Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TL tâm lý báo chí quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.21 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự  phát triển ngày càng tiến bộ  của xã hội, đời sống của
người dân ngày càng được nâng cao hơn, họ  không còn phải lo lắng đến
những nhu cầu như: ăn, ở, mặc,… như trước đây mà họ bắt đầu quan tâm
hơn nhiều đến những nhu cầu ở  mức độ cao hơn như đáp ứng những nhu
cầu về  thoả  mãn giá trị  tinh thần, văn hoá tinh thần, thông tin giải trí, tình
hình thế giới hay xung quanh chúng ta. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay,
nhu cầu về  thông tin đối với mọi người trở  nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Phương tiện thông tin là bộ  phận quan trọng trong đời sống sinh hoạt
của các cá nhân, gia đình cũng như  ngoài xã hội. Báo chí là phương tiện
truyền tin đang ngày càng có vị trí quan trọng trong việc cung cấp thông tin
cho quần chúng nhân dân, các tổ  chức xã  hội cũng như  là  các doanh
nghiệp trên thị trường. Báo chí ngoài chức năng là một phương tiện thông
tin thoả mãn được nhu cầu được thông tin của quần chúng, nó còn là công
cụ  tuyên truyền của các tổ  chức chính trị, xã hội. Ngoài ra, báo chí còn là
công cụ  truyền thông hiệu quả  giúp cho các doanh nghiệp quảng bá  về
mình.
Trong sự  nghiệp đổi mới đất nước, báo chí đã  làm tốt công tác
thông tin, tuyên truyền đối ngoại, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị
thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế; củng
cố  và mở  rộng quan hệ  của Việt Nam với các nước và tổ  chức quốc tế,
thúc đẩy hội nhập quốc tế, củng cố  mở  rộng quan hệ  Việt Nam với các
nước và tổ  chức quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư  và du
khách nước ngoài Việt Nam, tăng cường gắn kết, vận động cộng đồng
người Việt Nam ở  nước ngoài đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước.
1


Đặc biệt, báo chí đã tham gia làm tốt vai trò là Diễn đàn của nhân
dân, đưa tiếng nói của nhân dân đến với Đảng và  Nhà  nước cũng như


tuyên truyền các chủ  trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đến với đông đảo người dân, góp phần to lớn trong việc thực thi
nghị quyết của Đảng.
• Tính cấp thiết của đề tài
Truyền thông đại chúng là một bộ phận quan trọng của đời sống văn
hoá xã hội nước ta. Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước trong
công cuộc đổi mới, hệ  thống các phương tiện truyền thông đại chúng đã
có những chuyển biến tích cực và tiến bộ. Sau hơn 10 năm “đổi mới báo
chí vì sự  nghiệp đổi mới đất nước” nền báo chí nước nhà đã phát triển
nhanh cả  về  số  lượng và chất lượng, cả  về  công nghệ  làm báo, trình độ
chính trị, trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  của đội ngũ  người làm báo.
Truyền thông đại chúng phát triển nhanh về  số  lượng và quy mô, về  nội
dung và hình thức, về  in ấn, phát hành và truyền dẫn đã ngày càng phát
huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội. Trong
hệ  thống các phương tiện truyền thông đại chúng này, truyền hình đang
ngày càng chiếm vị  trí  to lớn. Truyền hình tuy ra đời muộn hơn các loại
hình khác như  báo in, phát thanh nhưng nó đã và đang từng bước khẳng
định vai trò của mình và có những bước tiến vượt bậc trong những năm
qua. Truyền hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển
tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Hình ảnh chủ  yếu và đặc
trưng trong truyền hình là hình ảnh động về  hiện thực trực tiếp, ngoài ra
truyền hình còn sử  dụng các loại hình ảnh tĩnh như   ảnh tư  liệu, mô hình,
sơ  đồ, biểu đồ, chữ  viết… Âm thanh trong truyền hình bao gồm lời bình
của phát thanh viên, lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các âm
2


thanh của hiện trường ghi hình. Truyền hình đang sử  dụng tổng hợp tất cả
các loại phương tiện chuyển tải thông tin có  trong báo in, phát thanh và
điện ảnh. Truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ  việc giao tiếp với con

người bằng cả  thị  giác và thính giác. “Sức mạnh của truyền hình tăng lên
nhờ  phạm vi ảnh hưởng rộng rãi của nó. Những thành tựu khoa học kỹ
thuật hiện đại đã tạo ra khả năng cho truyền hình xâm nhập tới bất kỳ nơi
nào trên trái đất”. Với hình ảnh động và âm thanh, truyền hình gần như
đạt tới mức tuyệt đối về phạm vi công chúng xã hội. Bất cứ ai, dù là ngôn
ngữ  nào cũng có  thể  xem và  hiểu được những gì được thể  hiện trên
truyền hình, ngoại trừ  những người bị  hạn chế  về  thị  giác và thính giác.
Do tính tổng hợp và chức năng đa dạng của mình mà truyền hình được gọi
là “rạp hát tại nhà, quảng trường công cộng, trường học nhân dân, người
hướng dẫn văn hoá đại chúng…”  . ở  nước ta, sau hơn 30 năm ra đời,
truyền hình được coi là  một ngành công nghiệp đã  có  những bước phát
triển vượt bậc. Mặc dù là một ngành công nghiệp non trẻ, gặp những trở
ngại về  kinh tế, kỹ  thuật, về  không gian địa lý  trong sự  phân bố  dân cư
nhưng đến năm 2005, trên 90% số  hộ  đã được xem truyền hình hàng
ngày với 4 chương trình chính và các chương trình cáp, “Đài truyền hình
Việt Nam được coi là  tờ  báo hình lớn nhất đất nước”. Chương trình
truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo, các cán bộ
và  nhân viên kỹ  thuật, dịch vụ, là  quá  trình giao tiếp truyền thông giữa
những người làm truyền hình với công chúng xã  hội rộng rãi. Chương
trình truyền hình là sự  gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với
mục đích và ý tưởng sáng tạo của những nhà truyền thông bằng phương
tiện truyền hình. Mỗi chương trình truyền hình đều nhằm tác động đến
một đối tượng phục vụ  nhất định. Bởi vậy, người làm báo nói chung và
3


người làm truyền hình nói riêng cần nắm vững và hiểu rõ nhu cầu của đối
tượng mình phục vụ để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu ấy.
• Phạm vi
Trên lãnh thổ Việt Nam.

• Đối tượng nghiên cứu
Công chúng báo chí truyền hình Việt Nam từ  14-75 tuổi ở  thời điểm
khảo sát.

