Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Bai dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn tình trạng son môi ở nữ học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
***

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Tình huống
Tình trạng lạm dụng son mơi ở học sinh nữ THPT

Họ và tên: Đoàn Ngọc Thủy Tiên
Lớp 11A 1 , Ngày sinh: 4/2/2000
Họ và tên: Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Lớp 11A 1 , Ngày sinh: 27/8/2000
Địa chỉ: Thôn 5 - Tân Lâm - Di Linh - Lâm Đồng
Điện thoại: 0633 789 101
Email:

DI LINH, THÁNG 01 NĂM 2017
1


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC
1. Tên tình huống “Tình trạng lạm dụng son mơi ở học sinh nữ trung
học phổ thơng”
Tình huống thực tế
Nhu cầu sử dụng son hiện nay rất được phổ biến. Từ những quý cô, quý


bà....rồi đến tận cả lứa tuổi học sinh chúng tơi. Dạo quanh một vịng trường, rất
dễ để có thể bắt gặp những thỏi son của học sinh ngay trong cặp, trong ví đựng
bút hay cả trên tay của những cơ học trị xinh xắn hoặc thấy được vết son ngay
trên những bức tường vôi trắng.
Nắm bắt được xu hướng của học sinh trường mình hiện nay, tôi là Tiên
cùng cô bạn thân là Ngọc quyết định bn bán son cho những người bạn cùng
lứa bằng hình thức bán hàng online trên mạng xã hội. Chúng tôi bắt đầu lấy
hàng từ một người chị “kết nghĩa” trên facebook, nhưng chúng tôi không hề
biết rõ được nguồn gốc của những thỏi son đó, chỉ biết rằng chúng tơi chỉ cần
bỏ ra một số vốn rất là ít, và tiền lời chúng tơi thu được có thể sắm sửa nhiều
thứ cho mình. Khơng suy nghĩ q nhiều, biết rằng mình sẽ tự làm ra được
tiền, dù là một số tiền khơng lớn, chúng tơi bắt đầu kinh doanh.
Tơi có một cô bạn tên Diễm Hương, là cô gái khá giản dị, vốn khơng
đua địi và hay bị các bạn trong lớp chọc là “quê mùa”. Chúng tôi liền rủ cô
bạn xài thử son. Miệng lưỡi tôi cũng khá ngọt nên cô bạn đã đồng ý. Và vào
một buổi sáng thứ hai trên trường, tôi thấy Diễm Hương đeo khẩu trang kín
mặt:
- Tiên: “ Ủa sao hơm nay cậu đeo khẩu trang kín vậy?”
- Diễm Hương: “À.....ừ...thì”
Nhỏ Ngọc nhanh nhảu chen vào:
2


- Ngọc: “ Chắc lại mọc lên vài em mụn chứ gì? Mình tính kinh doanh
kem trị mụn, cậu mở hàng cho mình nha”.
- Diễm Hương: “Khơng phải vậy đâu, …Thật ra thì khơng hiểu sao từ
tối
qua tới giờ mơi mình bị sao mà sưng tấy và lại ngứa lắm!”.
- Tiên: “ Dị ứng gì mà lạ vậy, nếu dị ứng thức ăn hay bệnh nào đó sao
lại bị ở môi...”

Tôi chợt nhớ ra, hôm qua tôi vừa mới bán cho cơ bạn cây son, chắc có lẽ
bạn ấy đã sử dụng nó. Tơi liền kéo nhỏ Ngọc vào góc lớp:
- Tiên: “ Chết chết, có khi nào tại cậu ấy xài son của mình bán khơng?”
- Ngọc: “ Thơi xong, chắc chắn là vậy rồi, son của mình làm gì có
nguồn gốc, mình cịn chẳng biết trong cây son đó có những gì?”
Buổi trưa tan học, nhìn theo bóng dáng cơ bạn ủ rũ, trong lịng chúng tơi
vơ cùng áy náy. Đồng thời chúng tơi bỗng cảm thấy tị mị về những tác hại
của son mơi, thứ mà lâu nay chúng tơi vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về nó,
thậm chí chúng tơi cũng chính là người đã và đang gắn bó với nó.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
2.1. Về kiến thức:
Vận dụng tích hợp kiến thức liên mơn bao gồm: Hóa học, Sinh học, Tin
học, Ngữ văn, Giáo dục cơng dân...để giải quyết tình huống đặt ra trong thực
tiễn cuộc sống.
2.2. Về kĩ năng:
Hình thành các kĩ năng sống - kĩ năng thu thập tài liệu, ghi chép, xử lí
thơng tin; kĩ năng giao tiếp, thực hành phỏng vấn, làm việc trực tiếp với những
cơ sở sản xuất, phịng thí nghiệm, bệnh viện, người bán hàng, người tiêu dùng,
học sinh và cả thầy cô đang giảng dạy; kĩ năng giải quyết vấn đề được đặt ra
trong thực tiễn.
3


