Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Luật dân sự chỉ ra những điểm hạn chế và định hướng hoàn thiện các quy định về chiếm hữu trong bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.47 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Luật dân sự với vai trò là “luật gốc”, “luật mẹ” có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong hệ thống pháp luật. Phần “ Tài sản và quyền sở hữu” là một trong
những quy định cơ bản và quan trọng của Bộ luật Dân sự . Trong đó không thể
không kể đến vấn đề chiếm hữu. Bộ luật Dân sự 2005 đã có những quy định về
quyền này. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng thì những quy định của Bộ luật đã bộc
lộ một số hạn chế nhất định và có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Để hiểu
thêm về vấn đề này nói riêng và những quy định khác của luật Dân sự nói chung,
trong phạm vi bài tiểu luận ngắn này em xin phép tìm hiểu đề tài “ Chỉ ra những
điểm hạn chế và định hướng hoàn thiện các quy định về chiếm hữu trong Bộ luật
Dân sự năm 2005? ”

1


NỘI DUNG
I. Những hạn chế trong quy định về quyền chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự
2005
1. Quyền chiếm hữu
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền chiếm hữu là một trong ba nội dung
cơ bản cấu thành quyền sở hữu. Theo Điều 164 BLDS đã xác nhận: “Quyền sở
hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ
sở hữu theo quy định của pháp luật…”
Theo Điều 182 BLDS về quyền chiếm hữu: “ Quyền chiếm hữu là quyền
nắm giữa, quản lý tài sản.”. Đây là sự kiểm soát, nắm giữ và chi phối vật trên thực
tế. Như vậy, chiếm hữu là sự chiếm dụng là sự “thống trị” thực tế đối với vật.
Chiếm hữu không chỉ được hiểu đơn giản là cầm nắm vật trên tay mà hình thức của
chiếm hữu còn là sự quản lý và chi phối vật. Ví dụ, một người có quyền chiếm hữu
một mảnh đất không phải là anh ta cầm được mảnh đất đó trên tay, nó là không thể
đối với những tài sản là bất động sản. Chiếm hữu ở đây thể hiện ở việc anh ta có
quyền quản lý đối với mảnh đất đó.


Luật Dân sự Việt Nam hiện hành đã đưa ra khái niệm về quyền chiếm hữu
nhưng thiết nghĩ trước khi chiếm hữu là một quyền thì nó là một trạng thái mà luật
thực định chưa đề cập đến. Trên thực tế thì “trước khi có pháp luật” thì con người
đã có đồ vật trong tay(tức là có sự chiếm hữu). Như vậy, chiếm hữu đối với đồ vật
là một trạng thái, một sự kiện có trước khi pháp luật ra đời. Đã có nhận xét rằng: “
Giả sử như trật tự pháp luật được bãi bỏ( trên thực tế điều này không thể xảy ra
nhưng có thể hình dung được) thì chiếm hữu vẫn còn tồn tại” 1 Điều đó đã thể hiện
chiếm hữu có sự độc lập với các quyền khác. “ Suy cho cùng, chiếm hữu trước hết
1 V.M Khovoxtov, Hệ thống luật La Mã

2


là sự chiếm hữu vật chất, sự cầm giữ. Đối với động sản, đó là việc nắm giữ tài sản
trong tay hoặc ít nhất là trong tầm tay; đối với bất động sản, đó là việc dựng hàng
rào làm ranh giới phân biệt với bất động sản khác.” 2. Ví dụ : Ta thấy A đang cầm
trên tay chiếc bánh mì thì có thể khẳng định A đang trong trạng thái chiếm hữu
chiếc bánh. . Như vậy, chiếm hữu trước tiên không phải là một quyền mà là một
trạng thái.
Điều 182 BLDS quy định “ Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữa, quản lý tài
sản.”. Luật Dân sự Việt Nam căn cứ vào trạng thái bên ngoài, tình trạng thực tế để
nhận định về quyền chiếm hữu.Tuy nhiên, luật La Mã quy định nội hàm của chiếm
hữu gồm có sự nắm giữ thực tế, chi phối thực tế vật( corpus possessionis) và ý chí
chiếm hữu( Animus possessionis)3. Như vậy, trong trường hợp một người đang
nắm giữ, quản lý một tài sản theo luật Dân sự Việt Nam thì người đó đang chiếm
hữu vật đó( chưa đề cập đến vấn đề nó có hợp pháp hay không) còn đối với Luật
La Mã thì chưa khẳng định về sự chiếm hữu này. Pháp luật La Mã chỉ công nhận
sự chiếm hữu này khi người đó thể hiện ý chí chiếm hữu tài sản một cách độc lập,
coi tài sản đó là của mình, nếu không có yếu tố ý chí thì đó chỉ là chiếm giữ dententio như thuê, mượn…
Luật dân sự Việt Nam đã có sự phân loại chiếm hữu bao gồm chiếm hữu có căn

cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Chiếm hữu có căn cứ pháp
luật là sự chiếm hữu hợp pháp. Điều 183 BLDS đã chỉ ra các trường hợp của chiếm
hữu có căn cứ pháp luật. Đó là khi chiếm hữu được thể hiện “ dựa vào chất lượng
pháp lý của mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người chiếm hữu4,” bao gồm sự chiếm
hữu của chủ sở hữu, do chủ sở hữu ủy quyền quản lý hay chủ sở hữu chuyển quyền
2PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Quyền chiếm hữu và quyền sở hữu- Bài học về tình huống xa rời cuộc sống
3 Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình luật La Mã, trường đại học Luật Hà Nội.
4 PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Xây dựng lại chế định chiếm hữu bằng chất liệu khoa học phù hợp

3


chiếm hữu thông qua giao dịch…Bên cạnh đó, chiếm có căn cứ còn bao gồm
trường hợp phát hiện và giữ “tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ
sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu bị chìm đắm” hay “ phát hiện
và giữ gia súc, gia cầm vật nuôi dưới nước bị thất lạc” phù hợp với các điều kiện
do pháp luật quy định và “ các trường hợp khác do pháp luật quy định”( Điều 183
BLDS). Bên cạnh chiếm hữu có căn cứ pháp luật là trường hợp chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật, “ là việc chiếm hữu tài sản của một người không tuân theo
những căn cứ quy định tại Điều 183 BLDS”5. Tại Điều 189 có quy định “ Chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu không biết và
không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật” Ví dụ như
A mua xe đạp của B mà không biết chiếc xe đó do B trộm cắp được. Đã có sự ngay
tình thì ắt hẳn nhà làm luật muốn phân biệt với trường hợp không ngay tình. Tuy
nhiên, tại các điều khoản sau không hề đề cập tới việc chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật không ngay tình. Phải chăng nhà làm luật muốn dừng ở đây tạo một
khoảng trống để người áp dụng, người thực hiện tự suy luận trên căn cứ chiếm hữu
ngay tình ? Để khẳng định tính chất ngay tình nhà làm luật căn cứ trên ý chí của
người chiếm hữu.Vậy có lẽ chiếm hữu không ngay tình là “ người chiếm hữu biết
và buộc phải biết việc chiếm hữu của người đó là không có căn cứ pháp luật” 6..

Ví dụ như trong trường hợp trên B không bán chiếc xe đạp mà để lại sử dụng. Như
vậy B là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
Theo quy định trong BLDS thì các nhà làm luật chỉ xây dựng quyền chiếm hữu
trên cơ sở là một nội dung của quyền sở hữu. Tuy nhiên, theo V.M.Khvoxtop,
chiếm hữu là chế định hoàn toàn khác với sở hữu, chủ sở hữu có thể không phải là
người chiếm hữu và ngược lại, người không phải là chủ sở hữu có thể là người
5 Ts Nguyễn Minh Tuấn, Bình học khoa học bộ luật dân sự, tr 248
6 Điều 189 BLDS

