Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề 13 phân tích vai trò của báo chí trong giám sát phản biện xã hội rút gọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.84 KB, 12 trang )

Vai trò của báo chí trong giám sát và phản biện xã hội phục vụ
công tác lãnh đạo, quản lý
I. Lý luận vai trò của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội
Giám sát xã hội và phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn
bó mật thiết vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc mới có thông tin đầy đủ
và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Giám sát xã hội của báo chí thực
chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dõi một cách
khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò phản biện xã hội
của mình. Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu
để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời
sống xã hội, phản biện xã hội là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra
một xã hội dân chủ. Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu
thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy
mô đại chúng càng trở nên quan trọng, và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên
chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của
cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động
giám sát và phản biện xã hội.
Giám sát và phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân, các tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào
đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó ngày càng hoàn
thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục
vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh. Do đó, phản biện xã hội là sự
tập hợp sức sáng tạo và trí tuệ của các giai tầng, tạo nên sức mạnh nội lực
1


để giải quyết các vấn đề xã hội; là sự thể hiện dân chủ hóa đời sống xã hội,
thước đo trình độ phát triển của một xã hội. Phản biện xã hội là sự tập hợp
sức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề xã hội.
II. Báo chí với vai trò giám sát và phản biện xã hội phục vụ công


tác lãnh đạo, quản lý
Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản
của báo chí. Những năm qua, báo chí đã thực hiện khá tốt chức năng này,
đã cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân
tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần đáng kể tạo sự
đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi
nhận, yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ
phản biện xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư
tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản
biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân
dân và đất nước...”. Trước đó, trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai)
khóa VIII (tháng 2-1999), Đảng ta đã khẳng định báo chí và truyền thông
đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đây là bước phát
triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo
chí và truyền thông đại chúng.
Giám sát xã hội của báo chí trong quá trình thực hiện chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là kịp thời phát hiện những
nơi làm đúng, làm hay để biểu dương, khích lệ và tổng kết thực tiễn; đồng

2


thời cũng sớm phát hiện những “khiếm khuyết” của các kiến tạo chính
sách - thể chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của bộ máy nhà nước.
2.1 Báo chí giám sát hoạt động các tổ chức, cơ quan, đơn vị,
công ty
Vai trò và sức mạnh giám sát xã hội của báo chí trước hết là phát
hiện những việc làm tốt và những sai phạm của tổ chức, cá nhân qua đó

khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hay phản
bác, tạo áp lực dư luận xã hội và yêu cầu các cơ quan thẩm quyền giải
quyết, giải thích và giải đáp trước công luận, trước nhân dân.
Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và phản
biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các
luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ
nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong phòng,
chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể khơi nguồn phản
biện xã hội một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn các sự kiện, hiện tượng
tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo cơ hội, điều kiện
cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng.
Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng
có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Ví
dụ điển hình câu chuyện hiện nay được báo chí quan tâm nhiều liên quan
đến ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Từ
chuyện “cỏn con” là cái biển số xe trắng - xanh lẫn lộn, giờ đây, sau điều
tra của báo chí và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, người dân

3


mới “ngã ngửa” với con đường thăng tiến của vị nguyên Phó Chủ tịch tỉnh
Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
Bên cạnh đó, nhiều vụ án tham nhũng điển hình như vụ tham nhũng
của Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm tại Công ty Tiếp thị thương mại nông
nghiệp ông nghiệp thực phẩm, vụ băng nhóm tội phạm Năm Cam, hay vụ
PMU18 phanh phui một loạt các vụ việc phạm pháp của một số cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở Bộ Giao thông Vận tải, và gần đây nhất là những sai
phạm nghiêm trọng trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của

huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên)... Tinh
thần chống tiêu cực trên báo chí là “chống để xây” góp phần quan trong để
cơ quan lãnh đạo, quản lý biết để ra quyết định.
Cho dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí tham
gia chống tiêu cực, tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chí
luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa
của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng
internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham gia
giám sát và phản biện xã hội.
2.2 Báo chí phát phản ánh người tốt, việc tốt biểu dương, khen
thưởng.
Không chỉ chống tiêu cực mới là phản biện xã hội, báo chí đề cao
những nhân tố mới, những gương “người tốt, việc tốt” điển hình trên tất cả
các lĩnh vực để động viên tinh thần và cân bằng xã hội. Xã hội có rất nhiều
điều tốt đẹp, tích cực cần nhân rộng và báo chí cần thông tin trung thực để
kích thích phát triển phần tốt đẹp trong xã hội.