4


I. Nội dung
1. Khái niệm
- Sản phẩm báo chí  là  là  sản phẩm hoàn chỉnh về  nội dung cũng
như  hình thức chuyển tải như  tờ  báo in, tờ  báo mạng chương trình phát
thanh, truyền hình, báo chí đến điện thoại thông minh
- Công chúng báo chí là quần thể  dân cư  hay nhóm đối tượng mà
báo chí  hướng tác động của mình vào để  cung cấp, trao đổi và  chia sẻ
thông tin, thuyết phục gây ảnh hưởng để  có thể  làm thay đổi nhận thức,
thái độ, hành vi của họ  theo mục đích thông tin nhất định . Về  khía cạnh
kinh tế, công chúng báo chí là khách hàng của cơ  quan báo chí; trên khía
cạnh xã hội, là lực lượng quan trọng, quyết định vai trò, vị  thế  xã hội của
cơ quan báo chí. 
- Tiếp nhận là đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển đến.
- Cơ  chế  tiếp sản phẩm báo chí  là  cách thức tổ  chức, khả  năng
đón nhận cái mới từ các sản phẩm báo chí của độc giả.
- Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí  là  xu thế  thiên về  một
chiều hướng nào đó của báo chí, của công chúng, có mục tiêu, ý nghĩa và
ảnh hưởng trong thời gian dài, tác động đến hệ  thống báo chí  của một
quốc gia, một khu vực, hay trên toàn thế  giới. Sự  tiếp nhận này có thể  là
bị động hay chủ động. Nó mang tính tương tác rất cao giữa sản phẩm báo
chí - cơ quan báo chí - công chúng trong nền báo chí hiện đại.
2. Đặc điểm tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng.
2.1: Đặc điểm tiếp nhận sản phẩm báo chí  của công chúng nói

chung
Đặc điểm thứ  nhất: Tâm lý  tiếp nhận sản phẩm báo chí  là  tích
hợp tâm lý cá nhân và tâm lý các nhóm công chúng báo chí cụ thể
5


Sự  tích hợp này bao gồm thành phần cá nhân, nhóm nhỏ, các nhóm
lớn và sự  tương tác giữa chúng. Từng cá nhân tiếp cận và tiếp nhận với
sản phẩm báo chí, nhưng qua giai đoạn 2 - giai đoạn lan toả  và tương tác
mang tính xã hội, thì phạm vi tiếp nhận sản phẩm báo chí đã lớn hơn, đa
dạng hơn và khó kiểm soát hơn nhiều. Do đó muốn phân tích một bài báo
tiếp cận công chúng như  thế  nào người ta không chỉ  nghiên cứu việc cá
nhân tiếp thu bài báo ấy như  thế  nào, người ta không chỉ  nghiên cứu việc
cá nhân tiếp thu bài báo ấy và phản ứng ra với nó ra sao, mà phải nghiên
cứu các nhóm công chúng cụ  thể  trong việc tiếp cận và tiếp nhận các sản
phẩm báo chí ấy, bao gồm cả  những người chỉ  biết lắng nghe kể  lại bài
báo ấy, hoặc một bài báo tương tự  nhưng không ai biết chính xác tác giả
bài báo học đọc, nghe xem là ai. Các nhóm công chúng có đặc điểm tâm lý
khác nhau thì tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của họ  cũng khác nhau.
Ví dụ: tiếp nhận báo chí của người già khác với thanh niên, khác với trẻ
em và  càng khác với người trưởng thành; tâm lý  tiếp nhận báo chí  của
phụ  nữ  khác với nam giới, giữa người thành thị, nông thôn, miền núi…
cũng khác nhau
Đặc điểm này có một hệ quả là xu thế công chúng vừa không muốn
bị  áp đặt trong tiếp nhận thông tin, vừa muốn thăm dò  xem những nhận
định của mình có phù hợp với dư  luận chung hay không. Đây chính là cơ
sở  tâm lý học cho yêu cầu phối hợp tính khách quan và chủ quan trong tác
phẩm và sản phẩm báo chí về một sự kiện, vấn để mà báo chí đề cập tới.
Đặc điểm thứ  hai: Tâm lý tiếp nhận của công chúng báo chí gắn
bó chặt chẽ  với các kênh thông tin và các hình thức trao đổi thông tin

trong nhóm, cộng đồng xã hội

6


Để  trao đổi thông tin trong xã  hội, con người sử  dụng kết hợp cả
giao tiếp cá nhân và giao tiếp đại chúng, Vì vậy, quá trình tiếp nhận sản
phẩm báo chí của công chúng diễn ra như  thế  nào, tốc dộ  và mức độ ảnh
hưởng ra sao, phụ  thuộc vào mối quan hệ  giữa sản phẩm báo chí đó với
các sản phẩm báo chí khác, loại hình khác, cũng như  các hoạt động giao
tiếp cá nhân mà họ  tham gia. Đây là cơ  sở  lý thuyết cá nhân quan trọng
cho lý thuyết hội tụ  truyền thông được ứng dụng nhiều trong báo chí hiện
đại, cũng là cơ sở cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm báo chí trên
những loại hình sản phẩm truyền thông khác (bao gồm cả  truyền thông cá
nhân, truyền thông nhóm và  các loại hình truyền thông đại chúng khác).
Trước đây, khi Internet bắt đầu phát triển, nhiều cơ  quan báo chí in phân
vân rằng liệu đưa hết thông tin trên báo giấy mực trực tuyến thì có làm
mất hoặc giảm đi số  lượng lớn người đọc báo giấy hay Internet không.
Cho tới nay, chúng ta đều thấy rõ rằng: nếu một tỷ lệ đáng kể truyền thống
công chúng của báo in đã  thích thú  tiếp cận báo chí  thông qua các trình
duyệt Internet thì chắc chắn các cơ  quan báo chí bên cạnh việc giữ  chân
công chúng truyền thống của mình, phải song song phát triển báo mạng
điện tử  hoặc báo giấy điện tử. Một số  tờ  báo giỏi phân tích tâm lý công
chúng chẳng hạn như  tờ  Wiener Zeitung (Áo), đã  phát triển sản phẩm epaper, một hình thức báo giấy dưới dạng file ảnh đuôi pdf, phát hành trên
mạng Internet, để  bán cho người lớn tuổi - những người thích đọc kiểu
báo giấy nhưng có  thể  đọc nó  trong môi trường Internet. Quá  trình tiếp
nhận sản phẩm báo chí của các nhóm công chúng có thể bắt nguồn từ  tính
tự  giác hoặc tính tự  phát cá nhân. Điều này tuỳ  thuộc vào đặc điểm của
bầu không khí tâm lý nhóm/ cộng đồng và đặc biệt là việc hệ  thống nhu
cầu thông tin của họ  được đáp ứng như  thế  nào, và  cơ  quan báo chí  tổ

