Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIỀU PHƢƠNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN TÀI KHÓA, TÀI
KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ THỰC Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIỀU PHƢƠNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN TÀI KHÓA, TÀI
KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ THỰC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác
giả, nội dung đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Định.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ KIỀU PHƢƠNG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 2
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu .................................................................................. 3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY .......................................................................................................................... 5
2.1. Mô hình lý thuyết:............................................................................................ 5

2.1.1. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: ....... 5
2.1.1.1. Công thức về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai: ............................................................................................................ 5
2.1.1.2. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: ... 6
2.1.2. Mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái .................. 8
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .................................................... 10
2.2.1. Trƣờng phái thâm hụt kép .......................................................................... 10


6

2.2.2. Trƣờng phái không tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm
hụt tài khoản vãng lai ................................................................................................ 13
2.2.3. Trƣờng phái đối nghịch ............................................................................. 15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 18
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
3.2. Mô tả dữ liệu ................................................................................................. 20
3.3. Các bƣớc kiểm định mô hình ......................................................................... 23
CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 32
4.1. Những thống kê và vấn đề sơ bộ về cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại
Việt Nam từ năm 1995 đến nay ............................................................................... 24
4.2. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình VAR ............................... 28
4.2.1. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình cơ bản ......................... 28
4.2.2. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình mở rộng ...................... 30
4.3. Lựa chọn độ trễ tối ƣu.................................................................................... 31
4.4. Kiểm định tính phù hợp của mô hình ............................................................ 32
4.5. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ........................................................... 35
4.6. Những kết quả cơ bản .................................................................................... 40
4.7. Tác động của cú sốc thâm hụt lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ............. 44
4.8. Tác động của từng thành phần của ngân sách Chính phủ lên tài khoản vãng

lai ............................................................................................................................... 47
4.8.1. Tác động của cú sốc thuế lên cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái
thực ........................................................................................................................... 48
4.8.2. Tác động của chi tiêu Chính phủ lên cán cân tài khoản vãng lai ............... 50
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 54
5.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 54
5.2. Những kiến nghị, đề xuất .............................................................................. 54


7

5.2.1. Những giải pháp nhằm cải thiện cán cân tài khóa ..................................... 55
5.2.1.1. Cải thiện nguồn thu ngân sách ............................................................... 55
5.2.1.2. Tăng cƣờng công tác quản lý chi tiêu ngân sách ................................... 56
5.2.2. Giải pháp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và chính sách điều hành tỷ
giá hối đoái ............................................................................................................... 57
5.2.2.1. Các biện pháp cải thiện cán cân thƣơng mại .......................................... 57
5.2.2.2. Các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ .............................. 59
5.3. Hạn chế của đề tài và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

-

ADP : Ngân hàng Phát triển châu Á

-


ADF : Augmented Dickey – Fuller

-

AIC

-

DOTS : Direction of Trade Statistic

-

FDI

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

-

FPE

: Tiêu chuẩn Final prediction error

-

HQ

: Tiêu chuẩn Hannan-Quinn

-


IFS

: International Financial Statistic

-

IMF

: Quỹ Tiền tệ Quốc tế

-

LR

: Tiêu chuẩn LR

-

NEER : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phƣơng

-

REER : Tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực đa phƣơng

-

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

-


SC

-

VAR : Vector Autorgressive Model

-

WB

-

WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

: Tiêu chuẩn Akaike

: Tiêu chuẩn Schwarz

: Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Hệ số tƣơng quan giữa GOV và CUR giai đoạn 1995 – 2014 ................. 25
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình cơ bản ............ 29
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một của các biến trong mô hình
cơ bản ........................................................................................................................ 29
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình mở rộng ......... 30
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một của các biến trong mô hình

mở rộng ..................................................................................................................... 31
Bảng 4.6: Tiêu chí lựa chọn độ trễ của mô hình bằng phần mềm Eviews................ 32
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tính dừng phần dƣ của các biến ................................ 33
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến: ................................ 33
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV và CUR. ........ 36
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV1 và CUR. .... 37
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV2 và CUR .... 37
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa thành phần tài khoản
vãng lai và GOV ........................................................................................................ 38
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các thành phần của
CUR và GOV1 .......................................................................................................... 39
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các thành phần của
CUR và GOV2 .......................................................................................................... 39
Bảng 4.15: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR ........................................ 42
Bảng 4.16: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của REER ...................................... 43
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu mô hình cơ bản ........... 44
Bảng 4.18: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR ........................................ 46


