BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
LƯƠNG VĂN HIỆN
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
LƯƠNG VĂN HIỆN
KHÓA: 2016 - 2018
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Lê Đức Thắng
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
LƯƠNG VĂN HIỆN
KHÓA: 2016 - 2018
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Lê Đức Thắng
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN
Là một kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, tuy nhiên
công việc của Học viên lại liên quan nhiều tới lĩnh vực Quản lý đô thị và công trình
do đó không tránh khỏi những hạn chế trong công tác. Xuất phát từ nhu cầu cần
phải nâng cao kiến thức chuyên môn trong công việc, Học viên đã đang ký học
chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình do Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội đào tạo khóa 2016-2018. Trong suốt hai năm học tập trải qua 13
môn học với nhiều bài tập, bài tiểu luận và nhất là quá trình nghiên cứu làm Luận
văn tốt nghiệp, Học viên đã được các Thầy Cô giáo truyền đạt cho những kiến thức
không chỉ về chuyên môn mà còn những kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu
khoa học vô cùng quý báu. Học viên cảm nhận khóa học thật bổ ích và rất phù hợp
với bản thân. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp Học viên tự tin, vững vàng hơn
trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ
lòng tri ân tới toàn thể quý Thầy Cô trong nhà trường. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn
chân thành và lòng biết ơn nhất tới PGS.TS. Lê Đức Thắng là người trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp học viên hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn Lãnh đạo
UBND phường Đại Mỗ và Tổ công tác của Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ
Liêm đặt tại địa bàn phường Đại Mỗ đã giúp đỡ Học viên hoàn thành Luận văn
này./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lương Văn Hiện
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lương Văn Hiện
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
* Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2
* Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
* Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 2
* Một số khái niệm, thuật ngữ................................................................................ 2
* Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG ĐẠI MỖ TRONG NHỮNG NĂM QUA............... 5
1.1. Phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội........................ 5
1.1.1. Lịch sử thành lập phường Đại Mỗ........................................................ 5
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội................................... 5
1.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ
- quận Nam Từ Liêm.............................................................................................. 10
1.2.1. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm... 10
1.2.2. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ........ 10
1.2.3. Tồn tại trong công tác quản lý quy hoạch đô thị................................. 11
1.2.4. Tồn tại trong công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng..................... 14
1.2.5. Tồn tại trong công tác trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
trật tự xây dựng…………………………………………………………………… 17
1.2.6. Một số nguyên nhân để xảy ra tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây
dựng.......................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG PHƯỜNG ĐẠI MỖ - QUẬN NAM TỪ LIÊM...................................... 23
2.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................... 23
2.1.1. Nguyên tắc và nội dung quản lý trật tự xây dựng .............................. 26
2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý trật tự xây dựng...................... 27
2.1.3. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng đô thị................... 46
2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.................. 51
2.3. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng trong và ngoài nước...................... 57
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng trên thế giới.................................. 53
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng trong nước.............................. 55
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
ĐẠI MỖ.................................................................................................................. 60
3.1. Quan điểm, mục tiêu....................................................................................... 60
3.1.1. Quan điểm........................................................................................... 60
3.1.2. Mục tiêu.............................................................................................. 62
3.2. Phân công, phân cấp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng...................... 63
3.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý trật tự xây dựng.................................... 71
3.4. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng.................................... 74
3.5. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây
dựng......................................................................................................................... 75
3.6. Cải cách thủ tục hành chính........................................................................... 76
3.7. Tuyên truyền, vận động sự thạm gia của cộng đồng trong công tác quản lý
trật tự xây dựng..................................................................................................... 78
3.8. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý trật tự xây dựng.................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 85
Kết luận................................................................................................................... 85