4


Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay, trên tất cả các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều
phong trào thi đua yêu nước, góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của
cả dân tộc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong việc tổ chức các phong trào thi
đua yêu nước, công tác tuyên truyền có vị trí, vai trò rất quan trọng, nhằm
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu
nước, những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; về nội dung và biện

pháp tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; phát hiện, biểu dương và
nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”
trong các ngành, các cấp, các lĩnh vực, ngành nghề; hướng dẫn, cổ vũ,
động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hành động cách
mạng, thúc đẩy các Phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh mẽ, thực
hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước, của từng ngành, từng địa phương, kế hoạch công tác của từng cơ
quan, đơn vị và của cá nhân.
Trong công tác tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước.
Hầu hết các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đều thường
xuyên dành thời gian, thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục,
chuyên đề, tổ chức các cuộc thi viết, tọa đàm, giao lưu trực tuyến để tuyên
truyền, phổ biến những thành quả của các phong trào thi đua yêu nước
trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, giới thiệu các nhân tố mới, điển hình
5


tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá
nhân được khen thưởng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xã hội. Điển hình
như: Báo Nhân Dân với chuyên mục “Gương sáng, việc hay”, “Người tốt,
việc tốt”; Báo Quân đội nhân dân với chuyên mục “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Quân đội tham gia xây dựng nông
thôn mới”...;. Đây là kênh thông tin rất quan trọng giúp Hội đồng Thi đua,
khen thưởng các cấp thẩm định, đánh giá khách quan, chính xác về những
tập thể, cá nhân được đề nghị tôn vinh, khen thưởng.
2.3 Báo chí thể hiện quan điểm với các vấn đề của thực tiễn đời sống
Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ
thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của
thực tiễn đời sống xã hội. Trong thời gian gần đây, không ít văn bản quy

phạm pháp luật của các bộ, ngành Trung ương quy định thiếu tính thực
tiễn, chưa ra đời hoặc vừa ra đời đã... “chết yểu”, như:
- Quy định ngực lép không được lái xe, khi báo chí vào cuộc phán
ánh, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế đã vào cuộc cho ra đời Thông tư liên
tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe đã chính thức bỏ
hoàn toàn tiêu chí “ngực lép”, thấp lùn không được lái xe được đưa ra lấy í
kiến, khi báo chí đăng tải Thông tư 24 được ban hành, đã vấp phải nhiều
luồng ý kiến trong dư luận xã hội. Đa số phản đối mạnh mẽ về tính thiếu
thực tiễn của Thông tư này. Bởi vì nhiều người cho rằng, hiện nay những
Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã khoảng 80, 90 tuổi nên khó có thể là thí sinh
dự thi ĐH, CĐ nên Thông tư 24 sẽ chẳng có ý nghĩa gì trong đời sống hiện
nay, chỉ là sự ban hành máy móc, thiếu tính thực tiễn.

6


Trước tranh cãi trên, lãnh đạo Bộ Giáo dục- đào tạo ban hành thông
tư 28/2013/TT-BGDĐT bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định vừa mới bổ
sung trong Thông tư 24. Vì thế nhóm đối tượng nêu trên sẽ không được
cộng điểm ưu tiên khi thi đại học, cao đẳng.
Nhờ sự vào cuộc của báo chí, đưa những ý kiến tranh cãi trái chiều,
sự việc nội dung Thông tư đã được thay đổi. Qua đó có cái nhìn rõ rằng về
việc khi ban hành ra một Thông tư, Bộ Giáo dục- đào tạo chưa xem xét kỹ
tất cả những nội dung, yếu tố ảnh hưởng đến người dân và xã hội để rồi
trong có vài ngày đã phải vội vã hủy bỏ.
- Việc đưa tên bố mẹ vào chứng minh thư nhân dân: Khi quy định
đưa tên cha, mẹ lên chứng minh thư nhiều ý kiến cho rằng điều này là vi
phạm luật dân sự với quy định không ai được xâm phạm bí mật đời tư của
công dân. Dù chưa có quy định cụ thể thế nào là bí mật đời tư nhưng ai
cũng hiểu rằng thông tin cha, mẹ công khai đó là bí mật của cá nhân. Giả