4


chiếm hữu. Thêm vào đó, theo Điều 164 BLDS thì quyền chiếm hữu là mức độ
thấp nhất cho quyền sở hữu. Như vậy, khi chiếm hữu ở một mức độ thấp nhất đồng
nghĩa với việc nó có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở và nền tảng cho những
quyền khác. Ngay từ đầu, chiếm hữu đã không phải là một vấn đề đơn giản và dễ
dàng, là một vấn đề lớn và chiếm hữu giữ vị trí quan trọng, việc chiếm hữu đã
được hình thành từ trước khi con người có quyền( sở hữu, sử dụng, quyền về lối đi
qua…). Đặc biệt khi “việc chiếm hữu mất đi lịch sử của mình sẽ dẫn đến sự sơ sài,
hời hợt hóa các quan hệ vật quyền – những quan hệ đang chiếm giữ vị trí cốt yếu
trong hệ thống luật tư”7. Vì vậy, luật dân sự Việt Nam hiện hành đặt chiếm hữu
trong chế định quyền sở hữu đang làm phai nhạt tầm quan trọng của chiếm hữu.
Khi chiếm hữu làm cơ sở cho các quyền khác thì chỉ thu hẹp nó trong quyền sở
hữu liệu có thực sự phù hợp?
2. Bảo vệ quyền chiếm hữu
Với tư cách là một nội dung, một bộ phận cấu thành quyền sở hữu nên
quyền chiếm hữu không được thiết lập hay xác lập một cơ chế bảo vệ riêng mà
nằm gọn trong cơ chế bảo vệ quyền sở hữu được quy định tại chương XV BLDS.
Để bảo vệ quyền sở hữu Điều 255 BLDS có quy định “ Chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác

buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài
sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại…”.
2.1 Cách hiểu về người chiếm hữu hợp pháp.
7 Nguyễn Thị Quế Anh, Khái niệm về quyền chiếm hữu, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học tập 29,
số 2( 2013)

5


BLDS đã dành từ Điều 182 đến Điều 191 để quy định về quyền chiếm hữu
trong đó giải thích khái niệm về người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình…, tuy nhiên cho đến khi xây dựng
các quy định bảo vệ quyền chiếm hữu thuộc trong phần bảo vệ quyền sở hữu thì đã
xuất hiện khái niệm “ người chiếm hữu hợp pháp”. Từ ngữ này chưa được quy
định trong những điều luật trước đó và tại Điều 255 BLDS khi cụm từ này được
nhắc đến lần đầu tiên cũng không chỉ ra sự giải thích về khái niệm “ người chiếm
hữu hợp pháp”. Vậy, câu hỏi đặt ra thế nào là người chiếm hữu hợp pháp? Người
chiếm hữu hợp pháp chỉ nói đến những người chiếm hữu có căn cứ pháp luật hay
còn bao gồm cả người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình?
Đâu là cách hiểu phù hợp cho khái niệm này?
2.2 Vấn đề bảo vệ “ người chiếm hữu hợp pháp ”.
Mặc dù ngay từ đầu, pháp luật dân sự Việt Nam đã đặt quyền chiếm hữu
nằm trong quyền sở hữu và ngay cả khi thiết lập cơ chế bảo vệ quyền chiếm hữu
thì cũng không một mục hay một chương riêng mà nó được gói gọn trong Chương
XV “ Bảo vệ quyền sở hữu” nhưng cho đến các điều khoản và nội dung của điều
khoản trong chương thì vấn đề bảo vệ người chiếm hữu không khác mấy so với
chủ sở hữu. Chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp đều có những quyền cơ bản
và quan trọng là quyền “ đòi lại tài sản”( Điều 256), có “ quyền yêu cầu ngăn chặn
hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,

quyền chiếm hữu hợp pháp” và “quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”( Điều 260).
Ví dụ: A là chủ sở hữu chiếc diện thoại Iphone còn B là người mượn chiếc Iphone
của bạn, khi C có hành vi cướp đoạt thì A và B đều có quyền như nhau trong việc “
đòi lại tài sản”. Như vậy, về hình thức việc bảo vệ quyền chiếm hữu thuộc trong
phạm vi bảo vệ quyền sở hữu tuy nhiên về nội dung thì người chủ sở hữu và người
chiếm hữu hợp pháp có quyền được bảo vệ ngang nhau. Theo PGS.TS. Nguyễn
6


