Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tieu luan xhh ve gioi nghiên cứu ý kiến, đánh giá khách quan của sinh viên về kết hôn đồng tính của ba trường đại học ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.69 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hôn nhân đồng tính đang là một vấn đề được tranh luận rất sôi nổi trên
thế giới hiện nay. Hiện tại, tính đến thời điểm này, có hơn 10 quốc gia trên thế
giới đã công nhận kết hôn đồng tính trong Luật (Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha,
Canada, Nam Phi, Na Uy, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina).
Ngoài 10 nước đã liệt kê trên còn có năm tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts,
Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire, thủ đô Washington) cùng với
thủ đô Mexico (Thành phố Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới. Tại
thời điểm này ở Việt Nam, các nhà làm luật, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động
xã hội, bác sĩ, luật sư… đang lên tiếng tranh luận và đưa ra những ý kiến để
ủng hộ việc công nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình.
Nhưng liệu việc quá vội vàng công nhận việc kết hôn đồng giới đã là một giải
pháp an toàn và tốt nhất cho vấn đề tại thời điểm hiện tại hay chưa? Theo
quan điểm của tôi, thì chúng ta không nên vội vàng công nhận kết hôn đồng
giới trong Luật. Chúng ta nên xem xét và nghiên cứu vấn đề hôn nhân đồng
giới một cách tổng thể, dưới nhiều góc độ khác nhau rồi mới quyết định công
nhận hôn nhân đồng giới ở một thời điểm thích hợp trong tương lai xa. Việt
công nhận kết hôn đồng giới trong Luật vội vàng sẽ khiến chúng ta không thể
lường trước được những hậu quả phát sinh và kéo theo của nó, cũng như
những tác động tiêu cực mà nó mang lại cho các thế hệ tương lai
Việt Nam hiện nay, nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới từ cộng
đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới đang ngày càng tăng cao.
Nhất là kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chính thức hợp pháp hóa hôn nhân
đồng tính trong một quyết định có số hiệu 5-4 trên toàn bộ 50 bang vào ngày
26/6/2015.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đã bỏ quy
định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng vẫn chưa thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới. Như vậy, tại Việt Nam, những
người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo
vệ khi có tranh chấp xảy ra. Việc thay đổi như trên của Luật Hôn nhân và gia


đình năm 2014 có thể nói là một tin vui đối với những người đồng tính nói
1


riêng và cộng đồng LGBT nói chung ở Việt Nam, bởi vì, họ đã được kết hôn,
chung sống dưới cùng một mái nhà bên người mình yêu thương.
Kết hôn đồng tính là chủ đề khá nhạy cảm nhưng không còn mới mẻ,xa
lạ trong xã hội hiện nay,đặc biệt là và năm trở lại đây nhiều người không chỉ
công khai giới tính thật, bảo vệ quyền lợi của chính họ và cộng đồng đồng
tính chung mà còn tổ chức kết hôn.trước đây dư luận xã hội coi kết hôn đồng
tính là một vấn nạn của xã hội,một thứ vấn nạn cần bài trừ giống như ma
tuý,mại dâm,…Tuy nhiên cho đến nay sự phát triển của xu hướng kết hôn
đồng tính ngày càng đề cao tính khoa học và nhân văn về cấc vấn đề lien quan
đến con người,đã khiến kết hôn đồng tính trởi thành một vấn đề xã hôi ngày
càng được quan tâm và đề cập nhiều hơn.kéo theo sự phổ biến của kết hôn
đồng tính trong nước và trên thế giới,dư luận xã hội đối với vấn đề này cũng
nảy xinh ra nhiều vấn đề.Đặc biệt khi các phương tiện truyền thông đại
chúng, tiêu biếu là báo chí,khai thác các chủ đề về đồng tính treen phương
tiện,nó càng gây được sự chú ý và nhậ được nhiều phản ứng trái chiều từ dư
luận.Dù cho xẫ hội đã có cái nhìn ”thoáng “hơn nhưng người đồng tính vẫn bị
kì thị và phân biệt đố xử. thong qua những hoạt động xã hội của các diễn đàn
câu lạc bộ về đồng tính,ccas hội thảo nghiên cứu,cũng như việc đề xuất luật
hôn nhân cho người đồng giới, công nhận người chuyển giới,…người đồng
tính phần nào đã duowicj xã hội chấp nhận và ủng hộ.Tuy nhiên để xoá bỏ đi
định kiến và kì thị người đồng tính từ trong ý thức để tiến tới công nhận họ và
đối xử bình đẳng là cả một quá tình khó khăn lâu dài và cần có sự nhận thức
lại từ cộng đồng xã hội.Đặc biệt,để xem xét đồng tính như một vấn đề xã hội
hơn là vấn đề các nhân,xoá bỏ hiểu nhầm họ là một nhóm yếu thế lực là bình
hường hoá ” vấn đề đồng tính,như hội thảo về người đồng tính ở việt nam do
viện nghiên cứu kinh tế,xã hội và môi trường Việt Nam đã khẳng định” bình

thường hoá ở đây không có nghĩa là sự chuyển đổi từ cực này sang cực kia
mà đơn giản đó là nhu cầu chính đáng từ những người có giới tính không
thuộc về số đông,được xã hội tôn trọng sự riêng tư và nhìn nhận một cách
hoàn toàn bình đẳng “thì những nghiên cứu về đồng tính và kết hôn đồng tính
càng nên được quan tâm và đề xuất.đối tượng thanh niên,đặc biệt là sinh
viên,đối tượng có cơ hội tiếp cận thông tin nhiều nhất và là bộ phận quan
trọng của dư luận xã hội.tìm hiếu vầ nhận thức của họ sẽ cho thấy phần nào
2


