Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp quản lý chất lượng công tác hoàn thiện công trình no1b(dự án nhà ở quân đội k35 tân mai, tương mai hoàng mai hà nội) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.63 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN MINH ĐỨC

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH N01B
( DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở QUÂN ĐỘI K35 – TÂN MAI,
TƯƠNG MAI – HOÀNG MAI – HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN MINH ĐỨC
kho¸ 2016-2018; líp 16X2


GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH N01B
( DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở QUÂN ĐỘI K35 – TÂN MAI,
TƯƠNG MAI – HOÀNG MAI – HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.58.02.08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN HOÀI NAM

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN MINH ĐỨC
kho¸ 2016-2018; líp 16X2

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH N01B
( DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở QUÂN ĐỘI K35 – TÂN MAI,
TƯƠNG MAI – HOÀNG MAI – HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 60.58.02.08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN HOÀI NAM

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 4/ 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại đại trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc đến giảng viên TS Nguyễn Hoài Nam đã tận tình hướng
dẫn, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo có liên quan và đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cho phép tác giả bày tỏ lời cảm ơn đến Khoa sau đại học, đến các thầy tham
gia giảng dạy khóa học, chân thành cảm ơn những nhận xét, những đóng góp ý
kiến thiết thực của các thầy cô giáo trong hội đồng cơ sở để luận văn được hoàn
chỉnh.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, chuyên môn để đào tạo, bồi dưỡng giúp đỡ tác
giả suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp..
Xin trân trọng cảm ơn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Đức



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Đức


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU

Trang

* Tên đề tài

1

* Lý do chọn đề tài

1

* Mục đích nghiên cứu


2

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

* Phương pháp nghiên cứu

2

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

* Cấu trúc của luận văn

3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ
N01B – K35 TÂN MAI

3

1.1 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt
Nam
1.2 Quản lý chất lượng hoàn thiện nhà cao tầng ở Việt Nam


5
6

1.2.1 Thực trạng quản lý chất lượng hoàn thiện nhà cao tầng ở Việt
Nam
1.3- Giới thiệu chung công trình N0 1B – K35

6
8


a - Đặc điểm, vị trí khu đất Dự án

8

b -Đặc điểm địa hình, địa mạo

9

c - Địa chất thủy văn, địa chất công trình

9

d -Về giao thông

9

e -Quy mô công trình

9


1.3.1- Giới thiệu Ban chỉ huy công trình N01B – K35

10

a -Cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy công trường

10

b - Chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ huy công trường

11

1.3.2- Thực trạng công tác quản lý chất lượng hoàn thiện công trình
N0 1B – K35

17

a-Tổ chức thi công hoàn thiện công trình

47

b- Các quy trình hoàn thiện công trình

24

c-Quản lý vật liệu đầu vào

27


d-Quản lý chất lượng công tác ốp, lát

29

1.3.3 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng lý chất lượng
hoàn thiệncông trình N01B – K35

31

a.Về mặt tổ chức sản xuất

31

b.Về mặt thực hiện quy trình

38

c.Về quản lý quá trình thi công

39

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
THI CÔNG HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH

41

2.1 - Cơ sở khoa học

41


2.1.1- Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm
a- Khái niệm

41
41

b- Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

44


2.1.2- Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng

48

2.1.3- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình

49

a- Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất
lượng

49

b- Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng

51

c- Yếu tố tạo nên chất lượng công trình xây dựng


53

2.2- Lý luận về quản lý chất lượng công trình xây dựng

54

2.2.1- Khái niệm về quản lý chất lượng

54

2.2.2- Sự ra đời của quản lý chất lượng trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế:

55

2.2.3- Các nguyên tắc quản lý chất lượng

57

2.2.4- Nguyên tắc, đặc điểm trong quản lý và kiểm soát chất lượng thi
công công trình

58

2.2.5- Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất lượng công
trình xây dựng

58

a- Nguyên tắc trong quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình


58

b- Đặc điểm trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

59

2.2.6- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng của Nhà thầu thi công

60

2.2.7- Trách nhiệm của Nhà thầu thi công trong công tác quản lý chất
lượng công trình

