Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

TRIẾT học và KHOA HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.59 KB, 15 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT
HỌC VÀ KHOA HỌC
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT
HỌC VÀ KHOA HỌC.
2. TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRIẾT HỌC.
3. VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC.


1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.
• TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN.

• CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG.
• CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG.


TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN.
• Quan điểm:
 Triết học nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể của nó,
nhằm phát hiện ra những quy luật chung nhất, những
nguyên nhân cuối cùng của mọi tồn tại.
 Các khoa học nghiên cứu về một lĩnh vực nhất định của
thế giới, nhằm phát hiện những quy luật riêng đặc thù.
 Triết học là “khoa học của các khoa học”.
• Thực chất: có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của triết
học, hạ thấp, coi thường vai trò của các khoa học.
• Nội dung và lịch sử



CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG.
• Quan điểm:
 Chỉ có các khoa học cụ thể chuyên ngành mới cần thiết, đem
lại các tri thức tích cực (positive).
 Triết học là trừu tượng, không đem đến tri thức positive
 Trong quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa phát triển đầy
đủ, triết học đã từng có vai trò tích cực. Nhưng khi các khoa
học lần lượt xuất hiện và trưởng thành, triết học dần mất đi vai
trò lịch sử của mình.
• Thực chất: xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học, hạ
thấp hay thậm chí gạt bỏ vai trò của triết học.
• Nội dung và lịch sử


CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG.
Quan hệ giữa triết học và khoa học không
phải hoàn toàn đồng nhất thay thế lẫn cho
nhau, nhưng cũng không hoàn toàn đối lập,
loại trừ nhau.
Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học
là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của
các mặt đối lập.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
Khoa học

• Nhận thức.


Triết học

• Nhận thức và nhận định.

• Khám phá thế giới, tìm • Xây dựng thế giới quan,
kiếm sự hiểu biết về thế phương pháp luận, thể hiện
giới.
thái độ của con người với
thế giới.
• Tri thức khách quan, tất • Quan điểm, học thuyết
yếu, phổ biến.
mang tính đảng.


MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

Khoa học là căn cứ tin cây, chắc chắn nhất
của các khái quát triết học. Thiếu khoa
học, triết học mang tính tư biện

Triết học là thế giới quan và phương pháp
luận của khoa học. Không có sự định
hướng của triết học, khoa học phát triển
tự phát


CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG.
Tác động lẫn nhau giữa triết học và khoa học
không phải chỉ theo một hướng duy nhất.
 Khoa học có thể đưa đến những kết luận triết

học tích cực mang tính khoa học, nhưng cũng có
thể đưa đến những kết luận triết học tiêu cực,
phản khoa học.
 Triết học tiến bộ, mang tính khoa học, thì nó có
thể và phải thúc đẩy sự phát triển của khoa học
và ngược lại.


2. TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
• Sự ra đời của triết học là trùng hợp với sự xuất
hiện những mần mống đầu tiên của tri thức khoa
học.
• Khoa học cổ đại và nguồn gốc của Triết học tự
nhiên (naturphilosophie).
• Khoa học tự nhiên thời kỳ Phục hưng và cận đạị
và sự hình thành tư duy siêu hình, cơ giới.
• Khoa học tự nhiên thế kỷ XIX và sự ra đời của tư
duy biện chứng
• Cách mạng KH - CN hiện đại và triết học.


TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
• Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học
không phải là trực tiếp, mà thường là gián tiếp tạo ra
bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một kiểu
tư duy, một cái nhìn về thế giới, tương ứng với trạng
thái đạt được của khoa học.
• Sự phát triển của khoa học nhất định sẽ đưa đến những

kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý luận.
• Ảnh hưởng của khoa học đến sự phát triển của triết học
có thể tích cực, nhưng cũng có thể tiêu cực.


3. VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC
Thế giới quan
• Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư
tưởng khái quát của con người về thế giới nói
chung bao gồm cả con người trong đó, về quan hệ
của con người đối với thế giới.
• Triết học là thế giới quan lý luận, là hệ thống các
tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực
tiễn và nhận thức. Xét về tính chất, triết học là sự
khái quát chung nhất, là tư duy tổng hợp.


3. VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA KHOA HỌC

Phương pháp luận
• Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm
tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào định
hướng thái độ, giúp hình thành nên các nguyên
tắc cơ bản, chỉ đạo con người trong các hoạt động
của mình, nói cách khác là chúng thực hiện chức
năng phương pháp luận.

• Phương pháp luận triết học chỉ là phương pháp
luận chung nhất. Nó chỉ nêu lên những điều kiện
chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các
nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải trực tiếp giải


VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT H
ỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC

• Vai trò nhận thức, làm gia tăng tri thức mới.
 Sự phân tích, sự lý giải triết học các dữ liệu khoa học
cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ
khái quát chung hơn và sâu sắc hơn.
 Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được
hình thành và phát triển như là các phạm trù của cả triết
học và các khoa học.
 Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết
học vạch ra logic của các quá trình nhận thức, trở thành
phương pháp luận của nhận thức khoa học.


VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT H
ỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC

• Triết học là công cụ tổng hợp tri thức.
 Tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa
học và làm sáng tỏ các nguyên lý chung của
chúng.
 Là hạt nhân lý luận kết nối các ngành khoa
học, hình thành các khoa học liên ngành.

 Kết hợp nhiều ngành khoa học cho phép đưa ra
một bức tranh khoa học chung về thế giới,


VAI TRÒ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT H
ỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC

• Đưa ra những quan điểm quản lý và định
hướng giá trị.
 Xây dựng các thiết chế khoa học.
 Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển
khoa học.
 Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học
vào sản xuất và đời sống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×