nhận thức xã hội đối với vấn đề đồng tính và kết hôn đồng tính. Từ tầm quan
trọng và nhưng lý do cấp thiết trên cho nên chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn,đề
tài Nghiên cứu ý kiến, đánh giá khách quan của sinh viên về kết hôn đồng
tính của ba trường đại học ở Hà Nội hiện nay.( qua khảo sát của sinh viên
trường học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, trường Đại học Sư Phạm và
trương Đại học Thương Mại ) xin được đưa ra ý kiến,đánh giá của sinh viên
đối với chủ đề này.
2.Tổng quan nghiên cứu:
Kết hôn đồng tính là một vấn đề liên quan đến người đồng tính,người
đồng tính ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.Tuy nhiên với tính
nhạy cảm và khó tiếp cận vấn đề,khách thể nghiên cứu mới chỉ bó hẹp trong
cộng đồng tính ở phạm vi nhỏ,cơ sở định lượng của nhiều nghiên cứu còn
thiếu tính đại diện,các nhóm xã hội khác có liên quan thường được nhắc đến
rất ít trong khi các vấn đề cộng đồng văn hoá,xã hội xung quanh người đồng
tính rất đáng được lưu tâm.Bên cạnh đó các đề tài nghiên cứu thương khắc họ
chân dung người đồng tính,xoay quanh các vấn đề về sức khoẻ tình
dục,phông chống HIV/AIDS cho người đồng tính, nghiên cứu về sự kì thị và
định kiến xã hội ảnh hưởng như thế nào đến người đồng tính,quyền nhu cầu
và cơ hội tiếp cận với các nguồn lực của họ. Theo thu thập bước đầu về tổng
quan tài liệu có thể thấy rằng số lượng những nghiên cứu trong nước ít hơn

nhiều so với các tài liệu nước ngoài và các nghiên cứu tập chung về nhận thức
thái độ của cộng đồng xã hội về người đồng tính còn rất ít.sau đay tác giả xin
điểm qua một vài nghiên cứu theo trình tự báo cáo nghiên cứu,khoá luận,báo
chí:ở việt nam và trên thế giới về kết hôn đồng tính và một số vấn đề liên
quan đến đề tài này
Bài báo trên mạng “Kết hôn giữa những người đồng tính tại Việt
Nam”
nghiên cứu cho thấy Việc cho phép người đồng tính kết hôn một cách
hợp pháp là một vấn đề gây nhiều tranh luận gay gắt không chỉ ở Việt Nam
mà còn tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.Tới thời điểm hiện tại, đã có
19 nước trên thế giới đã hoặc đang trong quá trình thông qua luật cho phép
người đồng tính đăng kí kết hôn bao gồm Pháp, Anh, New Zealand,
Đan Mạch, Brazil, một số bang tại Mỹ... Mới đây nhất, Ireland đã trở thành
3


quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới bằng cách tổ
chức trưng cầu dân ý. Hiến pháp Ireland sẽ được tu chính theo kết quả của
cuộc trưng cầu này. Tại Việt Nam, Luật Hôn nhân & Gia đình 2000 quy định
việc kết hôn giữa người đồng tính là một trong những hành vi bị cấm. Tới
năm 2013, khi xem xét và biên soạn Luật Hôn nhân & Gia đình 2014, Quốc
hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là hôn nhân giữa những
người cùng giới tính không được nhà nước thừa nhận.Đây là kết quả của quá
trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt những năm qua, dẫn đến việc
các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của
người đồng tính và các cặp đôi cùng giới. Không thừa nhận có nghĩa rằng
pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ-chồng với các quyền và nghĩa
vụ tương ứng.
Tuy nhiên, Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 không coi đám cưới,

hôn lễ như những hình thức kết hôn có giá trị pháp lý. Vì vậy, những người
đồng giới hoàn toàn có thể tổ chức tiệc chiêu đãi như tiệc cưới (hôn lễ) và
chung sống với nhau.
Báo cáo “Hình ảnh người đồng tính trên báo mạng và báo in “của thạc
sỹ Nguyễn Thị Tuyết Minh,khoa xã hội học,trường Học Viện Báo Chí Và
Tuyên Truyền (các bài báo và công trình nghiên cứu của đề tài tình dục tại
Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền năm 2008-2009)
Có thể nói báo cáo trên là cơ sở dữ liệu quan trọng góp phần định
hướng cho nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của báo chí truyền thông đến
nhận thức và thái độ của sịnh viên đối với vấn đề đồng tính thông qua nghiên
cứu trường hợp trên 502 bài báo in và bài báo mạng trong năm 2004,2006 và
đầu 2008 báo váo đã đưa ra được những phát hiện quan trọng,mặc dù số
lượng về bài viết của người đồng tính tăng lên,theo dòng thời gian song phần
lớn các bài viết này sử dụng đồng tính như một chi tiết gây sự chú ý của
người đọc theo hướng bất lợi cho người đồng tính (71% trong số 500 bài
báo ),điều này có thể là một trong nhiều nguyên nhân gây sự kỳ thị trong xã
hội,không quá bất ngờ khi báo cáo chỉ ra rằng các khái niện lien quan đến
đồng tính vẫn bị nhầm lẫn tuy nhiên điều đáng nói là sự thiếu hiểu biết về ấn
đề đồng tính của một số tác giả khéo theo việc gán nhãn sai cho nhóm người
4


đồng tính,điều này có xu hướng gây định kiến hược sự kì thị với nhóm này
bên cạnh đó,kết quả nghiên cứu cho thấy,các bài viết chuyên sâu về đồng tính
còn nặng nề về lí giải nguyên nhân về đồng tính và thái độ thường là lên
án,chân dung người đồng tính thường được khắc hoạ theo định kiến giới hai
giá trị,chân dung cộng đồng đồng tính được khác hoạ theo định kiến giới hai
giá trị,chân dung người đồng tính phiến diện và tiêu cực mức độ ỳ thị còn cao
khi khác hoạ hình ảnh người đồng tính (41/502 bài báo )ngôn ngữ mô tả mang
định kiến cho sự thay đối đáng kể theo hướng tích cực 39% năm 2004 so với

