Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

BÁO CÁO HỌC PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.2 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO
HỌC PHẦN
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Người thực hiện:

Lớp:

1.Phùng Đức Huân
2.Nguyễn Đình Đạt
3.Nguyễn Trí Thức
4.Nguyễn Văn Thành
TK15.3 (101173)

Giảng viên:

Phạm Ngọc Hưng

Hưng Yên, năm 2017

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hưng Yên, ngày … tháng … năm 2017

Giảng viên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã lớp: 101173


Khóa học: 2017-2018

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Mã sinh viên

1

Phùng Đức Huân

10-08-1998

10117263

2

Nguyễn Đình Đạt

12-05-1997

10117195

3

Nguyễn Trí Thức


26-09-1999

10117251

4

Nguyễn Văn Thành

22-04-1999

10117263

 Tên đề tài:
BÁO CÁO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
 Nội dung:
- Tìm hiểu các thông tin về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên , Khoa công nghệ thông tin.
- Tìm hiểu về chương trình đào tạo, ngành, chuyên ngành.
- Tìm hiểu về lĩnh vực nghề nghiệp, vị trí việc làm, vai trò trong công
việc.
- Cuộc cách mạng 4.0.
=> Nhận xét, định hướng công việc tương lai, mục tiêu học tập của bản
thân.


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY...........................................................1
Giảng viên..................................................................................................................... 2
....................................................................................................................................... 2
MỤC LỤC..................................................................................................................... 4

BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................7
1. Hình 01: Cơ cấu tổ chức nhà trường..........................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 8
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 10
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THẬT HƯNG
YÊN VÀ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN............................................................11
A.Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:........................................................11
B.Khoa Công nghệ Thông tin:.....................................................................................13
CHƯƠNG II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH KHOA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN, TRIỂN VỌNG
NGHỀ NGHIỆP........................................................................................................... 23
A. TÌM HIỂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.......................................................23
B. TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...........................................26
C. TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.......28
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG VIỆC TƯƠNG LAI VÀ MỤC TIÊU HỌC
TẬP CHO BẢN THÂN...............................................................................................32
A .Định hướng công việc tương lai..............................................................................32
B.Mục tiêu học tập của bản thân..................................................................................44
KẾT LUẬN.................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................48



BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT

KÍ HIỆU

GIẢI THÍCH


1
2
3
4
5
6
7

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH
1. Hình 01: Cơ cấu tổ chức nhà trường

7


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, công nghệ thông tin xuất hiện ở mọi nơi, sự phát triển nhanh
chóng của nó giúp cuộc sống của con người trở nên tốt hơn.Công nghệ thông tin
giúp các nhà khoa học tạo ra những nghiên cứu vượt bậc nhờ việc tính toán và
xử lý một khối lượng công việc khổng lồ của máy tính. Chúng có thể thực hiện
hàng tỷ phép tính trong vài giây. Ngành tài chính có thể tiết kiệm hàng chục tỷ
USD nhờ hệ thống máy tính Internet.Sự ảnh hưởng của công nghệ hiện hữu rõ
nhất trong các lĩnh vực công nghiệp, nơi mà Nhật Bản có kế hoạch thay thế 1/3
lao động của họ trong tương lai gần bằng robot để đối phó với tình trạng già hóa
dân số và thiếu hụt lao động.Những con robot sẽ được lập trình để làm việc với
tốc độ cao và chính xác hơn con người trong khi chúng lại không đòi tăng lương
hay phải đóng bảo hiểm y tế, thất nghiệp và các chế độ phúc lợi xã hội khác.