2.3. Về thái độ:
Trở thành người sử dụng thông thái, làm đẹp một cách hợp lí, có khoa
học, có văn hóa của thế hệ trẻ và cá nhân bản thân. Từ đó có ý thức tuyên
truyền, vận động những người xung quanh chung tay vì nét đẹp Việt.
2.4. Mục tiêu chung:
- Hiểu biết về những mặt tích cực, tiêu cực của son môi, đặc biệt nêu ra
những tác hại của việc lạm dụng son môi một cách thiếu ý thức của học sinh.

Từ đó trang bị kiến thức về: hồn cảnh sử dụng, cách lựa chọn, cách sử dụng
son… đúng đắn cho mọi người, bạn bè cùng lứa và chính bản thân.
- Nhằm giúp bản thân hiểu và tiếp thu thêm những kiến thức Hóa học,
Sinh học... Có được khả năng thu thập thông tin, rèn luyện kĩ năng làm văn
nghị luận xã hội. Đồng thời vận dụng lí thuyết trong học tập và bắt đầu thực
hành vào đời sống thực tế.
- Mở thêm cơ hội để có thể tuyên truyền về việc sử dụng và bảo vệ nét
đẹp tự nhiên của học sinh, song song là bảo vệ được sức khỏe của mỗi người,
rút ra được những bài học, kinh nghiệm quý báu về nhiều lĩnh vực khác nhau.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Tiến hành nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn:
thực tế, sách báo, internet…
- Sưu tầm tài liệu, số liệu tại xưởng sản xuất, từ q trình thí nghiệm và
từ
hướng dẫn của thầy cơ bộ môn.
- Khảo sát thực tế về nhu cầu sử dụng son của các bạn học sinh, trao đổi
ý kiến với giáo viên, phỏng vấn những người bán mĩ phẩm, những người đã
từng sử dụng son, người có kiến thức về làm đẹp.
- Thực hiện các thí nghiệm phát hiện, phân loại các thành phần trong
4


nhiều loại son có nguồn gốc và khơng có nguồn gốc rõ ràng.
- Vận dụng kiến thức từ các môn học: Hóa học, Sinh học, Ngữ văn để
giải
quyết tình huống.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
4.1. Khảo sát thực tế:
- Đến nhiều trường học lân cận khác nhau để khảo sát về tình hình sử

dụng son mơi ở học sinh nữ: THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Phan Bội
Châu, THPT Lê Hồng Phong(1) .
- Đến những cửa hiệu bán son và nơi sản xuất son thủ cơng để tìm hiểu
thành phần nhiều loại son khác nhau đồng thời thống kê số lượng học sinh
mua son(2).
4.2. Vận dụng các môn học:
- Vận dụng kiến thức mơn Hóa học để tìm các thành phần, phân tích số
liệu, phản ứng hóa học, q trình sản xuất các thỏi son.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học để hiểu cơ chế tác động của son
môi đối với cơ thể con người và những tác hại của tạp chất mà nó gây ra.
- Vận dụng kiến thức Tin học để tìm kiếm, thu thập thơng tin trên
internet, đánh văn bản; đồng thời là phương tiện để truyền bá cho mọi người
về những điều cần biết.
- Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để phản ánh tình hình sử dụng
và tuyên truyền cho học sinh về ý thức sử dụng son một cách hợp lí để sở hữu
những nét đẹp “đúng chất”.
- Vận dụng kiến thức Văn học nghị luận xã hội để trình bày về vấn nạn
học sinh sử dụng son môi.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5.1. Khái niệm cơ bản về son :
5