16% năm 2008 )với hướng tiếp cận và phân tích đa chiều,đa dạng báo cáo này
đã đặt ra những vấn đề cấp bách tiếp tục giải quyết.những thông điệp truyền
thông chưa đầy đủ và thiếu chính xác về người đồng tính và các vấn đề lien
quan (đặc biệt là trên báo in và báo mạng )dễ gây ra sự hiểu nhầm,thái độ kỳ
thị của công chúng đối với nhóm người này. Tuy nhiên xét trên mặt thời
gian,số lượng ccacs bài viết về chủ đè này cùng với thái độ trung tính hay
khách quan ngày càng tang đạt ra câu hỏi: liệu có sự chuyển đổi theo hướng
tích cực về nhu cầu quan tâm, nhận thức và thái độ của công chúng đối với
đồng tính ?Những lí do nào dẫn đến sự chuyển đổi ấy và liệu nó có bền
vững ?Quan điểm trong báo cáo cho rằng “người đồng tính e dè khi công khai
mình dễ được thông cảm hơn là người hông dấu mình “có còn đúng với thời
điểm hiện tại và với đối tượng tiếp nhận nhưn thế nào ?..
Khoá luận tốt nghiệp:”hội nhập người đồng tính tại Việt Nam “2009
Phạm Thị Thu Trang,khoa xã hội học k25,Học Viện Báo Chí và Tuyên
Truyền.
Nghiên cứu cung cấp một bức tranh toàn cảnh về người đồng tính,xây
dựng chân dung người đồng tính,qua lăng kính của chính họ,đây là một cách
tiếp cận khá quan trọng,bổ xung việc thống nhất,tập hợp các quan điểm về
người đòng tính,ccas vấn đè xã hội lien quan và đạc biệt là đã cahmj đến góc
khuất trong đời sống của người đồng tính.đống góp quan trọng của đề tài là đã
khẳng định được nhu cầu hoà nhập xã hội của người đồng tính,những nhu cầu
rất bình thường và cơ bản của một con người: nhu cầu khẳng định bản
thân,nhu cầu về tình yêu,tình dục và hôn nhân,nhu cầu được tôn trọng và công
bằng xã hội,nhu cầu về giao tiếp và giải trí.Thông qua phương pháp phân tích
tài liệu và phỏng vấn sâu 10 đồng tính nam và đông tích nữ từ tháng 4 đến
5


tháng 6 năm 2009 ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh,kết quả nghiên cứu
cho thấy định kiến xã hội,gia đình và sự kì thị của cộng đồng là yếu tố tiêu

cực ảnh hưởng đến sự hoà nhập xã hội của người đồng tính,đạc biệt là vai trò
của cộng đồng xã hội và những người xung quanh.Tuy nhiên,tác giả cũng chỉ
ra những hạn chế đó là thiếu những nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lạ
kết quả định tính và cần thiết phải có nghiên cứu đối chiếu với nhận thức và
thái độ của cộng đồng xã hội.
Đề tài: “Tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính tại việt nam”Trường đại học sư
phạm Hà Nội sinh viên đào Thị Hiên khoa Việt Nam Học lớp A k59 Đồng
tính không phải là bệnh, không thể lây lan và không thể chữa được. Chính vì
vậy chúng ta nên giúp những người đồng tính để họ có cuộc sống tốt hơn theo
nghiên cứu cho ta thấy Lịch sử vấn đề Hôn nhân đồng tính có hay không được
ủng hộ ở Việt Nam là một trong những vấn đề chưa được ngã ngũ và là một
vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Điều này, là do quan niệm của mỗi
người trong xã hội dưới sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống và suy nghĩ của
từng người. Chính vì thế mà vấn đề này tuy đã được nghiên cứu nhưng mỗi
người có một đánh giá khác nhau, một quan điểm khác nhau. Những quan
điểm bày tỏ về vấn đề này như sau: Thứ nhất: Không ít người cho rằng, đồng
tính là không bình thường thậm chí là bệnh hoạn. Một số người cho rằng
những người đồng tính đang đi ngược lại với giới tính mà tạo hóa sinh ra,
chuyện kết hôn giữa hai người đồng tính là không thể duy trì nòi giống. Thứ
hai: Có những người cho rằng tình yêu đồng giới không có gì là sai trái. Tuy
nhiên, họ vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về việc có nên chấp nhận hôn nhân
đồng tính hay không. Theo họ, mặc dù suy nghĩ hiện nay đã khá hiện đại
nhưng do chúng ta đang sống trong nền văn hóa Việt Nam với những quy tắc
và chuẩn mực riêng nên hôn nhân đồng giới với họ còn là một vấn đề đáng để
suy nghĩ. Thứ ba: là quan điểm của những người ủng hộ hôn nhân đồng giới
bởi theo họ ai cũng có quyền yêu và được yêu. Tình yêu không phải là hai
thanh nam châm trái chiều thì hút, cùng chiều thì đẩy. Tình yêu đơn giản là sự
cho và nhận yêu thương, chăm sóc và quan tâm từ hai phía, dù họ là ai và ở
bất cứ đâu. Chính vì thế mà tình yêu đồng giới cũng chẳng có gì đang chê
trách. Tìm hiểu về đời sống của người đồng tính là tôi muốn tất cả mọi người