10

Bảng 4.19: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc thuế lên sự biến đổi các thành phần
của tài khoản vãng lai thông qua phân tích phƣơng sai sai số dự báo của các biến
CURA ........................................................................................................................ 49
Bảng 4.20: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR đối với GOV1 ................ 50
Bảng 4.21: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR đối với GOV2 ................ 52
Bảng 4.22: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên sự biến đổi
các thành phần của tài khoản vãng lai thông qua phân tích phƣơng sai sai số dự báo
của các biến CURA .................................................................................................. 52



DANH MỤC HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1: Tài khoản vãng lai và ngân sách nhà nƣớc Mỹ từ năm 1973 -2004 .... 15
Biểu đồ 4.1: Cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai, tỷ giá thực hiệu lực và đầu tƣ ròng
tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2014 ........................................................................ 24
Biểu đồ 4.2: Kết quả kiểm định vòng tròn nghiệm đơn vị ....................................... 34
Biểu đồ 4.3: Các đồ thị thể hiện những phản ứng xung của các biến trong mô hình
cơ bản đối với những cú sốc ..................................................................................... 41
Biểu đồ 4.4: Tác động của cú sốc tài khóa lên các thành phần của tài khoản vãng lai
. .................................................................................................................................. 45
Biểu đồ 4.5: Tác động của cú sốc thuế lên tài khoản vãng lai và các thành phần của
tài khoản vãng lai ..................................................................................................... 49
Biểu đồ 4.6: Tác động của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên tài khoản vãng lai và các
thành phần của tài khoản vãng lai ............................................................................. 51


1

TÓM TẮT

Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái
thực luôn là vấn đề lo ngại của các nhà nghiên cứu thực nghiệm và nhà hoạch định
chính sách trên thế giới. Vấn đề đặt ra là “Bộ đôi thâm hụt” có tồn tại ở Việt Nam
hay không? Bài viết trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của chính
sách tài khóa (các cú sốc thâm hụt ngân sách) lên tài khoản vãng lai và tỷ giá hối
đoái thực tại Việt Nam, trong giai đoạn từ quý I năm 1995 đến quý IV năm 2014,
dựa trên mô hình vector tự hồi quy (VAR). Kết quả thực nghiệm cho thấy đúng với
dự đoán của hầu hết các mô hình lý thuyết, cú sốc thâm hụt ngân sách có tác động
cùng chiều với thâm hụt tài khoản vãng lai. Khi Chính phủ thực hiện chính sách tiền

tệ mở rộng (phá giá đồng nội tệ) thì có thể tác động tích cực đến tài khoản vãng lai
trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do việc quản lý tỷ giá theo cơ chế thả nổi có kiểm soát
nên trong ngắn hạn thâm hụt ngân sách Việt Nam gần nhƣ không có tác động đến tỷ
giá hối đoái thực.


2

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề:
Những câu hỏi về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai
và tỷ giá thực là mối quan tâm lớn cả về phân tích và thực nghiệm. Đã có nhiều bài
nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra sự tồn tại “Bộ đôi thâm hụt” ở nhiều nƣớc trên thế
giới. Ví dụ nhƣ: Lau và Baharumshah (2006) nghiên cứu thực nghiệm tại chín
nƣớc khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng (Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan,
Singapore, Myanma, Malaysia, Philipines, Srilanka, Nepal) trong giai đoạn từ năm
1980 đến 2001 hay Boileau và Normandin (2008) sử dụng bằng chứng thực
nghiệm của 16 nƣớc công nghiệp trong khoảng thời gian từ 1975-2002 và đƣa ra
kết luận rằng khi có một cú sốc thuế xảy ra sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách nhà
nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ di chuyển cùng chiều.
Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của chính sách tài khóa và tài khoản
vãng lai trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đối
mặt với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế không ổn định,
thâm hụt ngân sách lớn, tỷ lệ lạm phát cao,…. Bên cạnh những tác động bên ngoài
từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bùng phát năm 2008, nguyên nhân
dẫn đến những bất ổn này phải kể đến việc quản lý chính sách tài khóa của Chính
phủ. Tình trạng thâm hụt ngân sách xảy ra, ảnh hƣởng đến nợ vay ngƣớc ngoài và
nợ vay trong nƣớc, tạo áp lực làm tăng lãi suất và lạm phát trong nền kinh tế; đầu
tƣ của khu vực tƣ nhân, hoạt động sản xuất có sự sụt giảm…vì thế tác động tiêu

cực đến tăng trƣởng kinh tế. Trong khi đó tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản
vãng lai gây tác động đến tỷ giá hối đoái, áp lực thanh toán nợ nƣớc ngoài, lạm
phát… từ đó đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.
Trong quá trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam luôn đối mặt với nhiều thách
thức. Trƣớc những diễn biến phức tạp của nền kinh tế - chính trị - xã hội, việc điều
hành chính sách tài khóa nhƣ thế nào là vấn đề đáng lo ngại của các nhà hoạch