5.1.1. Thành phần và quy trình tạo ra son:
* Thành phần: Sau khi tìm hiểu và ghi chép từ nhiều loại son khác
nhau, chúng tôi thu được kết quả chung:
(1) Bảng thống kê: phụ lục.
(2) Số lượng người mua son thuộc đối tượng học sinh chiếm trên 80%.
5%


10%

5%

TRONG 1 THỎI SON

Thành phần cơ bản trong một thỏi son môi

Son môi là một dạng mĩ phẩm chứa sáp, dầu, cồn, chất chống oxy hóa,
chất bảo quản, hương liệu tạo nên mùi thơm, màu hóa học và chất làm mềm
da...
Trong đó:
Tinh dầu: Để chiết xuất ra các loại son người ta có thể sử dụng những
loại tinh dầu khác nhau như thầu dầu, oliu, dầu dừa. Các tinh dầu có tác dụng
dùng để cân bằng các thành phần trong son, dưỡng ẩm làm mềm mơi, tạo độ
bóng cho mơi, bơ cũng là một dạng hỗn hợp thực vật được sử dụng trong son
với công dụng giống tinh dầu.
6


Sáp Ong: Là một thành phần nhũ hóa của son mơi, có tác dụng định
dạng son. Người ta có thể sử dụng sáp đậu nành để thay thế sáp ong. Các loại
sáp khác: Các loại thường gặp là ozokerite và sáp Candelilla (loại sáp được
chiếc xuất từ lá cây Candelilla - Mexico). Do bởi điểm nóng chảy cao, sáp cọ
Carnauba là một thành phần quan trọng kiên cố son môi(1).
(1)Nguồn: />
Tinh dầu dừa (1)

Sáp Ong đã sơ chế (1)


Bột màu và nước hoa: Nước hoa chính là các hương liệu tổng hợp để
tạo nên mùi hương cho son. Son môi tạo màu sắc từ nhiều chất nhuộm và các
loại bột màu khác nhau, nhưng không giới hạn axit brom, D&C Red No.21,
canxi đỏ tía như D&C Red 7 và D&C Red 34 và D&C Orange No.17 với khả
năng phản ứng với các nhón amin trong protein của da mơi để tạo ra màu sắc.
Son môi hồng được sản xuất bằng cách trộn màu titan điơxít và gam màu đỏ.
Cả hai chất nhuộm màu hữu cơ và vô cơ được sử dụng. Son môi đỏ được phổ
biến nhất và một số được làm từ côn trùng. Titan oxit cũng được dùng để tạo
7


màu hồng(2).
Ngồi ra son mơi có thành phần từ nhiều chất khác như: Các loại
vitamin, các kim loại Chì, Kẽm, Lanolin, Methylparaben, Petrochemicals, Pro
pylene / Butylene Glycol (PG), Tocopheryl acetate, Paraphin(2) ....
Một thành phần rất cần thiết trong mỗi loại son và được thấy trong
son phổ biến đó là chì (Pb): Chì là một ngun tố hóa học viết tắt là Pb và
có số ngun tử là 82. Chì có hóa trị phổ biến là II, IV. Chì là một kim loại
mềm nặng,
(1)Nguồn: />(2)Nguồn: />
độc hại và có thể tạo hình. Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất
độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần
kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở
động vật. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mơ mềm

8





trong

xương.

Hình ảnh về Chì (1)

Chì trong son mơi có tác dụng giúp cho son môi lâu trôi, bền màu. Thực
chất, chì khơng phải là thành phần mà nhà sản xuất thêm vào sản phẩm bởi
chúng khơng mang lại lợi ích gì. Chì trong mỹ phẩm mà chúng ta hay nói cần
9


