i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THANH THẢO
NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2015
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THANH THẢO
NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Ngành
: Chính trị học
Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số
: 60 31 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS. Lương Khắc Hiếu
HÀ NỘI – 2015
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
iii
CNXHKH
: Chủ nghĩa xã hội khoa học
CSCN
: Cộng sản chủ nghĩa
CNH, HĐH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KHTN
: Khoa học tự nhiên
KHXH&NV
: Khoa học xã hội và nhân văn
LLCT
: Lý luận chính trị
NCKH
: Nghiên cứu khoa học
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
iv
v
Bảng 3.1: Nhận thức về vai trò của các môn LLCT trong việc hình thành
nhân cách sinh viên ....................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Mức độ hứng thú, say mê của sinh viên trong học tập các môn
LLCT.......................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Mức độ hào hứng thực hiện các nhiệm vụ trên lớp của sinh viên Error:
Reference source not found
Bảng 3.4: Mức độ phấn khởi khi hiểu và lĩnh hội được nội dung các môn
LLCT.......................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát việc lên lớp nghe giảng các môn LLCT của sinh
viên............................................................. Error: Reference source not found
Bảng 3.6. Mức độ chuẩn bị bài trước khi đến lớp của sinh viên ..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.7: Mức độ tự giác và nỗ lực vươn lên trong học tập LLCT của sinh
viên............................................................. Error: Reference source not found
Bảng 3.8: So sánh mức độ biểu hiện thái độ học tập các môn LLCT của
sinh viên ba trường.................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.9: Đánh giá về khối lượng kiến thức các môn LLCT so với khả
năng tiếp thu của sinh viên ........................Error: Reference source not found
Bảng 3.10: Phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị .............Error:
Reference source not found
Bảng 3.11. Tương quan trường và phương pháp được áp dụng trong giảng
dạy các môn lý luận chính trị ....................Error: Reference source not found
Bảng 3.11: Đánh giá về hình thức kiểm tra điều kiện các môn LLCT . Error:
Reference source not found
Bảng 3.1: Hình thức thi hết môn cho từng môn mà sinh viên mong muốn
nhất............................................................. Error: Reference source not found
Bảng 3.13: Cơ sở vật chất phục vụ học tập LLCT ...Error: Reference source
not found
Bảng 3.14: Đánh giá mức độ sử dụng trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy
các môn LLCT........................................... Error: Reference source not found
vi
Bảng 3.14: Đánh giá mức độ cung cấp giáo trình từng môn LLCT .....Error:
Reference source not found
Bảng 3.15: Đánh giá về sự phục vụ của thư viện đối với các môn LLCT
.................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.15: Đánh giá sự liên hệ kiến thức môn học với thực tiễn trong quá
trình giảng dạy LLCT ................................Error: Reference source not found
Danh mục biểu
Biểu đồ 3.1: Mục đích của nhu cầu học tập các môn LLCT của sinh viên
.................................................................... Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.2: Thái độ học tập các môn LLCT của sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền................................... Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.3: Thái độ học tập các môn LLCT của sinh viên Học viện Kỹ
thuật quân sự.............................................. Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.4: Thái độ học tập các môn LLCT của sinh viên Đại học Kinh tế
quốc dân......................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.5: Mức độ chủ động trao đổi về nội dung môn học của sinh viên Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.6: Mức độ nghiên cứu tài liệu LLCT của sinh viên ..............Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.7: Mức độ nghiên cứu tài liệu LLCT của sinh viên các trường
.................................................................... Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.8: Đánh giá về tiến độ giảng dạy các môn LLCT so với khả năng
tiếp thu của sinh viên .................................Error: Reference source not found
Biểu đồ: 3.9. Đánh giá về kết cấu chương trình các môn LLCT ..........Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.10.: Đánh giá về việc kết hợp các phương pháp giảng dạy khác
nhau đối với các môn LLCT ......................Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.12 : Các hình thức thi hết môn cho từng môn học LLCT ....Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.13: Hình thức tổ chức thi hết môn cho từng trường .............Error:
Reference source not found
vii
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục LLCT là một nội dung cơ bản và quan trọng trong công tác đào
tạo đại học nhằm trang bị cho người học tri thức cơ bản, có hệ thống về lý luận
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng. Từ đó,