Kiến nghị................................................................................................................. 85
* Đối với Trung ương............................................................................................. 85
* Đối với các bộ, các ngành................................................................................... 86
* Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội……...………………………… 86
* Đối với Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm................................................. 87
* Đối với Ủy ban nhân dân phường Đại Mỗ........................................................ 88
* Hoàn thiện văn bản pháp luật và chế tài xử lý vi phạm trật tư xây dựng..... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
GPXD
Giấy phép xây dựng
TTHC
Thủ tục hành chính
TTrXD
Thanh tra xây dựng
TTXD
Trật tự xây dựng
GPMB
Giải phóng mặt bằng
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
Tên hình ảnh
Hình 1.1
Bản đồ địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm
Hình 1.2
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Nam Từ Liêm-HN
Hình 1.3
Dự án Bắc Hà Tower gồm hai tòa nhà chung cư cao tầng chung
khối đế T01 và T02
Hình 1.4
Cưỡng chế 09 công trình xây dựng trái phép trên đất nông
nghiệp
Hình 1.5
Tòa nhà HH-01 thuộc dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ
không phép vẫn xây dựng tới tầng 18
Hình 1.6
Dự án Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ, thương mại và nhà ở QMS
Tower không phép vẫn xây dựng móng
Hình 1.7
Biên bản xử lý vi phạm hành chính do Đội Thanh tra xây dựng
quận Nam Từ Liêm lập đối với Công ty Alaska xây dựng tòa nhà
HH-01 không phép
Hình 1.8
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn xây dựng đổ trộm tràn lan
Hình 3.1
Hình ảnh tuyến đường chính phường Đại Mỗ
Hình 3.2
Hình ảnh cây xanh trồng khu đất trống trong khu dân cư
Hình 3.3
Hình ảnh tường hoa hai bên đường khu dân cư
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ
Tên sơ đồ
Sơ đồ 3.1
Bộ máy tổ chức quản lý TTXD theo Nghị định 26/2013/NĐ-CP
Sơ đồ 3.2
Bộ máy tổ chức quản lý TTXD đề xuất
Sơ đồ 3.3
Các giai đoạn có sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động
xây dựng
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Phường Đại Mỗ thuộc quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, có diện tích
498,19 ha, dân số năm 2013 là 26.741 người; là một trong những phường có tốc độ
đô thị hóa cao của quận Nam Từ Liêm; hàng loạt công trình tiêu biểu, dự án khu đô
thị mới như FLC Garden, Louis City Lã Vọng, Roman Plaza Hải Phát, QMS Tower
Quang Minh,...đã được đầu tư xây dựng trong thời gian qua. Vì thế, diện mạo
phường Đại Mỗ thay đổi từ dáng dấp của một vùng nông thôn trở thành đô thị văn
minh, hiện đại. Tuy nhiên, do tốc độ đầu tư xây dựng diễn ra nhanh, phạm vi rộng
khắp, công tác quản lý trật tự xây dựng đã bộc lộ bất cập, yếu kém; đó là chức năng
nhiệm vụ của các cơ quan quản lý chồng chéo; lực lượng kiểm tra, xử lý thiếu về số
lượng và yếu về trình độ; khi xảy ra vi phạm các cơ quan chức năng chưa kịp thời
xử lý hoặc xử lý không kiên quyết triệt để, còn xảy ra tình trạng “phạt cho tồn tại”;
sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng lỏng lẻo; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình
thực hiện kết luận của thanh tra; chất lượng cấp phép xây dựng chưa cao; công tác
thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chưa được làm
thường xuyên; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; giải quyết khiếu nại, tố
cáo chưa kịp thời, thỏa đáng…gây bức xúc trong nhân dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng và qua
tìm hiểu về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ. Học viên
quyết định chọn đề tài luận văn “Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường
Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội”; kết quả nghiên cứu là tài liệu
tham khảo, bổ sung cho công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa phường Đại Mỗ Quận Nam Từ Liêm.
* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ.
- Giúp cơ quan quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng của phường Đại
Mỗ; việc tuân thủ quy đinh pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư
và nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Phạm vi nghiên cứu: Phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố
Hà Nội về trật tự xây dựng.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu; tổng hợp, phân tích tài
liệu, đánh giá.
- Phương pháp chuyên gia.
* Nội dung nghiên cứu
- Các công trình, nhà ở xây dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ về việc tuân
thủ quy định của pháp luật.
- Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ của cơ quan
quản lý nhà nước.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho công tác quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết công tác quản lý trật tự xây dựng được tốt,
tránh phá vỡ định hướng quy hoạch phát triển đô thị của quận Nam Từ Liêm nói
riêng, Thành phố Hà Nội nói chung; tránh khiếu kiện của người dân.
Và là một tài liệu tham khảo, bổ sung cho công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
* Một số khái niệm, thuật ngữ
Công trình xây dựng sai phép là công trình, phần công trình xây dựng sai với
nội dung giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế đã được cơ quan cấp giấy phép xây
dựng xác nhận và lưu trữ hoặc sai với quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật của cấp
có thẩm quyền (đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng) [29].
3
Công trình xây dựng không phép là công trình thuộc diện phải xin phép xây
dựng, nhưng không xin cấp giấy phép theo qui định mà vẫn xây dựng [29].
Công trình xây dựng trái phép là công trình xây dựng không phép hoặc sai
phép nhưng vi phạm pháp luật nghiêm trọng thuộc diện phải xử lý dỡ bỏ [29].
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình [3].
Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây
dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch
thực hiện quy hoạch xây dựng [3].
Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần
của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình
hoặc của dự án chưa được thực hiện xong [3].
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng
công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây
dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào
khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên
quan đến xây dựng công trình [3].
Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng
gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng [3].
Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ
chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề
xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng [3].
Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc
quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật [3].
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu
chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo
lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết
hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
4
hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm
sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh [3].
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
phường Đại Mỗ trong những năm qua.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý trật xây
dựng trên địa bàn phường Đại Mỗ.
Phần Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong số những nội dung về quản lý nhà nước thì thực tế chỉ ra cho chúng ta
thấy quản lý trật tư xây dựng là mối quan tâm trước hết của các nhà quản lý. Như
phần thực trạng đã phân tích tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường
Đại Mỗ. Những bất cập cho thấy công tác quản lý trật tự xây dựng cần thiết được
quan tâm và có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy hiệu quả công
tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Với đặc thù là phường trọng điểm, công tác quản lý trật tự xây dựng của
phường Đại Mỗ đã được quan tâm và dần đi vào nề nếp, xong thực trạng về vi
phạm trật tự xây dựng vẫn còn tồn tại. Những biện pháp xử lý của cơ quan quản lý
không kịp thời nên kém hiệu quả. Chủ đầu tư chưa có ý thức chấp hành pháp luật vè
trật tự xây dựng. Các công cụ pháp luật về quản lý cấp phép và trật tự xây dựng còn
nhiều hạn chế...đó là những bất cập rõ nhất có thể thấy ở các đô thị đang trên đà xây
dựng và phát triển mạnh như phường Đại Mỗ. Tiếp cận một vấn đề mới, đưa ra
phân tích những tồn tại, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho phường nói riêng và
Thành phố nói chung nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác quản lý cấp giấy phép
và quản lý trật tự xây dựng. Từ đó phường Đại Mỗ có những chuyển biến tích cực
trong công tác quản lý xây dựng. Để làm được điều này thì cần thiết phải có sự
đóng góp từ các bên có liên quan. Nếu chỉ tích cực từ một phía cơ quan quản lý Nhà
nước thì dù lực lượng có mạnh đến đâu cũng khó mà quản lý cho tốt được. Do đó, ý
thức tự giác của các chủ đầu tư được đánh giá rất cao.
Kiến nghị
Đối với Trung ương
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu đổi mới và đề xuất Quốc hội sửa đổi nghị
định 121/NĐ-CP ngày 10/10/2013 cho phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính
quy định lại mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa đối với các vi phạm về trật tự
xây dựng đô thị theo thầm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp
xã phường để tăng cường hơn nữa các chế tài trong xử lý iv phạm trật tự xây dựng .
86
Hiện nay theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tại Khoản b
Điều 38 thì Chủ tịch UBND cấp xã phường có thẩm quyền phạt tiền đến 10% mức
tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng
không quá 5.000.000 đồng, nhưng tuy nhiên theo Nghị định 121/NĐ-CP, tại Khoản
2 Điều 67 thi lại được áp dụng mức phạt tiền đến 10.000.000 đồng. Hoặc thẩm
quyền của các nghành chức năng khác.
Bổ sung thêm cho quy định của Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012
về diện tích cấp GPXD áp dụng cho các hộ gia đình có diện tích nhỏ, hẹp. Cần có
các quy định cụ thể, có tính tháo gỡ nhưng vẫn đảm bảo đô thị không có nhà cao
tầng, siêu mỏng, siêu hẹp.
Hiện nay, công tác quản lý không gian, không gian xây dựng còn chưa đi vào
nề nếp, thiếu đồng bộ và đặc biệt chưa coi không gian đô thị là một loại tài sản. Với
đặc thù của đô thị phường Đại Mỗ nói riêng của đô thị Việt Nam nói chung, tại các
tuyến phố, khu dân cư, khu tập thể có tình trạng cơi nới, lô gia đua ra nhưng không
phải nộp bất kỳ khoản lệ phí nào, việc này gây thất thu cho ngân sách nhà nước và
làm cho bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị thiếu thẩm mỹ. Vì vậy, cần hoàn thiện
các văn bản pháp lý liên quan để có thể sớm đưa khoảng không gian đô thị vào quản
lý và coi khoảng không gian đô thị là một loại tài sản, người sử dụng có trách nhiệm
nộp phí.