được hiểu chính xác là chì trong phẩm màu dùng để làm mỹ phẩm. Những thứ
có màu đỏ, hồng trong phẩm màu hay trong tự nhiên đều chứa chì. Sắc hồng
chứa chì cao nhất, sau đó là tím và cuối cùng là đỏ. Để làm nhạt màu đỏ sang
hồng và tím có thể làm tăng, giảm lượng chì trong mỹ phẩm.
Một nghiên cứu của nhóm người tiêu dùng Mỹ trong chiến dịch mỹ
phẩm an toàn, trong tháng 10 năm 2007, phát hiện 60 % son môi kiểm tra
được chứa chút ít lượng chì. Hàm lượng chì dao động 0,03-0,65 ppm. Một
phần ba son mơi chứa lượng chì vượt q giới hạn 0,1 ppm (do Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chỉ định hàm lượng chì có trong kẹo).
(1)Nguồn: />
* Quy trình làm ra son mơi:
Son mơi được sản xuất bằng cách mài và làm nóng các thành phần. Sau
đó, sáp nóng được thêm vào hỗn hợp tạo bề mặt. Dầu, hương liệu được bổ
sung cho các yêu cầu cơng thức cụ thể. Sau đó, chất lỏng nóng được đổ vào
một khn kim loại. Hỗn hợp sau đó được ướp lạnh. Khi đã đông cứng lại, son
được đun nóng bằng lửa cho nửa phần thứ hai để tạo ra sự hồn thiện sáng
bóng và loại bỏ tạp chất. Son được cố định và bảo quản trong các thỏi dạng
hình trụ.

Hiện nay có một trào lưu son “handmade” hay cịn được hiểu là son
làm thủ cơng. Sau đây là tiến trình làm son thủ cơng mà chúng tơi đã khảo sát
và thu thập được: Đầu tiên người làm sẽ cho màu vào dầu dừa, dùng máy đánh
cho hỗn hợp này đều nhau. Đun chảy sáp ong và bơ trong lọ thủy tinh khơng
có nắp đậy hoặc lị vi sóng, nếu khơng có lị vi sóng có thể bọc kín lọ thủy tinh
và làm trực tiếp bằng cách “hấp cách thủy”. Canh hỗn hợp tan đều rồi tắt bếp.
10


Cho từ từ hỗn hợp dầu và màu vào trong hỗn hợp nền vừa nấu chảy. Thêm
vitamin E, tinh dầu vào khuấy đều một lần nữa. Khi hỗn hợp còn nóng dùng
ống bơm để bơm hỗn hợp vào vỏ son hoặc hũ đựng. Chờ son đơng lại là hồn
tất sản phẩm.
Các loại son hiện nay cũng được cải tiến và biến thể thành nhiều loại và
các chất son khác nhau như: son sáp, son kem, son tint, son bột...

Son sáp: Với nguyên liệu chính
là sáp. Dạng rắn(1)

Son kem: Thành phần sáp ít, chất
sánh. Dạng đặc lỏng(1)

(1)Nguồn: />
11


Son tint: Không chứa sáp.
Dạng lỏng(1)

Son bột: Loại này không phổ biến

Chất rắn. Dạng bột(1)

5.1.2. Công dụng cơ bản của son:
Từ xa xưa người ta đã sử dụng son môi như một “vũ khí” hữu hiệu để
làm đẹp, gợi lên vẻ đẹp và sự quyến rũ của phái nữ. Một số loại son cũng có
tính dưỡng ẩm làm hồng mơi. Son mơi dần hình thành và phát triển thành một
biểu tượng của phụ nữ, tùy vào từng xu hướng, thời đại mà mỗi màu son được
ưa chuộng, và mỗi màu son được lựa chọn theo từng tông da khác nhau.
Son mơi đơi khi lại có các cơng dụng khác ngồi làm đẹp. Son môi cũng
là cảm hứng cho một số nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc.
Ngày xưa, son môi chỉ được những người quyền quý, gia tộc mới sử
dụng. Nhưng nay son môi tạo nên vẻ quý phái và tự tin cho tất cả các phái nữ.
Có người cịn cho rằng “Son môi quan trọng với phái đẹp như xe hơi, thể thao
quan trọng với đàn ông”. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, công dụng của
son đang bị lạm dụng bởi giới trẻ.

12


5.2. Vấn đề lạm dụng son ở lứa tuổi học sinh:
5.2.1. Xu hướng của học sinh:
Vì chạy theo xu hướng thời trang hiện đại, rất nhiều học sinh nữ ở trên
(1)Nguồn: />
khắp các trường học cấp III, thậm chí cả cấp II đều sử dụng son mơi. Ngay
chính
ngơi trường của chúng tôi (THPT Nguyễn Huệ) cũng xuất hiện trào lưu này.
Mặc cho những lời nhắc nhở của thầy cô hằng ngày, mọi thứ đều rất khó có thể
kiểm sốt được. Có cả tình trạng một số bạn khơng sử dụng đã bị các bạn khác
xếp vào hàng “quê mùa”