sinh viên xây dựng được thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cách
mạng và phương pháp luận khoa học, nâng cao trình độ tư duy lý luận, bản lĩnh
chính trị và đạo đức cách mạng. Các môn học LLCT trong hệ thống giáo dục đại
học được gọi chung là các môn khoa học Mác-Lênin gồm Triết học Mác-Lênin,
Kinh tế chính trị, CNXHKH, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư Tưởng Hồ
Chí Minh. Hiện nay là môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Học tập LLCT không chỉ giúp cho người học khả năng nhận thức và tham gia
cải tạo thế giới bằng việc hình thành tư duy khoa học, thái độ tích cực trong hoạt
động thực tiễn mà còn giúp người học có kỹ năng vận dụng những tri thức lý
luận vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Học tập LLCT góp phần hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên thế giới
quan, phương pháp luận khoa học, trang bị những kiến thức cơ bản về tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, góp phần định hướng
suy nghĩ, hành động và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Sinh viên đến lớp
không phải để nghe những lời diễn giảng một chiều mang tính chủ quan nhất
định từ người dạy, mà qua những kiến thức đó, sinh viên nhận thức, đánh
giá và vận dụng vào thực tiễn. Để đạt hiệu quả, ngoài việc nghe giảng trên
lớp sinh viên phải có phương pháp phù hợp để tự học, tự nghiên cứu và trước
hết phải thực sự có nhu cầu muốn được học các môn LLCT và phải có điều
kiện để nhu cầu đó được thực hiện. Việc giảng dạy LLCT tại các trường đại
học ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do:
2
- Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo cho chúng ta nhiều cơ
hội phát triển về kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục… cùng với đó cùng
xuất hiện không ít những khó khăn trong việc giữ vững thành quả cách mạng,
tiếp tục thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng đất nước phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN.
- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo nên sự chuyển biến tích
cực trong đời sống xã hội nhưng đã tác động mạnh mẽ và đa diện trong đời
sống của sinh viên. Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy
được tính năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Mặt khác, tính chất khốc
liệt của nó lại nảy sinh tâm lý sùng bái vật chất, thịnh hành lối sống thực
dụng, tâm lý hưởng thụ; ý thức tự giác rèn luyện phấn đấu giảm sút; các tệ
nạn xã hội đang xâm nhập vào đời sống của sinh viên.
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ với sự bùng nổ thông tin cùng
các phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại và được sử dụng rộng rãi…
chính là điều kiện để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa
bình”, lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo” bằng phương
tiện truyền thông hiện đại, với thông tin đa chiều, đã tuyên truyền lệch lạc
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Dưới tác động đó, một số sinh
viên đã có biểu hiện xa rời lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin, sa sút đạo
đức… một số không nhỏ sinh viên thờ ơ, mơ hồ với chính trị, không xác định
được lý tưởng sống đúng đắn… Mục đích học tập, định hướng nghề nghiệp
của một số sinh viên cũng có dấu hiệu lạc hướng. Đây là những biểu hiện
đáng lo ngại cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và quá trình phát triển đất nước.
Thực hiện sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà Nước, của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, việc dạy - học LLCT tại các trường đại học đã có nhiều
thay đổi theo hướng tích cực góp phần tạo nên những sinh viên tiên tiến có
ý thức chính trị cao. Tuy nhiên, công tác giáo dục nói chung và công tác
3
giáo dục LLCT nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém. Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đánh giá “Chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong nhà trường chậm đổi mới,
chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu xã hội”[36, tr.37], việc giảng
dạy LLCT chưa cập nhật kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa học
hiện đại, phương pháp giảng dạy thiếu sức hấp dẫn, việc áp dụng phương
pháp giảng dạy tích cực chưa được nhiều giảng viên vận dụng đạt hiệu quả,
khâu đánh giá kết quả học tập chưa khoa học. Sinh viên không có nhu cầu
học tập LLCT, và điều kiện để nâng cao hiệu quả học tập LLCT của sinh
viên ở các trường đại học cũng chưa đáp ứng.
Những hạn chế trên đã làm giảm hứng thú học tập LLCT của sinh
viên, từ đó việc tập môn LLCT chưa đạt hiệu quả. Để việc học tập LLCT
của sinh viên tại các trường đại học nói chung và các trường đại học ở Hà
Nội nói riêng đạt hiệu quả, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, nội dung,
chương trình thì nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên có vai
trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, để góp phần thực hiện nhiệm vụ này, chúng
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận
chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay” cho Luận
án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu và điều kiện
học tập LLCT của sinh viên, xây dựng hệ thống giải pháp nhằm kích thích,
phát triển nhu cầu học tập LLCTvà nâng cao điều kiện học tập LLCT của sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của
sinh viên.
