóc cho bệnh nhân, hỗ trợ

kĩ năng sống cho cộng đồng…
4

Tử vong sớm do bệnh.


1.1.2.1. Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là gánh nặng kinh tế mà người bệnh và gia đình họ phải chi trả
cho việc khám chữa bệnh (tiền thuốc, xét nghiệm, phục hồi chức năng…) và các chi
phí khác như chi phí đi lại, tiền trọ, tiền thuê người chăm sóc… nói cách khác chi phí
trực tiếp đại diện chi phí cơ hội của tất cả các loại tài nguyên được sử dụng để điều trị
bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn với người bệnh và gia đình bởi đây là chi phí bắt buộc.
Ước tính chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh mạn tính cao hơn các bệnh cấp tính hoặc
bệnh truyền nhiễm với điều kiện là phương pháp điều trị và phòng ngừa có hiệu quả và
được sử dụng hiệu quả [5].
Trong chi phí trực tiếp lại được chia làm 2 loại:
Chi phí trực tiếp y tế
Chi phí trực tiếp y tế bao gồm chi phí chăm sóc bệnh nhân nội trú tại bệnh viện,
chăm sóc bệnh nhân ngoại trú, cấp cứu, chăm sóc tại bệnh viện, phục hồi chức năng,
xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thuốc theo đơn và dịch vụ y tế... [23], [33].
Chi phí trực tiếp ngoài y tế
Chi phí trực tiếp ngoài y tế đề cập đến những chi phí phát sinh của bệnh nhân
và gia đình họ có liên quan trực tiếp với bệnh nhưng không phải là các chi phí y tế,
chẳng hạn như chi phí vận chuyển, chi phí di chuyển và chăm sóc không chính thức
khác như ăn uống, ở trọ… [33], [39].
1.1.2.2. Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp bao gồm tổn thất năng suất lao động liên quan đến bệnh tật và
tử vong [33]. Thiệt hại về năng suất bao gồm cả việc nghỉ làm do ốm và giảm năng
suất do mắc bệnh những bệnh nhân vẫn tiếp tục làm việc (tàn phế, nghỉ hưu sớm) [20].
Chi phí gián tiếp còn bao gồm cả những sản phẩm lao động do người phục vụ người

bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc cho người bệnh hay đi khám cùng người bệnh [5].
Chi phí gián tiếp thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí hầu hết các nghiên cứu
COI [33], [39]. Trong thực tế, chi phí gián tiếp tạo thành một phần thiệt hại không nhỏ
về phúc lợi xã hội do bệnh tật [21]. Những chi phí này phần lớn do xã hội phải chi trả
[5].
1.1.2.3. Chi phí vô hình
Chi phí vô hình còn được gọi là gánh nặng tâm lý của người bệnh, gia đình và
xã hội, bao gồm các stress, sự lo lắng của bản thân người bệnh, thân nhân và cả cộng
5


đồng về tất cả các khía cạnh có liên quan đến bệnh như tình trạng bệnh, diễn biến của
bệnh, ảnh hưởng của bệnh đến công việc, đến tương lai… [5]. Các chi phí vô hình
hiếm khi được định lượng trong các nghiên cứu COI do những khó khăn về đo lường
và những tranh cãi liên quan.
1.1.3. Quan điểm nghiên cứu
Bảng 1-2: Các loại chi phí bệnh tật trong các quan điểm nghiên cứu [27]
Quan điểm

Chi phí y tế

Chi phí

Chi phí do

Chi phí

Chi phí do

do bệnh


tử vong

ngoài y

chính phủ

tật

sớm

tế

chi trả

Xã hội

x

x

x

x

-

Hệ thống y tế

x


-

-

-

-

-

-

-

-

Phần chi

Phần chi phí
Công ty bảo hiểm

bảo hiểm y

phí bảo

-

hiểm y tế


tế chi trả

Người sử dụng lao
động

Chi phí bảo
hiểm y tế chi
trả

chi trả
Giảm năng

Giảm

suất do tử

năng suất

vong sớm
Chi phí tư

Chi phí bảo
Chính phủ

hiểm y tế chi

-

-


trả
Người bệnh và gia
đình

Chi phí bệnh
nhân phải tự
chi trả

pháp hình

Do bệnh

sự
Chi phí
Thiệt hại

Thiệt hại

bệnh

về lương

về lương

nhân phải
tự chi trả

Số tiền được
chính phủ
hỗ trợ


Bên cạnh các loại chi phí khác nhau, một yếu tố quan trọng khác trong nghiên
cứu COI là quan điểm tiến hành nghiên cứu. Tùy thuộc vào quan điểm được chọn, ước
tính chi phí sẽ thay đổi. Các quan điểm có thể có bao gồm các quan điểm của bệnh
nhân (ví dụ: chi phí tự bỏ tiền túi), quan điểm của người sử dụng lao động (ví dụ: chi
phí bồi thường bảo hiểm lao động và mất năng suất lao động), quan điểm của công ty
bảo hiểm (ví dụ: chi phí khiếu nại), quan điểm của Chính phủ (ví dụ: chi phí dịch vụ y
6


