Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích sự bất bình đẳng về ý chí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hàh chính và cho ví dụ minh họa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.38 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có vai trò quan trọng không chỉ
trong lĩnh vực hành pháp mà còn tác động không nhỏ tới phát triển của toàn xã
hội. Nói tới hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì không thể không nhắc tới
các chủ thể trong hoạt động này hay quan hệ pháp luật hành chính. Đó là mối quan
hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Khác với nhiều quan hệ pháp luật
khác như dân sự đề cao sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, quan hệ pháp luật
hành chính là quan hệ “ quyền lực- phục tùng”, đây là sự không bình đẳng về ý chí
giữa của các chủ thể tham gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này về lý thuyết cũng như
trong thực tiễn, em xin phép tìm hiểu đề bài “ Phân tích sự bất bình đẳng về ý chí
của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hàh chính và cho ví dụ minh họa”.

1


NỘI DUNG
I. Khái niệm về quan hệ pháp luật hành chính
Trước tiên, để xác định được tính ý chí của chủ thể trong quan hệ pháp luật
hành chính thì đòi hỏi phải nắm rõ định nghĩa cũng như những đặc điểm của quan
hệ này.
1. Định nghĩa
“Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành
chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau
theo quy định của pháp luật hành chính.”1
2. Đặc điểm
Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật hành chính, một bên tham gia được sử
dụng quyền lực nhà nước. Đây được gọi là chủ thể đặc, là các cá nhân, tổ chức cơ
quan nhân danh nhà nước . Bên còn lại không được sử dụng quyền lực nhà nước,
là đối tượng quản lý hay được xác định là chủ thể thường. Chủ thể này có nghĩa vụ
tuân thủ, phục tùng việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể quản lý. Ví dụ :


trong quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Chủ thể quản
lý là Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng là đối tượng quản lý.
Thứ hai, nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa
vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia.
Thứ ba, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp
của cả hai bên chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. Trong rất nhiều trường
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luạt Hành chính Việt Nam, tr67

2


hợp quan hệ pháp luật hành chính xuất phát từ phía bên kia chủ thể như công dân
hay tổ chức…ví dụ như: công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo…
Thứ tư, hầu hết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính
đều được giải quyết theo thủ tục hành chính.
Thứ năm, khi hai bên chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính vi phạm
yêu cầu của pháp luật hành chính thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước.
Bởi một bên là đại diện, nhân danh nhà nước còn bên kia là chủ thể có các quyền
và nghĩa vụ với bên đại diện cho nhà nước. Hơn nữa, những vi phạm của các chủ
thể đều xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước.
II. Biểu hiện của sự bất bình đẳng về ý chí của các chủ thể trong quan hê pháp
luật hành chính.
Một trong những đặc điểm quan trọng khi nói tới quan hệ pháp luật hành
chính là tính đối tượng. Đặc trưng cơ bản của đối tượng điều chỉnh của luật Hành
chính là quan hệ chấp hành – điều hành. “ Chấp hành” là thi hành, phục tùng
mệnh lệnh cấp trên, “ điều hành” là chỉ đạo, ra mệnh lệnh cho cấp dưới 2” . Trong
một quan hệ pháp luật hành chính luôn xác định chủ thể quản lý và đối tượng quản
lý đồng thời nó thể hiện tính không bình đẳng của các bên tham gia quan hệ. Do
đặc trưng của đối tượng vì vậy mà phương pháp điều chỉnh gắn với quan hệ pháp
luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ quyền lực –

phục tùng. Nó có cội nguồn từ bản chất quản lý bởi muốn quản lý thì phải có
quyền uy. Theo PH.Awngghen thì “ Quyền uy nói ở đây có nghĩa là ý chí của
người khác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thụ; mặt khác , quyền uy lấy sự
phục tùng làm tiền đề”3.Trong đó, chủ thể quản lý là bên nhân danh nhà nước, sử
2Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
3 C.Mac Ph.AWngghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1983, tập IV, trag 355