Đối với các bộ, các ngành
Đề nghị Bộ Xây dựng, các trường Đại học chuyên ngành xây dựng, kiến túc,
hội Kiến trúc sư, hội Xây dựng, hội Quy hoạch đô thị và hiệp hội các đô thị Việt
Nam...tăng cường nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, các chuyên đề, hội thảo khoa
học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị để góp phần làm phong phú thêm lý
luận và những kinh nghiệm thực tiễn quản lý xây dựng đô thị cả trong nước và nước
ngoài.
Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Tổ chức rà soát lại các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, kiểm tra nội
dung và thành phần hồ sơ đồ án, trường hợp không đáp ứng đầy đủ theo quy định
87
của pháp luật về quy hoạch xây dựng phải có kế hoạch tổ chức điều chỉnh hoặc bổ
sung.
Thực hiện phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, tỷ lệ 1/2000 và 1/500.
Tổ chức ra soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác quy hoạch xây
dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch, cấp phép xây dựng theo đúng quy định.
Kiểm tra việc thự hiện công khai các thủ tục hành chính tại các cơ quan cấp dưới.
Tổ chức rà soát lại tình hình xây dựng không phép, sai phép; thực hiện biện
pháp xử lý nghiêm và kịp thời những công trình, tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự
xây dựng.
Sửa đổi, bổ sung và ban hành quy định về quản lý trật tự xây trên địa bàn
Thành phố Hà Nội cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Kiện toàn tổ chức bộ máy Thanh tra xây dựng; phân cấp về quản lý trật tự
xây dựng; bố trí tăng cường cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức cho các cấp
cơ sở; thường xuyên mở lớp nghiệp vụ Thanh tra và cấp chứng chỉ cho lực lượng
Thanh tra xây dựng các cấp cơ sở.
Đề xuất Thành phố cho phát triển đội ngũ cộng tác viên tại khu dân cư, việc
phát hiện sai phạm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khâu quản lý.
Do vậy cần phát triển và có cơ chế đối với lực lượng này.
Đề nghị Thành phố trang bị công cụ hỗ trợ và bảo vệ cho cán bộ khi xuống
hiện trường kiểm tra, lập biên bản công trình vi phạm; tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ
công trình vi phạm về trật tự xây dựng.
Đối với Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm
Đối với Tổ công tác thuộc Đội thanh tra xây dựng huyện quận đặt tại địa bàn
phường đủ tiêu chuẩn thì đề nghị ưu tiên thi tuyển công chức để khuyến khích tinh
thần làm việc và nâng cao tình thần trách nhiệm của họ.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tập trung chỉ đạo, kiêm quyết xử
lý các vi phạm về trật tự xây dựng. Khắc phục ngay tình trạng xử phạt nhiều lần
nhưng vẫn để tồn tại; đồng thời thực hiện việc tháo dỡ công trình vi phạm.
88
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về quản lý
trật tự xây dựng, nâng cao ý thức cộng đồng về trật tự, kỷ cương trong xây dựng.
Đối với Ủy ban nhân dân phường Đại Mỗ
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm
tra, giám sát và xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kết luận của
thanh tra.
Cần có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ có thành tích
đặc biệt trong công tác quản lý, giám sát, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi
phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Chỉ đạo hệ thống chính trị, tổ dân phố cùng tham gia giám sát, phát hiện các
công trình xây dựng trên địa bàn phường vi phạm về trật tự xây dựng; kịp thời báo
cáo những vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hoàn thiện văn bản pháp luật và chế tài xử lý vi phạm trật tư xây dựng
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
phường Đại Mỗ đã thấy rõ các vấn đề bất cập, từ thực trạng quản lý cho đến hệ
thống văn bản pháp luật. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
xây dựng là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở, công cụ để các cơ quan quản lý Nhà
nước về trật tự xây dựng đô thị tác động vào hành vi, hoạt động xây dựng của tổ
chức, cá nhân. Trong thực tế mặc dù công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đã
được các cấp, ngành quan tâm, tuy nhiên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Việc
nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách đầy đủ, đồng bộ
và thống nhất cụ thể và ổn định tạo điều kiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả qua
quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, càng thu hút các chủ đầu tư vào xây
dựng phát triển đô thị; thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý xây dựng đô thị; xây
dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng
bao gồm có:
89
- Xây dựng và ban hành mới các Luật và Bộ luật còn thiếu, nhất là những
luật có liên quan trực tiếp với quản lý trật tự xây dựng như: Luật Xây dựng; Luật
Quy hoạch; Luật đất đai;...
- Thường xuyên bổ sung, đổi mới và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới
Luật. Đặc biệt là các nghị định, thông tư hướng dẫn; đồng bộ và thống nhất các bộ
Luật tránh mâu thuẫn, chồng chéo.