cũng ủng hộ những người đồng tính, ủng hộ hạnh phúc của họ. Đó chính là
6


ủng hộ hôn nhân của người đồng tính trong xã hội hiện nay. Bởi lẽ cái đích
cuối cùng của cuộc sống là hạnh phúc và bất cứ ai cũng xứng đáng được
hưởng điều này.
Đề tài “Quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới” Trường đại
học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh môn pháp luật đại cương sinh viên đưa ra
các quan điểm về kết hôn đồng giới các quan điểm đấy chúng ta có thấy
rằngkhông ai trên Thế Giới này có quyền ngăn cản tình yêu của người khác kể
cả tình yêu của những người đồng giới. Họ có quyền yêu và cưới người họ
yêu thương nhưng hôn nhân của họ lại không được pháp luật thừa nhận. Mặc
dù hơn 60% các bạn sinh viên đều lên tiếng ủng hộ nhưng xã hội lại không
chấp nhận họ. Có lẽ giới trẻ ngày nay nhất là là các bạn sinh viên cần có vốn
hiểu biết nhiều hơn về hôn nhân đồng giới và suy nghĩ thật chu đáo trước khi
đưa ra ý kiến của mình. Rõ ràng, hôn nhân đồng giới cũng có những mặt tích
cực nhưng hậu quả của nó vẫn nhiều hơn. Không chấp nhận hôn nhân đồng
giới không phải không tôn trọng nhân quyền, lại càng không phải là tư tưởng
của những con người bảo thủ. Thử hỏi nếu người thân trong gia đình bạn yêu
và có ý định kết hôn với một người đồng giới thì bố mẹ, ông bà của bạn sẽ
phản ứng ra sao? Còn bạn sẽ cảm nhận như thế nào? Bạn sẽ giơ hai tay ủng
hộ họ chăng?
Rõ ràng, hôn nhân đồng giới hoàn toàn không phù hợp với một đất
nước nơi gia đình là nền tảng của xã hội, một đất nước có nền văn hóa mang
đậm nét Á Đông như Việt Nam ta. Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Viêt
Nam đã có một bước tiến lớn chuyển từ cấm thành không thừa nhận hôn nhân
đồng giới nghĩa là đã cho phép họ tổ chức tiệc cưới, cho phép họ khẳng định
tình yêu của mình trước xã hội. Điều đó thể hiện tính nhân văn trong luật
pháp nước nhà.

Và chúng tôi, những người thực hiện bài tiểu luận này cho rằng: luật
Hôn nhân và Gia đình không nên tiến xa hơn nữa mà chỉ nên dừng lại ở mức
độ không thừa nhân đồng giới mà thôi!
Khoá luận tốt nghiệp “Nhận thức và thái độ của sinh viên Học Viện
báo Chí Và Tuyên Truyền với đồng tính nam ‘(2009)Đặng Thị Thu Thuỷ,khoa
xã hội học k25 Học Viện báo Chí Và Tuyên Truyền
Với mục đích là khảo sát nhận thức và thái độ của Học Viện báo Chí
Và Tuyên Truyền với đồng tính nam, thông qua điều tra và nghiên cứu,tác giả

7


đã phân tích các yếu tố tác động từ đó đề xuất các giải pháp nhằn nhân cao
nhận thức giúp đỡ choc ac sinh viên có thái độ tích cực hơn.Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng đa phần sinh viên HVBC&TT nhận thức có hạn chế và sai
lệch về đồng tính nam dẫn đến thái độ tiêu cực đối với chủ đề này.Cho đến
thời điểm nghiên cứu (tháng 4/2009)phần lớn sinh viên có thái độ kì thị với
đồng tính Nam, chiếm 81,2% trong tổng số 208 người tham gia nghiên
cứu.Có đến 41,3% sinh viên đồng tính với các ý kieenskhoong nên tồn tại
đồng tính nam. Đặc biệt là tác giả đã đưa ra được những phát hiện quan
trọng,bên cạnh yếu tố năm học và xuất thân tác động gián tiếp đến nhận thức
và thái độ kì thị của sinh viên trong các ia cạnh cụ thể của nghiên cứu thì yếu
tố nào ngành /khoa sinh viên có tác động rõ rệt nhận thức đông tính của sinh
viên về đồng tính Nam,cụ thể làm những khoa nghiệp vụ có nhận thức đầy đủ
hơn các khoa lý luận (vì coa những chương trình giảng dậy lồng ghép các vấn
đè tình dục,ví dụ khao học xã hội có tỷ lệ sinh viên nhận thức đầy đủ về nguy
cơ đối với đồng tính nam là 14,5% so với khoa triết là 0%).Ngoài ra,các
phương tiện truyền thông đai chúng cũng có tác động rất lớn đến nhận thứ của
sinh viên (63,9%sinh viên nghe thông tin về đồng tính nam từ sách báo và
internet ). Tuy nhiên nghiên cứu đưa ra được ra được kết luận đâu là yêu tố

tác động mạnh mẽ nhất.Ngoài ra,nghiên cứu này chỉ tập trung vào đồng tính
nam,vì vậy chưa có cái nhìn bao quát về nhận thức và thái độ đối với vấn đề
đồng tính nói chung ( trong đó có đồng tính nữ ),cũng như so sánh thái độ đối
với đồng tính nam và đồng tính nữ trong sự ảnh hưởng của các yếu tố moi
trường văn hoá –xã hội.Nhìn chung,các kết quả trên của nghiên cứu có vai trò
quan trọng trong việc xác định hướng và trọng tâm nghiên cứu cơ bản cụ thể
là đặt nền tang cho việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu về nhận thức và thái
độ của sinh viên,cũng như những bước tiếp theo để cải thiện hơn nữa nhận
thức và thái độ của sinh viên về đồng tính.
Bài báo trên mạng “Tranh cãi về quyền kết hôn của người đồng
tính”của báo đời sống
“Hôn nhân cần được xem là quyền tự do chính đáng của mỗi người, dù
họ thuộc giới tính nào. Pháp luật thừa nhận hôn nhân đồng tính không chỉ có
ích cho họ mà còn có ích cho xã hội”, Tiến sĩ Lê Quang Bình bày tỏ
Sự thật cay đắng về những mối tình đồng tính
8