sử mục đích để thêm một tiêu chí nhằm đảm bảo chính xác hơn trong việc
truy nguyên một cá thể, nhưng vẫn có thể trùng tên cha mẹ trên thực tế.
Còn xét về văn hóa tâm linh của người Việt, thì quy định mới này cũng
không phù hợp. Nhiều người sẽ phản ứng chuyện bố mẹ họ mất đã lâu rồi,
họ chỉ thầm kín nhắc tên cha mẹ trước bàn thời, là cái gì đó rất thiêng
liêng, riêng tư.
Bên cạnh đó, hàng loạt những quy định về số vòng hoa trong tang
lễ; quy định thực phẩm không được để quá 8 tiếng đồng hồ, hay dự thảo
thông tư quy định nơi uống bia phải có nhiệt độ dưới 30 độ C… Các dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các bộ, ngành, khi đưa ra
lấy ý kiến nhân dân, hoặc khi biết thông tin, báo chí đã đồng loạt có những
7


bài phản biện và kết quả là nhiều bộ, ngành phải thu hồi lại dự thảo, hoặc
chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
Báo chí bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm bắt đúng bản
chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng tâm và định hướng tư tưởng,
hướng dẫn dư luận, các cơ quan báo chí - truyền thông đã thực hiện tốt
chức năng giám sát, phản biện xã hội, mang lại hiệu quả rõ rệt. Bởi thế,
vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng được khẳng
định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan
báo chí - truyền thông cũng ngày được nâng cao.
Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào, cơ quan báo
chí hay nhà báo nào cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện
xã hội. Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật,
chưa khách quan, thiếu công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu
quả khôn lường cho cá nhân, tập thể, địa phương bị phản ánh. Việc đưa
thông tin thiếu chuẩn xác, thiếu trung thực, khách quan, thậm chí bịa đặt,
bôi đen hoặc tô hồng vì những động cơ cá nhân, vụ lợi. Sự suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm
pháp luật của một số cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí
có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân do vụ lợi cá nhân,
vì tư thù viết bài, đưa tin thiếu trung thực, không khách quan, hoặc do
trình độ hiểu biết có hạn, không am hiểu lĩnh vực giám sát, phản biện xã
hội nên đã không có cái nhìn toàn cục, chỉ nắm bắt thông tin và phản ánh
theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa”.

8


Mặt khác, trước thực tế toàn cầu hóa về thông tin, "thế giới phẳng”,
các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều thông tin được tự do đưa
lên mạng, không được kiểm soát, rồi tin xấu, tin độc hại, bôi nhọ, bịa đặt...
núp bóng phản biện xã hội, gây không ít phiền toái cho nhà quản lý cũng
như gây hoang mang dư luận. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần phải có một đội
ngũ các nhà báo chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị,
đạo đức nghề nghiệp để phản biện những sai trái, lệch lạc đó bằng việc
thông tin chính xác, trung thực, khách quan các sự việc, vấn đề, định
hướng dư luận xã hội.
III. Giải pháp, kiến nghị đẩy mạnh thực hiện chức năng giám sát và
phản biện xã hội của báo chí
Để báo chí thực hiện tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã
hội, cần tập trung làm tốt các mặt sau:
3.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức vị trí giám sát phản biện
Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giám sát,
phản biện trong xã hội. Phản biện xã hội được ghi trong Văn kiện Đại hội
của Đảng: “Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc

tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và cơ quan
nhà nước. Mọi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
đều phục vụ lợi ích của đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà
còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi
hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ
quan liêu”.
9


Cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến
và phản biện đối với dự thảo, dự kiến, dự án, những quyết định lớn của
Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng để toàn xã hội hiểu rõ
hơn về việc thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; về góp
phần để cùng báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã
hội.
3.2 Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm cho hoạt động trong giám sát,
phản biện xã hội của báo chí.
Phản biện xã hội của báo chí vừa là hoạt động mang tính xã hội, vừa
là hoạt động mang tính khoa học, ràng buộc quyền và trách nhiệm của các
chủ thể trong quá trình phản biện. Hiện nay, chức năng phản biện xã hội
của báo chí mới dừng lại ở chủ trương, đường lối của Đảng, mà chưa được
Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, vì vậy cơ chế pháp lý cho hoạt
động phản biện của báo chí chưa được xác định một cách rõ ràng và đầy
đủ. Cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động phản biện xã
hội của báo chí theo hướng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong
xu thế dân chủ hóa hiện nay, cần thiết phải nêu rõ về cơ chế phản biện xã
hội của báo chí như một điều luật cơ bản, để bảo đảm và thực thi giám sát
và phản biện xã hội của báo chí.

3.3 Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống
chính trị để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã
hội.
Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị còn nhiều hạn chế. Có lĩnh
10


vực còn chưa quy định về công khai, minh bạch, dẫn đến tình trạng lạm
dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung có
thể và cần phải công khai, minh bạch, nhất là trong việc xác định giá, đấu
giá tài sản doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa và công khai báo cáo
tài chính trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; công khai việc giải
phóng mặt bằng, giá bồi thường khi thu hồi đất; công khai trong công tác
cán bộ; công khai hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết
luận thanh tra; công khai, minh bạch các quyết định trong điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án; công khai trong ấn định mức thuế... gây khó khăn cho
báo chí khi tiếp cận nguồn thông tin để thực hiện phản biện xã hội. Vì vậy,
để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội rất cần sự
vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội và các cơ quan Đảng, Nhà
nước.
3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cho
nhà báo.
Đây là một nội dung quan trọng, bởi vì yếu tố con người là cốt lõi
của mọi vấn đề. Nhà báo phải được thường xuyên nâng cao về năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, bởi vì một nhà báo yếu kém về năng lực nghiệp vụ
rất có thể sẽ không đủ trình độ để nhận thức chính xác bản chất của sự
việc để phản biện vấn đề, dễ dẫn đến sai sót tai hại. Cùng với đó, rất cần
phải thường xuyên tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo

dục pháp luật cho đội ngũ nhà báo để tăng cường bản lĩnh chính trị và
nâng cao ý thức nghề nghiệp cho nhà báo. Tự thân mỗi nhà báo cần phải
phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp một cách thường
11


xuyên, liên tục, suốt cả đời thông qua hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Mặt khác, cũng cần phải có sự giám sát, giáo dục của cơ quan báo chí nơi
nhà báo trực tiếp công tác, gắn bó sinh mệnh nghề nghiệp của mình, bởi vì
chỉ có cơ quan báo chí mới trực tiếp giáo dục, động viên nhắc nhở, răn đe,
xử lý kịp thời và hiệu quả những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo.
Việc lắng nghe các ý kiến nhiều chiều, thậm chí là ý kiến của thiểu
số cũng rất quan trọng. Báo chí là một kênh quan trọng bởi tính công khai
thông tin, tính khách quan, chính xác của thông tin; báo chí có thể là bức
tranh phản ánh hoặc phản ánh lại những ý kiến đa chiều nhìn từ các góc độ
khác nhau. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý phải biết lắng nghe và trân trọng
những tiếng nói của những nhà khoa học, chuyên gia, nhà báo và cả tiếng
nói của những người dân có trách nhiệm, tình yêu tha thiết đối với Tổ
quốc. Trong lĩnh vực tham gia quản lý, giám sát, phản biện xã hội nhà báo
phải có “tầm” nhưng cũng phải có “tâm” trong sáng. Bởi một thông tin
không chính xác, không khách quan cũng có thể gây hậu quả cho xã hội,
làm phức tạp vấn đề, tiêu tốn tiền của nhân dân; có thể xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm của những người tốt. Câu nói “Tâm sáng, lòng trong, bút
sắc” của Nhà báo Hữu Thọ, vẫn mãi mãi có giá trị đối với người làm báo
trong bất cứ giai đoạn xã hội nào./.

12




×