- Tiến hành nghiên cứu, rà soát đổi mới, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP và các văn bản có liên quan về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình nhằm phù hợp với nhu cầu quản lý trật tự xây dựng hiện nay.
- Cần sử đổi và bổ sung thêm nội dung về thẩm quyền xử lý vi phạm của các
cấp trong Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nhằm cụ thể hóa thẩm quyền, làm rõ trách
nhiệm các bên liên quan, phù hợp với Luật xử lý hành chính số 15/2012/QH13 bảo
tính đồng bộ, thống nhất.
- Sửa đổi hoàn thiện tại Mục 2.8.10 trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam
năm 2008 phần nhà được phép nhô ra qua chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ
giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ cho phép làm ban công ra không gian hè
đường đối với các công trình tiếp giáp với các lộ giới từ 0,6m-1,4m là không phù
hợp với quy định của Luật Dân sự được quy định tại Mục 2 Điều 265, tạo sự không
công bằng giữa các chủ công trình trong công tác quản lý, xử lý vi phạm.
- Đầu tư nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn
và quy chuẩn, sổ tay thiết kế, quy chế quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng
đô thị...phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển đô thị và yêu cầu hội nhập quốc tế
trong giai đoạn hiện nay.
- Thực hiện cơ chế lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và tổ chức, doanh
nghiệp trước khi ban hành những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của công dân, tổ chức.
Qua quá trình nghiên cứu về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
phường Đại Mỗ, tác giả nhận thấy: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối
với cấp phường là rất cần thiết, bởi vì mỗi địa phương có những điều kiện kinh tế -
90
văn hóa - xã hội khác nhau vì vậy cần có những văn bản áp dụng phù hợp với thực
tế tại mỗi địa phương. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng đối với một số lực vực quản lý
Nhà nước đặc thù như quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng,
quản lý đất đai...và cần có những quy định chặt chẽ về phạm vi, điều kiện đối với
cấp phường nhằm khắc phục hạn chế tình trạng nội dung văn bản cấp phường
thường sao chép nội dung văn bản cấp trên, ít chứa quy định mới.
b) Hoàn thiện các chế tài xử phạt
- Kiến nghị với Thành phố sớm ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về
công tác phân cấp, thẩm định phê duyệt quy hoạch, công tác cấp GPXD, công tác
thẩm định dự án, công tác quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng, công tác quản lý
chất lượng công trình.
- Tuân thủ quy trình hệ thống chất lượng về cấp GPXD theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000, triển khai Dự án công nghệ thông tin trong quản lý quy hoạch, quản lý
đất đai.
- Dựa trên nhu cầu thực tế của người dân và điều kiện có thể cho phép,
UBND Thành phố và Sở xây dựng có những hướng dẫn cụ thể về xây dựng công
trình trên những thửa đất dưới 30m2.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2010), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
3. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
5. Nguyễn Tố Lăng. Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển. Tài liệu giảng dạy
sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2004.
6. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
7. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
8. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
9. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 về việc Ban
hành Quy chế khu đô thị mới.
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 về Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm
trật tự xây dựng đô thị.
12. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về Lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về Quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
14. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 về Cấp giấy
phép xây dựng.
15. Chính phủ (2013, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 về Quy định
xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng.
16. Chính phủ (2013), Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 về Tổ chức và
hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng.
92
17. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 Hướng
dẫn cấp giấy phép xây dựng.
18. Bộ Xây dựng (2009), Phát triển đô thị giai đoạn 1999-2009. Báo cáo - Tham
luận tại Hội nghị đô thị toàn quốc, Hà Nội ngày 06 tháng 11 năm 2009.
19. Bộ Xây dựng, UBND Thành phố Hà Nội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt
Nam và Hiệp Hội các Đô thị Việt Nam. Đô thị Việt Nam, Quy hoạch và Quản lý
phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội ngày 07 tháng 11 năm
2009.
20. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 về Hướng
dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cao tình hình, kết quả thực hiện
KSTTHC.
21. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 về Hướng
dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cao tình hình, kết quả thực hiện
KSTTHC.
Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
22. Chính phủ Việt nam
: www.chinhphu.gov.vn;
23. UBND Thành phố Hà nội
: www.hanoi.gov.vn
24. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội
: www.hapi.gov.vn
25. Sở Xây dựng Hà nội
: www.soxaydung.hanoi.gov.vn
26. Sở Công thương Hà nội
: www.congthuonghn.gov.vn
27. Sở Giao thông vận tải Hà nội
: www.sogtvt.hanoi.gov.vn
28. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà nội
: www.qhkt.hanoi.gov.vn
29. Và một số website khác.