Robot có thể làm việc 24/24 mà không cần nghỉ ngơi, thậm chí làm việc trong
những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất mà con người không thể làm được.
Bạn có thể học mọi thứ trên Internet mà không cần đến trường, một số trường
đại học của Mỹ xác nhận rằng chất lượng học trực tuyến ngang bằng, thậm chí
còn cao hơn phương pháp giáo dục truyền thống.
Trong các lĩnh vực kinh doanh khác, công nghệ thông tin cũng để lại những
dấu ấn đậm nét. Trong kinh doanh bán lẻ, nhờ áp dụng công nghệ thông tin hiệu
quả mà Walmart đã đánh bại các đối thủ bán lẻ hàng giá rẻ khác tại Mỹ và trở
thành gã khổng lồ trong ngành bán lẻ. Khi một khối óc kinh tế được tiếp sức
bởi bàn tay diệu kỳ của công nghệ thông tin, Uber khiến tất cả các hãng taxi
truyền thống trên thế giới đứng trước nguy cơ phá sản và phải cầu cạnh đến các
chính sách bảo hộ của các chính phủ trên thế giới để cứu lấy ngành taxi truyền
thống. Hay Netflix- hãng cung cấp truyền hình chất lượng cao qua Internet cho
phép người dùng tương tác cao hơn và có tài nguyên phong phú hơn…
Làn sóng công nghệ thông tin đã và đang thay đổi cách chúng ta sống, làm
việc và giao tiếp với một tốc độ chóng mặt mà nếu bạn không tìm cách thích
nghi với nó sẽ bị bỏ lại phía sau. Sự thay thế công cụ lao động hiện nay, cụ thể
là máy tính, Internet, robot, trợ lý ảo, trí tuệ nhân tạo... là quy luật tất yếu của
lịch sử phát triển loài người.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Công nghệ thông tin trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, chúng em được các thầy cô truyền đạt
cho những kiến thức cả về lý thuyết và thực hành, để chúng em có thể vận dụng
8


những kiến thức đó vào thực tế và làm quen với công việc độc lập của người kĩ
sư trong tương lai. Qua quá trình học tập dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy
Phạm Ngọc Hưng, chúng em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích và thú
vị về ngành công nghệ thông tin để từ đó đã hoàn thiện báo cáo học phần “
Định hướng nghề nghiệp”.

Dù đã cố gắng song trong quá trình thực hiện báo cáo khó tránh khỏi những
sai sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài báo cáo của
chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

9


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nỗ lưc, cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu
dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy Phạm Ngọc Hưng chúng em đã hoàn thành
bài báo cáo học phần “ Định hướng nghề nghiệp” và đã đạt được một số kết quả
nhất định.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin
– Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tạo điều kiện cho chúng
em được hoàn thiện báo cáo của mình. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới thầy giáo Phạm Ngọc Hưng- người đã tận tình hướng dẫn chúng em
trong suốt quá trình làm báo cáo và hoàn thiện báo cáo của mình.
Sau cùng em xin kính chúc tất cả các thầy cô giáo trong khoa luôn mạnh
khỏe để dìu dắt các thế hệ trẻ như chúng em đi tới thành công .
Báo cáo của chúng em đã hoàn thành nhưng do chưa có nhiều kinh nghệm và
kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi được những thiếu xót. Kính mong
nhận được sự góp ý của thầy để báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phùng Đức Huân
Nguyễn Đình Đạt
Nguyễn Trí Thức
Nguyễn Văn Thành


10


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THẬT
HƯNG YÊN VÀ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
A.Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:
I. Lịch sử phát triển:
Trường ĐHSPKT Hưng Yên tiền thân là trường Trung học Công nghiệp
Hưng Yên thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập ngày 21 tháng 12 năm
1966 theo quyết định số 1265/BCNNg/KH của Bộ Công nghiệp nặng với nhiệm
vụ đào tạo Kỹ thuật viên Trung cấp hai ngành Cơ khí và Động lực;
Quyết định số 242/TTg ngày 03 tháng 12 năm 1970 của Thủ tướng Chính
phủ giao Trường cho Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật (Bộ Lao động) với
tên gọi trường Giáo viên nghề 1, với nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề cho
các trường Công nhân Kỹ thuật và các cơ sở đào tạo nghề;
Quyết định số 80/TTg ngày 05 tháng 03 năm 1979 của Thủ tướng Chính
phủcông nhận trường Giáo viên dạy nghề 1 là trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ
thuật I thuộc Tổng cục Dạy nghề, từ tháng 7/1987 thuộc Bộ GD&ĐT;
Ngày 06 tháng 01 năm 2003 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định
số04/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trường ĐHSPKTHY trên cơ sở trường
Caođẳng Sư phạm Kỹ thuật I.
Đến nay trường đã có kinh nghiệm: 8 năm đào tạo GVDN trình độ trung
cấp,33 năm đào tạo cao đẳng, 11 năm đào tạo trình độ đại học và đã trở thành
trường đại học đa ngành, đa trình độ. Nhà trường đang đào tạo ổn định 29
chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Quy mô học sinh, sinh viên năm
học 2013-2014 khoảng 17000. Từ năm 2005 Trường được thí điểm đào tạo liên
thông, đến nay Trường đã tổ chức đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp
lên cao đẳng, từ cao đẳng và cao đẳng nghề lên đại học cho tất cả các ngành đào
tạo và đào tạo cấp bằng hai đối với ngành Công nghệ thông tin. Trường bắt đầu
đào tạo trình độ thạc sỹ từ năm 2011, đến nay đã có 5 chuyên ngành: Kỹ thuật