4
- Khảo sát thực tế, mô tả, phân tích thực trạng nhu cầu và điều kiện học
tập các môn học LLCT của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
Phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn, những vấn đề đặt ra trong nhu cầu
và điều kiện học tập LLCT của sinh viên.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm kích thích và phát triển nhu
cầu học tập LLCT và nâng cao điều kiện học tập LLCT của sinh viên các
trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi đối tượng: nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên
các trường đại học tại Hà Nội: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền; Học viện Kỹ thuật quân sự.
- Phạm vi thời gian: từ 2012 đến 2015;
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;
các quan điểm của Đảng, luật pháp Nhà nước về giáo dục và các quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luận án nghiên cứu một cách hệ thống về nhu cầu
và điều kiện học tập LLCT của sinh viên các trường đại học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, Luận án sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp các tài liệu, các công trình khoa
học… liên quan đến đề tài Luận án.
5
- Phương pháp điều tra xã hội học: lập bảng hỏi, chọn mẫu điều tra
mang tính đại diện để điều tra về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh
viên; thu thập dữ liệu theo mẫu và phân tích, xử lý số liệu bằng SPSS.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Lựa chọn một số vấn đề để trao
đổi những vấn đề còn nhiều ý kiến về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của
sinh viên.
6. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và bổ sung, phát triển lý luận về nhu cầu và điều kiện
học tập LLCT;
- Khái quát thực trạng, phát hiện những vấn đề đặt ra với nhu cầu và
điều kiện học tập LLCT hiện nay;
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thiết lập các điều kiện phát
triển và thỏa mãn nhu cầu học tập LLCT của sinh viên các trường đại học ở
Hà Nội hiện nay.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu là luận cứ khoa học cho việc quản lý và tổ chức
dạy - học các môn LLCT tại các trường đại học ở Hà Nội nói riêng và các
trường đại học trong cả nước nói chung.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho các cấp lãnh đạo nhà trường đề ra chủ
trương, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học LLCT tại các trường đại học.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các bộ môn lý luận, các
giảng viên và sinh viên quan tâm đến hoạt động dạy - học LLCT.
8. Kết cấu của luận án
Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, 4 chương, 11 tiết, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước về nhu cầu và điều kiện học
tập lý luận chính trị của sinh viên
1.1.1. Nghiên cứu về dạy học và nhu cầu học tập của sinh viên
Trong công trình nghiên cứu Dạy học và phương pháp dạy học trong
nhà trường, Phan Trọng Ngọ quan tâm đến hai vấn đề lớn:
- Giới thiệu về dạy học, lý thuyết tâm lý học về dạy học và mô hình dạy
học hiện nay. Theo tác giả, “Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích định
trước và được triển khai bởi một hoạt động đặc thù - hoạt động học, nhằm
thỏa mãn nhu cầu học của cá nhân”[86, tr.18]. Bàn về phương pháp dạy học,
tác giả cho rằng: “Muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học phải trả lời được câu
hỏi: phương pháp nào là phương pháp tối ưu nhất để chuyển tải nội dung dạy
học đến người học? Phương tiện nào là tốt nhất”[86, tr145].
- Giới thiệu các phương pháp dạy học đang được dùng trong nhà
trường hiện nay. Theo tác giả, hệ thống thứ bậc nhu cầu của A.Maslow cung
cấp cho người dạy nhiều gợi ý có giá trị để hiểu người học trong quá trình học
tập: “Thứ nhất: có một hệ thống thứ bậc nhu cầu thúc đẩy việc học của học
viên”; “Thứ hai: tại những thời điểm nhất định trong quá trình học tập của
mỗi cá nhân xuất hiện một nhu cầu nổi trội, quy định và thúc đẩy việc học
của cá nhân đó”[86, tr.378-379].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học - Hội Khuyến học Việt Nam
do Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm, năm 2002 đã phát
hành tác phẩm Học và dạy cách học. Lần đầu tiên ở Việt Nam có một công
trình nghiên cứu hệ thống về việc học và dạy cách học giúp cho các nhà quản
lý giáo dục, giảng viên các trường đại học… trong việc đổi mới cách dạy,
7
cách học trong nhà trường. Trên cơ sở nghiên cứu về học, các nhà khoa học
đề xuất việc đổi mới về dạy. Công trình nghiên cứu này đã bàn đến chiến lược
học, học cái gì? “Phải học cách tư duy và rèn luyện những phẩm chất thuộc
phạm vi nhân cách con người thì mới đạt đến mục tiêu “kiến thức”, rồi từ đó
mà đi đến mục tiêu khác trong hàng chuỗi các mức tiến vô tận trong biển học
mênh mông”[108, tr.25] và cách thức học: Học và tự học; Học - Hỏi - Hiểu;
Học - Hành; Rèn luyện tư duy; Học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề;
“Sáu mọi” và “Bảy tư duy”; Học và nghiên cứu khoa học; Học cách hợp tác;
Học để biết lựa chọn; Học toàn diện. Và dạy cái gì? “dạy kiến thức cơ bản,
dạy cách học, dạy cách tư duy và cách tổ chức làm việc, nghiên cứu, cách tự
phê bình, sửa chữa để người học có thể tự mình hợp tác với người khác…”.