Ngọc Điện – Đại học Quốc Gia TPHCM thì pháp luật Dân sự Việt Nam “ một mặt
cố gắng xây dựng một định nghĩa pháp lý chính thức cho quyền chiếm hữu như là
một phần nội dung của quyền sở hữu, mặt khác, tiếp nhận một phần các giải pháp
cho vấn đề hiệu lực pháp lý của quan hệ chiếm hữu được thừa nhận trong luật của
các nước” 8
2.3 Cơ chế bảo vệ người chiếm hữu.
BLDS hiện hành có xác lập cơ chế bảo vệ quyền của người chiếm hữu hợp
pháp.
Trường hợp thứ nhất, hiểu người chiếm hữu hợp pháp là người chiếm hữu
có căn cứ pháp luật. Vấn đề đặt ra là một người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật nhưng về mặt ý chí người chiếm hữu đó không ý thức được tức không biết và
không buộc phải biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật thì có
được bảo vệ ? Xét về mặt ý chí , họ là những người chiếm hữu ngay tình, nếu
không bảo vệ quyền chiếm hữu của họ chẳng khác gì pháp luật Việt Nam đang phủ
nhận, phớt lờ cái đang tồn tại bên trong mà chỉ bằng đôi mắt nhìn vào thực tế. Nó
giống như trong Luật hình sự xác định tội phạm, định khung hình phạt mà không
quan tâm đến yếu tố lỗi.
Trường hợp thứ hai, nhiều người đều đồng ý khái niệm người chiếm hữu
hợp pháp bao gồm cả người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người người chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Như đã nói ở trên luật Dân sự Việt
Nam có quy định về việc bảo vệ “ người chiếm hữu hợp pháp”. Trở lại vấn đề thì

người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình( – người chiếm hữu hợp pháp) đều được bảo vệ như nhau).

8 PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu bài học về tình huống luật xa rời cuộc sống.

7


Đâu là sự khác biệt giữa có căn cứ và không có căn cứ nhưng ngay tình? Hơn thế
nữa, việc đặt ra sự phân biệt giữa chúng có thực sự ý nghĩa?
Khép lại vấn đề này thì đồng ý quan điểm, pháp luật dân sự bảo vệ quyền
chiếm hữu của cả người chiếm hữu có căn cứ và người chiếm hữu không có căn cứ
nhưng ngay tình. Tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều vấn đề trong thực tế. Nhà làm luật
đã có sự tách biệt giữa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và không
ngay tình để xác lập cơ chế bảo vệ phù hợp nhưng việc chiếm hữu ngay tình và
không ngay tình không giống như đen và trắng để tất cả mọi người có thể nhận ra
bởi nó thuộc về ý chí nằm bên trong chủ thể. Đối với tài sản là bất động sản hay là
động sản phải đăng kí thì vấn đề phân biệt không thực sự gặp nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, nếu là động sản thì phải giải quyết sao trong khi đó trên thực tế tài sản là
động sản chiếm số lượng vô cùng lớn. Giả sử, A đang cầm một chiếc túi sách thì B
đến giật lấy chiếc túi từ tay A. A kiện đòi lại chiếc túi. Theo Luật dân sự hiện hành
thì sẽ bảo vệ quyền kiện đòi của A khi A là người chiếm có căn cứ pháp luât hoặc
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Hay nói cách khác A
“ phải trải qua cuộc thẩm tra để làm rõ tư cách trong mối quan hệ với quyền sở
hữu” 9.Vậy làm sao để thực hiện cuộc thẩm tra này và ai là người có trách nhiệm
chứng minh. Phải chăng nghĩa vụ chứng minh này thuộc về A? Câu chuyện có thực
sự hợp lý khi chủ sở hữu – người đang bị xâm hại về tài sản cần được bảo vệ lại
phải có nghĩa vụ chứng minh sự trong sạch của mình. Nếu trách nhiệm này đặt ra
với Tòa án thì câu chuyện chứng minh sẽ đi đến đâu và trong rất nhiều trường hợp
nó sẽ không có điểm dừng. Hơn thế nữa, khi xã hội càng phát triển thì có biết bao

nhiêu vụ án cần thụ lý và liệu Tòa án có đủ thời gian và kinh phí để tìm câu trả lời
về việc chiếm hữu này. Đây là một trong những bấp cập, khó khăn trong thực tế áp
dụng với những quy định của BLDS về bảo vệ quyền chiếm hữu.
9 PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Quyền chiếm hữu và quyền sở hữu- Bài học về tình huống xa rời cuộc sống