cơ khí, Kỹ thuật cơ khí động lực, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật
điện, Kỹ thuật điện tử đồng thời tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật
chất, đội ngũ để tiếp tục đào tạo thạc sỹ các chuyên ngành khác và đào tạo trình
độ tiến sỹ.

11


II. Các cơ sở của Nhà trường:
Trường hiện có 3 cơ sở:
Cơ sở 1: tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên với diện tích 8 ha, dự kiến sẽ
mở rộng thêm 25-30 ha. Đây là trụ sở làm việc chính của Nhà trường.
Cơ sở 2: tại Phố Nối, Mỹ Hào, Hưng Yên với diện tích 28 ha. Nhà trường
đang hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các cong trình kiến trúc đồng
bộ với khu giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm khang trang.
Cơ sở 3: địa chỉ tại số 189, Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương. Diện tích
gần 5000 m2 nằm ở trung tâm thành phố. Cơ sở có khu giảng đường là nhà cao
tầng với nhiều phòng học. Hiện tại Trường đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị,
xưởng thực hành hiện đại đủ khả năng để tổ chức đào tạo đại học và hợp tác với
các trường đại học ngoài để tổ chức đào tạo sau đại học.
III. Cơ cấu tổ chức:

Hình 01: Cơ cấu tổ chức nhà trường

Hiệu trưởng Nhà trường: PGS.TS. Trần Trung
Phó Hiệu trưởng:
12


- Thầy Nguyễn Đức Giang

- Thầy Trương Ngọc Tuấn
Website Nhà trường:

B.Khoa Công nghệ Thông tin:
I.Lịch sử phát triển:
- Quá trình phát triển: Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) được thành lập
năm 1998, tiền thân là Khoa tin học có chức năng đào tạo cử nhân tin học từ
trình độ cao đẳng. Đến năm 2003 khi Nhà trường được nâng cấp lên đại học,
Khoa có Quyết định thành lập với tên gọi Khoa Công nghệ thông tin, được đào
tạo CNTT đến trình độ đại học. Từ tháng 12/2014, Khoa đã bắt đầu đào tạo trình
độ Sau đại học ngành CNTT. Tính đến nay (5/2016) Khoa đã tuyển sinh và đào
tạo 3 khóa cao học với tổng số trên 100 học viên.
Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Khoa đã có một đội ngũ
cán bộ hùng hậu, không ngừng được phát triển và củng cố với 46 cán bộ (trong
đó có 01 Giáo sư, 04 Phó giáo sư; 04 tiến sĩ, còn lại là Thạc sĩ và đang nghiên
cứu sinh); cơ sở vật chất ngày một khang trang, hiện đại; các mối hợp tác với
doanh nghiệp và quốc tế ngày càng được duy trì và mở rộng; chương trình đào
đánh giá cao; quy mô đào tạo luôn duy trì ở con số từ 1000-1500 sinh viên và
học viên cao học...
- Địa điểm trụ sở chính:Tầng 2- Tòa nhà điều hành – Cơ sở 2, Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Chức năng nhiệm vụ:
Chức năng:
Khoa có chức năng đào tạo các trình độ từ Đại học, Cao đẳng đến
Trung cấp chuyên nghiệp; nghiên cứu và hợp tác chuyển giao công nghệ; Quản
trị, duy trì hệ thống Công nghệ thông tin; cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tin
học, đem lại uy tín và nguồn thu cho Nhà trường.
Nhiệm vụ:
- Đào tạo về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin
(CNTT) ở các bậc và loại hình sau: Đại học chính quy, Đại học liên thông, Đại