Một trong 6 nguyên tắc then chốt của việc dạy có hiệu quả là: gây hứng thú học
cho người học, tác giả giải thích “Giáo viên cần làm cho nội dung bài giảng
trở nên hấp dẫn để kích thích hứng thú học của người học, làm cho họ thích
học; khi đó họ sẵn sàng học tập, dù có vất vả”[108, tr.216].
Luận án tiến sĩ Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm của Hoàng Thị
Thu Hà (2003), tuy đã nghiên cứu nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm
nhưng chưa bàn đến điều kiện và kết quả của quá trình học tập khi sinh viên
có nhu cầu; từ đó rút ra một số kết luận quan trọng về nhu cầu học tập của
sinh viên sư phạm theo cách tiếp cận tâm lý học. Cụ thể: nhu cầu học tập của
sinh viên sư phạm là nhu cầu học tập chuyên nghiệp ở trình độ cao về nghề
dạy học, là nhu cầu lĩnh hội hệ thống kiến thức khoa học, kỹ năng hiện đại
và có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào cuộc sống. Nhu cầu
học tập đó được tăng dần từ ý tưởng, ý muốn, ý định học tập. Theo tác giả,
nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm không phụ thuộc vào giới tính mà
phụ thuộc vào các khối ngành KHTN, KHXH hay ngoại ngữ… Những kết
quả nghiên cứu trên là một trong những tư liệu hữu ích để chúng tôi triển
khai luận án của mình.
8
Trong Luận án tiến sĩ Động cơ học tập của sinh viên sư phạm - Thực
trạng và phương pháp giáo dục (2004), Trần Thị Thìn đã nêu một số khái
niệm về hoạt động học tập: nhu cầu và nhu cầu học tập; hứng thú và hứng thú
học tập. Từ các khái niệm trên, tác giả đã nghiên cứu thực trạng động cơ học
tập của sinh viên sư phạm về: ý thức của sinh viên; động cơ học tập cũng như
sự biến đổi ý thức và sự biến đổi hiệu lực của động cơ học tập ở sinh viên sư
phạm trong quá trình học tập. Từ đó, tác giả đưa ra phương hướng và con
đường cơ bản giáo dục động cơ học tập cho sinh viên sư phạm.
Công trình khoa học Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với
phương pháp học tích cực (2007), Đại học Quốc gia Hà Nội do Nguyễn Quý
Thanh làm chủ nhiệm đề tài, qua phân tích kết quả khảo sát, cho rằng: giữa
nhận thức, xúc cảm và thực hành của sinh viên trong vấn đề học tích cực tồn
tại một mức độ chênh lệch nhất định. Từ đó giải thích một số nhân tố ảnh
hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên: yếu tố giới tính, năm học,
ngành học, nguồn gốc xuất thân, nơi cư trú hiện tại; phương pháp giảng dạy
của giảng viên và điều kiện về cơ sở vật chất..
Luận án Động cơ học tập của sinh viên (nghiên cứu trên sinh viên các
ngành KHKT) năm 2009, Dương Thị Kim Oanh đã phân tích các yếu tố tâm
lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó định
hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng
đó. Tác giả quan tâm đến mối quan hệ giữa nhu cầu, điều kiện, ý thức và hoạt
động học tập của sinh viên; một số nhân tố tác động tới nhu cầu học tập của
sinh viên như nhân tố chủ quan: niềm tin vào bản thân, hứng thú với ngành
học, tinh thần trách nhiệm, khả năng kiểm soát bản thân… và nhân tố khách
quan: gia đình, bạn bè, môi trường xã hội vĩ mô và môi trường học tập.