3

định chính sách. Câu hỏi đặt ra là “Ở Việt Nam mối quan hệ giữa cán cân tài khóa,
tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực diễn ra nhƣ thế nào?”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của bài viết này là tìm ra mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài
khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và
tỷ giá thực ở Việt Nam. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn xem xét các yếu tố vĩ mô
nhƣ: sản lƣợng, các thành phần của chính sách tài khóa và cán cân tài khoản vãng
lai.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, cán cân
tài khoản vãng lai và tỷ giá thực của đồng nội tệ.
- Thời gian nghiên cứu: do số liệu thống kê còn chƣa đầy đủ nên tôi chọn
dữ liệu từ quý I năm 1995 đến quý IV năm 2014. Đây là giai đoạn mà số liệu phục
vụ cho nghiên cứu khá đầy đủ, đồng thời cũng phản ánh đƣợc giai đoạn Việt Nam
bƣớc qua nhiều bƣớc ngoặc phát triển về kinh tế-xã hội và đẩy mạnh hội nhập toàn
cầu.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) làm phƣơng

pháp nghiên cứu định lƣợng để tìm ra mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài
khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Việt Nam.
1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu:
Cấu trúc bài nghiên cứu gồm 5 chƣơng:
Chương I giới thiệu đề tài nghiên cứu, đƣa ra lý do, mục tiêu, câu hỏi
nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp, số liệu đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu.


4

Chương II trình bày tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
trƣớc đây.
Chương III mô tả phƣơng pháp nghiên cứu, số liệu, cách đo lƣờng cụ thể
từng biến và các bƣớc tiến hành kiểm định VAR.
Chương IV xem xét các thống kê và vấn đề sơ bộ của cán cân tài khóa tài
khoản vãng lai của Việt Nam từ quý I năm 1995 đến quý IV năm 2014. Sau đó
trình bày kết quả thực nghiệm và tính ổn định của mô hình hồi quy. Từ đó tìm ra
mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực có
hiệu lực.
Chương V trình bày tóm tắt các kết quả ƣớc lƣợng cũng nhƣ đƣa ra một số
kiến nghị về chính sách. Đồng thời xem xét những hạn chế của bài nghiên cứu và
đề ra định hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.


5

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.1. Tổng quan lý thuyết:

2.1.1. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai:
2.1.1.1. Công thức về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai:
Theo mô hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở của Obstfeld và Rogoff (1995),
trƣớc tiên để làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai,
chúng ta bắt đầu với định nghĩa về thu nhập quốc gia trong nền kinh tế:
Y=C+I+G+X–M

(1)

Trong đó, Y là thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng tƣ nhân; I là chi tiêu đầu tƣ
thực sự trong nền kinh tế nhƣ chi tiêu cho thiết bị, xây dựng, nhà máy; G là chi tiêu
của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ; Cuối cùng, X là xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ, và M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Từ phƣơng trình (1), tài khoản vãng lai (CA) đƣợc định nghĩa là bằng sự
chênh lệch giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (M), có thể đƣợc viết lại là:
CA = Y – C – G – I

(2)

Với S là tiết kiệm của nền kinh tế, bằng tổng thu nhập trừ đi chi tiêu chi tiêu
Chính phủ và chi tiêu của ngƣời dân (S=Y – C – G), phƣơng trình (2) đƣợc viết lại
nhƣ sau:
CA = S – I

(3)

Tiết kiệm quốc gia bao gồm tiết kiệm cá nhân (Sp) và tiết kiệm chính phủ
(SG) (hoặc số dƣ ngân sách Chính phủ hay số âm thâm hụt ngân sách), khi đó:
CA = Sp + SG - I