học vừa làm vừa học, Cao đẳng, Cao đẳng liên thông, Cao đẳng nghề, Trung cấp
13


chuyên nghiệp(những năn trước đây, hiện không còn tuyển sinh). Tương lại đào
tạo trình độ Sau đại học.
- Đào tạo các chương trình tin học như đã ký kết với tập đoàn Aptech Ấn
Độ,bao gồm: Chương trình kỹ thuật viên quốc tế Aptech - ITT; Chương trình
Quản trị mạng Quốc tế Aptech - ACNA; Chương trình lập trình viên quốc tế
Aptech - ACCP.
- Đào tạo các khóa bồi dưỡng Công nghệ thông tin (CNTT) và các khóa
ngắn hạn khác.
- Nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tin học theo yêu cầu.
- Hợp tác đào tạo và triển khai các sản phẩm, tiến bộ Khoa học kỹ thuật.
- Hỗ trợ bảo trì hệ thống máy tính cho các đơn vị trong toàn Trường.
- Đảm bảo hệ thống đường truyền Internet Nhà trường thông suốt và ổn
định.
- Quản lý hệ thống học liệu & thông tin trên Website

- Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,
đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.
- Xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch học tập giảng dạy.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học và các tổ chức, công ty
trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của nhà trường.
Website Khoa:
Điện thoại: 03213 767188

14



II.Cơ cấu tổ chức:
- Các đơn vị trực thuộc Khoa: Hiện nay Khoa có tổng số 3 bộ môn và 1
trung tâm, gồm:
• Bộ môn Công nghệ phần mềm
• Bộ môn Kỹ thuật máy tính
• Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông
• Trung tâm Hưng Yên Aptech: CNTT&TT

- Hội đồng Khoa CNTT. Chủ tịch: PGS.TS Bùi Thế Hồng
- Ban lãnh đạo Khoa: Trưởng khoa T.S Nguyễn Minh Quý, P.Trưởng
Khoa Th.S Phạm Ngọc Hưng.
- Bộ môn Công nghệ phần mềm (19 CBGV): Trưởng bộ môn là T.S
Nguyễn Văn Hậu.
- Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông (11 CBGV) : Trưởng bộ môn là
T.S Nguyễn Đình Hân.
-

Bộ môn Kỹ thuật máy tính (11 CBGV) : Trưởng bộ môn là Th.S Phạm
Ngọc Hưng.

- Trung tâm Hưng Yên Aptech: CNTT & TT (4 CBGV) : Giám đốc TT là
Th.S Vũ Khánh Quý.
III.Đội ngũ cán bộ:
Tổng số: 45
STT

Đội ngũ cán bộ

Số lượng


1

GS-TS

01

2
3
4
5
6

PGS-TS
TS
NCS
TS
KS,CN

04
04
14
21
01

15


- Các PGS-TS hiện nay là những nhà khoa học có uy tín, từng làm việc tại
Học viện Bưu chính Viên thông, Viện CNTT-ĐHBK Hà Nội, Học viện