Khó tin người mẹ chấp nhận con đồng tính
Quá khứ đau thương của chàng trai đồng tính
Biết con đồng tính, bố mẹ dọa đưa vào viện tâm thần
Nghiên cứu cho thấy không một người cha mẹ nào chấp nhận con của
mình đồng tính,đồng tính khồng phải là một cái bệnh có thể chữa được mà
đồng tính là do từ bẩm sinh mà ra,theo ý kiên riêng của em thì không ai sinh
ra mà muốn mắc một căn bệnh không có thuốc gì có thể điều trị được,họ luôn
mong muốn mình được như bao người khác được quyền yêu mà không ai
phải cấm, không ai kì thị họ nhưng có rất nhiều bài báo người đồng tính họ
khao khát được là một người bình thường được là một người được yêu những
người mà họ yêu thương nhưng đến giời thì pháp luật việt nam cũng đã
thoáng hơn về quyền kết hôn đồng giới,nhưng bên cạnh đó thì họ vẫn bị kì thị

mọi người nhìn vào với một ánh mắt khác.Như bài báo” Tranh cãi về quyền
kết hôn của người đồng tính” thì người mẹ đã đe doa con mình mà nếu như
thế thì mẹ sẽ đưa vào viện tâm thần thật ra họ cũng muốn được yêu và kết hôn
với người mình yêu thương thôi mà nhưng do kì thị của xã hội đã làm cho
cuộc sống của người đồng tính không được hạnh phúc. Mặc dù xã hội đã có
cái nhìn mở hơn về người đồng tính, tuy nhiên rất nhiều ý kiến vẫn chưa chấp
nhận việc kết hôn giữa họ.Trong Hội thảo khoa học cấp bộ “Nhận diện những
bất cập trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nhìn từ thực tế” do Bộ Tư
pháp tổ chức, TS Nguyễn Phương Lan, ĐH Luật Hà Nội cho biết, cá nhân bà
chưa ủng hộ việt kết hôn đồng tính.
Theo TS Lan, việc kết hôn đồng tính không chỉ chi phối cuộc sống của
người đồng tính mà còn tác động ảnh hưởng đến người khác có liên quan.
Chính vì vậy, pháp luật chỉ thừa nhận quyền sống chung của họ.
“Con người không có khả năng lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra,
mà do bẩm sinh. Những người đồng tính không có lỗi trong xu hướng tình
dục của mình, họ có thể cần được thông cảm, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, xã
hội, cần được sự bảo vệ của pháp luật đối với những quyền con người tự
nhiên của mình. Tuy nhiên, bảo vệ quyền lợi của họ là không ngăn cấm việc
họ sống chung. Nhưng không thừa nhận hôn nhân”, TS Lan nói.
Giải thích cho quan điểm của mình, bà Lan cho biết, ngoài những
người đồng tính thật (do cấu trúc gen bẩm sinh) còn có những người đồng
9


tính giả (những người đồng tính do bị chi phối bởi lối sống, sự đua đòi, bắt
chước kiểu sống khác lạ). Khi chưa có cơ sở, hiểu biết thấu đáo về quan hệ
tình dục cùng giới tính để phân biệt rõ đâu là đồng tính thật, đâu là đồng tính
giả thì chưa thể điều chỉnh luật.
Mặc dù có cái nhìn rất mở và có kiến thức sâu về người đồng tính
“đồng tính không phải là bệnh”, nhưng Bà Trịnh Thị Lê Trâm, Uỷ viên

BCHTW Hội luật gia Việt Nam, Giám đốc Trung tâm chính sách về y tế,
HIV/AIDS vẫn chưa thể chấp nhận hôn nhân đồng tính.
“Việc quan hệ tình dục, sống chung với nhau là quyền của người đồng
tính, pháp luật không cấm. Nhưng cho phép kết hôn thì còn phải cân nhắc.
Học tập quốc tế là một chuyện nhưng Việt Nam còn có phong tục tập quán
riêng”, bà Trâm nói.Theo bà Trâm, tuy không đăng kí kết hôn nhưng người
đồng tính có thể tổ chức đám cưới vì đám cưới không phải thủ tục kết hôn.
Tiến sĩ Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và
môi trường (iSEE) cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ việc Việt Nam sửa luật
Hôn nhân và Gia đình để công nhận hôn nhân đồng tính. Điều đó thể hiện sự
bình đẳng giới. Sau 5 năm nghiên cứu về cộng đồng người đồng tính, TS Bình
cho rằng, ngày nay xã hội tiến bộ, người đồng tính dám thừa nhận mình. Tuy
nhiên họ vẫn bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử.“Định kiến và kỳ thị người
đồng tính ở Việt Nam còn rất phổ biến. Gia đình bạo hành, bạn bè xa lánh,
hàng xóm khinh ghét. Có đến 25% người đồng tính mất bạn, 6,5% bị mất việc
khi họ công khai. Tôi cũng đã từng gặp những trường hợp cha mẹ xích con,
cấm cửa, nhốt lại khi phát hiện con là người đồng tính”, TS Bình nói.
Theo ông Bình, việc kỳ thị và định kiến khiến không ít người đồng tính
có hành vi tự tử. Người đồng tính không dám công khai, phải tìm bình phong
bằng cách lập gia đình với người dị tính, điều này sẽ dẫn đến những hậu quả
về sau.“Có người bảo thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ ảnh hưởng đến xã hội.
Nhưng không thừa nhận còn ảnh hưởng hơn rất nhiều. Hàng triệu gia đình sẽ
có vợ hoặc chồng là người đồng tính, thử hỏi có bao nhiêu người dị tính muốn
lập gia đình với người đồng tính. Bởi khi không được thừa nhận, họ sẽ phải
tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người khác giới. Lập gia đình khi
không hề có tình yêu họ sẽ vẫn duy trì những mối quan hệ đồng tính của
mình. Hôn nhân của họ sẽ không hạnh phúc hoặc rất dễ đổ vỡ”, TS Bình phân
10