Trong bài Xây dựng môi trường học tập tích cực cho sinh viên sư
phạm, Tạp chí Giáo dục số 1 (2008), Hoàng Thanh Tú đã nghiên cứu khái
9
niệm học tập và sự cần thiết phải xây dựng môi trường học tập tích cực cho
sinh viên. Bài viết đã đưa ra một số giải pháp xây dựng môi trường học tập
cho sinh viên, chúng tôi chú ý giải pháp “Tạo động lực học tập cho sinh viên
một cách chung nhất, động lực học tập của sinh viên được thể hiện ở thái độ
tự nguyện, ở nhu cầu, mong muốn, sự thôi thúc tham gia và thành công trong
quá trình học tập… Trong buổi đầu tiên của khóa học giảng viên cần tìm hiểu
những nhu cầu, mong muốn của sinh viên… đó là những thông tin hữu ích
cho giảng viên trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy vừa đáp ứng được
mục tiêu đào tạo vừa đáp ứng được mong muốn của người học”[110, tr.23].
Trong bài viết Động cơ học tập và những yếu tố tác động tới động cơ
học tập của người lớn, (2012), Tạp chí Giáo dục, số 2, Nguyễn Thị Mai Hà
cho rằng, nhu cầu là cơ sở của động cơ học tập, là một yếu tố rất quan trọng,
chi phối, thúc đẩy hoạt động học tập của con người để đạt được những mục
đích mong muốn: “Tạo ra sự liên hệ giữa việc học với nhu cầu của người
học; - Giúp học sinh phát triển kế hoạch học tập; - Tạo những tình huống có
vấn đề để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của người học; - Xây dựng nội
dung bài học chứa đựng nhiều cái mới, hấp dẫn, phương pháp dạy học kích
thích tính sáng tạo để tạo ra những cảm xúc tích cực ở người học”[48, tr.20].
Bài viết tổng thuật một số nghiên cứu của nước ngoài về nhu cầu và động cơ
học tập. Theo tác giả, có thể khái quát thành 3 nhóm chính nhu cầu và động
cơ học tập: nguyên nhân thúc đẩy hoạt động học tập; thái độ chủ quan gắn với
mục đích học tập; hướng tới đối tượng hoạt động học tập và các mối quan hệ
liên quan đến việc học.
Trong bài Để có một xã hội học tập (2005), Tạp chí Phát triển giáo
dục, số 1, Lê Đức Phúc cho rằng: chúng ta đang tiến tới một xã hội học tập,
đó là một xã hội lý tưởng cần phấn đấu trên cơ sở những quan niệm định
hướng và cách làm đúng đắn. Bài viết đề cập đến một số điểm nên được lưu
10
ý: quan niệm về người học; về nội dung học tập; tầm quan trọng bậc nhất của
việc học là cách học; những điều kiện khác như: hình thành và duy trì động
cơ học tập; nâng cao trình độ năng lực của một số cơ sở đào tạo; tăng cường
đầu tư cho xã hội học tập; thống nhất hành động vì những mục tiêu đã định.
Có nhiều điều kiện cần chú ý để có một xã hội học tập, trong đó việc hình
thành và duy trì nhu cầu và động cơ học tập là yếu tố vô cùng quan trọng. Tác
giả bài viết khẳng định: “Nhu cầu và động cơ là những hiện tượng tâm lý liên
quan chặt chẽ với nhau song lại là hai khái niệm không thể được hiểu như
nhau. Người có nhu cầu học, nhưng thiếu động cơ thì chẳng bao giờ thành
công cả. Ngoài ra, động cơ bên trong có vai trò vô cùng quan trọng, quyết
định hơn so với động cơ bên ngoài…”[90, tr.9], nhu cầu là yếu tố vô cùng quan
trọng quyết định kết quả học tập của sinh viên.
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị
1.1.2.1. Những công trình về công tác giáo dục lý luận chính trị
Tác phẩm Một số văn kiện của Đảng về công tác giáo dục lý luận và
chính trị, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin (1978) đã giới thiệu các nội dung
trong Báo cáo chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng ở
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 và bổ sung thêm những văn kiện mới của
Đảng từ Đại hội Đảng lần thứ IV có liên quan đến hoạt động giáo dục LLCT.