KTQS, Viện Hàn Lâm KH Việt Nam.
- Trong số 14 NCS: 5 NCS học tại nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc & Đài
Loan); 2 NCS làm từ năm 2010, 2 NCS làm từ năm 2012 và 5 NCS làm
từ năm 2013, 1 cử nhân: Là cán bộ giáo vụ khoa.
IV. Các bộ môn của khoa
1. Bộ môn Công nghệ phần mềm:
a. Thông tin chung
Bộ môn Công nghệ phần mềm (tên tiếng anh là Software Engineering) là
bộ môn chuyên ngành trực thuộc Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Bộ môn Công nghệ phần mềm chịu trách nhiệm
nghiên cứu và giảng dạy các học phần thuộc chuyên ngành kỹ thuật phần mềm.
b. Nhiệm vụ chuyên môn
Giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành kỹ thuật phần mềm như: Cơ sở
kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu giải
thuật, phân tích thiết kế hướng đối tượng, toán rời rạc, trí tuệ nhân tạo, lập trình
hướng đối tượng, lập trình mạng, công nghệ web và ứng dụng, lập trình
mobile…
Đào tạo kỹ sư, cử nhân có đủ các năng lực về gia công và phát triển phần
mềm tại các công ty phần mềm trong và ngoài nước.
Thực hiện các nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
c.Các hướng nghiên cứu chính
- Algorithms and Theory
- Parallel Computing
- Software Testing and Verification
- Data Mining

16


d.Đội ngũ cán bộ

Bộ môn Công nghệ Phần mềm hiện có tổng số 19 cán bộ đương nhiệm.
Đội ngũ cán bộ của Bộ môn đều có trình độ thạc sỹ trở lên, bao gồm :
STT

Đội ngũ cán bộ

Số lượng

1

Giáo sư

1

2

Phó giáo sư

2

3

Thạc sĩ

16

4

Đại học


0

2.Bộ môn Mạng máy tính & Truyền thông
a. Thông tin chung
Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông (tên tiếng anh là Department of
Computer Networks & Communication Technology) được thành lập theo quyết
định số 18/Q Đ-ĐHSPKTHY-TCCB ngày 16/1/2006 của Hiệu trưởng trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Trải qua gần 10 năm hình thành và phát
triển, bộ môn đã có những bước tiến mới về quy mô đào tạo, đội ngũ giáo viên,
cơ sở vật chất.
Bộ môn được trang bị một phòng thí nghiệm mạng chuyên sâu bao gồm
đầy đủ các thiết bị mạng mới, hiện đại và đã thiết lập mô hình mạng tương tự
như mô hình mạng tại các doanh nghiệp bên ngoài để sinh viên có thể vào tìm
hiểu, nghiên cứu và thí nghiệm thực tế.
b. Nhiệm vụ chuyên môn
Giảng dạy các học phần thuộc chuyên ngành Mạng máy tính và Truyền
thông như: Mạng máy tính, Thiết kế mạng Doanh nghiệp, Bảo mật máy tính và
mạng,Quản trị mạng, Hệ điều hành mã nguồn mở, Thương mại điện tử, các đồ
án môn học… ngoài ra bộ môn còn phối hợp cùng với trung tâm Hưng Yên
Aptech CNTT & TT tổ chức các khóa học về mạng như CCNA, MCSA, và các
chứng chỉ khác liên quan.
Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Mạng máy tính và Truyền thông: Sau khi tốt
nghiệp sinh viên có thể làm việc tại vị trí chuyên viên Quản trị mạng, An ninh
mạng và hỗ trợ kỹ thuật trong các doanh nghiệp.
17


Đào tạo Cao đẳng nghề Quản trị mạng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp được
cấp bằng cao đẳng nghề quản trị mạng có khả năng quản trị và bảo trì hệ thống
mạng cho các doanh nghiệp.

Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
c. Các hướng nghiên cứu chính
- Các công cụ quản trị hệ thống mạng
- Các công cụ lập trình mạng và thiết kế web
- Mạng Ad Hoc, mạng Wireless Sensor NetWork, mạng Peer To Peer và
các hệ thống mô phỏng
- Bảo mật máy tính và mạng
- Hệ thống gợi ý
- Công nghệ mạng không dây
- Hệ điều hành mã nguồn mở
d. Đội ngũ cán bộ
Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông có tổng số 12 cán bộ đương
nhiệm có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó có 1 PGS, 1 TS, 10 thạc sỹ. Ngoài
ra, đa phần các giảng viên đều có các chứng chỉ về mạng như CCNA, MCSA,
CCNP...
3.Bộ môn Kỹ thuật máy tính
a. Thông tin chung
Bộ môn Kỹ thuật Máy tính (Department of Computer Engineering) là bộ
môn chuyên ngành trực thuộc Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Bộ môn chịu trách nhiệm nghiên cứu và giảng dạy
các học phần thuộc chuyên ngành hệ thống nhúng.
Chuyên ngành Hệ thống nhúng do bộ môn đảm nhiệm được xây dựng theo
định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực để
làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước với các lĩnh vực
nghề nghiệp như:
- Phân tích và thiết kế hệ thống
18