tế công cộng) hoặc quan điểm xã hội (tất cả các chi phí về bệnh tật, tử vong, vận
chuyển...).
Quan điểm xã hội là cách tiếp cận toàn diện nhất và thường được sử dụng trong
nghiên cứu chi phí-đái tháo đường [35] bởi vì nó bao gồm tất cả các chi phí y tế trực
tiếp và chi phí gián tiếp cho tất cả các thành viên trong một xã hội nhất định mà họ
tham gia và thường được ưu tiên vì nó cho phép phân tích đầy đủ tất cả các chi phí cơ
hội có thể quy cho cho một căn bệnh và được khuyến cáo cho các phân tích chi phí có
như CBA, CEA và CUA. Do phạm vi chi phí lớn, quan điểm của hệ thống chăm sóc
sức khỏe cộng đồng và xã hội có xu hướng dẫn đến ước tính chi phí cao hơn bất kỳ
cách tiếp cận nào khác, nói theo một cách khác là nó tránh đánh giá sai lầm một chi
phí, không đưa ra một chi phí thấp hơn so với thực tế [16], [33].
1.1.4. Các phương pháp xác định chi phí
Phương pháp phổ biến để xác định COI ước tính:
Cách thứ nhất (incidence-based) là cách tiếp cận dựa trên xem xét tỷ lệ chi phí
của một nhóm bệnh nhân từ khi chẩn đoán cho đến khi chết (chi phí suốt đời) [22],
[23].
Cách thứ hai (prevalence-based) là cách tiếp cận dựa trên xem xét tỷ lệ chi phí
của một nhóm bệnh trong một khung thời gian nhất định chứ không phải là quá trình
cả đời, nó là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu chi phí của
bệnh tiểu đường [34], [35].

Cách tiếp cận thứ ba (present cost method) là chi phí hiện tại, tương tự như
phương pháp tiếp cận tỷ lệ hiện mắc nhưng là loại nghiên cứu duy nhất trong đó có
ước tính tổn thất về năng suất [14].
Cách tiếp cận để ước tính chi phí gián tiếp:
Chi phí gián tiếp có thể được rút ra theo ba cách: (1) cách tiếp cận vốn con
người, (2) cách tiếp cận chi phí ma sát và (3) cách tiếp cận sẵn sàng chi trả.
Cách tiếp cận vốn con người (the human capital approach) là phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu chi phí của bệnh tiểu đường [35]. Nó
xem xét thu nhập đã mất đi của bệnh nhân và người chăm sóc và tính đến lúc tử vong
sớm và tàn tật vĩnh viễn [33].

7


Ngược lại, chi phí ma sát (the friction cost approach) là phương pháp đo lường
những tổn thất về sản xuất trong thời gian cần để thay thế một người lao động [28],
[29].
Cuối cùng, phương pháp tiếp cận sẵn sàng chi trả (the willingness-to-pay
approach) sử dụng các phương pháp khác nhau, chẳng hạn như các cuộc khảo sát, để
xác định số tiền mà một cá nhân đồng ý trả tiền để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
hoặc tử vong [16], [33].
Bảng 1-3: Các phương pháp tiếp cận
Phương pháp
lượng giá thời gian
của bệnh nhân
Tiếp cận dựa trên cơ
sở đầu ra

BN có việc làm ổn


BN không có việc làm ổn

định

định

Báo cáo về sự thay
đổi thu nhập trước
và sau bị bệnh.

Báo cáo của sự thay đổi thu
nhập trước và sau bị bệnh

TLTK
Đề xuất bởi
WHO, 2009
[38].

Lựa chọn 1: Cho giá trị bằng
0
Lựa chọn 2: định giá theo
Tiếp cận dựa trên cơ

Số giờ hoặc số

mức lương trung bình của

sở đầu vào.

ngày nghỉ nhân


những bệnh nhân có việc

Lensberg.B

Tiếp cận vốn con

mức lương trung

làm.

và cộng sự

người (giải quyết sự

bình của người lao

Lựa chọn 3: Định giá theo

2013 [31].

mất công bằng)

động

mức thu nhập bình quân
trước khi mắc bệnh của
những bệnh nhân thuộc cùng
một nhóm thu nhập.