13


Nữ sinh sử dụng son môi một cách tự nhiên ngay cả trong lớp học (1)

5.2.2. Học sinh có nên lạm dụng son mơi?
Theo nhu cầu thì đa phần những bạn dùng son môi đều nghĩ rằng sẽ
giúp bản thân xinh đẹp, tự tin, không bị lỗi thời đối với các bạn xung quanh.
Đối với việc không sử dụng son sẽ làm cho các bạn thấy thiếu, cảm giác tự ti
vào ngoại hình của bản thân. Tư tưởng của các bạn giống như câu nói của một
nghệ sĩ
người Châu Âu nghiện sử dụng son “Nếu tôi không tô son khi ra đường, tơi sẽ
cảm thấy như mình chẳng mặc gì cả.” - Sofia Vergara.
Nhưng thực tế, việc sử dụng son sẽ làm các bạn mất vẻ đẹp tự nhiên của
học sinh. Khơng cịn đâu bóng dáng của những nữ sinh thướt tha trong tà áo
dài

14


(1) Hình chụp nữ sinh trong trường.

với vẻ đẹp kín đáo, giản dị mà không kém phần duyên dáng. Thay vào đó là sự
vênh lệch, khập khiễng giữa bộ đồng phục quần xanh áo trắng, dép quai hậu
với những làn mơi đỏ chót, tím tía… Dường như son mơi sẽ làm già hóa
gương mặt của học sinh, mất đi vẻ đẹp tự nhiên, ngây ngơ, trong sáng.
Khơng những thế cịn rất nhiều những tác hại mà chúng ta không lường
trước được.

Một nhóm học sinh nữ tất cả đều sử dụng son (1)


Trào lưu son môi làm các bạn sao nhãng trong học tập, tâm trí ln nghĩ
tới son “Phải lựa chọn màu son gì? Cách có tiền để mua son? Cách đối phó
với thầy cơ, cha mẹ? Cần phải xài hãng son nào để khơng lỗi thời?....” Hay
thậm chí trong giờ học cách vài phút, một số bạn nữ lại lén lút mang gương soi
xem mơi cịn đỏ khơng? Son có bị trơi đi hay khơng? Vơ hình nhưng chúng đã
15


gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, mất tập trung, dần dần sa sút, rồi
chán nản, nghỉ học, bỏ học. Có những vụ bạo lực học đường xảy ra mà nguyên
nhân rất
(1) Hình chụp nữ sinh trong trường.

đơn giản khi một bạn mất thỏi son quý giá hay khi một bạn bị chọc giận q
mùa vì khơng sử dụng son hàng hiệu….
Bên cạnh đó, việc sử dụng son mơi ở nữ học sinh cịn làm mất mĩ quan
quang cảnh trường học. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những vệt son trên tường,
trên
bàn, trên tà áo trắng hoặc bất cứ nơi đâu mà các bạn có thể “quẹt” được.

Vệt son trên những bức tường vôi của trường học (1)

16


Một “nạn nhân” của những bạn nữ tinh nghịch (1)

Hơn thế nữa, với nhu cầu sử dụng son của giới trẻ, một số loại son
không

thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng với cái tên “son giá rẻ”, vừa túi tiền của học
sinh được ra đời. Những cây son thần thánh được bán tràn lan ở thị trường, các

(1)Hình chụp trong trường.

quán tạp hóa, shop thời trang hay phổ biến là bán hàng online trên mạng xã
hội. Gía một cây son giá rẻ chỉ khoảng tầm 20.000 đồng đến 50.000 đồng,
thậm chí
vài ba nghìn đồng là các bạn có thể sở hữu cho mình một cây son “mốt”. Với
giá rẻ như vậy thì làm sao có thể đảm bảo được những thành phần trong son,
liệu những thỏi son đó có an tồn với sức khỏe?

17


Những trang bán nguyên liệu làm son môi thủ công không nhãn mác trên mạng
và những thỏi son với giá rẻ bất ngờ được bày bán trong cửa hiệu tạp hóa(1)

Dễ bắt gặp những tin nhắn của học sinh mua bán son với nhau trên mạng xã
hội(1)
(1) Hình ảnh chụp từ trường học, các tạp hóa tại địa phương và trang mạng xã hội.