7


chức hệ  thống quảng cáo, quảng bá phát hành, tiếp cận nhu cầu thông tin
qua hệ  thống dịch vụ  sản phẩm báo chí ra sao . Bầu không khí tâm lý (nhu
cầu, động cơ, tâm trang xã hội) và kĩ thuật làm sản phẩm đáp ứng nhu cầu
và  thi hiếu công chúng, kĩ  thuật và  dịch vụ  truyền thông tiếp thị  của cơ
quan báo chí là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự lây lan và hành vi bắt
chước xã hội của công chúng khi tiếp cận và tiếp nhận sản phẩm báo chí.
Đặc điểm thứ  ba: Tính thống nhất trong tiếp cận các sản phẩm
báo chí và tác phẩm báo chí
Công chúng thường tiếp cận với sản phẩm báo chí  như  một khối
thống nhất. Họ  không phân biệt rạch ròi đâu là thông tin báo chí, đâu là
thông tin quảng cáo, chương trình nào thuần thuý  là  chương trình mang
tính giải trí, hay nghệ  thuật…  trong một tờ  báo một chương trình phát
thanh, truyền hình…
Đặc điểm thứ  tư: Tâm lý tiếp nhận có tính đặc thù với các loại
hình báo chí khác nhau: Do bản thân sự  khác biệt về nội dung, hình thức
phương thức tác động của các loại hình báo chí, nên công chúng có chịu
sự tác động của các quy luật tâm lý khác nhau khi tiếp cận và tiếp nhận và
sản phẩm báo chí  thuộc các loại hình báo chí  khác nhau. Cùng một cá
nhân, nhưng quá trình tiếp cận và tiếp nhận với một tờ  báo khác với việc
nghe đài, xem truyền hình hay đọc các trang báo, trang tin điện tử. Thậm
chí, cùng loại hình là báo in, nhưng nhu cầu, cách thức tiếp nhận của một
cá nhân với tạp chi so với tờ báo in hằng ngày.
2.2: Đặc điểm chung về công chúng truyền hình Việt Nam
Các khái niệm về  công chúng, công chúng báo chí, công chúng
truyền hình; các mối quan hệ  giữa truyền hình với các yếu tố  có  tính
nguyên tắc tác động đến công chúng và các yếu tố  trực tiếp qui định đặc
8



điểm của công chúng truyền hình. Công chúng báo chí là đối tượng đông
đảo công chúng trong xã hội tiếp nhận thông tin báo chí, chịu ảnh hưởng
từ  những thông tin ấy và tác động trở  lại với báo chí; công chúng truyền
hình là những người đọc xem truyền hình, tiếp nhận thông tin và chịu ảnh
hưởng từ  những thông tin ấy và tác động trở  lại với báo chí; công chúng
truyền hình là những người được xem truyền hình, tiếp nhận thông tin và
chịu ảnh hưởng từ  các thông tin mà  truyền hình mang lại. Công chúng
truyền hình ở  mỗi giai đoạn đều có  sự  khác nhau về  thu nhập, địa vị  xã
hội, phong cách tiếp nhận và  sử  dụng thông tin truyền hình, nhưng nói
chung họ đều là những người chịu ảnh hưởng từ thông tin mà truyền hình
mang lại. Những ảnh hưởng này cùng với các yếu tố  về  kinh tế  xã  hội
làm thay đổi chất lượng dân cư  ở  qui mô lớn. Các đặc điểm tìm hiểu là
khía cạnh: Nhận thức, xúc cảm, động cơ, đạo đức, hành vi xã hội, thể chất
đây là  cấu trúc cơ  bản của con người xã  hội. Công chúng truyền hinh,
nghĩa là  tìm hiểu những nét riêng biệt sau khi tiếp nhận các thông tin
truyền hình, chuyển biến của họ  sau khi chịu tác động của những thông tin
này. Đây là những nét cơ  bản được xem xét từ  một số  khía cạnh của xã
hội học và tâm lý học. Để  phân tích các khía cạnh này, chúng tôi cũng đã
xem xét thái độ  của công chúng truyền hình với nội dung chương trình,
cách phân bổ thời gian rảnh rỗi của họ với ảnh hưởng của truyền hình.
Có vấn đề  đặt ra hiện nay là con người của xã hội hiện đại đã và
đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại thông tin từ  các phương tiện khác
nhau, sự rành mạch của từng loại công chúng là không thể có. Một người,
nhất là người có trình độ  văn hoá cao, sẽ  không nhất thiết là công chúng
riêng của một loại hình báo chí  nào ( tuy có  thể  anh ta sẽ  thường xuyên
xem loại nào hơn ) nhưng khi xem xét yếu tố  này, thì đây là  một trong
9



những thành tố có tác động đến công chúng truyền hình và nghiên cứu con
người khi họ đang xem truyền hình - là lúc mà họ đang chịu tác động của
thông tin mà truyền hình mang lại.
Đối với các yếu tố  tác động dến công chúng truyền hình, luận án
tạm phân biệt thành hai loại là: các yếu tố  có tính nguyên tắc và các yếu
tố  trực tiếp tác động đến công chúng truyền hình. Các yếu tố  có  tính
nguyên tắc tác động đến truyền hình là: Kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa
học kĩ thuật.
Bên cạnh đó các yếu tố  khác như: Kinh tế  phát triển, xu hướng hội
nhập, quá trình đô thị hoá và phân tầng xã hội tác động trực tiếp đến công
chúng truyền hình làm thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận, những thói
quen xem truyền hình vốn đã tồn tại từ  trước làm thay đổi các đặc điểm
của họ. Những thay đổi này không phải diễn ra cùng một lúc với mức độ
có  thể  dễ  dàng quan sát mà  thường diễn ra sau khi đã  có  các biến đổi
khác, đặc biệt là có những biến đổi về  kinh tế  dẫn đến thay dổi về  mức
sống, thu nhập, chi tiêu, tài sản là  những yếu tố  gắn liền một cách chặt
chẽ  với mỗi nhóm công chúng truyền hình. Sự  giàu nghèo, thu nhập cao
thấp thường ảnh hưởng trực tiếp tới họ  trong thói quen xem truyền hình,
hành động mà họ  thực hiện sau khi chịu ảnh hưởng của thông tin truyền
hình cũng khác nhau.
Thông thường mỗi nhóm xã hội có sự khác nhau về tính năng động,
sự  sẵn sàng của mỗi cá nhân, tạo thành những cá tính khác nhau, những
đòi hỏi khác nhau trong hưởng thụ. Vì vậy, khi là công chúng truyền hình,
họ cũng trở thành những nhóm công chúng có nhu cầu khác nhau.
2.3: Đặc điểm tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng truyền
hình Việt Nam
10