8


Theo pháp luật La Mã, người chiếm hữu không có trách nhiệm phải chứng
minh sự chiếm hữu của mình, bất cứ ai muốn phủ nhận hay bác bỏ trạng thái chiếm
hữu của người khác thì cần chứng minh người đó không có đủ hai yếu tố kiên
quyết của chiếm hữu(Corpus và animus). Như vậy, khác với luật dân sự Việt Nam,
pháp luật La mã cổ đại từ rất sớm đã bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu.
Ngoài ra, việc pháp luật chỉ bảo vệ “ người chiếm hữu hợp pháp” mà “ làm
ngơ” trước việc bị xâm hại của người chiếm hữu khác - người đang trong trạng
thái chiếm hữu vật có thực sự hợp lý? Giả sử, L đang vội vàng cầm một số tiền lớn
để đóng viện phí cho người nhà bị tai nạn đang cần phẫu thuật thì H xông đến
cướp số tiền đó. Như vậy thì L sẽ không được bảo vệ để lấy lại số tiền này vì H
khẳng định số tiền này của L không rõ nguồn gốc. Đặt vào trong thực tế cuộc sống
thì nó có hợp tình khi người đang chiếm hữu tài sản bị xâm phạm thì không được
bảo vệ còn người có hành vi xâm phạm “ việc chiếm hữu đang diễn ra trước mắt
mọi người như là một phần của khung cảnh sống bình yên trong xã hội 10” thì
không bị trừng phạt, xử lý. “ Ngay cả trong trường hợp người chiếm hữu không
phải là chủ sở hữu, thì việc tạm thời bảo vệ tình trạng chiếm hữu của người đó
trong quan hệ với tài sản chống lại hành vi xâm hại của người khác cũng cần thiết
về phương diện bảo đảm trật tự xã hội”11.
Với mục đích như vậy, pháp luật La mã cũng như luật dân sự của nhiều nước
titieen tiến trên thế giới đã quy định người đang chiếm hữu được suy đoán là chủ
sở hữu 12 và luôn xác lập cơ chế bảo vệ quyền của người chiếm hữu.
II. Định hướng hoàn thiện

10 PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM, QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN CHIẾM HỮU – BÀI HỌC
VỀ TÌNH HUỐNG LUẬT XA RỜI CUỘC SỐNG
11 PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Xây dựng lại chế định chiếm hữu bằng chất liệu khoa học phù hợp
12 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật La Mã

9


1. Xây dựng quy định về chiếm hữu
Trước khi con người có được các quyền thì họ đã có sự chiếm hữu đối với
tài sản. Chiếm hữu trước tiên phải được nhìn nhận như một trạng thái đối với vật.
Trạng thái hay tình trạng chiếm hữu là cơ sở để các chủ thể thực hiện các quyền
năng của mình đối với vật. Ví dụ, chỉ khi có vật trong tay thì chủ sở hữu, người
được hưởng quyền mới có thể thực hiện quyền sử dụng , quyền định đoạt hay một
số vật quyền khác của mình đối với vật, … Vì vậy,luật Dân sự Việt Nam cần có sự
phân biệt rõ ràng giữa quyền chiếm hữu và trạng thái chiếm hữu.
Thứ nhất, quyền chiếm hữu là quyền chiếm giữ tài sản của một chủ thể được
pháp luật quy định còn trạng thái chiếm hữu là một hành vi nắm giữ tài sản.
Thứ hai, quyền chiếm hữu là sự quy định của pháp luật, sự công nhận của
pháp luật về quyền của một số chủ thể nhất định . Trạng thái chiếm hữu là hành vi
thực tế của bất kì chủ thể nào.13
Vì vậy, thiết nghĩ việc xây dựng các chế định về chiếm hữu mà cụ thể ở đây
là trạng thái chiếm hữu thành một chế định riêng là cần thiết. Luật Dân sự nên đưa
ra khái niệm rõ ràng về chiếm hữu, có sự phân loại lại đối với chiếm hữu và quan
trọng là xác lập cơ chế bảo về sự chiếm hữu đó.
Thứ nhất, chiếm hữu có thể hiểu là trạng thái một người nắm giữ, chi phối
vật. Tức người chiếm hữu đang có vật và có sự tác động, quản lý đối với vật đó.
Thứ hai, đối với phân loại chiếm hữu thì BLDS hiện hành đã có có nhưng
như đã đề cập ở trên nó chưa thực sự hợp lý. Vì không có sự rõ ràng, tách biệt
trong việc bảo vệ người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không

có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình nên ý nghĩa của sự phân loại này chưa thực sự
13 Ts Phạm Văn Tuyết, Hướng dẫn môn học luật Dân sự, tr 218

