Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghị luận một ý kiến bàn về thơ Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.56 KB, 3 trang )

Nghị luận một ý kiến bàn về thơ
Xuân Quỳnh
Đề ra: Sách Ngữ văn 12 nhận xét : “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một
tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm
thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường”. Phân
tích bài Sóng để chứng minh
HƯỚNG DẪN

I. MỞ BÀI
Xuân Quỳnh là gương mặt trẻ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống
Mỹ. Với phong cách thơ tình yêu nồng nàn Xuân Quỳnh đã để lại cho đời
nhiều bông hoa đẹp trong đó “Sóng” là một bông hoa đẹp mà Xuân Quỳnh đã
hái được dọc “chiến hào chống Mỹ”. Đặc biệt “Sóng” đã tập trung thể hiện
được phong cách thơ Xuân Quỳnh: trắc ẩn, âu lo, hồn nhiên tươi tắn, chân
thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời
thường.

II. THÂN BÀI
1. Giải thích:
– “Trắc ẩn, âu lo” – tình yêu không thể thiếu những lúc phân vân, hoài nghi, lo
âu cho ngày mai.
– “hồn nhiên tươi tắn, chân thành đằm thắm” – tình yêu gắn liền với những
cảm xúc chân thành, hồn nhiên, lạc quan, đằm sâu và dịu ngọt.
– “da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường” – luôn khát khao
mãnh liệt về sự vĩnh hằng, vĩnh cửu; luôn yêu thương chân thành, bình dị.
2.Chứng minh


2.1. Sóng là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh – một hình tượng ẩn dụ
cho trái tim người con gái đang yêu cũng là vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
trong tình yêu. Vẻ đẹp ấy trước hết được thể hiện ở sự “hồn nhiên, tươi tắn,


chân thành đằm thắm”.
– Tình yêu nhiều cảm xúc, nhiều cung bậc, khi sôi nổi đắm say, cuồng nhiệt;
lúc yếu đuối, nữ tính, dịu dàng (hai câu đầu khổ 1)
– Khao khát được lý giải cội nguồn đầy bí ẩn của tình yêu khiến cho trái tim
người con gái bâng khuâng, có lúc hồn nhiên trong những câu hỏi dễ thương,
đáng yêu: “Từ nơi nào sóng lên ? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?
(phân tích khổ 3+4)
2.2. Xuân Quỳnh viết những vần thơ này sau khi chia tay mối tình của mình.
Sự tan vỡ trong tình yêu kết hợp với quá khứ tuổi thơ dữ dội, thiếu vắng hạnh
phúc gia đình khiến trái tim ấy “luôn da diết trong những khát vọng hạnh
phúc bình dị đời thường”.
– Nỗi nhớ trở thành giai điệu chính của tình yêu, nỗi nhớ da diết mãnh liệt
tràn ngập khắp “lòng sâu”, “mặt nước”, thời gian “ngày đêm” lặn vào “cả
trong mơ còn thức” (Khổ 5)
– Tự dặn với lòng mình về sự thuỷ chung; tình cảm chân thành, sâu sắc
“hướng về anh – một phương” dù giữa dòng đời bao la còn nhiều thăng trầm,
biến cố. (khổ 6)
– Khát vọng có được hạnh phúc và được yêu thương đắm say cũng như được
trường tồn vĩnh cửu cùng tình yêu đã đưa nữ sĩ đến khát vọng được hoá thân
thành sóng biển, để được bất tử cùng với giai điệu tình yêu vĩnh hằng “ngàn
năm còn vỗ” (khổ 9)
2.3. Đằng sau vẻ đẹp nữ tính và những khát vọng hạnh phúc mãnh liệt vẫn là
một Xuân Quỳnh đầy “trắc ẩn, âu lo”. Phải chăng cũng vì trái tim người phụ
nữ ấy đã chịu nhiều tổn thương mất mát trong tình yêu?


– Đặt hết tin yêu như đặt hết cuộc đời vào sóng biển với hi vọng mong manh
“Dù muôn vời cách trở/Con nào chẳng tới bờ” (khổ 7)
– Lo âu, dự cảm về sự hữu hạn đời người và tình yêu nhưng tin tưởng vào “sự
vượt qua” của sóng, của đám mây kia rồi cũng về cuối chân trời.

2.4. Nghệ thuật:
– Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết,
riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, như một sự phá cách để
thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.
– Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối
lập, các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà
quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ.
3.Bình luận
Nhận định trên là một nhận định đúng, nhận định ấy đã đánh giá một
cách sâu sắc về phong cách thơ Xuân Quỳnh và vẻ đẹp tình yêu của sóng.
Qua đó góp phần làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

III. KẾT BÀI


Khẳng định lại vấn đề



×