Tiếp cận dựa trên cơ
sở đầu ra: Tiếp cận
vốn con người
(không giải quyết sự
mất cân đối)

Số giờ hoặc số

Đề xuất bởi

ngày nghỉ nhân

WHO, 2002

với mức thu nhập

Như ở trên

của bệnh nhân

Drummond
và cộng sự

trước khi mắc

năm 2007

bệnh.

[17].


8


1.2. Đại cương về bệnh đái tháo đường
1.2.1. Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm
tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả
hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở
tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [2].
1.2.2. Phân loại đái tháo đường
a. Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
Đái tháo đường típ 1 do tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân không còn hoặc
còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (típ 1 A), 5% vô căn (típ 1 B). Bệnh nhân bị
thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh
nhân cần insulin để ổn định glucose huyết.
b. Đái tháo đường typ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền
tảng đề kháng insulin).
Đái tháo đường typ 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ
không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm
nhưng người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin.
c. Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng
cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, typ 2 trước đó).
ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của
thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, typ 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3
tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn
đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai.
d. Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc

ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS
hoặc sau cấy ghép mô…[2].

9


1.2.3. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo thông tư của Bộ y tế tham vấn hiệp
hội Đái tháo đường Mỹ - ADA [9] dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a. Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7
mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước
đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:
b. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
c. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose
huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều,
uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở
trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét
nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu
quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥
126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn
hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.

10



1.2.4. Điều trị
1.2.4.1. Mục tiêu điều trị
Bảng 1-4: Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng
thành, không có thai
Mục tiêu

Chỉ số

HbA1c

< 7%

Glucose huyết tương mao
mạch lúc đói, trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương
mao mạch sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp

80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)

< 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
Tâm thu < 140 mmHg, Tâm trương < 90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp < 130/85-80 mmHg
LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có
biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol < 70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh

Lipid máu

tim mạch.

Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và > 50
mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.

11


1.2.4.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị [9]

Hình 1-1: : Phác đồ điều trị

12


1.3. Tác động của bệnh đái tháo đường
1.3.1. Trên thế giới
Gánh nặng bệnh tật và tử vong
ĐTĐ là bệnh đã có từ lâu nhưng đặc biệt phát triển trong những năm gần đây,
bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế-xã hội. Năm 1994, toàn thế giới
có 110 triệu người đái tháo đường, năm 1995 tăng lên 135 triệu (4% dân số thế giới).
Ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) số người mắc bệnh ĐTĐ năm
2010 là 246 triệu người, năm 2014 là 422 triệu người, tốc độ gia tăng của bệnh ĐTĐ là
55% mỗi năm. Dự kiến số người ĐTĐ sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Khu
vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) hiện chiếm tỉ lệ bệnh ĐTĐ cao nhất
(chiếm khoảng 37%). Theo ước tính có 9,3% người trưởng thành từ 20-79 tuổi mắc
bệnh đái tháo đường tương ứng với 153 triệu người mắc bệnh ĐTĐ ở khu vực này.
Theo dự đoán của các chuyên gia y tế thế giới trong vòng 20 năm tới bệnh sẽ tăng
42% ở các nước công nghiệp phát triển, trong khi những nước đang phát triển tỉ lệ
bệnh sẽ tăng tới 170% [24]. Số người trưởng thành tử vong toàn cầu liên quan tới đái
tháo đường là khoảng 5 triệu người, trong khi con số tử vong do HIV/AIDS chỉ 1,1

triệu người; do lao là 1,4 triệu người và do sốt rét là 438 nghìn người [3]. ĐTĐ gắn
liền với các biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim,
đột quỵ (người bệnh ĐTĐ typ 2 có bệnh lý mạch vành cao gấp 2-3 lần so với người
không bị ĐTĐ), suy thận giai đoạn cuối, mù lòa… Bệnh nhân ĐTĐ không chỉ mắc
một biến chứng mà có thể mắc rất nhiều biến chứng khác nhau cùng lúc. ĐTĐ “kẻ giết
người thầm lặng” các biến chứng cùng với các stress về tâm lý không chỉ làm chất
lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi mà còn làm hao tổn cả tuổi thọ (một người ở
lứa tuổi trung niên được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 sẽ mất đi trung bình 10 năm sống).
Gánh nặng chi phí xã hội
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trong đó chủ yếu là ĐTĐ typ 2 thường được phát
hiện muộn với những biến chứng nặng nề, chi phí điều trị và quản lý bệnh rất tốn kém,
bệnh đang trở thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Năm 1997 toàn thế giới chi cho chữa bệnh ĐTĐ vào khoảng 1.030 tỉ đôla Mỹ,
riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỉ đôla. Ở các
nước công nghiệp phát triển chi phí cho bệnh ĐTĐ thường chiếm từ 5-10% ngân sách
dành cho Y tế. Đến năm 2013, theo ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh
13