- Viết chương trình phần mềm nhúng sử dụng ngôn ngữ C/C++, Java

- Kiểm thử chức năng và sửa lỗi chương trình
- Tư vấn sản phẩm và các giải pháp cho khách hàng
- Viết báo cáo, tài liệu kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đào tạo và chuyển
giao
- Nghiên cứu, đánh giá các hệ thống có sẵn, cập nhật công nghệ liên
quan phục vụ phát triển sản phẩm mới
- Phát triển ứng dụng di động trên hệ điều hành Android
Bộ môn được trang bị 02 phòng thí nghiệm chuyên sâu với đầy đủ các
thiết bị thí nghiệm hiện đại giúp giảng viên, sinh viên nghiên cứu, giảng dạy và
học tập.
Website bộ môn: />b. Nhiệm vụ chuyên môn
Đào tạo kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống
nhúng.Đảm nhiệm và giảng dạy các học phần: Cơ sở kỹ thuật lập trình, Kiến
trúc máy tính, lập trình hướng đối tượng, tiếng anh chuyên ngành, hệ điều hành,
hệ điều hành mã nguồn mở, kỹ thuật điện tử tương tự số, lập trình vi điều khiển,
hệ thống nhúng, thiết kế hệ thống nhúng, lập trình điều khiển thiết bị, phát triển
ứng dụng di động.
c. Các hướng nghiên cứu chính
- Algorithms and Theory
- Parallel Computing
- Software Testing and Verification
- Data Mining

d. Đội ngũ cán bộ
Bộ môn Công nghệ Phần mềm hiện có tổng số 19 cán bộ đương nhiệm. Đội ngũ
cán bộ của Bộ môn đều có trình độ thạc sỹ trở lên, bao gồm :
19


STT

1
2
3
4
5

Đội gũ cán bộ
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học

Số lượng
1
2
0
16
0

4.Trung tâm Hưng Yên Aptech: CNTT & TT
a. Thông tin chung
Được thành lập từ tháng 3 năm 2004, trải qua hơn 6 năm hoạt động, Trung
tâm Hưng Yên – Aptech thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tự
hào là một trong hơn 3000 Trung tâm của Tập đoàn đào tạo Công nghệ thông tin
hàng đầu Ấn Độ.
Chương trình Đào tạo liên tục được cập nhật bám sát nhu cầu xã hội.
Phòng học và thực hành được trang bị đầy đủ và hiện đại, đường truyền Internet
tốc độ cao. Mỗi lớp học có tối đa 25 học viên, mỗi học viên được thực hành trên
một máy tính.

Mô hình đào tạo đa phương thức, trú trọng nâng cao các kỹ năng thực
hành nhằm giúp sinh viên tiếp thu được các kiến thức trong thời gian ngắn nhất
và có thể áp dụng ngay các kiến thức khi bắt đầu làm việc.
Đối tượng đào tạo không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp từ học
sinh, sinh viên tới nhân viên trong các doanh nghiệp

b. Nhiệm vụ chuyên môn
Trong quá trình phát triển, vào năm 2008, Trung tâm Hưng Yên Aptech và
Trung tâm An ninh mạng Edulab sát nhập thành Trung tâm Hưng Yên
Aptech:Công nghệ thông tin và truyền thông với nhiệm vụ cụ thể gồm:
20