Đề cập đến những vấn đề: Những nét tâm lý tiếp nhận cơ bản; biến
đổi trong quá  trình tiếp nhận thông tin truyền hình; Biến đổi nhu cầu về
thông tin truyền hình; xu hướng mới trong tiếp nhận thông tin truyền hình;
Biến dổi về  cách thức tiếp nhận thông tin truyền hình. Trong đó  nổi lên
một số những vấn đề cơ bản sau:
- Tâm lý  tiếp nhận thông tin truyền hình: Trạng thái tâm lý  thoải
mái trong tiếp nhận thông tin dẫn đến biểu hiện mất tập trung khi xem
truyền hình; muốn trao đổi về  những thông tin nhận được trước, trong và
sau khi xem truyền hình. Việc trao đổi này bao gồm thông tin mới nhận, các
bình luận trao đổi làm cho thông tin truyền hình đọc nhớ lâu hơn.
Căn bệnh Zapping: Đây là hiện tượng xuất hiện khi truyền hình có
bộ điều khiển từ xa và có nhiều kênh truyền hình khác nhau, nảy sinh một
kiểu xem một mình, không xem ở một kênh nào trọn vẹn
- Biến đổi nhu cầu về  thông tin truyền hình: Trong kết quả điều tra
thực hiện vào năm 2005, 74% gia đình có  một chiếc máy tính thu hình;
23.9% gia đình có 2 - 3 chiế, số này hầu hết rơi vào các thành phố lớn như
Hà  Nội, Hồ  Chí  Minh và Đà  Nẵng: 54,3% gia đình có  một máy tính thu
hình sẵn sàng mua thêm nếu có điều kiện. Điều này có thể giải thích là khi
truyền hình trở  thành phương tiện truyền thông quan trọng thì ngoài việc
cung cấp thông tin nó còn là phương tiện giải trí quan trọng đối với công
chúng
- Ảnh hưởng của thông tin truyền hình với công chúng: Xem truyền
hình đã trở  thành một thói quen hằng ngày của mọi người, đã trở  thành
hiện tượng xã hội có tầm rộng lớn, ảnh hưởng lên phong cách sống, thời
gian rỗi và các hoạt động khác. Truyền hình là phương tiện dễ  dàng thoả
mãn diện rộng nhất các nhu cầu của công chúng. Dưới tác động của truyền
11


hình, một số mối quan hệ truyền thống trong xã hội và trong gia đình bị phá

vỡ.
- Xu hướng mới trong tiếp nhận thông tin truyền hình. Cá nhân chủ
động lựa chọn thông tin trong môi trường gia đình; Xu hướng giải trí trong
tiếp nhận thông tin truyền hình
- Biến đổi về  cách thức tiếp nhận thông tin truyền hình: Thời gian
tiếp nhận, thời điểm tiếp nhận thông tin, nhu cầu tiếp nhận thông tin truyền
hình, những vấn đề  này có  liên quan đến các đặc điểm tâm sinh lý  của
người xem.
- Xu hướng độc lập trong tiếp nhận thông tin truyền hình: Công
chúng truyền hình trong thời điểm hiện nay đã biết cách lựa chọn thông tin
có ích hơn cho bản thân mình trước sự  phong phú  của các kênh truyền
hình. Cá  nhân công chúng ngày càng mong muốn độc lập hơn trong tiếp
nhận các thông tin truyền hình, xu hướng này chắc chắn sẽ được đáp ứng
khi đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.
- Tiếp nhận theo thuyết nhu cầu của maslow
- Tiếp nhận theo quay luật gần xa
+ Về mặt tình cảm
+ Về mặt không gian
+ Về mặt xã hội
- Tiếp nhận cùng sự liên tưởng
- Tiếp nhận và lựa chon thông tin theo các bước, các cấp độ:
+ Nghe, xem lướt, dò tìm
+ Nghe xem loáng thoáng, rơi vãi
+ Nghe xem chi tiết

12


+ Nghe xem định kì, sâu
- Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ  thuộc vào đặc điểm

của các loại hình báo chí
==> Tâm lý tiếp nhận cần được phân biệt rõ với nhu cầu giải trí của
công chúng vì đây là  2 vấn đề  khác nhau. Tâm lý  tiếp nhận của công
chúng là yếu tố  có ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo của nhà báo. Dựa
trên những đặc điểm tâm lý ấy, nhà báo sáng tạo ra những tác phẩm phù
hợp, hấp dẫn đối với công chúng chứ  không phải chạy theo thị  yếu tầm
thường của một nhóm công chúng nào đó  mà  quên đi chức năng định
hướng thông tin của mình.
3. Cơ  chế  tiếp nhận sản phẩm báo chí  của công chúng truyền
hình
Tác động của lời nói (đọc, nói) trong phát thanh có ý nghĩa tác động
vào quá  tạo liên tưởng, từ  đó  gợi sự  nhớ  lại của công chúng với câu
chuyện, tình huống thuộc trí nhớ dài hạn của họ, đôi khi lâu ngày bỏ quên.
Nói cách khác, cơ chế liên tưởng làm cho công chúng được hâm nóng với
những sự kiện, vấn đề báo chí đang đề cập tới.
Tác động đến cảm xúc của âm thanh trong phát thanh đặc biệt có ý
nghĩa trong kĩ  năng sáng tạo tác phẩm báo chí. Những âm thanh nào (từ
ngữ, âm nhạc, cách phát âm, một bài thơ, lời hát, nhạc nền, tiếng động
hiện trường, nhân vật, tiếng cười,…) “gọi” được các dữ  liệu là các biểu
tượng, các câu chuyện thuộc bộ nhớ  của công chúng, nó sẽ có cơ hội tiếp
tục tạo sự  liên tưởng, kết nối công chúng, để  công chúng nhớ  lại và duy
tưởng, trải nghiệm và tạo cảm xúc mới với sự kiện, con người, vấn đề …
đề cập trong tác phẩm báo chí phát thanh. Vì vậy, kết cấu dạng câu chuyện
- kịch bản truyền thanh, sử  dụng triệt để  yếu tố âm nhạc, tiếng động, phát
13


huy năng lực truyền cảm có thể  tạo tâm trạng, trạng thái cảm xúc mnahj
cho thính giả  phát thanh. Thông qua phát thanh, thính giả  đồng thời phát
triển quá trình xúc cảm, tình cảm và trí tưởng tượng của mình.

• Với các sản phẩm báo in
Báo in tác động chủ  yếu vào nhận thức lý tính, tác động mạnh vào
việc hình thành quan điểm, thái độ  một cách rõ  ràng, có  tính tập trung.
Hiệu quả  tác động của báo in gắn bó chặt chẽ  với khả  năng tạo sự  hấp
dẫn cảm tính của công chúng, từ đó tạo sự  liên quan chặt chẽ với trình độ
nhận thức trong quá trình tiếp nhận.
Công chúng dễ  bị  thu hút bởi các bức ảnh đẹp trên báo chí, nhất là
những vùng thường nhìn thấy đầu tiên. Những hình ảnh này có thể tạo ấn
tượng hoặc lập tức gây nhàm chán cho công chúng để  họ có thể có quyết
định đọc hay không đọc một tờ  báo hay một tờ  tạp chí. Tuy nhiên, không
phải cứ  có nhiều ảnh đặt ở  các trang đầu và cuối là có thể  gây hấp dẫn
với công chúng. Người đọc không có khả  năng lựa chọn một trong nhiều
hình ảnh trong khoảnh khắc, để  từ  đó chỉ  có tạo ấn tượng tốt với một tờ
báo, tạp chí  nào đó. Thậm chí, nếu các hình ảnh đó  thiếu thông tin, tính
thẩm mỹ  và  tính giáo dục, người đọc sẽ  không tin tưởng, thậm chí  coi
thường, không muốn đọc hoặc ghét bỏ  nó, tẩy chay nó. Do đó, hình ảnh
tĩnh trên báo phải được lựa chọn, đặt đúng vị  trí để  hấp dẫn người xem
và đặc biệt là dẫn công chúng đến việc đọc trong những khoảnh khắc tiếp
cận ban đầu bằng ấn tượng vừa có. Kỹ  thuật này gọi là  tạo đường dẫn
cho quá tiếp nhận của công chúng với sản phẩm báo in. Nó là cơ  sở  cho
nguyên tắc đường tiếp nhận của công chúng - con đường đích thức công
chúng đi trên đó để  tiếp nhận thông tin trên các sản phẩm báo in (cũng
như các loại hình báo chí khác).