10


hiệu quả. Ngay từ rất sớm, luật La Mã đã có sự phân loại chiếm hữu thành chiếm
hữu hợp pháp ( chiếm hữu của chủ sở hữu), còn lại là chiếm hữu bất hợp
pháp( ngay thẳng và không ngay thẳng). Trong Dự thảo BLDS lấy ý kiến nhân dân,
các nhà làm luật đã có sự phân loại chiếm hữu thành chiế hữu ngay tình và chiếm
hữu không ngay tình:
“ Điều 202. Chiếm hữu ngay tình
Người chiếm hữu ngay tình là người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng việc chiếm
hữu của mình là hợp pháp.
Điều 203. Chiếm hữu không ngay tình
Người chiếm hữu không ngay tình là người chiếm hữu biết hoặc phải biết
rằng mình không có quyền đối với tài sản nắm giữ.”14
Thứ ba, bảo vệ sự chiếm hữu. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện “ngay cả
trong trường hợp người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu, thì việc tạm thời bảo
vệ tình trạng chiếm hữu của người đó trong quan hệ với tài sản chống lại hành vi
xâm hại của người khác cũng cần thiết về phương diện bảo đảm trật tự xã hội.”15
Thật vậy, dù trạng trạng thái chiếm hữu phù hợp với quy định của pháp luật
hay không thì vấn đề bảo vệ người chiếm hữu đang có hành vi bị xâm phạm là cần
thiết. Một người đang chiếm hữu đồ vật và bị người khác xâm hại thì anh ta cần có
quyền kiện đòi lại vật và đưa ra giả thiết anh ta là người chiếm hữu bất hợp pháp
thì vấn đề đó sẽ được giải quyết, làm rõ khi có yêu cầu của chủ sở hữu đối với
người chiếm hữu không ngay tình này. Chỉ khi làm như vậy thì trật tự xã hội mới
được giữ gìn và bảo vệ. Pháp luật La Mã , luật dân sự của các nước tiến bộ cũng
như dự thảo luật Dân sự mới đây của Việt Nam cũng đưa ra rằng: người đang
14 Dự thảo BLDS sửa đổi lấy ý kiến nhân dân

15 PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Xây dựng lại chế định chiếm hữu bằng chất liệu khoa hoc phù hợp.

11


chiếm hữu được suy đoán pháp lý là chủ sở hữu. Đây là một quan điểm tiến bộ
nhằm bảo vệ người chiếm hữu.
Dự thảo BLDS lấy ý kiến nhân dân đã có nhiều điểm tiến bộ khi xây dựng chiếm
hữu thuộc một phần tách biệt với quyền sở hữu. Chiếm hữu được quy định tại
chương XII thuộc phần hai “Quyền sở hữu và các vật quyền khác”. Ở dự thảo này,
các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm về chiếm hữu, phân loại chiếm hữu và bảo vệ
sự chiếm hữu.
2. Khái niệm chiếm hữu hợp pháp.
Luật Dân sự hiện hành đã đưa ra khái niệm “ người chiếm hữu hợp pháp”, tuy
nhiên chưa có giải thích rõ ràng về khái niệm này. Việc giải thích khái niệm không
chỉ góp phần giúp luật được hiểu đúng, thống nhất mà còn thể hiện sự xác lập cơ
chế bảo vệ với những người chiếm hữu này. Theo Dự thảo BLDS sửa đổi lấy ý
kiến nhân dân thì , người chiếm hữu hợp pháp đồng nhất với người chiếm hữu
ngay tình.
3. Quyền chiếm hữu và quyền sở hữu.
Từ pháp luật La Mã cổ đại đến pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới
đều có sự tách biệt giữa chiếm hữu và sở hữu. Quan hệ chiếm hữu và quan hệ sở
hữu hoàn toàn độc lập với nhau. Theo pháp luật dân sự thực định, việc đặt quyền
chiếm hữu là nội dung của quyền sở hữu liệu có thực sự phù hợp? Vấn đề này có
nhiều quan điểm đưa ra.
Có nhiều quan điểm cho rằng chiếm hữu thuộc nội dung phần quyền sở hữu
là phù hợp bởi quyền chiếm hữu và quyền sử dụng gắn kết với nhau và nếu không
có quyền chiếm hữu thì chủ sở hữu có thực hiện được quyền sử dụng và định đoạt
của mình hay không?
12