Cuốn sách cũng đề cập đến nội dung một số bài phát biểu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: Sửa đổi lề lối làm việc, Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I
trường Nguyễn Ái Quốc, Học tập LLCT là nhiệm vụ quan trọng của đảng
viên (bài nói chuyện ở lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ
chức ngày 14/5/1966). Nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng: Công
tác tư tưởng phải làm thế nào để người lao động xông ra mặt trận sản xuất
cũng dũng cảm sáng tạo như trước đây trong kháng chiến đấu tranh với quân
thù (bài nói của đồng chí Lê Duẩn trong hội nghị Tuyên giáo toàn Miền Bắc,
11
tháng 4-1962), Tăng cường và cải tiến công tác giáo dục lý luận, chính trị cơ
bản cho cán bộ, đảng viên (Tố Hữu)… Nội dung các bài viết trong cuốn sách
đều khẳng định tầm quan trọng của việc học tập LLCT cũng như cách thức
giáo dục về đạo đức, bản lĩnh, tư duy khoa học cho cán bộ, đảng viên, với
mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng vừa có đức, vừa có tài
và vững vàng trong tư duy và hành động.
Trong Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên ở cơ sở của trong giai đoạn hiện nay (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, Vũ Ngọc Am trình bày về công tác giáo dục chính trị tư tưởng với việc
nâng cao tính tự giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Quá trình đổi mới
nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên nhằm chống “diễn biến hoà bình”.
Kỷ niệm 116 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2006),
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp
với Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh về công tác giáo
dục lý luận chính trị, tập hợp một số bài viết và bài phát biểu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh làm cơ sở định hướng cho hoạt động giáo dục LLCT của Đảng ta
trong những năm qua. Cuốn sách đã xác định rõ nội dung phong phú, vị trí
quan trọng, nhiệm vụ cao cả, trách nhiệm học tập nâng cao trình độ nhận thức
chính trị, tư tưởng đường lối, chính sách của Đảng nhằm rèn luyện năng lực
lãnh đạo, quản lý của người cán bộ, đảng viên và tầm quan trọng của giáo dục
LLCT trong xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
Trong tác phẩm Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí
Minh (2006) Nxb CTQG, HN, Hoàng Quốc Bảo trình bày ba phần chính: một
là, phương pháp tuyên truyền và nguồn gốc của phương pháp tuyên truyền
cách mạng Hồ Chí Minh; hai là, Những đặc trưng cơ bản trong phương pháp
tuyên truyền cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh; ba là, vận dụng phương
12
pháp tuyên truyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đổi mới phương
pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng trong thời kỳ mới.
- Năm 2007, Nxb CTQG, Hà Nội phát hành cuốn Hồ Chí Minh với
công tác giáo dục lý luận chính trị giới thiệu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, các tác phẩm của Người nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng Đảng
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đến việc rèn luyện phẩm chất đạo
đức của người đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ về mặt nội dung
và nhiệm vụ học tập LLCT; vấn đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
giáo dục LLCT.
- Năm 2008, Ngô Văn Thạo chủ biên cuốn Phương pháp giảng dạy lý
luận chính trị (Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành cho giảng viên giảng
dạy các chương trình lý luận chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện) do Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội phát hành. Các tác giả đã khái quát
chung về LLCT và giáo dục LLCT; một số vấn đề tâm lý và giáo dục học trong
giảng dạy học LLCT, phẩm chất nghề nghiệp, nghệ thuật diễn giảng, kiểm tra,
đánh giá trong dạy học LLCT.
Trong cuốn Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận
chính trị (2010), của Phạm Huy Kỳ do Nxb Chính trị - Hành chính phát hành
đã trình bày một số vấn đề về lý luận và phương pháp của công tác nghiên
cứu, giáo dục LLCT và công tác nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng
bộ địa phương. Tác giả tập trung trình bày lý luận và phương pháp dạy học
LLCT - nội dung hoạt động chủ yếu trong hệ thống giáo dục LLCT của Đảng
ta hiện nay. Trong các phương pháp giảng dạy thường được sử dụng trong
công tác giáo dục LLCT, có phương pháp dạy học cùng tham gia (dạy học
cộng tác), đáng chú ý nhất trong phương pháp này là giảng dạy phải dựa vào
nhu cầu của người học.
13
1.1.2.2. Đề tài khoa học về giáo dục lý luận chính trị
Đề tài KX 10-08 Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học
Mác-Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung (2002) do Nguyễn Hữu Vui làm
chủ nhiệm, đã đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trong giảng dạy các
môn khoa học Mác-Lênin hiện nay và đề ra những giải pháp cơ bản để đổi mới
phương pháp giảng dạy các môn khoa học này.