14


Điểm khác biệt của việc xem ảnh trên báo chí  là  nó  kết thíc rất
nhanh, sau đó là quyết định đọc hay không đọc, đọc những gì trong tờ  báo
hay các trang tạp trí đó. Do đó, lập tức bằng cách trình bày hợp lý với các

nội dung nổi bật thể  hiện ở  các tít báo trong khoảng gần nhất về  không
gian mặt báo, phải giúp công chúng chuyển từ dạng tiếp nhận cảm tính các
hình ảnh hấp dẫn trến báo sang kiểu tiếp nhận mang tính hình thức lý tính
với các sự  kiện, các vấn đề  chính tri - kinh tế  - xã  hội được trình bày
dưới dạng ngôn ngữ viết.
Nếu công chúng đã tiếp cận được tương đối đầy đủ  các nội dung
thông tin trình bày dưới dạng ngôn ngữ  viết thì sự  tác động của các thông
tin báo chí đến hoạt động tiếp nhận của công chúng là đáng kể. Bởi lẽ,
tính tích cực trong tiếp nhận của công chúng là đáng kể. Bởi lẽ, tính tích
cực trong tiếp nhận thông tin báo in chỉ có thể thể hiện ra ngoài bằng hành
vi đọc chứ  không phải hành vi xem. Khi đọc báo, người đọc buộc phải
liên tưởng, tư duy lô - gic chính ngôn ngữ viết mang cấu trúc của tư duy lô
gic, với các khái niệm các phán đoán được sắp xếp theo quy luật của tư
duy lô gic. Do đặc điểm này mà báo in có khả năng cạnh tranh cao với các
loại hình báo chí  khác trong xu thế  phát triển mạnh của báo chí điên tử
ngày nay. Thế  mạnh của thông tin phân tích và thông tin thẩm định mang
khả năng dự báo cao sẽ tạo ra sự cuốn hút đặc biệt của các sản phẩm báo
in.
Như  vậy cảm giác ngại và chán của người dọc khi tiếp cận với các
báo, tạp chí thường xuất hiện trong hai trường hợp: hoặc là lập tức phải
đối diện với hành vi đọc mà  không có  hành vi xem làm điểm khởi đầu
làm trung gian: hoặc là bội thực hành vi xem, không tạo ra sự  cuốn hút và
tích cực trong tư  duy của người đọc. Và  xét cho cùng, muốn tạo ra hiệu
quả  tiếp nhận cho công chúng với các sản phẩm báo in, loại hình báo chí
15


có  khả  năng đem đến cho công chúng khả  năng tiếp nhận các thông tin
báo chí theo kiểu thị giác có sự tham gia của các yếu tố lý tính, cần phải có
sự  kết hợp chặt chẽ  giữa hình ảnh tĩnh, các phần dẫn chuyển (các tít báo

nổi bật, các lời dẫn…) với phần nội dung được trình bày dưới dạng các
cột chữ  có nền hoặc không nền, nhằm khắc phục tính tức thời của hành vi
xem và sự căng thẳng, gây cảm giác ngại trước khi tiếp nhận bằng thị giác
cảm tính, và chuyển một cách nhanh chóng trừ  thị giác mang màu sắc cảm
tính sang tiếp nhận bằng thị  giác lý  tính, tạo ra bằng khả  năng tiếp nhận
thông tin một cách sâu sắc, khái quát và  mang tính hệ  thống cho công
chúng.
Loic Hervouet, trong cuốn “Viết cho độc giả”, cho rằng tác động
được vào sự lựa chon của đôc giả không phải là dễ. Khi độc giả cầm một
tờ  báo, quá trình dẫn đến đọc trọn vẹn một bài báo thường diễ  ra theo ba
giai đoạn gồm xem lướt, quyết định và lựa chon và đọc( có thể  trọn vẹn
hoặc không trọn vẹn bài báo đó). Tính tự  do trong lựa chọn của công
chúng là điểm người làm báo phải thừa nhận và tôn trọng với những độc
giả  có động cơ  và mục đích rõ ràng trong việc tiếp nhận các dạng thông
tin khác nhau: Mỗi độc giả  có  những tiêu chí  riêng của mình trong việc
chọn lựa đọc cái gì… Có những nguyên tắc và kĩ thuật để lôi cuốn người
đọc, nhưng không có cách gì để  buộc họ  phải đọc báo. Độc giả  đọc hay
không đọc bài báo nào - đó là quyền của họ. Đây là cơ sở để xác định ba
mức độ đọc của công chúng báo in:
- Mức độ  1:đọc lướt, lựa chọn - trong đó công chúng xem lướt, có
thể  chấm dứt việc xem nếu không thích hoặc không kết nối được với nhu
cầu của họ, có thể tiếp tục lựa chọn tác phẩm, sản phẩm báo chí.

16


- Mức độ  2: đọc chi tiết: công chúng có thể  tìm một điểm vào tiếp
theo để tiếp nhận thông tin chi tiết về một vấn đề mà họ quan tâm.
- Mức độ  3: đọc sâu: công chúng muốn tiếp cận sâu sắc, có  hệ
thống với những thông tin, vấn đề, chủ đề, con người trong tác phẩm báo

chí. Đây là mức độ cao, thể hiện ưu thế của báo in so với một số loại hình
công chúng khác. Chính mức độ  đọc này làm cho khả  năg tác động đến
công chúng báo in sâu sắc, chính xác, nhiều góc độ  và có hệ  thống, từ đó
tác động đến quan điểm, thế giới quan, nhân sinh quan, định hướng giá trị,
lý tưởng, niềm tin công chúng.
• Với các sản phẩm báo truyền hình
Hình ảnh động, âm thanh tổng hợp là đặc trưng của các tác động
truyền hình đến tâm lý tiếp nhận của công chúng. Nếu báo in được công
chúng tiếp nhận bằng thị giác thông qua hai cách là xem và đọc, phát thanh
được tiếp nhận bởi thính giác thuần tuý  thì  với các sản phẩm báo chí
truyền hình, công chúng sẽ tiếp nhận đồng thời cả hình ảnh động trên màn
hình và  các tác động vào thính giác như  lời bình, âm nhạc, tiếng động.
Điểm khác biệt lớn nhất trong tâm lý tiếp nhận của người xem truyền hình
là tiếp nhận tổng hợp của công chúng với các hình ảnh động.
II: Nguyên tắc và  yêu cầu tác nghiệp trong sáng tạo tác phẩm
báo chí truyền hình
1. Nguyên tắc trong sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình
- Thứ nhất, nhà báo không nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn đê phát
hiên đê  tài sáng tạo tác phâm báo chí mà chi ̉ sao chép, bịa đặt thông tin,
hư  cấu chi tiết trong tác phâm, dẫn tới gây hậu quả  xấu cho dư  luận xã
hội.