61

2.2.8- Một số biện pháp quản lý chất lượng chủ yếu

66

2.2.9- Mối quan hệ giữa chất lượng – chi phí – tiến độ xây dựng
2.3- Cơ sở pháp lý

70

2.3.1- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014

72


2.3.2- Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về
quản chất lượng công trình xây dựng

72


2.3.3- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

72

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH N01B – K35

73

3.1 Đề xuất công tác hoàn thiện

73

3.1.1 Công tác lát

73

3.1.2 Công tác trát

76

3.1.2 Công tác ốp


79

3.2- Đề xuất cơ cấu tổ chức công trường

85

3.3- Đề xuất chất lượng nhân sự Ban chỉ huy công trường

88

3.4- Đề xuất lựa chọn các tổ đội thi công

90

3.5- Đề xuất quản lý các giai đoạn thực hiện thi công công trình

91

3.6- Đề xuất quản lý chất lượng vật liệu đầu vào

93

3.7- Nâng cao chất lượng quản lý, giám sát quá trình thực hiện thi
công của nhà thầu thi công

95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

96


Kết luận

96

Kiến nghị

98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CLCTXD
QLDA
DA
HĐXD
BQP
NĐ-CP
TT-BXD
KSC
QLCL
QH13
QĐ- UBND

Chất lượng công trình xây dựng
Quản lý dự án
Dự án

Hợp đồng xây dựng
Bộ quốc phòng
Nghị định- Chính phủ
Thông tư Bộ xây dựng
Kiểm tra chất lượng
Quản lý chất lượng
Quốc hội khóa 13
Quyết định ủy ban nhân dân

KÝ HIỆU TRÍCH DẪN

[5] Xem tài liệu tham khảo số 5
[6] Xem tài liệu tham khảo số 6
[10] Xem tài liệu tham khảo số 10


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng

Tên bảng

Bảng1.1

Thống kê năng lực nhân sự của Ban Chỉ
huy công trường

14

Thống kê Thiết bị - máy móc của Công

ty

15

Bảng 1.2

Bảng 1.3 Thống kê số liệu báo cáo tài chính.

Trang

17


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu
hình
Hình
1.1
Hình
1.2
Bảng
1.3

Trang
Tên hình

Phối cảnh tổng thể dự án

Cơ cấu tổ chức và mối liên hệ thi công


Quy trình quản lý thi công

Hình

10

11

26

28
Quản lý chất lượng đầu vào

1.4
Hình
1.5

Bề mặt tường bên trong nhà bị thấm nước

Hình

40
Trộn vữa bằng phương pháp thủ công

1.6

40



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
2. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
3. Nghị định 46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo
trì công trình xây dựng.
4. Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
5. TCVN 5814-1994: Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ
và định nghĩa.
6. TCVN ISO 9001-2015: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
7. Bộ Xây dựng (2005), Giáo trình quản lý xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng,
Hà Nội.
8. Quản lý chất lượng công trình trong các tổ chức, nhà xuất bản Thống kê.
9. Quản lý công nghiệp xây dựng, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
10. Bùi Ngọc Toàn (Chủ biên), Tổng công trình sư Nguyễn Cảnh Chất(2008),
Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.
11. Lê Anh Dũng (2015), Lập kế hoạch và quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nhà
xuất bản xây dựng, Hà Nội.
12. Đỗ Đình Đức( 2006) Giáo trình kỹ thuật thi công Nhà xuất bản xây dựng,
Hà Nội.
13. Đỗ Đình Đức – Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.


1

Phần 1
PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Hòa theo sự phát triển chung của cả nước, tại Hà Nội các công trình