tích.“Tình yêu không phân biệt giới tính. Tại sao điều tốt lại không được thừa
nhận”, TS Bình nói thêm.
Với những ý kiến cho rằng hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng đến việc
“duy trì nòi giống” và nuôi dạy con cái. TS Bình cho biết, Người đồng tính là
những người nam giới hoặc phụ nữ như những người dị tính chỉ khác biệt duy
nhất là xu hướng tình dục – thay vì yêu người khác giới họ yêu người cùng
giới. Chính vì vậy khả năng sinh con là bình thường như những người dị tính.
Còn với việc nuôi con, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sự phát
triển của trẻ không phụ thuộc vào giới tính của bố mẹ mà phụ thuộc vào mối
quan hệ của bố mẹ (môi trường sống).
“Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khi hai người đàn ông sống với nhau,
họ phải thực hiện hết các công việc của nữ giới, sẽ tác động rất tích cực đến
quá trình bình đẳng giới”, TS Bình nói thêm.
Ủng hộ việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để thừa
nhận hôn nhân đồng tính, TS Bình còn bày tỏ mong muốn luật sửa đổi sẽ đảm
bảo quyền bình đẳng của quan hệ đồng giới như quyền có tài sản chung,
quyền có con, quyền xin con nuôi, quyền thừa kế, và các quyền khác mà pháp
luật đang đảm bảo cho quan hệ khác giới chứ không chỉ dừng lại ở những quy
định về giải quyết hậu quả pháp lý khi hai người đồng giới sống chung.có tới
92% người đồng tính muốn pháp luật cho phép kết hôn cùng giới

11


Qua tài liệu nghiên cứu “kết quả trưng cầu ý kiến của người dân về
hôn nhân đồng giới “
Tỉ lệ ủng hộ hôn nhân cùng giới phân theo mức độ biết/quen người
đồng tính và biết việc nhà nước xem xét sửa luật

Thái độ



biết
Ủng hộ
Lưỡng lự
Không ủng
hộ
Tôi không
quan
tâm
Không
biết/
Không trả
lời

Có biết Nhà
Có quen ai là
nước đang xem
người đồng tính xétsửa đổi quy
định về HNCG?
Không
Không


Không
quen
biết
quen
biết
biết


Biết 2 người
cùng giới sống
như vợ chồng

39,40
%
9,00%

24,40
%
7,90%

44,80
%
6,80%

31,10
%
9,00%

49,50
%
1,20%

58,60
%
1,20%
3,70%


47,50
%
0,80%

54,20
%
2,50%

0,90%

5,40%

0,10%

3,20%

43,50
%
10,20
%
45%

Chun
g

27,30
%
7,50%

33.7%


52.9%

0,60%

58,10
%
3,20%

0,60%

3,90%

2.6%

8.6%

2.2%

Qua bảng số liệu ta có thể khái quát được sau nhìn
chung thì mọ người không đồng tình với việc kết hôn đồng
giới hay là hai người cùng giới ở như vợ chồng có tới 52.9% là
không ủng hộ mag ủng hộ chỉ có 33,7%
Như vậy, khoảng 1/3 người dân ủng hộ việc hợp pháp
hóa hôn nhân cùng giới. Biết 2 người cùng giới sống như vợ chồng tỉ lệ
ủng hộ thấp hơn tỷ lệ không ủng hộ thấp hơn gần 10 % qua số liệu đó chúng
ta có thể thây được rằng họ đều không đồng tình với việc kết hôn cùng giới
như Tiến sĩ Lê Quang Bình bày tỏ
Sự thật cay đắng về những mối tình đồng tính
12



Khó tin người mẹ chấp nhận con đồng tính
Quá khứ đau thương của chàng trai đồng tính
Biết con đồng tính, bố mẹ dọa đưa vào viện tâm thần
Không ủng hộ người cùng giưới sống như vợ chồng cũng chiếm tỉ lệ
cao hơn so với ủng hộ việc này có biết là 49.50% còn không biết Là 58,60%
con số không nhỏ hầu như mọi người đều không đồng tình với việc kết hôn
đồng giới
Tiểu luận “Điều tra xã hội học về những yếu tố tác động đến việc xây
dựng quy định hôn nhân đồng giới” qua nghiên cứu trên ta có thể rút ra một
số nhận xét chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, xã hội, mà cụ thể là phần nhiều các bạn sinh viên ngày nay
đang dần có cái nhìn cởi mở và thân thiện hơn với thế giới của những người
đồng tính. Mặc dù vậy, không ít người có những nhầm tưởng về đồng tính và
hôn nhân đồng giới, chính vì thế, nếu muốn xã hội đưa ra ý kiến trong quá
trình xây dựng pháp luật về hôn nhân đồng giới, việc phải làm trước tiên là
cung cấp những kiến thức chuẩn xác nhất về vấn đề này.
Thứ hai, phong tục tập quán được đánh giá là yếu tố có tác động lớn
nhất đến việc xây dựng quy định pháp luật về kết hôn giữa những người đồng
giới. Sẽ vẫn còn là những cuộc tranh luận dài hơi về cho phép hay không cho
phép hôn nhân đồng giới, khi mà những tranh cãi liên quan đến sự phù hợp
truyền thống, tập quán, đạo đức vẫn còn. Hy vọng các nhà làm luật Việt Nam
có thể nhanh chóng nhờ vào những cuộc điều tra Xã hội học để thu thập được
ý kiến của cộng đồng và đưa ra những quy định đúng đắn nhất, phù hợp nhất.
Theo nghiên cứu về “Các đặc tính xã hội và sự kì thị phân biệt đới xử
với người đồng tính nam tại Việt Nam “các nghiên cứu xã hội kinh tế,kinh tế
và môi trường (ISEE),2009,nhiều người đồng tính đã phải bỏ nhà ra đi vì
không được gia đình chấp nhận giới tính thật của họ:một số người bỏ học vì
bị true trọc bắt nạt.Có những Nam đồng tính bị đuổi việc vì chủ sử dụng lao