ĐTĐ khoảng 827 tỉ đô la Mỹ. Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế ước tính chi phí cho
căn bệnh ĐTĐ đã tăng gấp 3 lần từ năm 2003 đến năm 2013. Một nghiên cứu khác
ước tính chi phí toàn cầu cho bệnh ĐTĐ hàng năm là 1,7 nghìn tỉ USD, trong đó 900 tỉ
USD là của các nước phát triển, 800 tỉ USD là của các nước có thu nhập thấp và trung
bình [24]. Chi phí cho bệnh ĐTĐ, chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ là một chi phí phức
tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố. Vì sự phát triển của bệnh luôn gắn với sự gia tăng tỷ lệ
các biến chứng mạn tính gây hao tổn không nhỏ đến sức khỏe, kinh tế, xã hội của mọi
quốc gia. Tác động xã hội của ĐTĐ,tác động của tử vong và biến chứng lên sức sản
xuất, chi phí tài chính và xã hội là rất lớn. Tác động cá nhân của ĐTĐ, đối với cá nhân
khi được chẩn đoán ĐTĐ, người bệnh thường có chấn thương lớn về tâm lý. Họ sẽ
buộc phải có những thay đổi về quan niệm và lối sống, bao gồm việc hoạch định và

sắp xếp thời gian ăn uống, thường xuyên tự kiểm tra đường máu, tiêm insulin hoặc
uống thuốc, để phòng chống các biến chứng trước mắt và lâu dài. Người mắc ĐTĐ
luôn bị đe dọa bởi các biến chứng cấp và mạn tính. Nguy cơ hạ đường huyết hoặc
nhiễm khuẩn thông thường cũng có thể trở nên nguy hiểm đối với tính mạng của họ
[4].
Gánh nặng chi phí cho người bệnh
Bệnh ĐTĐ đã thực sự trở thành một gánh nặng cho mỗi gia đình có người mắc
bệnh, cho cả hệ thống y tế và cho toàn xã hội. Chi phí cho chăm sức khỏe của người
mắc bệnh ĐTĐ gấp 2-4 lần người không bị ĐTĐ [4].
1.3.2. Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực Tây Thái Bình dương-Khu vực bị ảnh hưởng nặng
nề nhất của đại dịch thế kỷ “Bệnh đái tháo đường”. Bệnh ĐTĐ phát triển nhanh ở Việt
Nam. Năm 2014, theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là
quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với
3.299 triệu người mắc ĐTĐ chiếm khoảng 5,8% người trưởng thành từ 20-79 tuổi, có
tới 69,9% không biết mình bị bệnh. 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng
nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường...
Có đến 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch [24].

14


6,3 TRIỆU
NGƯỜI

78.5%

2045

2017


Hình 1-2: Tình hình ĐTĐ tại Việt Nam [24]
Người bệnh mắc ĐTĐ ở nước ta thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn
và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề. Chi phí cho điều trị bệnh
ĐTĐ ở Việt Nam trong năm 2007 đã vượt quá 660 triệu đô-la Mỹ (theo điều tra của
Quỹ International Insulin Foundation) [4].

USD
USD

1085,3

765,6

Triệu

Triệu

2045

2017

(ước tính)

$US 216,5/ 1 người mắc ĐTĐ

Hình 1-3: Chi phí điều trị ĐTĐ tại Việt Nam [25]