3


dụng quyền lực nhà nước để thực hiện hoạt động quản lý của mình. Đối tượng
quản lý có nghĩa vụ phục tùng. Bên có quyền nhân danh nhà nước có quyền ra
những yêu cầu, mệnh lệnh mang tính bắt buộc đối với chủ thể bên kia. Các cơ
quan, tổ chức, cá nhân …khi được yêu cầu thì phải có nghĩa vụ thực hiện, phục
tùng những mệnh lệnh đó.
Để điều chỉnh phù hợp, hiệu quả quan hệ “ quyền lực- phục tùng”, luật hành
chính sử dụng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng. Từ các chủ thể của quan hệ
pháp luật hành chính đến phương pháp để điều chỉnh quan hệ đó luôn thể hiện sự
bất bình đẳng về ý chí của các chủ thể tham gia. Sự bất bình đẳng về ý chí này
được thể cụ thể, rõ ràng trong thực tiễn của hoạt động quản lý.
1. Sự áp đặt ý chí.
Trong quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể quản lý áp đặt ý chí của mình
lên đối tượng quản lý.Ý chí là sự xác định mục đích cho hành động và điều khiển,
điều chỉnh hoạt động để nhằm thực hiện mục đích. Ý chí của chủ thể quản lý là
điều mà chủ thể hướng tới và nó được áp đặt lên đối tượng quản lý. Đối tượng
quản lý sẽ không có quyền được thỏa thuận hay thể hiện ý chí của mình mà phải
tuân theo mong muốn của chủ thể kia. Khác với quan hệ pháp luật hành chính,
quan hệ hôn nhân gia đình hay quan hệ pháp luật dân sự luôn đề cao sự thỏa thuận
và đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia. Ví dụ trong quan hệ
pháp luật dân sự với hợp đồng mua bán thì phải tuân thủ nguyên tắc “ thuận mua

vừa bán”.Tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật hành chính, không nhất thiết phải có
sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của hai bên tham gia như quan hệ pháp luật dân sự
mà nó có thể đi ngược lại với ý chí của bên kia- chủ thể thường. Sự bất bình đẳng
về ý chí có thể được thể hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, có thể biểu hiện
qua một số trường hợp sau:
4


Thứ nhất, những mệnh lệnh hành chính mang tính cá biệt. Một bên có
quyền đưa ra các mệnh lệnh hay đặt ra các quy định và bắt buộc phía bên kia phải
có nghĩa vụ thực hiện Những mệnh lệnh này có thể được thể hiện bằng văn bản
hoặc thông qua các hành vi hành chính nhất định. Trong các mệnh lệnh hay quyết
định trên đã thể hiện ý chí của bên có quyền. Đồng thời, bên có quyền lực cũng
thực hiện hoạt động kiểm tra việc thực hiện của bên có nghĩa vụ để xác định đánh
giá việc thực hiện có đúng hướng, đúng yêu cầu của họ.Trường hợp này thường
được thể hiện rất rõ trong quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới.
Ví dụ : Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 04 năm 2015 của Thủ tướng
chính phủ về “ tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn
vốn đầu tư công”. Trong chỉ thị Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư “ Chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xử lý dứt
điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản”.
Ví dụ: Quyết định thu hồi đất của UBND thành phố Hà Nội đối với ông
Nguyễn Văn A căn cứ trên Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của
UBND thành phố.
Bên cạnh việc giao nhiệm vụ, đưa ra mệnh lệnh, chủ thể có thẩm quyền quản
lý ở trong ví dụ trên cũng có những đánh giá, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị và
quyết định. Hoạt động kiểm tra, đanh giá luôn được đảm bảo thực hiện bởi ccacs
chủ thể các thẩm quyền quản lý. Điều này được thể hiện ở việc có nhiều văn bản
được ban hành chỉ rõ yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra cụ thể như Quyết định số
42/2014/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ “ Ban hành quy chế theo dõi, đôn

đốc, kiểm tra việc thực hiện Nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”
Thứ hai, hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị…về một số vấn
đề liên quan đến chủ thể hoặc những vấn đề khác và bên nhận những yêu cầu có
5