- Quản lí toàn bộ hệ thống thông tin của Nhà trường
- Quản lí và đào tạo Hệ Kĩ sư CNTT DV Chất lượng cao
- Quản lí và đào tạo Hệ Cử nhân CNTT DV Chất lượng cao
- Quản lí và đào tạo Cao đẳng nghề CNTT Aptech
- Quản lí và đào tạo chương trình Chuẩn đầu ra CNTT trong toàn trường
- Đào tạo các chứng chỉ Quốc tề về Quản trị mạng & Phần mềm của Cisco,
Microsoft, Aptech.
- Đào tạo Cử nhân chuyên ngành Mạng máy tính & Truyền thông.
- Đào tạo Cao đẳng nghề Quản trị mạng.
- Ngoài ra, bộ môn còn đảm nhận chuyên môn về một số học phần liên
quan ở các bộ môn và các loại hình đào tạo khác.
Giảng dạy các môn học thuộc về lĩnh vực phần mềm như: Cơ sở dữ liệu, cấu
trúc dữ liệu giải thuật, phân tích thiết kế hướng đối tượng, toán rời rạc, trí tuệ
nhân tạo, lập trình hướng đối tượng, lập trình mạng, lập trình web…
Đào tạo kỹ sư, cử nhân có đủ các năng lực về gia công và phát triển phần
mềm tại các công ty phần mềm trong và ngoài nước
Thực hiện các nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ

d. Địa chỉ liên hệ
Hiện nay Trung tâm gồm 03 văn phòng đào tạo đặt tại ba cơ sở của Nhà
trường gồm:
- Văn phòng CS1: Tầng 2, Tòa nhà 4 tầng –Trường ĐH SPKT Hưng Yên
(Khoái Châu – Hưng Yên); ĐT: 03213.713.319
- Văn phòng CS2: P107, Tòa nhà điều hành – Trường ĐH SPKT Hưng Yên
(Nhân Hòa – Mỹ Hào- Hưng Yên): 03213. 767.168
- Văn phòng CS3: Tầng 2, Tòa nhà 7 tầng – Trường ĐH SPKT Hưng Yên
(189 Nguyễn Lương Bằng – TP. Hải Dương): 03206.609.167
- Website:
-

Email:
21


22


CHƯƠNG II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN,
TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
A. TÌM HIỂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.Giới thiệu chung
Khoa Công nghệ Thông tin quản lý, tổ chức giảng dạy Ngành Công nghệ
thông tin ở các trình độ Đại học, Cao đẳng, năm 2015 đã bắt đầu đào tạo trình
độ Thạc sỹ.
Chương trình đào tạo Đại học ngành Công nghệ thông tin được xây dựng
theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Chương trình được xây dựng dưới sự
hợp tác, hỗ trợ của dự án cho chính phủ Hà Lan tài trợ (gọi tắt là Dự án Hà Lan).

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là một trong số 8 trường trên cả
nước được hưởng chương trình Dự án phát triển chương trình đào tạo theo định
hướng nghề nghiệp. Tại Trường, Khoa Công nghệ Thông tin là một trong 2 khoa
được tham gia dự án này.
Mục tiêu chính của chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp là
đào tạo ra các kỹ sư là những người có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, có khả
năng tham gia ngay vào thị trường lao động mà không cần hoặc ít phải đào tạo
bổ sung, đây cũng là ưu điểm chính mà các chương trình đào tạo hàn lâm trước
đây hoặc ở một số các trường khác hiện tại không có được. Sở dĩ có được ưu
điểm trên là do trong quá trình đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp,
các nội dung đào tạo sát với thực tế công việc, trang thiết bị sử dụng đào tạo
cũng là các trang thiết bị được sử dụng thực tế ngoài doanh nghiệp hoặc tiệm
cận gần với các trang thiết bị này.
Tại Khoa cho đến nay đã có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp theo chương
trìnhnày ra trường. Nhiều em đã tìm được việc làm có mức thu nhập cao, tự
khẳng định được bản thân.
Sau gần chục năm triển khai đào tạo, chương trình đã có nhiều điều chỉnh,
cập nhật bổ sung để theo kịp, đi tắt đón đầu các xu thế phát triển của xã hội,
khoa học kỹ thuật. Hiện nay chương trình đã được xây dựng theo hướng giảm
tải cho sinh viên. Ngoài hoạt động học tập trên lớp, sinh viên chủ động thực hiện
các hoạt động học tập tại nhà theo hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên được
tham gia các dự án, làm việc theo nhóm ngay từ khi mới bắt đầu khóa học. Do
23