15



1.3.3. Chi phí trực tiếp
ĐTĐ đang trở thành gánh nặng cho thế giới đặc biệt là các nước đang phát
triển, vì ĐTĐ là một căn bệnh mạn tính, điều trị phức tạp và tốn kém nên chi phí kinh
tế của bệnh đái tháo đường đang được quan tâm hơn. Đã có rất nhiều nghiên cứu về
chi phí bệnh tật ĐTĐ được tiến hành và sau đây là kết quả chi phí trực tiếp của một số
nghiên cứu: Riêng tại Mỹ năm 2007, cho thấy tổng chi phí y tế của bệnh ĐTĐ là 174
tỷ đô la, trong đó chi phí trực tiếp là 116 tỷ đô la (chi phí điều trị bệnh ĐTĐ là 27 tỷ đô
la, 58 tỷ cho điều trị các biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ và 31 tỷ cho các chi phí y
tế khác) [10]. Tại Brazil năm 2011, ước tính tổng chi phí cho một bệnh nhân là 2108
đô la, trong đó ước tính chi phí trực tiếp (bao gồm cả chi phí trực tiếp y tế và ngoài y
tế) là 1335 đô la Mỹ cho mỗi bệnh nhân (chiếm 63,3% tổng chi phí). Chi phí thuốc
chiếm phần lớn trong chi phí trực tiếp với 48,2% [11]. Trong phân tích đái tháo đường
typ 2 ở Iran năm 2009, tổng chi phí quốc gia của ĐTĐ typ 2 được chẩn đoán trong
năm 2009 ước tính là 3,78 tỷ đô la Mỹ (USD) bao gồm 2,04 ± 0,28 tỷ chi phí trực tiếp
(y tế và phi y tế). Chi phí trực tiếp bình quân đầu người lần lượt là 842,6 ± 102 USD
[26]. Theo mô hình ước tính có khoảng 2,6 triệu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ở
Ý năm 2016. Tổng gánh nặng kinh tế của bệnh nhân đái tháo đường ở Ý lên tới 20,3 tỷ
euro/năm (95% CI € 18,61 đến 22,29 tỷ euro 46 % với chi phí trực tiếp (95% CI € 8,11
đến 11,06 tỷ €) [32]. Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về chi phí đái tháo
đường tiêu biểu như nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lan kết quả thu cho thấy chi phí
trung bình của bệnh đái tháo đường là 5,0756 triệu đồng cho một bệnh nhân trong một
năm. Bệnh nhân có biến chứng chi phí cho bệnh nhiều hơn bệnh nhân chưa có biến
chứng. Chủ yếu là chi phí trực tiếp 92,9% [7]. Một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Tử
Đặng Lê và cộng sự về chi phí ĐTĐ typ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả: Chi
phí hàng năm cho mỗi bệnh nhân là 246,10 USD (95% CI 228,3, 267,2) cho 392 bệnh
nhân, chiếm khoảng 12% (95% CI 11, 13) của tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu
người vào năm 2017. Bao gồm 127,30 USD cho chi phí y tế trực tiếp, 34,40 USD chi
phí trực tiếp ngoài y tế. Trong đó chi phí thuốc chiếm phần lớn tổng chi phí trong
nghiên cứu cụ thể là 27,5% tổng chi phí và 53,2% chi phí y tế trực tiếp [30].


16


1.3.4. Chi phí gián tiếp
Một loại chi phí khác cũng hay được đề cập đến trong nghiên cứu chi phí ĐTĐ
đó là chi phí gián tiếp. Chi phí gián tiếp đôi khi có thể còn cao hơn cả chi phí trực tiếp
như nghiên cứu tại Italia năm 2016. Tổng gánh nặng kinh tế của bệnh nhân đái tháo
đường ở Italia là 20,3 tỷ euro/năm (95% CI € 18,61 đến 22,29 tỷ euro), trong đó chi
phí gián tiếp chiếm tới 54% (95% CI € 10,10 đến 11,62 tỷ €) cao hơn so với chi phí
trực tiếp [32]. Một nhiên cứu khác tại Mỹ năm 2007 chi phí gián tiếp chiếm tới 57 tỷ
đô la trong 174 tỷ đô la tổng chi phí điều trị bệnh ĐTĐ [10]. Nghiên cứu tại Iran năm
2009, chi phí gián tiếp chiếm 1,73 tỷ đô la trong tổng số 3,78 tỷ đô la Mỹ tổng chi phí
bệnh ĐTĐ. Chi phí gián tiếp bình quân đầu người là 864,8 USD. Chi phí gián tiếp bao
gồm khuyết tật tạm thời (335,7 triệu), khuyết tật vĩnh viễn (452,4 triệu) và giảm năng
suất do tử vong sớm (950,3 triệu) [26]. Nghiên cứu tại Brazil cho thấy trong tổng chi
phí 2018 đô la Mỹ trên một bệnh nhân ĐTĐ thì chi phí gián tiếp chiếm tới 773 đô la
Mỹ tương ứng với 36,7% [11]. Nghiên cứu tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn
Hoàng Lan về gánh nặng kinh tế cửa bệnh ĐTĐ ở thành phố Huế cho kết quả chi phí
gián tiếp chiếm 7,1% trong tổng chi phí 5,0756 triệu đồng trên một năm [7], còn tại
nghiên cứu của Nguyễn Tử Đăng Lê và cộng sự về chi phí ĐTĐ typ 2 tại thành phố
Hồ Chí Minh cho kết quả chi phí gián tiếp chiếm 84,40 USD trên tổng số 246,10 USD
(95% CI 228,3, 267,2) cho 392 bệnh nhân [30].

17


×