quyền xem xét, quyết định có đáp ứng hay chấp thuận yêu cầu, kiến nghị của bên
kia hay bác bỏ. Ở đây, một bên – bên yêu cầu, đã thể hiện ý chí của mình tuy nhiên
nó có được đáp ứng hay không còn phụ thuộc vào ý chí của phía bên chủ thể kia.
Ví dụ: Công dân( gồm anh A và chị B) đến UBND cấp xã để yêu cầu được
làm thủ tục đăng kí kết hôn, cán bộ xem xét về các giấy tờ, yêu cầu, điều kiện thủ
tục hành chính xem có hợp lệ và có thể chấp nhận được hay không. Nếu đồng ý,
Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy
chứng nhận kết hôn. Trong nhiều trường hợp vì không đủ điều kiện thì cán bộ đại
diện cho UBND sẽ không chấp thuận. Như vậy,ý chí của hai người này không
được đáp ứng trước ý chí của cán bộ UBND xã.
Thứ ba, hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định bên này quyết định điều
gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định.Quan
hệ này thường được thể hiện trong quan hệ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với
nhau.
Ví dụ: quan hệ giữa Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông vận tải về vấn đề xây
dựng các dự án về công trình giao thông. Dự án này đòi hỏi phải có sự thông nhất,
đồng ý của Bộ Giao thông vận tải. Hay mối quan hệ giữa Bộ giáo dục và đào tạo
với Bộ Tài chính liên quan đến việc đầu tư giáo dục. Những dự kiến của Bộ Giáo
dục và đào tạo có liên quan đến vấn đề tài chính cần có sự thông qua của Bộ Tài
chính. Ngay như dự án đổi mới chương trình sách giáo khoa theo ông Phạm Vũ
Luận- Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, “ hiện nay hồ sơ đã được chuẩn bị cơ
bản đầy đủ, riêng vấn đề kinh phí chưa trình được vì phải có ý kiến thẩm định của
Bộ Tài chính và các Bộ liên quan…” 4.Trong trường hợp này, Bộ Tài chính xem xét


4“ Bộ giáo dục rút đề án 34.000t tỉ”, Báo VNexpress

6


về nguồn kinh phí của dự án và đưa ra quyết định có thể thực hiện được không hay
còn đòi hỏi phải điều chỉnh phù hợp hơn.
2. Sự cưỡng chế , bắt buộc
Trong quan hệ pháp luật hành chính khi bên có thẩm quyền đưa ra những
mệnh lệnh, những quy định thì bên kia có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên việc
thực hiện không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người có trách nhiệm thực
hiện. Họ không có quyền được lựa chọn thực hiện hay không mà việc thực hiện đã
mang tính bắt buộc, áp đặt và là nghĩa vụ tuyệt đối. Nó luôn phải được đảm bảo
bằng những biện pháp nhất định mà cụ thể trong trường hợp này là biện pháp
cưỡng chế. Các chủ thể quản lý có quyền áp dụng một số biện pháp cưỡng chế đối
với đối tượng quản lý bao gồm cưỡng chế kỉ luật và cưỡng chế hành chính. Biện
pháp này là một trong những công cụ quan trọng của pháp luật nước ta. Nó có tính
chất mạnh mẽ để các quy định, mệnh lệnh…được thực hiện trong thực tế.
Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước
luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn không phụ thuộc
vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó.
Sự không bình đẳng giữa các bên là cơ quan trong bộ máy nhà nước bắt
nguồn từ quan hệ cấp trên với cấp dưới, đây là quan hệ lệ thuộc nhau về tổ chức
trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra còn có sự bất bình đẳng giữa các cơ quan hành
chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân khác
không bắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà bắt nguồn từ quan hệ “ quyền lực – phục
tùng” . Trong các quan hệ đó, cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước
là bên nắm quyền lực để thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trong lĩnh vực
được phân công phụ trách. Do vậy, các đối tượng kể trên phải trong vai trò là
người phục tùng ý chí của nhà nước mà người đại diên là cơ quan hành chính nhà

7


nước. Quan hệ “quyền lực- phuc tùng” ràng buộc nhau bởi các biện pháp cưỡng
chế nhằm bảo đảm cho việc “phục tùng “ được thực hiện.
Các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng khi chủ thể có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ của mình( không hành động) hoặc thực hiện sai nghĩa vụ( hành
vi trái pháp luật hành chính). Trong những trường hợp này, chủ thể quản lý tức chủ
thể có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thể hiện qua
hình thức xử phạt vi phạm hành chính như : cảnh cáo, phạt tiền…Ngoài ra tính
cưỡng chế còn được thể hiện trong các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm
pháp luật, bảo đảm pháp chế, trật tự trong quản lý hành chính nhà nước được quy
định tại khoản Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ví dụ: Khi tham gia giao thông, các chủ thể sử dụng xe gắn máy có nghĩa vụ
tuân thủ đèn tín hiệu giao thông, nếu vi phạm thì sẽ chịu hình phạt tiền từ 200
nghìn đến 400 nghìn quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giao thông
đường bộ và đường sắt.
Tính bắt buộc, cưỡng chế không chỉ được thể hiện khi một bên chủ thể vi
phạm thì bên kia áp dụng các hình thức xử phạt hay các biện pháp khắc phục hậu
quả mà còn sâu hơn nữa. Khi chủ thể có nghĩa vụ thực hiện các hình thức xử phạt
hay biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên không chủ động thực hiện thì một lần
nữa tính cưỡng chế lại được đặt ra. Ví dụ: từ Điều 28 đến Điều 37 của mục 2 Các
biện pháp khắc phục hậu quả của Luật xử phạt vi phạm hành chính đều cụm từ “
nếu cá nhận, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng
chế thực hiện”. Cụ thể như Điều 29 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