17


Bước đầu tiên của nhà báo khi sáng tạo tác phẩm báo chí là nghiên
cứu, thâm nhập thực tiễn để phát hiện đề tài. Các nhà báo chuyên nghiệp,
tự  trọng nghề  nghiệp thực hiện rất nghiêm túc bước này. Hiện nay, sở  dĩ
còn có những tác phẩm báo chí chưa hấp dẫn hoặc làm mất niềm tin đối
với công chúng do tác giả  bịa đặt, sao chép, làm sai lệch thông tin về  các

sự kiện, vấn đề. Đây là kết quả lao động của phóng viên, cộng tác viên sa
lông, tức là ngồi tại toà soạn, ở nhà để sáng tạo. Những phóng viên, cộng
tác viên lười lao động, thiếu trách nhiệm với công việc, thiếu trách nhiệm
với nghề  nghiệp và xã hội thường có hành động này. Trong thực tế  hoạt
động báo chí ở  nước ta hiện nay, đã và đang xuất hiện không ít các “nhà
báo sa lông”. Họ  là những phóng viên thực thụ  trong một cơ  quan báo chí
hoặc là những cộng tác viên hoạt động báo chi ́ tự  do. Họ  cũng có thể  là
một nhà báo đã công tác lâu năm hoặc là người mới vào nghề. Vì những
mục đích khác nhau, họ đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp.
- Thứ hai, tác phâm báo chí sai số liêu, nhầm lẫn thông tin, nhà báo
bị  kiên – lôi vi phạm đạo đức nghê  nghiêp của nhà báo trong sư  dụng các
phương pháp thu thập thông tin, dữ liêu.
Các nhà báo chuyên nghiệp khi thu thập thông tin, dữ  liệu sáng tạo
tác phẩm báo chí đều sử  dụng ít nhất 3 phương pháp, đó  là: quan sát,
phỏng vấn, nghiên cứu tư  liệu. Ngoài ra, các nhà báo còn có thể  sử  dụng
các phương pháp khác để thu thập thông tin, dữ liệu làm báo như: điều tra
xã hội học, thảo luận nhóm, lập diễn đàn trao đổi thông tin…
Trong thực tiễn hoạt động báo chí   ở  nước ta hiện nay, vẫn còn
những phóng viên, cộng tác viên thể  hiện sự  yếu kém trong ky ̃ năng thu
thập thông tin, dữ  liệu sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà  báo không
chuyên hoặc mới vào nghề  thường lúng túng về  vấn đề  này. Ngay cả
18


những nhà báo có tuổi nghề  cao, nếu không “thuộc bài” phương pháp thu
thập thông tin, dữ  liệu cũng dễ  bị  lúng túng. Trong thực tế  hoạt động báo
chí  mà  có  nhiều nhà  báo không “thuộc bài”  phương pháp thu thập thông
tin, dữ  liệu, chắn chắn thông tin trong các tác phẩm của họ  sẽ  hời hợt,
nông cạn, thậm chí là sai lệch, bịa đặt, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Trên báo chí của chúng ta hiện nay đa ̃ va đ

̀ ang xuất hiện những bài
viết mang tính chu ̉ quan, vo đ
̃ oán dẫn đến sai sự thật, đó là thể hiện sự non
yếu của nhà báo trong sử  dụng phương pháp quan sát thu thập thông tin,
dữ  liệu sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà báo mắc lỗi này thường mới
chỉ  quan sát bằng cảm tính chứ  chưa quan sát bằng lý tính. Khi phát hiện,
tiếp cận các sự kiện, vấn đề, nhà báo đã chưa tìm hiểu kỹ lưỡng bản chất
của các sự  kiện, vấn đề, do đó chưa có được những chi tiết, dữ  kiện phù
hợp thể  hiện trong tác phẩm báo chí.Thứ  ba, mục đích thông tin không rõ
ràng, lạm dụng những chi tiết “hot”, giật gân, câu khách, tác phẩm thiếu
tính khách quan, chân thực và giá tri ̣ nhân văn – nhà báo đã vi phạm đạo
đức nghề nghiệp trong bước thể hiện tác phẩm báo chí.
- Thứ ba, mục đích thông tin không ro ̃ ràng, lạm dụng những chi tiết
“hot”, giật gân, câu khách, tác phâm thiếu tính khách quan, chân thực va ̀ giá
trị  nhân văn –  nhà  báo đã  vi phạm đạo đức nghê  nghiêp trong bước thê
hiên tác phâm báo chí.
Trong thực tiễn hoạt động báo chí, vẫn còn không ít các nha ̀ báo thể
hiện sự  non yếu ở  bước sáng tạo này. Các tác phẩm của ho ̣ thường không
ro ̃ mục đích thông tin, chưa rành mạch về thể loại, chưa khéo léo trong xây
dựng bố  cục tác phẩm, chưa tinh xảo trong chọn lựa chi tiết, chưa giỏi về
sử  dụng ngôn ngữ  biểu đạt. Sự  non yếu về  năng lực sáng tạo của nha ̀ báo,

19


tất yếu trên mặt báo se ̃ xuất hiện những “tác phẩm báo chi” 
́ vô thưởng, vô
phạt, kém hấp dẫn hoặc gây hậu qua ̉ xa ̃ hội nghiêm trọng.
- Thứ  tư, không tự  biên tập tác phâm của mình, nhà  báo vô  tình
hoặc cố ý đê lọt sai sót, đánh đố biên tập viên, đó cũng là sự vi phạm đạo