Một số loại son có nguyên liệu là các chất hữu cơ động vật, thực vật.
Những nguyên liệu này chứa các chất dinh dưỡng như cacbon, nitơ là những

18


chất mà vi sinh vật rất cần thiết. Son chứa những chất này sẽ là nền tảng để
cho

các vi sinh vật phát triển, làm tăng khả năng ô nhiễm sinh vật ở người.
Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất son do điều kiện sản xuất kém, son được
làm ra với quy trình khơng nghiêm ngặt, quản lí vệ sinh thấp, nguyên liệu
không đủ sạch hoặc biến chất … nên những thỏi son do họ sản xuất ra rất dễ
trở thành mơi trường cho các lồi vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở. Trong
son môi dễ chứa khuẩn que, bạch cầu.

Son nhiễm khuẩn (1)

Hình ảnh vi khuẩn và bạch cầu(1)

Sáp, dầu, chất chống oxy hóa và chất làm mềm da, hương liệu, kẽm, chì
là những thành phần chính. Trong đó, chì là một thành phần khơng thể thiếu,
góp phần làm nổi bật màu son, nhất là trong những thỏi son màu đỏ. Chì cịn
giúp giữ được son lâu trơi, theo tiêu chí và sở thích của chị em hiện nay, son
càng lì lại càng được ưa chuộng. Theo giới hạn của FDA lượng son trong mĩ
phẩm nói chung, son mơi nói riêng, được quy định với một lượng rất ít, không
ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nhưng với việc sử dụng hàng ngày, độ tuổi
sử dụng không phù hợp, sử dụng những thỏi son không thành phần, nguồn gốc
rõ ràng, có độ chì vượt q giới hạn cho phép, son được làm dưới quy trình
khơng đảm bảo an tồn thì đây chính là một tình trạng đáng báo động về sức
19


khỏe cho người sử dụng.
(1)Nguồn: />
Với một lượng chì được sử dụng hàng ngày và khơng đảm bảo có thể
gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, thậm chí có thể
gây ra các chứng rối loạn não và máu. Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn
hoặc nước uống. Khi ăn uống rất có thể son sẽ bám vào thức ăn, bám vào

thành cốc và đi xuống rồi ngấm vào cơ thể; nhưng cũng có thể xảy ra sau khi
vơ tình nuốt trực tiếp các loại son bị nhiễm chì cao. Cùng với việc son môi
hàng ngày, sẽ tiếp xúc lâu ngày với chì, các muối của nó hoặc các chất ơxy hóa
mạnh như PbO2 có thể gây bệnh thận, và các cơn đau bất thường giống
như đau bụng. Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể
bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản ở
nam giới. Chì tiếp xúc với mơi sẽ gây ra hiện tượng môi mất màu, các tế bào ở
môi bị chết làm cho môi bị thâm. Ở lứa tuổi học sinh miễn dịch còn rất yếu
nên những tác hại của son là rất dễ xảy ra. Một số trường hợp cịn bị dị ứng vì
các thành phần trong son đã quá hạn sử dụng.

Môi và lợi của nạn nhân bị nhiễm Chì (1)
20


Đặc điểm sinh hóa khi ngộ độc chì: trong cơ thể người, chì ức chế tổng
hợp porphobilinogensynthase và ferrochelatase, chống lại sự hình thành cả hai
chất porphobilinogen và kết hợp với sắt tạo thành protoporphyrin IX, giai đoạn
cuối cùng trong sự tổng hợp heme. Quá trình này làm cho sự tổng hợp heme
khơng hiệu quả và sau đó làm microcytic anemia. Ở các mức thấp hơn, nó có
vai trị
(1)Nguồn: />
tương tự như canxi, can thiệp vào các kên ion trong quá trình truyền dẫn thần
kinh. Đây là một trong những cơ chế mà theo đó nó can thiệp vào nhận thức.
Kĩ thuật sinh học hiện đại có thể khiến cho son có màu tươi đẹp, con
người đã dần dần sản xuất các loại son có nhiều các chất hóa học khác nhau
như:

Methylparaben,


Petrochemicals,

Propylene/ButyleneGlycol(PG),

Paraphin,
Toco pheryl acetate(1)…
Methylparaben là một chất bảo quản được sử dụng trong nhiều mỹ
phẩm nói chung và son nói riêng. Nó gây ra bệnh ung thư và có thể phá vỡ hệ
thống nội tiết. Chất này rất độc hại(1).
Petrochemicals là một trong những vật liệu được sử dụng làm son môi,
độc hại cho sức khỏe. Petrochemicals là những chất hóa học được chiết xuất từ
dầu thơ và khí đốt tự nhiên. Mức tiêu thụ này có thể gây ra rối loạn nội tiết,
ngăn cản sự phát triển sinh sản, phát triển trí thơng minh(1).
Chất Propylene/Butylene Glycol (PG) mà theo Cơ quan Bảo vệ mơi
trường thì chất này có mặt trong thành phần của phân bón, trong nước làm mát
21


ô tô hoặc chất chống đông. Nó có thể gây kích ứng mắt và da, phá vỡ hệ nội
tiết. Retinyl palmitate là một dạng của vitamin A và nó có thể gây độc cho phụ
nữ mang thai(1).
Tocopheryl acetate được gọi là vitamin E acetate. Nó được tìm thấy
trong nhiều sản phẩm bao gồm cả son môi. Mặc dù không rơi vào nhóm nguy
hiểm cao nhưng lại dễ gây ra phản ứng như nóng rát, ngứa, phồng rộp da, làm
to lỗ chân lơng... (Trong trường hợp đã nêu ở phần tình huống, sau khi lấy thỏi
son không nguồn gốc ra thử nghiệm thì phát hiện trong son chứa nhiều
vitamin E acetate)(1).
Paraphin cũng có một lượng nhỏ, nhưng thường xuyên sử dụng có thể
gây hại cho men răng và gây sâu răng(1).
Tuy nhiên, hàm lượng cao nhất của các chất này chứa trong son mơi

trong các nghiên cứu nói trên vẫn cịn ở dưới mức cho phép. Dù vậy, không
loại trừ các
(1)Nguồn: />
loại son không rõ nguồn gốc sẽ chứa các chất với hàm lượng vượt quá mức
cho phép và khi đó, nó thật sự gây ngộ độc cho người dùng nếu sử dụng trong
thời gian dài.

22


Lily Cleopatra Maurice (Mỹ) – bị dị ứng
nứt nẻ

Những đôi môi bị dị ứng và

do một thành phần hương liệu của son(1)
mơi(1)

vì thường xun sử dụng son

Có lẽ những hình ảnh và nội dung phân tích trên sẽ thay cho lời kết của
chúng tơi – học sinh có nên lạm dụng son môi?
5.2.3. Làm sao để tránh những tác hại của việc sử dụng son môi ở lứa tuổi
học sinh?
Chúng ta cần xóa bỏ việc lạm dụng son hằng ngày của học sinh bằng
hình thức tun truyền để có sự tác động thật sự hiệu quả:
Đúng như cha ông ta từng nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, để
tuyên truyền hiệu quả thực sự phải có “chiến thuật”. Người tuyên truyền cần
có nhận thức đúng đắn, có kiến thức chính xác, khoa học về vấn đề và quan
trọng nhất là lòng nhiệt thành. Khi ấy lời tuyên truyền sẽ tác động đến trái tim,

khối óc của người nghe. Ở phương diện này, với cương vị là giáo viên, phụ
23


huynh học sinh
(1)Nguồn: />
trực tiếp nhắc nhở khéo léo, “mưa dầm thấm đất” sẽ đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức tun truyền cũng rất
quan trọng. Một cuộc thi vẽ, thi sáng tác truyện với chủ đề “Son mơi” hay một
buổi ngoại khóa lồng ghép sẽ có sự tác động trực quan, sinh động, dễ nhìn
nhận, dễ tiếp thu. Ví dụ cụ thể như trong chương trình ngoại khóa “Chống bạo
lực học
đường” có thể được thực hiện bằng một màn kịch Mất cây son hàng hiệu;
ngoại khóa “Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên” bằng màn kịch Cô gái
sành điệu trở thành người mẹ đơn thân….

24


Tranh của tác giả bài dự thi

Đồng thời hãy sử dụng Internet, điện thoại và mạng xã hội là công cụ
hữu hiệu hỗ trợ để tuyên truyền, tác động đến nhận thức và hành động học
sinh.

25


×