Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hàng rào kỹ thuật vượt rào và xây rào(kong)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.28 KB, 5 trang )

TẠI SAO PHẢI ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI?
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta mới
chỉ thấy đề cập trên các diễn đàn ở hội nghị và trên các phương tiện thông tin đại
chúng, báo đài về hàng rào kỹ thuật của các nước thành viên WTO, hàng rào này cao
hay thấp, nhiều hay ít và phương thức vượt qua hàng rào như thế nào?..... Song có
một điều ít được nhắc đến khi bàn luận đó là việc ai sẽ là người rào sân nhà cho
chúng ta. Có thể thấy hiện tượng này giống như trong một trận đấu bóng mà có một
đội với tất cả những cầu thủ đều muốn ghi bàn và trở thành người hùng, khi mà bỏ
trống sân nhà cho anh thủ môn. Điều gì sẽ xảy ra khi đội bạn có bóng và tấn công trở
lại, chắc chắn đội đó sẽ phải chống đỡ rất vất vả và không có phần thắng vì không có
hàng rào bảo vệ.
I. Vài nét về tình hình thông báo hàng rào kỹ thuật của các nước thành viên
WTO theo báo cáo xem xét hàng năm.
1. Các nước thành viên
Tính từ khi Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) có
hiệu lực thi hành ngày 1/1/1995 đến 31/12/2008 có 10.026 bản thông báo được đệ
trình từ 106 nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu xem xét
về số lượng bản thông báo kể từ khi Hiệp định TBT có hiệu lực là năm 1995 với 365
thông báo cho đến hết năm 2008 thì số thông báo đã lên tới con số 1251, điều đó cho
thấy trong xu hướng hiện nay, các nước thành viên ngày càng quan tâm hơn đến việc
xây dựng các hàng rào kỹ thuật nhằm đảm bảo sự phòng vệ chính đáng cho chính
mình.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức thương mại Thế giới khi xem xét thông báo
của các nước thành viên đệ trình lên Ban thư ký tập trung nhằm vào các mục tiêu cơ
bản sau: Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người; Ngăn chặn các hành vi gian
lận; Bảo vệ môi trường; Thông tin cho người tiêu dùng và ghi nhãn; Yêu cầu về chất
lượng; Thông qua luật mới ở trong nước có liên quan; Hài hòa hóa; Bảo vệ cuộc sống
và sức khỏe của động vật và thực vật; Yêu cầu về an ninh quốc gia; Hạ thấp hoặc gỡ
bỏ hàng rào thương mại và thuận lợi hóa thương mại; Tiết kiệm chi phí và tăng hiệu
suất. Ngoài ra có một số thông báo đề cập đến một số mục tiêu hợp lý khác hoặc


không chỉ rõ mục tiêu pháp lý nào, tuy nhiên số lượng không nhiều.
Trong những mục tiêu mà các nước thành viên đưa ra có thể thấy mục tiêu bảo vệ
sức khỏe và sự an toàn của con người được quan tâm nhiều nhất luôn chiếm tỉ lệ từ
47%-50% trong vòng 3 năm qua, tiếp sau đó là việc ngăn chặn các hành vi gian lận
cũng như nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường. Các mục tiêu liên quan đến yêu cầu về
chất lượng, hài hòa hóa, thông tin cho người tiêu dùng và ghi nhãn, yêu cầu về an
ninh quốc gia, hạ thấp hoặc gỡ bỏ hàng rào thương mại và thuận lợi hóa thương mại
chiếm tỉ lệ thấp hơn về số lượng các bản thông báo.
Từ đánh giá trên đây chúng ta có thể thấy rõ, các nước thành viên WTO đều rất
quan tâm đến việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật nhằm vào các mục tiêu phòng vệ
chính đáng để bảo vệ các nhà sản xuất, sản phẩm trong nước và người tiêu dùng của
họ thông qua hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp do
họ thiết lập.
2. Việt Nam
1