đức nghê nghiêp.
Những nha ̀ báo co ́ kinh nghiệm sau khi viết bài xong thường đọc đi
đọc lại nhiều lần, sửa chữa câu văn, lược bo ̉ những chi tiết rườm rà, sai,
bổ  sung những chi tiết mới. Tự  biên tập tác phẩm là  bước không thể  bỏ
qua đối với một nhà  báo chuyên nghiệp. Không biên tập viên nào có  thể
biên tập tác phẩm tốt hơn la ̀ do chính tác gia ̉ tự biên tập. Các biên tập viên
biên tập tác phẩm của phóng viên, cộng tác viên chi ̉ la đ
̀ ể  làm cho các tác
phẩm đo ́ tốt hơn khi no đ
́ ược tổ chức trên sản phẩm báo chí.
Trong thực tế hoạt động báo chí, vẫn còn những phóng viên, cộng tác
viên “ngại”  tiến hành bước này trong quy trình sáng tạo tác phẩm. Họ
thường đùn đẩy, pho ́ thác trách nhiệm này cho các biên tập viên. Các biên
tập viên chuyên nghiệp, tự  trọng nghề  nghiệp thường phải cố  gắng “gạn
đục, khơi trong” để “ nuôi đứa con tinh thần” ma ̀ các phóng viên, cộng tác
viên đa “đ
̃ e ̉ non”. Nếu biên tập viên co ́ chuyên môn yếu lại lười lao động,
rất dễ  ho ̣ se đ
̃ ể  nguyên những “đứa con tinh thần còi cọc, bệnh tật” đo đ
́ ể
tổ chức trên các sản phẩm báo chi ́ va ̀ hậu qua ̉ là công chúng xa ̃ hội se đ
̃ ược
thưởng thức những “món ăn” kém hấp dẫn, thâm chí là độc hại.
Việc phóng viên, cộng tác viên ít quan tâm đến việc tự  biên tập tác
phẩm của mình trước khi gửi đến toà  soạn là  do những lý  do chủ  quan,
khách quan. Yếu tố  chu ̉ quan la ̀ các tác gia ̉ thiếu trách nhiệm với tác phẩm,
lười lao động. Ly ́ do khách quan la ̀ do nhiều toa ̀ soạn chưa nghiêm túc trong
khâu nhận tác phẩm hoặc làm việc với đội ngũ  tác giả. Điều này không
20



những chỉ  gây trở  ngại cho các biên tập viên mà  còn là  biểu hiện của sự
thiếu trách nhiệm đối với nghề  nghiệp. Thậm chí  còn là  sự  vi phạm đạo
đức nghề  nghiệp nếu như  ca ̉ tác gia ̉ va ̀ những người co ́ trách nhiệm trong
toa ̀ soạn để  lọt những chi tiết sai, những ly ́ giải, bình luận vi phạm đến lợi
ích, sử dụng ngôn từ gây hiểu lầm cho công chúng.
- Thứ  năm, vì  lơi ích cá  nhân, nhóm hoặc vì  mục đích thương mại
mà coi nhe ̣ các chức năng, nguyên tăc hoạt động của báo chí khi tô  chức
tác phâm trên các sản phâm báo chí – đó là sự  vi phạm pháp luật và đạo
đức nghê nghiêp.
Tác phẩm báo chi ́ la ̀ một trong những thành tố làm nên sản phẩm báo
chí. Một sản phẩm báo chi đ
́ úng, trúng va ̀ hấp dẫn công chúng la ̀ sản phẩm
được kết cấu bằng những tác phẩm báo chi ́ co ́ chất lượng cao. Để  co ́ một
sản phẩm báo chi ́ chất lượng cao, ngoài việc phóng viên, cộng tác viên sáng
tạo ra các tác phẩm hấp dẫn thì  những người chịu trách nhiệm tổ  chức
chúng trên các sản phẩm phải thực sự  công tâm, co đ
́ ạo đức nghề  nghiệp
cao cả. Nếu chi ̉ vi ̀ lợi ích ca ́ nhân, nhóm hoặc vi ̀ mục đích thương mại mà
coi nhe ̣ các chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí, thi ̀ việc tổ  chức
tác phẩm báo chi ́ trên sản phẩm báo chi ́ của nha ̀ báo đa ̃ vi phạm pháp luật và
đạo đức nghề nghiệp báo chí.
Trong thực tế hoạt động báo chi đ
́ a ̃ co ́ những tổng biên tập, pho ́ tổng
biên tập, thư  ky ́ toa ̀ soạn chu ̉ y ́ hoặc “hồn nhiên” chi đ
̉ ạo phóng viên, cộng
tác viên viết tin, bài giật gân, câu khách, viết bài quảng cáo trá  hình để
đăng tải trên các sản phẩm báo chí. Sở  di ̃ gần đây trên diễn đàn báo chi ́ ở
nha ̀ bàn luận nhiều đến thuật ngữ “ báo la ́ cải” cũng la ̀ do bức xúc của báo
giới va ̀ công chúng xa ̃ hội về việc đang xuất hiện các sản phẩm báo chi ́ chú

trọng đăng tải thông tin “cướp, giết, hiếp”. Vì  chạy theo thị  hiếu tầm
21


thường của một phận công chúng hoặc vi ̀ mục đích thương mại re ̉ tiền mà
một số  lãnh đạo cơ  quan báo chi đ
́ a ̃ coi thường các nguyên tắc, chức năng
hoạt động của báo chi ́ khi áp dụng cách làm này.
Chưa kể để việc, hiện nay co ́ một số phóng viên, cộng tác viên “canh
ti”  với người tổ  chức sản xuất sản phẩm báo chi đ
́ ể  dành “đất” đăng bài
quảng cáo tra ́ hình, bài viết doa ̣ nạt, đánh đấm, tống tiền cơ sở. Khi bài viết
được tổ  chức trên mặt báo, ban biên tập duyệt cũng đa ̃ vô tình hoặc cố ý
để lọt hoặc “cho qua”. Vô hình chung, ca ̉ lãnh đạo va ̀ nhân viên của cơ quan
báo chi đó đ
́
a ̃ vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề  nghiệp.Thứ  sáu, không
theo dõi, nắm bắt và xử  lý thông tin phản hồi từ  hiệu quả, hậu qua ̉ của tác
phẩm báo chí, lãnh đạo, phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên đã  vi
phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí.
- Thứ  sáu, không theo dõi, năm băt và  xư  lý  thông tin phản hôi tư
hiêu quả, hậu quả  của tác phâm báo chí, lãnh đạo, phóng viên, cộng tác
viên, biên tập viên đa ̃ vi phạm đạo đức nghê nghiêp báo chí.
Một trong những chức năng cơ  bản của báo chi ́ la ̀ tham gia quản lý,
giám sát và  phản biện xã  hội. Báo chí  quản lý, giám sát, phản biện xã  hội
bằng dư luận xa ̃ hội. Chi ̉ co ́ thông qua dư luận xa ̃ hội, báo chi ́ mới làm tròn
trách nhiệm của mình la ̀ cầu nối quan trọng của Đảng, nha ̀ nước với nhân
dân; la ̀ tiếng nói của Đảng, Nha ̀ nước, diễn đàn của quần chúng nhân dân.
Bên cạnh các cơ  quan báo chí, nha ̀ báo xuất sắc, chu ́ trọng hoạt động
theo dõi, nắm bắt va ̀ xử  ly ́ thông tin phản hồi từ  hiệu qua ̉ va ̀ hậu qua ̉ của

các tác phẩm báo chí, tạo dựng niềm tin của báo chi đ
́ ối với công chúng,
vẫn còn không ít những cơ  quan báo chí, nha ̀ báo vi ̀ những ly ́ do chu ̉ quan,
khách quan đa ̃ chưa coi trọng vấn đề này.