động cần bộc lộ giới tính.Thậm chí một số nam đồng tính ở Hà Nội tự vẫn khi
xu hướng tình dục của họ bị phát hiện.Nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Lan
và công sự 2005 còn chỉ ra do định kiến của xã hội,một số người tự kì thị
chính bản thân mình:coi mình là người mang “bệnh kinh niên” và dị
thường.Những phân biệt đối xử kì thị trong xã hội tồn tại chứng tỏ là người
đồng tính đang bị nhìn nhận một cách không đầy đủ, thiếu trung thực trong
13


quan điểm của xã hội nói chung và hình ảnh của những người đồng tính như
là một cá thể mang “bệnh”.Trong bài “kỳ thị và phân biệt đối xử của Phạm
Vũ Thắng tổng hợp và biên soạn đăng trên báo đã chỉ ra nguyên nhân của sự
kì thị và phân biệt đối xứ là do sự thiếu hiểu biết đầy đủ của người kì thị sự
đồn đại và những thông tin không chính thống,những giá trị và đạo đức và
văn hoá truyền thống,thông tin sai lệch từ thông tin đại chúng,sự kì thị của xã
hội mang ảnh hưởng xâu sác đến cuộc sống của những người đồng tính,là
nguyên nhân lớn gây cản trở việc hoà nhập cùng xã hội.theo một kết quả
nghiên cứu cho thấy 68% người đucạ phỏng vấn vẫn cho rằng tình dục đồng
giới là một bệnh 54 cho rằng đây là điều trái với tự nhiên 48% cho rằng đây là
bệnh hoạn 27% choa rằng tình dục đồng giơi là đua dòi hư hỏng …Sự nhịn
nhận này không có sự khác biệt giữa nam và nữ giới giức những người có học
thức cao hoạc thấp trong cộng đồng là ở nhóm đối tượng ban nghành và đoàn
thể chính quyền cơ quan quan điểm kì thị vẫn còn rất tcao.Như vậy để người
đồng tính sự được chấp nhận một cách bình thường trong xã hội,có rất nhiều
công việc cần tiến hành để giải quyết.
Theo lao động (số 35, ngày 16/2/2009)thông điệp về người đồng tính
trên báo mạng và báo in được nhóm nghiên cứu của iSEE kết hợp với học
viên báo chí và tuyên truyền thực hiên trên 502 bài viết được lựa chọn từ
2004,2006 và 3 quý đầu trong 2008.Đó là bài viết được chon từ báo in và báo
mạng.Qua nghiên cứu của mình họ đã rút ra kết luận,giới truyền thông vẫn

xem người đồng tính và tingf dục đồng gới là vấn đề nhạy cảm có 41% bài
viết rất rõ về sự kì thị 41% không xác định 18% không kì thị nhiều baì viết
quan niệm về hành vi tình dục của người đồng tính là đáng lên án, lệch chuẩn,
là ăn chơi đua đòi, sống truỵ lạc. Quyền được kết hôn của người đồng tính
được đề cập nhiều nhất. Tuy nhiên quyền yêu và được yêu, quyền có con,
quyền nhận con nuôi, quyền tiếp cận các dịch vụ tư vấn không nhiều trong
các bài báo những khắc hoạ chân dung về người đồng tính trên báo chí cũng
thông qua nghiên cứu này vẫn được nhắc chưa thực hiện đầy đủ và chưa được
nhắc tới chưa thực sự đầy đủ và cho thấy sức mạnh truyền thông trong việc
định hướng dư luận với vấn đề đồng tính chưa phát huy đúng thực lực của nó.
Theo luật về hôn nhân đồng giới:
Mặc dù luật hôn nhân gia đình năm 2000 cấm hôn nhân đồng giới,luật
hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những

14


người cùng giới tính “ từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.Tuy nhiên luật 2014 vẫn
quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (khoản
2 điều 8)theo báo tuổi trẻ những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống
nhưng pháp luật se không xử lí khi họ có tranh chấp xảy ra
Theo kết quả điều tra quốc gia về “quan điểm xã hội với hôn nhân cùng
giới được viện xã hội học và viện nghiên cứu xã hội,kinh tế và môi trường
(ISEE)công bố ngày 26/3/2014
90% người dân việt Nam biết về đồng tính 62% biết về cuộc sống
chung như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính 30 % người dân có quyền
ai đó là người đồng tính ( họ hang,bạn bè,đồng nghiệp..) 33,7% số người
được hỏi việc ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới.về việc công nhận
quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính số người
ủng hộ là 41,2 % hình thúc sống chung cùng giới nên được hợp pháp hóa theo