6

CA = Sp – BD – I (4)
Phƣơng trình (4) nói lên rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một
sự gia tăng tƣơng tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm tƣ nhân và đầu
tƣ không thay đổi nhiều hoặc giữ nguyên. Hay nói cách khác tồn tại mối quan hệ
cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Thực tế có rất
nhiều lý thuyết mà các nhà kinh tế học đã đƣa những quan điểm khác nhau xung
quanh mối quan hệ trên, phần tiếp theo bài nghiên cứu sẽ thảo luận nội dung này.
2.1.1.2. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai:
Các nhà phân tích kinh tế cho rằng sự mất cân bằng trong Ngân sách nhà
nƣớc và tài khoản vãng lai trong hai thập kỷ vừa qua là do sự mất cân bằng trong
nền kinh tế vĩ mô và điều này ảnh hƣởng đến tiến trình phát triển kinh tế của đất
nƣớc. Trong nổ lực đi tìm ra nguyên nhân của sự mất cân bằng đó, các nhà nghiên
cứu cũng đã phát hiện ra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai. Tuy nhiên có nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau về mối quan hệ
giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai:
Khuôn khổ lý thuyết cơ bản của Mundell-Fleming (1962) cho rằng khi thâm
hụt ngân sách tăng sẽ tạo áp lực gia tăng trong lãi suất, điều này thu hút cho dòng
vốn vào quốc gia và làm tỷ giá giảm, từ đó kéo theo quá trình xuất khẩu giảm và
nhập khẩu tăng lên, kết quả là làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai dƣới chế độ
tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặt khác, dƣới chế độ tỷ giá hối đoái cố định, khi thâm hụt
ngân sách xảy ra sẽ làm tăng thu nhập thực hoặc giá cả do lƣợng tiền chảy ra từ
ngân sách để đầu tƣ cho nền kinh tế tăng và tất nhiên làm thâm hụt tài khoản vãng
lai trầm trọng hơn (do cầu hàng hóa nƣớc ngoài tăng). Tóm lại, dƣới chế độ tỷ giá
thả nổi hay cố định thì thâm hụt ngân sách sẽ kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai
mặc dù cơ chế giải thích khác nhau.
Lý thuyết hấp thụ của Keynes (phát triển trên lý thuyết của MundellFleaming) cũng đƣa ra hai kết luận: (1) Thâm hụt ngân sách tác động đến thâm hụt

tài khoản vãng lai; (2) Có mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách chính


7

phủ và thâm hụt tài khoản vãng lai. Mối quan hệ trên có thể đƣợc giải thích nhƣ sau:
thâm hụt ngân sách là kết quả của việc gia tăng chi tiêu công. Chi tiêu công là một
nhu cầu không thể thiếu, nhƣng nó làm tăng thu nhập nội địa, điều này dẫn tới việc
tiêu dùng cho các hàng hóa vốn và dịch vụ nhập khẩu tăng lên, cuối cùng thâm hụt
tài khoản vãng lai xãy ra trầm trọng hơn.
Tuy nhiên theo học thuyết tƣơng đối của nhà kinh tế học cổ điển David
Ricardo (1817) và Barro (1974) và sau này đƣợc phát triến bởi Buchanan (1976) lại
cho rằng không tồn tài mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản
vãng lai. Học thuyết giả định rằng: chi tiêu Chính phủ không đổi trong một thời
gian dài, và phần chi tiêu này đƣợc tài trợ bởi nguồn thu từ thuế. Tiêu dùng tƣ nhân
phụ thuộc vào cả thu nhập khả dụng trong tƣơng lai.
Chính phủ có thể vay hoặc đi vay vì trong một số năm, nguồn thu thuế vƣợt
quá chi tiêu và một số năm chi tiêu Chính phủ vƣợt quá nguồn thu từ thuế. Với mỗi
đƣờng chi tiêu dự kiến và một số dự báo hợp lý về nguồn thu từ thuế trong tƣơng
lai, Chính phủ cắt giảm thuế ở thời điểm hiện tại, phải bù đắp thiếu hụt trong tƣơng
lai bằng cách đi vay. Và hiện giá các khoản thu thuế tăng thêm trong tƣơng lai sẽ
dùng để chi trả cho lợi tức đi vay của chính phủ phải trả cho ngƣời nắm giữ trái
phiếu.
Theo hiệu ứng này kết quả của việc cắt giảm thuế sẽ không ảnh hƣởng tới
tiết kiệm quốc gia. Đầu tiên cắt giảm thuế sẽ làm giảm thu nhập công và tiết kiệm
công. Giảm tiết kiệm công làm tăng thâm hụt ngân sách, nhƣng sự sụt giảm này sẽ
cân bằng với gia tăng tiết kiệm tƣ nhân. Vì vậy tiết kiệm quốc gia sẽ không bị ảnh
hƣởng. Lý do là ngƣời dân sẽ nghĩ việc cắt giảm thuế hiện tại sẽ phải bù trừ trong
tƣơng lai. Kết quả họ tăng tiết kiểm để trả cho việc tăng thuế trong tƣơng lai. Do đó
thâm hụt ngân sách không tác động lên tiết kiệm quốc gia, nên không tác động gì

đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đó là những lý luận của một hiệu ứng
Ricardian hoàn chỉnh. Thực tế có ba lí do dẫn đến tiết kiệm tƣ nhân tăng lên không
đủ bù đắp cho phần cắt giảm thuế của Chính phủ:


8

Thứ nhất đối với những ngƣời không có con cháu, và họ nghĩ họ sẽ chết
trƣớc khi Chính phủ tăng thuế ở một thời điểm trong tƣơng lai, họ dễ tiêu dùng
nhiều hơn khi thu nhập khả dụng tăng lên nên sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc cắt giảm
thuế ở hiện tại của Chính phủ.
Thứ hai có thể ngƣời dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn khi họ chỉ dự báo đƣợc thu
nhập khả dụng kỳ vọng của họ tăng thêm do việc cắt giảm thuế, mà không dự báo
đƣợc các tác động sau đó.
Thứ ba, khoản cắt giảm thuế chính là sự mở rộng tài khóa do Chính phủ đi
vay dựa vào uy tín của mình sau đó cho ngƣời dân vay với lãi suất thấp hơn. Khoản
vay Chính phủ cho ngƣời dân vay chính là khoản thuế đƣợc cắt giảm trong hiện tại
mà ngƣời dân phải trả trong tƣơng lai bằng khoản thuế cao hơn. Tuy nhiên, ngƣời
dân chỉ phải trả lãi suất thấp của Chính phủ cho khoản vay này. Do đó chi tiêu nhiều
hơn làm tổng cầu tăng lên. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến hiệu ứng Ricardian
không hoàn chỉnh xảy ra hay thâm hụt tài khóa sẽ kéo theo thâm hụt tài khoản vãng
lai.
Theo những lý thuyết trên, chúng ta có thể kết luận rằng chƣa có sự thống
nhất giữa các kinh tế học về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai. Mỗi nhà kinh tế học đều có những lập luận riêng để bảo vệ quan
điểm của mình, vậy ở các quốc gia khác nhau thì mối quan hệ đó sẽ diễn ra thế nào?
Việc điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ (thông qua tỷ giá) có tác động đến
mối quan hệ này hay không? Trong phần tiếp theo bài viết sẽ trình bày quan điểm lý
thuyết về mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và mức giá của nền kinh tế.
2.1.2. Mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái:

Theo mô hình lý thuyết của Alexander (1952) về cách tiếp cận co giãn
thƣơng mại. Theo cách tiếp cận này thì giá quốc tế tƣơng đối và các yếu tố quyết
định điều này đƣợc xem là trung tâm của sự thay đổi tài khoản vãng lai. Ban đầu,
cán cân vãng lai đƣợc coi nhƣ là cán cân xuất khẩu ròng của một quốc gia. Một


9

quốc gia trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai có thể sử dụng chính sách tỷ giá
nhằm cải thiện tình hình, cụ thể là chính sách phá giá đồng nội tệ.
Hiệu ứng đƣờng cong J đƣợc Krugman tìm ra vào năm 1991 khi phân tích
cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985-1987, cũng cho thấy ban đầu cán cân
vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã đƣợc cải thiện. Đƣờng
cong J là một đƣờng mô tả hiện tƣợng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và
chỉ cải thiện trong dài hạn. Nguyên nhân xuất hiện đƣờng cong J là do trong ngắn
hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lƣợng nên làm xấu đi cán cân
thƣơng mại, ngƣợc lại trong dài hạn, hiệu ứng số lƣợng có tính trội hơn hiệu ứng giá
cả làm cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện.
Phƣơng pháp tiếp cận liên thời kỳ của Obstfeld & Rogoff, 1994 cho rằng hệ
quả quyết định tiết kiệm và đầu tƣ dài hạn đƣợc tính toán dựa trên giá trị kỳ vọng
của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau. Phƣơng pháp này cố gắng giải thích sự phát
triển của tài khoản vãng lai thông qua việc xem xét kỹ hơn các quyết định tiêu dùng,
tiết kiệm và đầu tƣ theo thời kỳ. Tỷ giá hối đoái thực tế đóng một vai trò quan trọng
trong giải thích sự phát triển dài hạn của tài khoản vãng lai thông qua mức độ của
xu hƣớng tiết kiệm. Đặc biệt, sự đánh giá cao của tỷ giá hối đoái thực làm tăng sức
mua hàng hoá nhập khẩu bằng cả thu nhập hiện tại và tƣơng lai. Hiệu ứng này gây
ra xu hƣớng tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm, do vậy làm giảm số dƣ tài khoản vãng
lai.
Ngoài ra cách tiếp cận này chỉ ra rằng có thể xác định tài khoản vãng lai
thông qua tập trung rõ hơn vào phần còn lại trong cán cân thanh toán đó là tài khoản