22


Thực tế thi ̀ sự phản hồi của các cơ quan quản ly ́ va ̀ chu ̉ quản báo chí,
của công chúng xa ̃ hội về  hiệu quả, hậu qua ̉ từ  các tác phẩm báo chi ́ luôn
diễn ra va ̀ la đ
̀ iều tất yếu khách quan. Điều này thể  hiện cho một nền báo
chi ́ tự do, dân chủ, nhân văn. Các toa ̀ soạn, nha ̀ báo thực sự chuyên nghiệp
thường dũng cảm nhận trách nhiệm xa ̃ hội về  hiệu quả, hậu qua ̉ từ  các tác
phẩm của mình công bố  va ̀ ho ̣ càng làm tăng niềm tin của cơ  quan quản lý,
chu ̉ quản va ̀ công chúng đối với báo chí.
Co ́ thể tiếp cận từ nhiều góc độ để luận bàn về sự vi phạm đạo đức
nghề  nghiệp của nha ̀ báo trong xử  ly ́ nguồn tin. Tiếp cận từ  quy trình sáng
tạo tác phẩm báo chi ́ cho thấy, không chi ̉ các nha ̀ báo ở Việt Nam ma ̀ ở  các
nước trên thế giới cũng co ́ thể vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nếu như  các
nha ̀ báo tác nghiệp chưa chuyên nghiệp, không am hiểu luật pháp va ̀ thiếu ý
thức trách nhiệm xa ̃ hội, nghĩa vu ̣ công dân của mình. Một con sâu làm rầu
nồi canh, người ta co ́ thể đổ đi để  nấu nồi canh khác, nhưng một nha ̀ báo,
tác phẩm vi phạm đạo đức nghề nghiệp không những gây hậu qua ̉ xa ̃ hội to
lớn ma ̀ còn kho ́ co ́ thể  lấy lại được danh dự  va ̀ uy tín của cơ  quan báo chí,
nền báo chí đối với công chúng xa ̃ hội.
2. Yêu cầu tác nghiệp trong sáng tạo tác phẩm báo chí  truyền
hình.
Cũng như các loại hình báo chí khác, truyền hình có chức năng tuyên
truyền cổ động, giáo dục và tổ chức và các chức năng khác như thông tin,

giải trí …
Với truyền hình khi được duyệt đề  cương kịch bản cũng là lúc một
êkíp sản xuất chương trình được hình thành, có thể trưởng ban biên tập sẽ
tổ  chức êkíp theo ý muốn của mình hoặc người viết đề  cương kịch bản
hay đạo diễn lựa chọn êkíp. Sự  chuẩn bị về máy quay phim và các thiết bị

23


phụ  trợ  như  đèn chiếu sáng các loại, micro, băng ghi hình … thậm chí cả
phương tiện, tiền bạc chính là quá trình hình thành một êkíp thực sự  gồm
biên tập, quay phim, kỹ  thuật hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lái xe. Điều
kiện hoạt động của êkíp truyền hình trong sáng tạo tác phẩm là các thành
viên luôn cùng có  mặt tại hiện trường, có  phương tiện kĩ  thuật và  hoạt
động đồng sáng tạo.
Sự  trao đổi giữa các thành viên trong êkíp được thực hiện trước
khi xuống hiện trường đặc biệt là  giữa biên tập hay đạo diễn với quay
phim. Quá trình thu thập hình ảnh, thông tin đòi hỏi sự  phối hợp chặt chẽ,
chính xác giữa biên tập, quay phim, kỹ  thuật hình, kỹ  thuật âm thanh, ánh
sáng và lái xe.
Thực tế  hoạt động nghề  nghiệp có lúc phải sử  dụng ống kính “dấu
kín”  hoặc những cuộc phỏng vấn, chớp nhoáng những nhân vật chính.
Trong phóng sự  điều tra đòi hỏi sự  nhanh nhạy, trình độ  chuyên môn cao
của các thành viên để nắm bắt được thực tiễn diễn ra từng giây, từng phút
và không lặp lại. Việc thu lượm hình ảnh và thông tin về  sự  kiện, vấn đề
của cuộc sống kết thúc giai đoạn tiền kỳ  của quá trình hình thành một tác
phẩm truyền hình.
Ở  phần tiền kỳ  thì một sơ  xuất nhỏ  của một trong những thành viên
của êkíp cũng đủ để đổ “xuống sông, xuống bể” công sức của một tập thể.
Thực tế  công việc đòi hỏi toàn bộ  êkíp tính kỷ  luật cao và  sự  sáng tạo

mãnh liệt.
Phần hậu kỳ, công việc chủ yếu lại là của biên tập hoặc đạo diễn. Quá
trình đọc băng, hình thành kịch bản dựng, dựng hình, viết lời, lồng tiếng, bắn
chữ và hoàn chỉnh tác phẩm lại tạo ra một êkíp mới gồm: biên tập viên. kỹ thuật
viên dựng hình, phát thanh viên, người chọn nhạc, kỹ thuật viên âm thanh…

24


“Sự  sáng tạo lần thứ  hai”-Dựng hình cũng thể  hiện tính tập thể  cao
độ  giữa bộn bề  băng nháp, tư  liệu để  hình thành tác phẩm trên cơ  sở
những tư liệu (hình, tư liệu) và những hình ảnh tư liệu.
Sự phối hợp giữa biên tập và người dựng hình thực chất là một quá
trình đồng sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế   ở  truyền hình nước ta thiếu sự
hợp tác chặt chẽ, thậm chí sự  bất hợp tác do quan niệm, cách ứng xử  và
cả  quan hệ  kinh tế  giữa đạo diễn, biên tập và  người dựng. Ở  đây tôi
muốn nhấn mạnh vai trò  của người dựng với tư  cách là  một thành viên
của êkíp sản xuất chương trình truyền hình.
Sự  bất hợp tác hay việc làm “được chăng hay chớ”  của các thành
viên trong êkíp nhiều khi đã  làm hỏng cả  một tác phẩm báo chí  truyền
hình.
Phát thanh viên thể  hiện lời bình cũng đòi hỏi một sự đồng cảm cao
độ đối với biên tập, đạo diễn. Sự hợp tác này cũng không kém phầm quan
trọng bởi ngoài hình ảnh, âm thanh trong tác phẩm truyền hình là một yếu
tố vô cùng quan trọng.
Việc chọn tiếng động hiện trường hoặc âm nhạc cũng là một yếu tố
không thể coi thường. Tình trạng này đã được khắc phục cơ bản ở truyền
hình Việt Nam, nhưng ở  các Đài địa phương yếu tố  âm thanh (lời bình,
tiếng động thật, âm nhạc, tiếng động giả) còn chưa được quan tâm đúng
mức. Như  vậy do đặc trưng của truyền hình việc hình thành êkíp phóng

viên là một đòi hỏi, một nhu cầu tất yếu khách quan. Một êkíp được hình
thành khi có đề  cương kịch bản được duyệt và được đưa vào kế  hoạch
sản xuất. Êkíp được tổ  chức do nhiệm vụ  sản xuất chương trình. Người
có  quyền đứng ra tổ  chức êkíp thường là  trưởng các phòng ,ban biên

25


×