Kể từ thời điểm chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới kể từ ngày 11/01/2007 tính đến 31/12/2008, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức
này được tròn 2 năm. Đến tháng 12/2004, Việt Nam có trên 5.800 tiêu chuẩn quốc gia
(Tiêu chuẩn Việt nam), trong đó có gần 1.450 tiêu chuẩn khu vực và quốc tế được
chấp nhận và chuyển hóa để áp dụng tại Việt Nam. Còn lại 4.350 tiêu chuẩn khác
được xây dựng một phần dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn nước ngoài, khu vực và quốc
tế. Các lĩnh vực có mức độ hài hòa tiêu chuẩn thấp gồm có: đóng tàu, hàng không,
dệt may, mỹ phẩm, đồ gỗ và kính, cũng như các lĩnh vực với các đặc trưng về địa lý,
văn hóa và phong tục. (trích Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập
WTO).
Trong số 5800 tiêu chuẩn quốc gia nêu trong Danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam
năm 2004, có 231 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
nhằm mục đích bảo vệ môi trường hoặc con người, sức khỏe động thực vật, hoặc để

ngăn ngừa các hành vi gian lận hay vì an ninh quốc gia. Tuy nhiên, về cơ bản, các
tiêu chuẩn của chúng ta đều thấp hơn so với mức tiêu chuẩn chung của khu vực và
tiêu chuẩn thế giới. Điều đó là một nguy cơ cho việc bảo vệ thị trường trong nước.
Theo điều khoản của Hiệp định TBT về việc thông báo các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp có khả năng tạo nên rào cản thương mại
cho các nước thành viên trong WTO thì Việt Nam mới chỉ có 4 thông báo liên quan.
Các thông báo của Việt Nam gồm:
- Nhiên liệu sinh học G/TBT/N/VNM/1
- An toàn đồ chơi G/TBT/N/VNM/2
- Nguyên vật liệu nổ G/TBT/N/VNM/3
- Thùng chứa nhiên liệu khí G/TBT/N/VNM/4
Số lượng bản thông báo gửi lên Ban thư ký WTO của Việt Nam khá là ít so với
tình hình chung của các nước thành viên, nếu so sánh với các nước mới gia nhập
trong vòng năm năm trở lại đây thì Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 ( gồm có 7
thành viên: Campuchia và Nepal (2004), Cape Verde (2008) và Tonga (2007) đều
chưa có bản thông báo nào; Ukraine (2008) đứng thứ 2 về số lượng bản thông báo; Ả
Rập Sauđi (2005) đứng đầu nhóm này với hơn 200 bản thông báo).
Những thông báo về hàng rào của Việt Nam chủ yếu là tập trung ở các loại hàng
hóa không phổ biến, trong khi đó, chưa thấy có thông báo về những hàng rào đối với
những loại hàng hóa được sử dụng và tiêu dùng phổ biến trên thị trường và hàng rào
cho những loại hàng hóa của Việt Nam có nguy cơ bị lấn át ngay tại thị trường trong
nước như: các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ uống, điện, điện tử, công nghiệp
nhẹ, .v.v….
II. Vì sao phải xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật?
Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có
những bài viết về việc nhiễm các chất gây hại đến sức khỏe con người như chất
3MPCD trong nước tương, chất Mêlamin trong sữa, chì trong đồ chơi trẻ em hay các
đại dịch như cúm gà ở gia cầm, lở mồm long móng ở trâu bò lợn gà, nhiễm các hóa
chất có nguy cơ gây hại trong rau, ….. tất cả đều róng lên hồi chuông về việc các sản
phẩm tiêu dùng không đạt tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn và chưa

có ý thức áp dụng tiêu chuẩn vào quá trình này.
Hơn nữa, với chính sách mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập vào nền kinh tế
thế giới thì bắt buộc chúng ta phải tuân thủ luật chơi chung trong một thị trường rất
2


mở, đó là: hạ thấp và dần bãi bỏ hàng rào quan thuế và những khả năng gây cản trở
thương mại giữa các quốc gia với nhau. Do đó, hàng hóa của các nước sẽ được dễ
dàng thâm nhập vào thị trường nội địa của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không có
ngoại lệ. Như vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ tốt bằng các rào cản hợp pháp phù
hợp theo quy định chung của WTO như tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá
sự phù hợp, chúng ta sẽ trở thành nơi tiêu thụ những hàng hóa có phẩm cấp thấp gây
ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và gây hại đến môi trường, sức khỏe và sự an
toàn của con người và động thực vật trong nước.
Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủ động
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước. Nó sẽ giúp làm giảm áp
lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại mà các nước thường có lợi thế, đồng thời
giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư nâng cao năng lực sản xuất
nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng.
Theo một số chuyên gia, mục đích rào cản kỹ thuật đối với thương mại chủ yếu
bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo
an toàn, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường…, đồng thời nâng cao chất lượng của
sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước, bảo vệ các sản phẩm này và nâng cao
tính cạnh tranh của chúng đối với hàng hóa ngoại nhập.
Hiệp định TBT mà các nước thành viên WTO đã ký kết cho phép một quốc gia
có thể xây dựng rào cản “hợp lý” nhằm hạn chế nhập khẩu, trong đó ngăn chặn nhập
khẩu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn từ các nước khác để tự bảo vệ. Vấn đề còn lại
chính là phương thức tạo ra các rào cản này sao cho hợp với quy định chung của Hiệp
định TBT.
Thực tế, một số nước phát triển như Nhật Bản thường áp dụng các tiêu chuẩn kỹ