nhà cao tầng như Khu nhà ở - Tổ hợp văn phòng, các chung cư cao tầng, các
khu đô thị mới... được xây dựng ngày càng nhiều. Sau cải cách sự cởi mở với
những chính sách mở cửa hội nhập, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh
chóng tạo ra nguồn lực thu hút mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng. Sự phát triển
của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước kéo theo ngành xây
dựng phát triển với nhịp độ rất nhanh. Song song với nó, công tác đầu tư xây
dựng cơ bản được triển khai ngày một nhiều, số lượng các công trình có quy
mô lớn ngày một tăng. Hàng năm có nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình
được triển khai thi công. Về chất lượng công trình, theo thống kê trong 5 năm
trở lại đây có trên 90% các công trình đạt chất lượng theo yêu cầu của dự án.
Trình độ quản lý của chủ đầu tư cũng như năng lực của các nhà thầu tư vấn,
nhà thầu thi công cũng được nâng lên đáng kể. Hầu hết các công trình, hạng
mục công trình được thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng theo thời gian
đều đáp ứng được về chất lượng, quy mô, công suất, công năng sử dụng theo
thiết kế, đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong quá trình vận hành và đã
phát huy được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những bước phát triển trên,
trong các hoạt động xây dựng vẫn còn những vấn đề khiến chúng ta cần phải
lưu tâm, đặc biệt là vấn đề chất lượng công trình. Công tác quản lý chất lượng
công trình phải trở thành yêu tố quan tâm hàng đầu, cần phải có sự thay đổi
và tác động mạnh mẽ hơn nữa về pháp lý nhằm tạo lên sự chuyển biến nhạn
thức cho những người quản lý trong ngành xây dựng.
Được thành lập ngày18/4/1996, với hơn 20 năm kinh nghiệm; Công ty
Cổ phần đầu tư vấn, đầu tư và xây dựng Hương giang không ngừng vươn cao


2

và ngày càng lớn mạnh.Với kinh nghiệm đầu tư, xây dựng và năng lực tài
chính, Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư và xây dựng Hương Giang là tổng thầu
của nhiều dự án nổi bật trên mọi miền đất nước, và trong đó có công trình N0

1B thuộc dự án Khu nhà ở quân đội K35- Tân Mai là một điển hình. Với bề
dày kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng, nhưng trong quá trình triển khai
thi công cũng như đầu tư dự án của mình, Công ty tư vấn, đầu tư và xây dựng
Hương Giang vẫn không tránh khỏi các vấn đề thiếu sót làm ảnh hưởng đến
chất lượng công trình. Qua công tác kiểm tra của các Tư vấn giám sát trên
công trường, bộ phận quản lý của chủ đầu, bộ phận giám sát của nhà thầu về
xây dựng tại công trình đã phát hiện ra sai sót về chất lượng một số hạng mục
công trình chưa đạt yêu cầu, phát sinh nhiều công tác sửa chữa gây tốn kém
chi phí, tiềm ẩn nhưng nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình về
lâu dài.
Đối với học viên, hiện là cán bộ kỹ thuật của công ty tôi nhận thấy
rằng, chất lượng của dự án xây dựng công trình là yếu tố quan trọng quyết
định đến tuổi thọ của công trình và sự thành công của thi công dự án. Nhằm
góp phần nâng cao chất lượng của công trình mà Công ty cổ phần tư vấn, đầu
tư và xây dựng Hương Giang thi công công trình, học viên đã chọn đề tài
nghiên cứu: “Giải pháp quản lý chất lượng công tác hoàn thiện công trình
N01B( Dự án: Khu nhà ở quân đội K35 – Tân Mai, Tương Mai – Hoàng
Mai -Hà nội” là cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
 Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hoàn thiện công trình
 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu:
- Đối

tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng hoàn thiện công trình

- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý của nhà thầu tại công trình N01B –K35
Tân Mai


3


- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2018, tầm nhìn đến năm 2025.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
chất lượng hoàn thiện; đề xuất phương án thi công hợp lý; đề xuất giải pháp
thi công theo công nghệ hiện đại, tổ chức thi công căn bản khoa học
- Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao hiệu quả kinh tế, khắc phục khó khăn khi thi
công nhà cao tầng.
 Cấu trúc luận văn
- Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan công tác quản lý chất lượng hoàn thiện công trình
xây dựng tại nhà N01B( Dự án khu nhà ở quân đội k35 – Tân Mai)
- Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý thi công hoàn thiện
công trình
- Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả chất lượng hoàn
thiện công trình N01B – K35 – Tân Mai, Tương Mai – Hoàng Mai – Hà nội