Đề tài KX 10 - 09B Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh của Nguyễn Việt Chiến, đã đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh hiện nay. Từ đó đề ra các giải pháp cơ bản để đổi mới phương thức
đào tạo tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận
Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đề tài khoa học cấp bộ Đào tạo giảng viên các môn khoa học MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng
yêu cầu đổi mới hiện nay (2008) do Hoàng Đình Cúc là chủ nhiệm đề tài đã
minh chứng luận điểm: chất lượng đào tạo giảng viên các môn LLCT quyết
định chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT và do đó chi phối quá trình
dạy - học các môn khoa học lý luận trong các trường đại học hiện nay.
Đề tài khoa học Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và công
tác giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay (2008), Ngô Ngọc Thắng tập
trung khái quát những nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục và công tác giáo dục LLCT. Tác giả đánh giá thực trạng vận dụng Tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục LLCT trong hệ thống trường chính
trị hiện nay trên các mặt chủ yếu như mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng
dạy. Từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác giáo dục LLCT, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng
14
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở hệ thống các trường chính trị
nước ta trong tình hình hiện nay.
Hai đề tài cấp Bộ mã B.08 - 22 Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị nước
ta giai đoạn hiện nay (2008) và mã B.08 - 23 Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục vào giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay
(2008) do Ngô Ngọc Thắng chủ nhiệm đề tài, đã khái quát các luận điểm cơ
bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT, khảo sát thực trạng vận
dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục LLCT hiện
nay. Từ đó đưa ra giải pháp vận dụng tư tưởng về giáo dục LLCT vào giáo
dục LLCT hiện nay.
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tình hình giảng dạy, học tập các môn
khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao
đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới (10-2007) của Ban Tuyên
giáo Trung ương đã nghiên cứu về đội ngũ giảng dạy các môn LLCT với tư
cách là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lượng
quá trình dạy và học. Nhóm nghiên cứu cho rằng, bên cạnh hàng loạt các ưu
điểm về gia tăng học hàm, học vị trong đội ngũ, thì hạn chế lớn nhất của số
đông đội ngũ này là sức ì lớn, chậm đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít
chịu tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với những đối tượng khác nhau,
chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Tâm lý coi các môn học Mác-Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, nhất là trong các trường kỹ thuật
cũng là một trong những nguyên nhân cản trở đổi mới phương pháp.
Đề tài nghiên cứu khoa học Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ
sung một số nội dung giáo dục đạo đức công dân, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học mã số KHBĐ-2003-20
của Ban Khoa giáo Trung ương là một công trình nghiên cứu có mục tiêu tìm
15
ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT, đạo
đức công dân trong các bậc học khác nhau. Theo nhóm tác giả, đội ngũ giảng
viên lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao
đẳng nước ta hiện nay tuy tăng nhanh về số lượng, song vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu đào tạo. Tình trạng dạy vượt giờ, quá tải khiến một số đông
giảng viên không có thời gian đầu tư, hoàn thiện chuyên môn, ảnh hưởng đến
chất lượng của đội ngũ giảng viên.
Đề tài cấp Bộ mã B.09-27 do Trần Thị Anh Đào làm chủ nhiệm đề tài
Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay (2009) đã làm rõ
những khái niệm LLCT, phân tích vai trò của giáo dục LLCT đối với sinh
viên; tác giả đã nắm vững tâm sinh lý của sinh viên, kết hợp lý luận và thực
tiễn khảo sát đưa ra phân tích có cơ sở, cần thiết và thuyết phục; nhìn thẳng vào
bức tranh thực tế: mặt tốt - xấu của sinh viên để có những đánh giá và đưa ra
những giải pháp, định hướng nâng cao giáo dục LLCT cho sinh viên đúng đắn
và mang tính khả thi.
1.2.2.3. Luận án nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị
Trong Luận án Hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại
học Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp (2000), Trần Hùng đã
trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận và hiệu quả công tác giáo dục
LLCT, đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
LLCT cho sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ phân
tích thực trạng giáo dục LLCT cho sinh viên và những vấn đề đặt ra, tác giả
đề xuất yêu cầu cấp bách cần phải đổi mới nội dung giảng dạy, phương pháp
giảng dạy và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên LLCT ở các trường đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh, khơi dậy nhu cầu học tập của sinh viên.
Luận án tiến sĩ Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ (2003) của Lê Hanh
16
Thông đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục LLCT, khảo sát
thực trạng giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã
khu vực Nam Bộ, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm
đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ.