thuật cao với những bộ tiêu chuẩn riêng không theo hệ thống ISO khiến cho hàng hóa
các nước muốn vào thị trường này sẽ bị kiểm tra rất gắt gao, nhất là các hàng hóa liên
quan đến con người gồm: thực phẩm, may mặc, thiết bị điện, …… Ở Hoa Kỳ, các
tiêu chuẩn về môi trường rất khắt khe, cũng như các yêu cầu về an toàn trong sử dụng
các sản phẩm cũng được đưa ra rất cao. Với EU, các thông báo của họ đưa ra đều
nhằm vào các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng như các chỉ tiêu về tồn dư hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật,.… Trong khi đó, thực tế ở nước ta trong thời gian qua, các bộ
Tiêu chuẩn Việt Nam được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát
triển nhanh về công nghệ, yêu cầu bảo vệ môi trường, đảm bảo sự an toàn và sức
khỏe của con người và động thực vật.
Theo xu thế chung hiện nay của các quốc gia trên thế giới, và nhất là các nước
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, việc xây dựng tiêu chuẩn cho
từng sản phẩm, không chỉ là hàng rào bảo vệ cho chính sản phẩm tại thị trường
trong nước mà còn giống như một chiếc áo giáp bảo vệ cho sản phẩm khi tham gia
vào thị trường thế giới. Khi sản phẩm đã đảm bảo bằng tiêu chuẩn tốt, ưu việt được
thế giới công nhận thì mặc nhiên sản phẩm đó đã được bảo vệ mọi lúc, mọi nơi. Còn
nếu sản phẩm không có tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn thấp hơn so với mặt bằng chung
của thị trường thế giới, lập tức sản phẩm đó sẽ mất đi tính cạnh tranh của mình trên
thương trường.
III. Dựng hàng rào như thế nào?
Nói đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại trong thời gian qua, việc vượt rào
hay phương pháp thâm nhập vào thị trường các nước thành viên cho các sản phẩm
3


xuất khẩu từ Việt Nam đã được chúng ta bàn rất nhiều, và thực tế chúng ta đã phải
đối mặt với điều đó như: sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, cá tra
và cá ba sa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, hay sản phẩm nước tương sang thị
trường Bỉ, .v.v… chúng ta đều đã ít nhiều có kinh nghiệm và tự xem xét lại các quy
trình, phương pháp sản xuất kinh doanh để hạn chế ít nhiều những rào cản của các

nước.
Tuy nhiên, chúng ta đã làm gì để bảo vệ thị trường trong nước khi mà hàng ngày
có hàng nghìn, hàng triệu sản phẩm, chủ yếu là hàng tiêu dùng, điện, điện tử, ….tràn
vào qua các cửa khẩu biên giới mang theo những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến nền
kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân.
Vậy chúng ta cũng cần phải có những bước đi để dần phù hợp với xu thế chung
của các nước thành viên trong Tổ chức thương mại thế giới nói riêng và thế giới nói
chung là xây dựng những hàng rào bảo vệ cho chính chúng ta.
Trước hết để xây dựng hàng rào “hợp lý”, cần phải bám vào những mục tiêu
được phép của WTO quy định trong Hiệp định TBT như:
+ Bảo vệ an toàn hoặc sức khỏe cho con người.
+ Bảo vệ động thực vật.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Phòng ngừa việc áp dụng sai trái trên thực tế.
+ Các mục tiêu khác.
Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa trên mọi phương diện và từ nhiều phía. Thứ
nhất là từ phía các nhà sản xuất, doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý
của nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng để xây dựng từng bước từ tiêu chuẩn cơ sở rồi
nâng dần lên thành tiêu chuẩn quốc gia và hài hòa với tiêu chuẩn chung của thế giới.
Các doanh nghiệp cũng cần được khuyến khích đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa
trong mọi hoạt động của mình ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
cũng như tiêu chuẩn sản phẩm bằng việc chủ động xây dựng các hệ thống ISO
9001:2000 (hiện nay được nâng lên thành tiêu chuẩn ISO 9001:2008), ISO
14001:2000, GMP, HACCP (hay ISO 22000), SA 8000... theo đặc thù riêng của từng
doanh nghiệp mà lựa chọn áp dụng. Các doanh nghiệp may mặc có thể áp dụng cùng
lúc các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, SA 8000; các doanh nghiệp sản
xuất dược phẩm áp dụng cùng lúc ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, GMP; các doanh
nghiệp thuỷ sản áp dụng HACCP, ISO 9001:2000, ISO 14001:2000; các nhà sản xuất
rau quả áp dụng theo GAP... Có thể nói rằng các hệ thống và tiêu chuẩn trên là chìa
khoá, chứng minh thư để hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới nhưng