dạng “kết hợp dân sự “howcj đăng kí sống chung như vợ chồng
Khi được hỏi về một số quyền cụ thể được đề cập đến trong luật hôn
nhân –gia đình mà các cặp đô cùng giới nên có pháp luật bảo vệ,có 56 %
người dân cho rằng cặp đôi đồng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và
nuôi con,51% ủng hộ quyền tài sản chung 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản
Nhà văn Trang Hạ đưa ra ý kiến:”có nhiều cách để được hạnh
phúc,cách đơn giản nhất là đi tới yêu người mình yêu.Có nhiều cách để được
hạnh phúc,vì hạnh phúc không nhất thiết phải trình diễn theo một kiểu có
nhiều lí do để chúng ta trân trọng bản thân, nên cũng có rất nhiều lí do để
chúng ta cần trân trọng cả những người khác nữa,nên đây là quan điểm của
tôi:tôi đồng ý “
Phó giáo sư Phùng Trung Lập đại học luật hà nội cho rằng thừa nhận
hôn nhân đồng tính không dựa vào kinh tế mà dựa vào tính loài,sinh con,đẻ
cái.Gia đình là tế bào của xã hội trong đó có quan hệ hôn nhân và quan hệ
nuôi dưỡng.Vậy nên đứng từ dân trí,văn hóa,quan điểm sống,trật tự xã hội..
của nước ta hiện nay,tôi choa rằng chưa nên thừa nhận hôn nhân đồng tính
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng viện trưởng viện nghiên cứu phát triển xã hôi
cho rằng
“những người đồng tính muốn kết hôn là những người có trách
nhiệm.Họ muốn được bình đẳng như tất cả những các người khác hơn nữa tỉ
15


lệ người đồng tính chỉ có một tỉ lệ nhỏ trong xã hội tôi cho rằng không phải
quá lo lắng đến các vấn đề sinh con hay quan niệm truyền thông này khác
chúng ta vẫn có đủ số em bé ra đời và với sự tiến bộ của y học ngày nay
người đồng tính vẫn có thể có những đứa con của chính họ..pháp luật do con
người tạo ra,nó cần được thay đổi bổ sung đáp ứng được sự phát triển của xã
hội.
Như vậy, qua tổng quan một số tài liệu nghiên cứu ta có thể hình

dung phần nào tình hinh nghiên cứu về đề tài kết hôn đồng tính cũng như thấy
được vị trí và tầm quan trọng của những nghiên cứu về quan điểm đánh giá
cộng đồng đối với vấn đề đồng tính. Điều này đã đặt ra một đề tài Nghiên cứu
quan điểm, đánh giá của sinh viên Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền về kết
hôn đồng tính ở Việt Nam hiện nay những yêu cầu về nghiên cứu tổng quát và
cụ thể nhận thức và thái độ của sinh viên đối với vấn đề này: Cũng như phân
tích quan điểm và đánh giá của sinh viên đối với sự kỳ thị phản đối cuả những
người xung quanh người đồng tính tìm hiểu được những yếu tố quan
điểm,đánh giá của sinh viên. Các vấn đề của đồng tính vốn rất đa dạng trong
bối cảnh văn hoá Việt Nam mang đậm các giá trị truyền thống thì việc cấp
thiết phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn tập trung nhiều hơn vào mức độ
quan tâm quan điểm thái độ của sinh viên nhóm đối tượng có nhu cầu nhận
thức các vấn đề xã hội hưởng ứng và tham gia các hoạt động rất lớn. Để bổ
sung thêm các dữ liệu định lượng về thái độ của sinh viên về đồng tính, cũng
như cung cấp thêm một số liệu đế so sánh với nghiên cứu trước hy vọng đề tài
nghiên cứu thúc đẩy chuyên sâu và đầy đủ hơn sau này.

16


KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu,có thể đưa ra một số kết luận như sau đối với
quan điểm và đánh giá của sinh viên về kết hôn đồng tính và các vấn đề liên
quan cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm và đánh giá của sinh viên
hết hôn đồng tính đang là một vấn đề mà đưa ra để bàn luận có nên cho nó
vào luật kết hôn đồng tính hay không đó là một vấn đề lớn là đang cần sự
quan tâm của nhà nước.có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm của
mình mình về việc đồng ý hay không đồng ý trong việc kết hôn đồng giới hầu
như mọi người đều đồng ý cho phép những người đồng tính kết hôn với nhau
con người sinh ra ai cũng muốn được yêu ai cũng muỗn sẽ được lấy người

mình yêu cho nên pháp luật dù không cho kết hôn đồng giới thì họ vẫn sẽ bất
chấp pháp luật để được kết hôn để được sống chung với những người mà họ
yêu thương,chính vì vậy luật pháp cần có biện pháp và chính sách để cho
những người đồng tính họ được thực hiên những gì họ mong muốn đồng tính
không phải là một cái tội.qua nghiên cuus trên thì chúng ta có thể thấy rằng
nên cho kết hôn đồng giới vào pháp luật để những người đồng tính được kết
hôn và dduocj sống trong cuộc song mag họ mong muốn không phải sợ sự dị
nghị của người khác và che dấu thân phận thực sự của mình nữa để sống cuộc
sống như bao người khác. “Hạnh phúc là quyền của mỗi người “

17


TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Lịch sử và kí thuyết xã hội học của Lê Ngọc Hùng NXB đai học
quốc gia hà nội 2009
2. Phạm Thu Trang “Hội nhập xã hội của người đồng tính tại Việt Nam
“XHHK25 học viện báo chí và tuyên truyền,2009.
3. Nguyễn Khác Viện chủ biên từ điển xã hội học NXBTG Hà Nội
4. Nguyễn Khác Viện chủ biên từ điển tâm lí học,NXBKHXH 1997
5. Từ điển xã hội học NXBĐHQGHN
6. Đặng Thị Thu Thủy nhận thức và thái độ của sinh viên học viện báo
chí tuyên truyền về đồng tính nam,XHH K25 học viện báo chí và tuyên
truyên 2009
Báo mạng
7. Tiểu luận về kết hôn đồng tính
8. Kết hôn đồng giới
9. Kết hôn giữa những người đồng tính tại Việt Nam
10. Báo cáo “Hình ảnh người đồng tính trên báo mạng và báo in “của
thạc sỹ Nguyễn Thị Tuyết Minh,khoa xã hội học


18



×