vốn. Trong một nền kinh tế mở, tài khoản vốn có thể bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm các
quốc gia và sự phản ứng lại đối với các chính sách kinh tế vĩ mô. Ví dụ, mức độ mở
thƣơng mại quốc tế có thể phản ánh các lựa chọn chính sách, bao gồm cả các chế độ
thuế quan, hạn ngạch. Theo các nghiên cứu chỉ ra, các quốc gia cởi mở hơn trong
thƣơng mại quốc tế có xu hƣớng thu hút vốn nƣớc ngoài để tài trợ cho chi tiêu liên
quan tới thu nhập, góp phần tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, các quốc gia


10

mà duy trì tài khoản vốn tƣơng đối mở sẽ có khả năng có sự mất cân bằng lớn trong
cán cân vãng lai hơn là không duy trì. Vì vậy độ mở thƣơng mại có thể có tác động
quan trọng trong dài hạn đối với tài khoản vãng lai.
Nghiên cứu thực nghiệm của Debelle & Faruqee (1996) khi phân tích số
liệu của 21 nƣớc công nghiệp giai đoạn 1971- 1993 đã tìm thấy tỷ giá thực có tác
động tới cán cân vãng lai trong ngắn hạn. Calderon, Chong và Loayza (2000) cũng
chỉ ra rằng việc tỷ giá thực đƣợc đánh giá cao có xu hƣớng làm xấu đi cán cân vãng
lai. Nhƣ vậy hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng có tƣơng quan âm giữa REER
với cán cân vãng lai. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản
vãng lai và tỷ giá hối đoái thực cần xem xét kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở các
nƣớc trên thế giới.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới:
Có rất nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản
vãng lai và tỷ giá thực giữa các nhà nghiên cứu thực nghiệm trên Thế giới. Đến nay
các quan điểm trái chiều này vẫn đang diễn ra và chƣa có sự thống nhất.
Dựa vào mô hình lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều
nƣớc, chúng ta có thể chia mối quan hệ giữa các yếu tố trên làm 3 trƣờng phái:
trƣờng phái thâm hụt kép, trƣờng phái đối nghịch và trƣờng phái không tồn tại mối
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.
2.2.1. Trƣờng phái “Thâm hụt kép”:

Đối với các nƣớc đã phát triển, “ Thâm hụt kép” và “ Bộ đôi đối nghịch” đã
đƣợc nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu khá kỹ, nhƣng nguồn gốc của vấn đề trên là
xuất phát từ Mỹ. Nghiên cứu ở của Tuck Cheong Tanng và Evanlau (2009) với tựa
đề “General Equilibrium perception on Twin Deficits Hypothesis: An Empirical
Evidence for the U.S – Nhận thức về cân bằng tổng quát trong lý thuyết thâm hụt
kép: một bằng chứng thực nghiệm ở Mỹ” sử dụng phƣơng trình cân bằng tổng quát
và thêm vào hai biến tiết kiệm tƣ nhân và đầu tƣ nội địa để kiểm định lý thuyết
“Thâm hụt kép”.


11

Tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu do IFS thuộc IMF cung cấp theo quý từ
năm 1973 đến năm 2008. Bài nghiên sử dụng Unit Root Test và Cointegration Test
làm công cụ kiểm định. Sau đó chạy hồi quy giữa hai biến BD (thâm hụt ngân sách)
và CAD (thâm hụt tài khoản vãng lai) thu đƣợc kết quả sau:
Ln CAD = 0,978 Ln DB
Cuối cùng tác giả chạy hồi quy phƣơng trình cân bằng tổng quát của CAD
theo BD, Sp (tiết kiệm của chính phủ) và I (đầu tƣ chính phủ), kết quả nhƣ sau:
LnCAD = 0,431 LnBD +5,164 LnSp - 4,707 LnI
Sau khi kiểm định tác giả đi đến kết luận: Thâm hụt kép đã tồn tại khá lớn
trong thời kỳ nghiên cứu đƣợc rút ra từ phƣơng trình cân bằng tổng quát. Nguyên
nhân do sự tăng giá của đồng đô la Mỹ đã khiến cho cán cân tài khoản vãng lai bị
thâm hụt nặng nề. Do chi tiêu công quá mức trong khi tiết kiệm quốc gia lại ít đã
khiến cho chính phủ Mỹ tìm cách cải thiện ngân sách bằng con đƣờng mở rộng đầu
tƣ nƣớc ngoài thông qua tăng lãi suất trong nƣớc, làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh
mẽ kéo theo tình hình tài khoản vãng lai trở nên xấu đi hơn bao giờ hết. Đây chính
là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai trong giai đoạn
này.
Nghiên cứu của Emmanuel Anoruo và Sanjay Ramchander (1988)1 sử dụng