cũng chính là chiếc áo giáp bảo hộ cho chính mình cho những hàng hóa đó tại thị
trường trong nước.
Thứ hai là từ phía người tiêu dùng và sử dụng sản phẩm và dịch vụ, họ cần được
nâng cao nhận thức trong việc sử dụng và tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng
với đầy đủ các thông tin cần thiết cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định và các
thông tin thêm, từ đó làm đòn bẩy tác động trở lại các nhà sản xuất phải nâng cao độ
tin cậy cho sản phẩm của mình.
Về phía nhà nước, các cơ quan quản lý có liên quan, nhất là các cơ quan quản lý
về tiêu chuẩn, chất lượng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên khuyến
khích doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia tích cực vào họat động tiêu chuẩn
4


hóa theo nhiều phương thức khác nhau, nhất là thông qua các cuộc hội thảo và kế tiếp
là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ quan này cần phải đồng
hành cùng doanh nghiệp trong việc hỗ trợ đi song song với kiểm tra, giám sát nhằm
hướng các đối tượng tham gia thực hiện đúng và phù hợp với hành lang pháp lý của
Việt Nam và WTO. Trong những năm tới, chúng ta phải nâng cao tỷ lệ hài hòa của
tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, kiên quyết loại bỏ những tiêu chuẩn lạc
hậu, không đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước về chất lượng, đòi hỏi của sản
xuất, kinh doanh và phù hợp với xu thế quốc tế.
Để hỗ trợ cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, hai đối tượng chủ yếu của hoạt
động tiêu chuẩn hóa, thì việc tăng cường cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm, thử
nghiệm và nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác này cũng rất cần thiết nhằm
đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm và kiểm soát các kết quả làm căn cứ cho việc đẩy
mạnh hoạt động tiêu chuẩn chất lượng và các hoạt động liên quan khác. Hoạt động
xây dựng các phòng thử nghiệm ngay trong doanh nghiệp theo từng lĩnh vực nên
được đẩy mạnh và được xã hội hóa bằng việc góp sức của cả doanh nghiệp và nhà
nước, từ đó vừa tạo lợi thế cho doanh nghiệp, vừa chia sẻ được gánh nặng về đầu tư
cho nhà nước mà vẫn đem lại lợi ích chung cho tất cả các đối tượng tham gia vào quá

trình này.
Ngoài ra, bên cạnh các hoạt động tập trung đầu tư nâng cao năng lực sản xuất các
doanh nghiệp cũng rất cần nâng cao vai trò tự chủ của mình, cần chủ động nghiên
cứu đề xuất với các cơ quan quản lý các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm hỗ
trợ bảo vệ sản xuất cho chính mình, thông qua vai trò của Hiệp hội ngành nghề.
Và như vậy, cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng mới dần từng bước
tham gia vào hoạt động xây dựng các biện pháp bảo vệ cho thị trường trong nước và
đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế quốc dân.
Sau 11 năm vất vả, gian khổ, đấu tranh, dốc toàn lực nay chúng ta đã trở thành
thành viên của WTO một tổ chức thương mại lớn mạnh nhất trên thế giới với đầy đủ
các anh tài, trong khi nền kinh tế của chúng ta mới chỉ đang phát triển ở mức độ vừa
phải, do vậy chúng ta cần phải chú ý và quan tâm nhiều đến việc tự vệ song song với
tiến vào thị trường các nước thành viên. Do vậy, chúng ta vừa bảo toàn được lực
lượng, vừa dưỡng sức mà không nóng quá, khi mà sức khỏe của thị trường trong
nước đang ở vào thế dễ bị tổn thương.
Phòng TBT-Bgi

5



×