Luận án tiến sĩ Quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể nhận thức
với việc phát huy vai trò chủ thể trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay
(2003) của Nguyễn Tiến Thủ đã phân tích quan hệ chủ thể và khách thể của
quá trình nhận thức, mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể trong quá trình học
tập bậc đại học của sinh viên Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong quá trình
nhận thức.
Luận án tiến sĩ của Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác-Lênin với
việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã
khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận về giáo dục lý luận Mác-Lênin, sự
hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, kinh tế thị trường. Tác giả
tiến hành khảo sát sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, chỉ ra thực trạng và
những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên. Luận án
đã đưa ra được hệ thống 4 giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Luận án tiến sĩ của Lương Ngọc Vĩnh (2012), Hiệu quả công tác giáo
dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện
nay. Trên cơ sở khảo sát thực trạng sự tương quan giữa kết quả với mục đích
và sử dụng nguồn lực công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên
các Học viện Quân sự, khái quát được các mâu thuẫn cần giải quyết để nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, tác giả đã đề xuất 4 nhóm
giải pháp dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng theo hướng huy động tối đa
17
tiềm năng của các Học viện Quân sự một cách hợp lý, tiết kiệm để nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng.
1.1.2.4. Các bài báo khoa học
TS. Đinh Xuân Khoa (2003), Đổi mới phương pháp dạy học đại học những khó khăn và giải pháp, Tạp chí Giáo dục, (48), Lê Bình (2004), Tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị Tạp chí Lý luận
chính trị (3), Trần Văn Phòng (2004), Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong quá trình hình thành triết học Mác, Tạp chí Lý luận chính trị, (1),
Nguyễn Văn Hiền (2005), Về phương pháp so sánh trong dạy học các khoa
học Mác-Lênin, Tạp chí Giáo dục (110), Lê Hữu Nghĩa (2005), Đấu tranh
phê phán các quan điểm sai trái, thù địch - một nhiệm vụ quan trọng và cấp
bách hiện nay, Tạp chí Cộng sản, (15), Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng
(2005), Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường đại học, Tạp chí
Giáo dục, (20); Trần Thị Anh Đào (2006), Thực trạng về nhận thức chính trị
- tư tưởng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay, Tạp chí
Lý luận chính trị và Truyền thông, (11), Đào Duy Quát (2006), “Đổi mới toàn
diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong
tình hình mới, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, (6), Vũ Thị Hoa (2006), Vận dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị
tại học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (11),
Mạch Quang Thắng (2008), Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về
LLCT theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Tạp chí Tuyên giáo, (11); Nguyễn
Thị Kim Hoa (2009), Bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho thanh niên trong
trường học, Tạp chí Tuyên giáo, (2); Nguyễn Tiến Hoàng, (2009) Vài nét về
thực trạng và giải pháp tiếp tục tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu lý luận
chính trị”, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Trần Văn Bính (2009), Giải pháp đấu
tranh với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
18
trong cán bộ, đảng viên, Tạp chí Tuyên giáo, (5); Bùi Đình Phong, (2009),
Vị trí vai trò của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm
vụ giáo dục thanh niên, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Nguyễn Thành Khải
(2009), Đổi mới phương pháp giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), Nguyễn Công Hưng,
(2010), Để thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục lý luận Mác-Lênin
ở trường đại học và cao đẳng, Tạp chí Tuyên giáo, (6); Đặng Thị Nhiệt
Thu (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị trong các
trường đại học và cao đẳng, Tạp chí Khoa học chính trị, (3); Hoàng Thao,
(2011), Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong các
trường trung cấp công an tại Hà Nội, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Vũ Ngọc
Am, (2011), Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý
luận chính trị, Tạp chí Tuyên giáo, (11)…
Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu về công tác đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy LLCT cho cán bộ, đảng viên và xác định rõ vai
trò, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giảng viên LLCT với việc nâng cao chất
lượng hiệu quả công tác giáo dục trong tình hình mới. Luận án của chúng tôi
có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục LLCT thể hiện qua hệ thống triết lý, nguyên tắc chỉ đạo, nội
dung chương trình, xây dựng đội ngũ giảng dạy LLCT, phương pháp dạy học, công tác quản lý giáo dục; một số giải pháp đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp giáo dục LLCT; đổi mới phương tiện và công nghệ đào
tạo LLCT; hoàn thiện cơ chế chính sách nâng cao chất lượng giáo dục LLCT.
Mặc dù không trực tiếp bàn về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh
viên, nhưng những kiến giải của các nhà khoa học là chỉ dẫn quý báu cho
chúng tôi khi nghiên cứu đề nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên
ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.