dữ liệu theo chuỗi thời gian trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế của năm nƣớc phát
triển tại Đông Nam Á, cụ thể là Ấn Độ và Philippines (1957-1993), Indonesia
(1970-1993), Hàn Quốc (1967-1993), Malaysia (1960-1993). Phƣơng pháp ƣớc
lƣợng GMM (Generalized Method of Moments) và PMG (Mooled Mean Group) đã
tìm ra những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
thâm hụt tài khoản vãng lai, với các biến kiểm soát là làm phát, tỷ giá hối đoái, lãi
suất và độ mở kinh tế. Kết quả cho thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt thƣơng
mại gây thâm hụt tài khóa không phải ngƣợc lại. Các quốc gia đang phát triển đã sử
1

“Current account and fiscal deficits: Evidence from five developing economies of Asia” của Emmanuel Anoruo và
Sanjay Ramchander (1988)


12

dụng chính sách tài khóa để đối phó với những khó khăn trong nƣớc, giảm những
hậu quả bất lợi về kinh tế và tài chính gây ra bởi sự xấu đi của cán cân thƣơng mại.
Hơn nữa, các biến số kinh tế vĩ mô khác cũng ảnh hƣởng đến thâm hụt kép, do đó
làm nổi bật mức độ phổ biến trong thâm hụt kép.
Một nghiên cứu khác của Martin Boileau và Michel Normandin (2008)2 khi
xem xét việc cắt giảm thuế có gây nên hiện tƣợng thâm hụt kép ở 16 nƣớc công
nghiệp trong khoảng thời gian từ 1975 - 2002. Mẫu nghiên cứu bao gồm một số
nƣớc Châu Á (Nhật Bản), một nƣớc Châu Đại Dƣơng (Australia), mƣời hai nƣớc
Châu Âu (Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha,
Thụy Điển, Thụy Sỹ và Anh) hai nƣớc Bắc Mỹ (Cannada và Mỹ). Tác giả đã sử
dụng phƣơng pháp cô lập những cú sốc thuế, việc loại bỏ các tác động của cú sốc
thuế khác là rất quan trọng để xem xét những cú sốc thuế tác động lên thâm hụt
ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai nhƣ thế nào. Đề làm nổi bật tầm quan
trọng của việc cô lập này, bài nghiên cứu trình bày mối tƣơng quan giữa thâm hụt

ngân sách và thâm hụt tài khoàn vãng lai trong hai trƣờng hợp: Trƣờng hợp đầu tiên
là tính mối tƣơng quan từ dữ liệu thô và điều này thể hiện một mẫu hình cụ thể;
Trƣờng hợp hai là tính toán tƣơng quan cho các nền kinh tế khi chỉ bị tác động bởi
những cú sốc thuế. Bài nghiên cứu đƣa ra kết luận rằng khi có một cú sốc thuế xảy
ra sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách nhà nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai di
chuyển cùng chiều.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc phát triển đã đƣa ra những bằng
chứng ủng hộ mạnh mẽ cho trƣờng phái “Thâm hụt kép”, nhƣ: Giovanni Piersanti
(2000) nghiên cứu thực nghiệm ở 17 nƣớc OECD từ năm 1970 đến 1997, Dominick
Salvatore (2006) phân tích thực nghiệm ở các nƣớc G7 ... Các nghiên cứu này cho
thấy thâm hụt ngân sách có tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai và tăng tỷ giá
thực. Ngoài ra, ở các nƣớc đang phát triển thì vẫn đề thâm hụt kép đang tồn tại, mặc
dù có rất ít bằng chứng thực nghiệm nhƣng đây vẫn là một chủ đề nóng ở các nƣớc

2

“Do Tax Cuts Generate Twin Deficits? A Multi-Country Analysis?” của Michel Normandin (2008).