8



“Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhận, tổ chức vi phạm
hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện”.5
3. Tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.
Trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, mỗi chủ thể được giao đảm
nhiệm những thẩm quyền nhất định. Trên cơ sở những thẩm quyền này, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, xem xét tình hình và có quyền đưa ra những
mệnh lệnh, quyết định. Những quyết định, mệnh lệnh này có thể là chủ trương,
biện pháp hay các quy tắc ứng xử…để các chủ thể thực hiện chức năng quản lý
hành chính nhà nước. Chính vì vậy, có thể nói đây là những quyết định mang tính
chất đơn phương được ban hành dựa trên thẩm quyền của các chủ thể đại diện cho
nhà nước, nó chỉ thể hiện ý chí của chủ thể ban hành mà không phụ thuộc hay ảnh
hưởng bởi ý chí của các chủ thể thực hiện. Và đương nhiên, những quyết định này
có tính chất bắt buộc phải thực hiện, có thể bằng thuyết phục nếu không đáp ứng
được sẽ sử dụng các biện pháp cưỡng chế như đã đề cập ở trên.
Trong một số trường hợp, nhiều quyết định hành chính được đưa ra là kết
quả của sự góp ý, trao đổi, đóng góp ý kiến của nhiều chủ thể khác( cấp trên, cấp
dưới, đối tượng quản lý..), tuy nhiên nó chỉ mang tính chất xem xét tham khảo còn
quyết định vẫn thuộc về ý chí của chủ thể có thẩm quyền.
Trong thực tế, do tính chất đơn phương và bắt buộc nên nhiều quyết định
hành chính đã thể hiện tính thiếu phù hợp, tính thiếu đúng đắc và hợp lý.
Ví dụ: Quyết định số 3625/QĐ-CT ngày 12/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc ban hành kế hoạch thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính năm
5 Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính.

9


2015.Quyết định này được tổ chức trao đổi, đóng góp ý kiến và quyết định cuối
cùng thuộc về ý chí của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc . Khi quyết định này được

ban hành, các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm
chỉnh.
Ví dụ : Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc bệnh viện K
phụ trách kinh tế và cơ sở hạ tầng cho Kỹ sư Phạm Lương An. Đây là quyết định
mang tính đơn phương thể hiện ý chí của chủ thể quản lý mà trong quan hệ này là
Bộ trưởng Bộ y tế.

10


KẾT LUẬN
Trong quan hệ pháp luật hành chính, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản
lý luôn tồn tại sự bất bình đẳng. Đó là quan hệ chấp hành- điều hành và được điều
chỉnh bởi phương pháp mệnh lệnh- phục tùng. Vì vậy, ý chí của đối tượng quản lý
trong quan hệ này không được thể hiện rõ và phụ thuộc vào ý chí của chủ thể quản
lý. Sự bất bình đẳng này luôn được thể hiện trong thực tiến áp dụng.
Trên đây là bài làm của em, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh
khỏi những sai sót. Mong thầy cô góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb

2.


Công an nhân dân, Hà Nội 2012
Đại học quốc gia Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình luật Hành

3.

chính Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2005
Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật hành chính Việt

4.

Nam, Nxb Hồng Đức- hội luật gia Việt Nam
Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành

5.

chính Việt Nam, Nxb Giáo dục 2006
/>
6.

2982834.html
/>
7.

phap-luat-hanh-chinh
/>
8.

/>
xay-dung-co-ban-nguon-von-dau-tu-cong-vb272926.aspx

8.

Www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/HeThongChinhTriTinh/uybannhandan/Lists/

9.

QuyetDinh/View_Detail.aspx?ItemID=273
/>
class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=178691
10. />
12



×