Tuy nhiên, quyền chiếm hữu không chỉ phục vụ cho quyền sở hữu mà còn là
cơ sở cho những vật quyền khác. Theo Nguyễn Thị Quế Anh – Giảng viên Khoa
Luật trường Đại học Quốc Gia Hà Nội khi góp ý xây dựng luật Dân sự mới có
quan điểm “ Nhiệm vụ quan trọng về mặt lí luận ở đây chính là khôi phục lại ngữ
cảnh lịch sử của chiếm hữu và quyền chiếm hữu”16 hay như PGS.TS Nguyễn Ngọc
Điện thì “tách quyền chiếm hữu ra khỏi quyền sở hữu và trả nó về vị trí thích hợp”
và “loại bỏ quyền chiếm hữu ra khỏi nội dung của quyền sở hữu”17. Dường như,
việc “ giải phóng” quyền chiếm hữu ra khỏi quyền sở hữu, để quyền chiếm hữu
không phải là cái vẻ bên ngoài của quyền sở hữu là cần thiết. Điều đó không có
nghĩa là Luật Dân sự Việt Nam bắt buộc phải đi theo con đường mà những nước
tiên tiến đã đi. Điều quan trọng để tạo nên một hệ thống pháp luật hoàn thiện là đặt
chúng vào trong nền kinh tế, hoàn cảnh xã hội Việt Nam để xem xét nó có thực sự
là phù hợp. Phải khẳng định rằng, việc học tập và tiếp thu nền tư pháp tiên tiến trên
thế giới là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần làm cho hệ thống pháp
luật Việt Nam được hoàn thiện hơn.

16 Nguyễn Thị Quế Anh, Khái niệm về quyền chiếm hữu, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học tập 29, số
2( 2013)

17 Nguyễn Ngọc Điện, Góp ý sửa đổi BLDS liên quan đến tài sản và quyền sở hữu.

13


KẾT LUẬN
Đời sống xã hội luôn biến đổi không ngừng vì vậy thật khó để luật pháp mãi
ở tư thế đứng yên. Đặc biệt đối với Luật dân sự, với vai trò như “ luật mẹ”, phạm
vi điều chỉnh rộng lớn trong xã hội thì luôn đòi hỏi tính cập nhật. Nói đến Luật dân

sự thì quyền chiếm hữu là một trong những vấn đề quan trọng của luật dân sự và
khi nhìn nhận lại về nó trong những quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 thì còn
tồn tại một số hạn chế nhất định. Nhiều quan điểm được đưa ra, nhiều ý kiến đóng
góp… nhằm làm cho những quy định về chiếm hữu nói riêng và quy định của Bộ
luật Dân sự Việt Nam nói chung được hoàn thiện hơn. Bài tiểu luận ngắn là một cái
nhìn nho nhỏ về những quy định của bộ luật hiện hành về những quy định xung
quanh vấn đề chiếm hữu. Hi vọng và tin tưởng rằng BLDS mới sẽ có những quy
định phù hợp và hoàn thiện hơn cho vấn đề này.
Trên đây là bài làm của em. Do kiến thức còn hạn chế, tầm nhìn còn hạn hẹp
nên không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý để bài viết của em được
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội -

2.
3.

2013
V.M Khovoxtov, Hệ thống luật La Mã, Nxb Spartak, M.1996
Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật La Mã, Nxb CAND, Hà Nội –

4.


2003
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb

5.
6.

CAND, Hà Nội- 2014
Dự thảo BLDS 2005 sửa đổi lấy ý kiến nhân dân
Ts Nguyễn Minh Tuấn, Bình học khoa học bộ luật dân sự của nước

7.

CHXHCN Việt Nam, NXb Tư pháp.
Ts Phạm Văn Tuyết, Hướng dẫn môn học Luật Dân sự, Nxb Tư pháp, Hà

8.

Nội 2015.
Nguyễn Thị Quế Anh, Khái niệm về quyền chiếm hữu, Tạp chí khoa học

9.

ĐHQGHN, Luật học tập 29, số 2( 2013)
Nguồn:
/>
quyen-chiem-huu-bi-hoc-ve-tnh-huong-luat-xa-roi-cuoc-song/#more-18305
10. />11. />12. />?UrlListProcess=/dtblds/Lists/TinTuc&ListId

15



16



×