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96

- Chỉ huy trưởng công trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình triển
khai các công việc trên công trường về chất lượng, tiến độ thi công. Các cán
bộ Ban phải bám sát hiện trường để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh,
sai khác giữa thực tế thi công với bản vẽ thiết kế, đồng thời tăng cường giám
sát, kiểm soát chất lượng công trình.
- Yêu cầu nhà thầu thi công thiết lập hệ thống quản lý, lựa chọn nhân sự, sắp
xếp và phân công nhiệm vụ - trách nhiệm cho từng cá nhân phù hợp với tính
chất, quy mô và yêu cầu kỹ thuật của từng hạng mục công trình.
- Xử lý kịp thời các trường hợp nhà thầu thi công không đảm bảo chất lượng,
chậm tiến độ bằng biên bản hiện trường, yêu cầu lãnh đạo nhà thầu ký cam
kết. Xây dựng chế tài xử phạt nhằm dăn đe, xử lý nghiêm khắc các trường
hợp nhà thầu không tuân thủ quy định, quy trình thi công, kéo dài thời gian
ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
- Xây dựng, áp dụng, cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng nhằm chủ
động hơn trong công tác kiểm soát chất lượng công việc.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và tin cậygiữa Chủ đầu tư với các đối tác,
các cơ quan, các Sở - Ban – Ngành.
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thi công xây dựng là một hoạt động kinh tế quan trọng của mọi quốc gia

trên thế giới. Nó càng quan trọng hơn đối với nước ta trong quá trình đổi mới
kinh tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bởi đó
là điều kiện tất yếu để mở rộng và tăng tiềm lực kinh tế của cả nước nói
chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng địa phương, cơ sở sản xuất nói
riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống mọi mặt cho
toàn xã hội. Công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình
xây dựng là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp, luôn biến động,


97

nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý
kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta
hiện nay. Thi công và quản lý thi công là hai mặt của quá trình thống nhất có
liên quan chặt chẽ với nhau.
Để nâng cao hiệu quả công trình cần làm tốt công tác quản lý thi công xây
dựng, công việc này đòi hỏi liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành, nhiều chủ
thể, sự tuân thủ chặt chẽ, trật tự kỷ cương, thủ tục trình tự xây dựng cơ
bản,con người trong giám sát, tay nghề người thợ, vật tư, máy móc công cụ
thi công. Khắc phục những tiêu cực trong quá trình thi công, khai thác các
điều kiện đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mọi
sự vật-hiện tượng luôn biến đổi không ngừng, luôn vận động theo quy luật.
Do vậy, mọi cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng luôn luôn bổ sung điều
chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan.
- Dự án Khu nhà ở quân đội K35 – Tân Mai đang được thực hiện thi công
bằng việc triển khai xây dựng đồng bộ trong đó có Nhà N01B đã xuất hiện
nhiều vấn đề bất cập, khó khăn về việc quản lý chất lượng công trình. Với quy
mô của công trình, hiện tại còn rất nhiều hạng mục chưa được thi công. Do
vậy, việc cần phải tìm ra giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu
quả công tác đầu tư xây dựng công trình nhằm nâng cao uy tín của công ty đối

với khách hàng.
Đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình tại
dự án khu nhà ở quân đội K35 Tân Mai – Nhà N01B để tìm ra những hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công tác hoàn thiện. Hy vọng
rằng một số giải pháp được nêu ra ở trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác
quản lý chất lượng công trình của dự án khi thực hiện đầu tư các công trình
tiếp theo.


98

Kính mong các thầy cô giáo, cùng các nhà khoa học và các bạn bè đồng
nghiệp quan tâm, đóng góp những ý kiến quý báu để luận văn được hoàn
thiện hơn.
2. Kiến nghị:
- Đối với công tác quản lý của Nhà nước: Các văn bản pháp quy nên có
hướng dẫn thực hiện chi tiết. Cần có những quy định chi tiết hơn về trách
nhiệm đối với từng tổ chức, cá nhân khi tham gia thi công.
+Quản lý chặt chẽ những công việc dễ gây ảnh hưởng đến công tác chất
lượng như công tác khảo sát, chuẩn bị mặt bằng, vật liệu đầu vào, quản lý thi
công hiện trường.
- Đối với tư vấn giám sát: Cần xây dựng hệ thống mạng lưới quản lý hoạt
động của giám sát của Tư vấn giám sát.
- Đối với công ty( Nhà thầu thi công): xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISOO 9000




×