13

này. Nghiên cứu của Evan Lau và Ahmad Zubaidi Baharumshah (2006)3 tại chín
nƣớc khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng từ năm 1980 đến 2001. Mô hình gồm 4
biến: Thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái danh nghĩa
và lãi suất ngắn hạn, dựa trên phân tích Cointegration và Granger Causality test. Kết
quả thực nghiệm đã chỉ ra mối tƣơng quan cùng chiều giữa thâm hụt cán cân tài
khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua hai kênh: kênh trực tiếp từ thâm hụt
ngân sách dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai; kênh gián tiếp từ thâm hụt ngân sách
tác động đến lãi suất, lãi suất tác động đến tỷ giá, cuối cùng là tỷ giá tác động tài
khoản vãng lai.

2.2.2. Trƣờng phái không tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
thâm hụt tài khoản vãng lai:
Bài nghiên cứu của Carlos Fonseca Marinherio (2006) “Ricardian
Equivalence, Twin Deficits, and the Feldstein-Horioka puzzle in Egypt” xem xét
các kết quả thực nghiệm mối quan hệ giữa Ngân sách Nhà Nƣớc và Tài khoản vãng
lai ở Ai Cập có đúng với “Lý thuyết thâm hụt kép” hay không và liệu hiệu ứng
Ricardian là hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh ở nƣớc này.
Các nguồn dữ liệu chính đƣợc lấy từ tổ chức thống kê tài chính quốc tế (IFS)
của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và đƣợc bổ sung các nguồn khác. Dữ liệu tài khoản
vãng lai (CA) và cán cân thƣơng mại (TrB) là từ IFS. Dữ liệu thâm hụt ngân sách từ
năm 1974 đến năm 1989 là bộ dữ liệu Mohammed Omran. Từ năm 1990 trở đi, bài
nghiên cứu dùng đến các nguồn dữ liệu quốc gia. Cụ thể hơn, là sử dụng dữ liệu từ
một số ấn phẩm của Bộ Ngoại Thƣơng.
Bài nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai thông qua các ƣớc lƣợng hội quy theo (OLS). Và bƣớc đầu kiểm tra
mối quan hệ đồng liên kết giữa hai biến này, kết quả kiểm định Jonhansen chỉ ra có
mối tƣơng quan dƣơng trong dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản

3

“Twin deficits Hypothesis in seacen countries: a panel data analysis of relationships betwwen public budget and
current account deficits” của Ahmad Zubaidi Baharumshah (2006).


14

vãng lai. Để xem mối quan hệ này có chắc chắn hay không, tiếp tục sử dụng ƣớc
tính Vector Error Correction model (VECM) và kiểm định nhân quả Granger. Tuy
nhiên, bài nghiên cứu chỉ tìm ra mối tƣơng quan yếu trong dài hạn giữa thâm hụt
ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Ai Cập. Kết quả thực nghiệm cho thấy

“Lý thuyết bộ đôi thâm hụt” không tồn tại ở Ai Cập và giảm thâm hụt tài khoản
vãng lai thông qua việc giảm thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc là không khả thi. Do đó
các chính sách của chính phủ nên hƣớng trực tiếp vào thâm hụt tài khoản vãng lai.
Từ đây, ta thấy việc tìm hiểu mối tƣơng quan trên đóng vai trò quan trọng về mặt
chính sách.
Một nghiên cứu thực nghiệm khác của Mehdi S.Monadjemi (1991)4 cũng
đƣa ra những bằng chứng ủng hộ thuyết tƣơng đối của Ricardo. Bài nghiên cứu đã
sử dụng dữ liệu đa quốc gia (Anh, Úc, Mỹ, Cannada và Đức) trong thời kỳ chuyển
qua chế độ tỷ giá thả nổi 1973-1987 để kiểm tra lý thuyết tƣơng đối Ricardo và giả
thuyết dòng vốn của Dwyer (1985). Kết quả cho thấy trong nền kinh tế mở, các lãi
suất đƣợc quan sát trung lập với chính sách tài khóa và nhấn mạnh tầm quan trọng
của hội nhập tài chính quốc tế thuận lợi cho việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng
các khoản tiết kiệm.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đƣa ra những bằng chứng ủng hộ cho mô
hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai
và tỷ giả hối đoái thực, tuy nhiên kết quả thực nghiệm tại Mỹ lại cho rằng “Bộ đôi
đối nghịch” là đặc điểm phổ biến hơn trong số liệu lịch sử của nền kinh tế này. Mỗi
nhà kinh tế học đều có những lập luận riêng để bảo vệ quan điểm của mình, vì vậy
phần tiếp theo bài viết sẽ trình bày nghiên cứu thực nghiệm của “ Trƣờng phái đối
nghịch”.

4

“The interest rate neutrality of fiscal deficits: testing for Ricardian equivalence and capital inflow” của Mehdi
S.Monadjemi (1991)


×