vậy đã góp phần tích cực trong phát triển kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm,
khả năng làm việc theo nhóm cũng như làm việc độc lập.
Tất cả các sinh viên đều được gia đồ án tốt nghiệp thay vì thi một số học
phần. Đây là cơ hội tốt để sinh viên phát triển kỹ năng của bản thân lên một tầm
cao mới, là dịp để sinh viên thể hiện các kiến thực, kỹ năng của mình sau các

năm học tập tại Trường.
Việc được tham gia sớm vào hoạt động nhóm, thực hiện các đồ án xuyên
suốt quá trình học tập và đồ án tốt nghiệp đã giúp sinh viên có điều kiện tích lũy
kinh nghiệm, sẵn sàng tham gia ngay thị trường lao động sau khi hoàn thành
khóa học. Nhiều em đã được doanh nghiệp tiếp nhận thực tập, làm việc bán thời
gian hay cộng tác ngay khi còn ngồi ghế nhà trường, trong các đợt thực tập
ngoài doanh nghiệp.
Các chương trình đào tạo khác (ĐHLT, VLVH, Cao đẳng chính quy và liên
thông) được xây dựng trên cơ sở tham chiếu chương trình đại học chính quy
theo định hướng nghề nghiệp. Do vậy các chương trình này đều thừa hưởng
được các ửu điểm của chương trình đào tạo đại học chính quy.
Ngoài triết lý xây dựng chương trình theo định hướng nghề nghiệp ứng
dụng theo dự án Hà Lan, chương trình đào tạo ĐHCQ của khoa cũng như các
chương trình đào tạo khác còn được thừa hưởng các ưu điểm từ chương trình
đào tạo Lập trình viên quốc thế của Aptech - Ấn Độ. Khoa công nghệ thông tin
là đơn vị duy nhất tại Trường và đầu tiên tại Hưng Yên có hợp tác đạo tạo với
Aptech Ấn Độ, một đơn vị đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là các
lập trình viên, có đáp ứng được các yêu cầu thực tế ngoài doanh nghiệp. Học
viên có được chứng chỉ Lập trình viên quốc tế của Aptech dễ dàng tìm việc tại
các doanh nghiệp phát triển phần mềm không chỉ trong nước mà ở cả nước
ngoài với mức lương cao. Khoa đã sớm nhận thấy các ưu điểm lớn của chương
trình đào tạo này và kế thừa, ứng dụng vào đào tạo các chương chình chính quy
tại Khoa.

24


2. Chương trình đào tạo
2.1 Mục tiêu đào tạo chung
a. Về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin được trang bị các kiến thức
cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ thông tin, cũng như được định hướng một
số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về Công nghệ thông tin của thế
giới.
b. Về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin được đào tạo kỹ năng thực
hành cao trong hầu hết các lĩnh vực của Công nghệ thông tin, cho phép sinh viên
tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Ngoài
ra, sinh viên ngành Công nghệ thông tin cũng được trang bị kỹ năng tự học tập,
nghiên cứu, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp.
c. Về thái độ
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị
tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có
đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền, có tinh thần làm việc theo
nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.
2.2 Ngoài các mục tiêu chung, sinh viên được đào tạo với các mục tiêu bổ
sung cho mỗi chuyên ngành:
a.Chuyên ngành công nghệ phần mềm
Nắm vững kiến thức cơ bản: ngôn ngữ lập trình, phương pháp lập
trình(hướng đối tượng, mẫu thiết kế, thuật toán...), tư duy lập trình phải đúng
đắn và tối ưu. Nắm vững các nguyên lý và phương pháp điều khiển các hệ thống
thông qua máy tính.
b.Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính
Nắm vững kiến thức tổng quát về quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ
thống phần mềm; có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần
mềm; cung cấp phương pháp luận và công nghệ mới để sinh viên có thể nắm bắt
và làm chủ các tiến bộ khoa học. Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về tổ
chức và quản lý công nghệ phần mềm để có khả năng xây dựng mô hình và áp
dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế. Nắm vững các
25



×